Cuộc sống nó gắn với cuộc đời khít đóng một hành trình, lộ trình mà ở đó không có công nghệ Mackup, tân sửa chỉ song song với chiều “một đi không trở lại”. Hay nói cách khác một tất yếu hiển nhiên “con người không thể tắm hai lần trên một dòng sông trôi”… Nhưng tình đời và lòng người nuối tiếc, thiết tha hay đau đáu xót xa, trằn trọc năm canh, thao thao giục giã, hối thúc mong “repeat, open mode” thì quang cảnh “dòng sông trôi” ấy, dòng nước nóng, lạnh đó sẽ mãi ngự trị ngấm da thịt, thấm vào vùng cảm nhận để một lúc nào đó trí tưởng tượng khứ hồi “mở” sẽ như cuốn phim quay chậm phác họa đầy đủ, chân thật nhất những dung lượng ám ảnh, mong đạt… “ÁM THỊ TUỔI THƠ” của tác giả Lê Viết Hòa đã cho độc giả thấy được “sức mạnh” của cái tình, cái tình và trí lực sẽ một phần nào đó như thảo dược làm “cải tử hoàn sinh cục bộ tức thời và nhất thời tạm dừng” trên bề diện của tiến trình sinh tồn. Mặc dù sự “sống lại” của quá khứ chỉ bằng sự hồi ký ảnh hình qua năng ảnh “ám thị” có độ “nét”, “độ rung” ở tần suất hi hữu “lâm sàng” để những điều “còn mãi” một lần nữa “mãi còn”. “Ám thị tuổi thơ” đã được “tái sinh” bằng phương pháp nhiệm màu này!
… Tiêu đề một trường lập luận, một tác phẩm văn học nghệ thuật có tác dụng và hàm ý biểu đạt. Có những tiêu đề mà chưa đọc nội dung tác phẩm cũng mường tượng, phán đoán đôi phần, đây là cách đặt tiêu đề “nổi”, tiêu đề quy nạp. Ngoài ra ta còn thấy cách đặt tiêu đề do sở thị, sở thích hay tiêu đề “scandal” nhằm tạo chú ý, ấn tượng, xong nội dung không hoàn toàn bao hàm ý tiêu đề. “Ám thị tuổi thơ” là một tiêu đề ẩn hiện sự chiêm nghiệm, cân nhắc có cả một chút ảo giác mơ hồ. Đặc biệt, tiêu đề còn gợi cho người đọc một cảm giác vừa khoa học, vừa thực tế và mang khuynh hướng của thuật pháp diệu vợi thôi miên của “ngưỡng bán ngủ” để người bị ám thị không làm chủ được bản thân phải thực hiện tất cả các “mệnh lệnh” của người ám thị. Trong tác phẩm này, nhân vật “bị ám thị” cũng chính là “người ám thị”. Khi kết thúc một “lược trình, quy trình ám thị” theo ngộ nhận phát giác người bị ám thị có những “triệu chứng” toát mồ hôi, tâm tĩnh, thanh tịnh, sảng khoái, cũng có thể “vấp” vào trạng thái xúc động, một số trường hợp khác thì chữa được bệnh của hội chứng cơ năng, hoang tưởng… Trong tác phẩm “Ám thị tuổi thơ” chính tác giả đã dùng tác động tâm lý làm cho bản thân tiếp cận với những ý nghĩa, ý định của cái tôi để cho thuật “thôi miên” thực hành… có phải chăng tiêu đề “ám thị tuổi thơ” đã xuất phát, bị chi phối, ảnh hưởng từ “nghề” mà tác giả đang “hành”, hay là một sự tình cờ, cơ duyên. Dù ở trường hợp nào thì ý nghĩa của tiêu đề cũng một phần cho ta thấy “tuổi thơ của tác giả bị chi phối, bị ám ảnh, nó ảnh hưởng tới hiện tại” mà tác giả “bị nhớ”, luôn nhớ, buộc phải nhớ và đến thời điểm hiện tại tóc đã muối tiêu pha sương, cuộc đời đã trải qua những thăng trầm, nổi chìm để lúc trầm ngâm, chiêm nghiệm những điều xảy ra trong quá khứ nó “ám thị” làm cho tác giả phải nói thành lời, viết lên trang giấy mới giảm bớt, mới an yên khỏi những ám ảnh, bứt rức, khó chịu, để tác phẩm “Ám thị tuổi thơ” ra đời
…Đọc “Ám thị tuổi thơ” của tác giả Lê Viết Hòa Tôi đã khóc, giọt nước mắt ứa tràn, đã đôi lần Tôi phải tạm dừng trấn an “đó chỉ là hồi ký, đó chỉ là quá khứ” để mặc nhiên một người bình “lãnh cảm thuần túy” là Tôi “tung hoành” phát giác hay tố cáo, ca ngợi một cách chân chính, “công khai” nhất, không vị nể, cả nể bất cứ ai, hay phụ thuộc vào quy luật chủ quan nào đó… “Ám thị tuổi thơ” là một hồi ký kể lại biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà chính tác giả là người tham dự và chứng kiến! … “Ký ức của một đứa trẻ trong gần hai tháng hãi hùng. Tháng 3. 1975 đã trở thành nỗi ám ảnh mà thời gian không thể xóa nhòa. Nó ám thị tôi cho đến tận bây giờ”. Đó là lần di tản của tác giả cùng gia đình, có chín người lạc nhau làm hai ngả. Bốn người theo mẹ, ba người theo cha. Tác giả là người theo mẹ và đã chứng kiến “cảnh và đời” trên lộ trình đó. Đó là “tiếng đạn pháo vẫn từng hồi vang lên. Khói bốc lên mù mịt, đạn pháo dồn dập rót xuống, mọi người hoảng loạn…” “Những cụ già vừa chạy vừa ngã, những đứa trẻ dúi dụi theo bước chân người lớn. Mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy lo. Cái chết hiển hiện trước mắt khiến mọi người không kịp lo lắng cho người khác… tiếng khóc của người mẹ tìm con, của con khóc bên xác người cha, tiếng khóc của người vợ mất chồng, của chồng mất vợ…” Đặc biệt cảnh thương tâm và rất ám ảnh đau xót đập vào mắt mọi người, vào nhãn quan của tác giả ( tôi được nghe tác giả kể, lúc đó là một cậu bé tám tuổi, tám tuổi thôi nên những cảnh thương tâm này rất ám ảnh ) Và Tôi đọc đến đoạn hồi ký này cũng bị ám ảnh, xúc động thương cảm đến tột cùng… “Một cảnh tượng vô cùng đau xót đập vào mắt mọi người. Một chiếc xe tăng M113 bị bắn cháy nằm quay ngang con đường. Dưới bánh xích sắt, chỉ còn nguyên vẹn nửa phần trên của một người đàn bà, một đứa bé chưa qua tuổi thôi nôi đang ngậm một bên vú mẹ. Nó cứ nhay hết vú này sang vú khác. Dòng sữa mẹ còn đâu trong cái xác chỉ còn một nửa…” Chiến tranh bên phi nghĩa hay chính nghĩa đều phải nhìn thấy những cảnh tượng thương tâm và cần lên án.
… Cái chết trong chiến tranh như là một kết quả tất yếu để cho “người con lậy sống bố mẹ” là có thật “Hai ông bà già cha mẹ của chú ngồi trên hai tảng đá. Chú, vợ và hai con quỳ lạy như tế sao. Mọi người đều rơi nước mắt trừ mấy đứa nhỏ chưa biết gì. Chú và vợ đang tế sống cha mẹ mình”. Cảnh “Cô Hoa nằm đó, đôi mắt nhắm lại như đang ngủ. Một nấm mộ vô danh, không bia không chữ như kiếp người sinh ra trần trụi.”
… Gần đến đoạn cuối của cuộc hành trình ta thấy chính tác giả đã bộc bạch: “Con đường trở về đã vơi bớt rất nhiều gian lao, cũng không còn những cảnh tượng chết chóc. Nhưng sao trong giấc ngủ, tôi luôn hình dung đến sự chia ly. Từ hai người già dắt tay nhau đi vào rừng, từ đứa bé gái bị bỏ lại bên bờ sông và cô Hoa... Giấc ngủ tôi không hề yên ả ở cái tuổi của mình. (Tôi không thể biết được những người chết họ sẽ về đâu, nhưng rõ ràng, cái chết của họ dù muốn dù không cũng để lại nhiều nỗi ám ảnh cho người sống. Không biết có phải vì vậy hay không, mà sau này, tôi luôn có cảm giác mình có thể dễ dàng gặp và nghe những lời thầm thì của những người vô hình. Một sự thấu thị chăng, hay chỉ là sự ám thị kéo dài suốt mấy chục năm trong đời tôi). Đây cũng là lý do của cách đặt tiêu đề “Ám thị tuổi thơ” là hoàn toàn có lý!
“Ám thị tuổi thơ” ngôn ngữ đã đạt trình độ miêu tả khắc vào tượng thanh, tượng hình và còn mang màu sắc “siêu hình” ám ảnh khi áp đặt liên tưởng, mặc dù những “áp đặt” liên tưởng này đã được kiểm chứng trong cuộc sống của quá khứ tại thời điểm kể, “thì” hiện tại và thì “khứ gần” như cái cảm giác ngự trị “Có ai từng chứng kiến một gia đình có cha mẹ, hai đứa bé, một gái một trai xinh như thiên thần. Hai vợ chồng đều mang dáng vẻ trí thức, cử chỉ khoan thai, trịch thượng. Cả trong cách uống nước, cả trong cách ăn mỗi bữa, dù đồ ăn chẳng có gì. Vậy mà, họ đã bỏ đứa con gái lại bên bờ suối sau khi lượm cho nó vài viên đá sỏi để nghịch. Họ nói nó ngồi đó đừng đi đâu, họ sẽ quay lại. Bé gái hồn nhiên tung từng viên đá sỏi lên trời. Tôi biết rằng rồi linh hồn của em cũng sẽ lên trời...” Hay trong đoạn: tác giả và “Cô Hoa” cùng ngồi bên bờ suối “Chợt một mùi hương thoảng nhẹ vào mũi tôi. Một mùi hương quen thuộc…” để thì tương lai đời sống của tác giả có: “ Có những người đến và đi trong đời mình mà không để lại bất cứ một vết tích nào trong trí nhớ. Nhưng cũng có những người, dù chỉ thoảng qua, cũng đủ để cho ta nhớ suốt đời. Sợi dây tình cảm của con người thật là kỳ lạ. Nó không phụ thuộc vào thời gian và không gian. Nó là tiếng nói riêng xuất phát từ nhịp đập của con tim. Có lẽ vì vậy, sau này, khi tôi gặp được người con gái giống như cô, dù trong nghịch cảnh, tôi cũng không bao giờ quên được. Với tôi, tình yêu chỉ có một và suốt đời tôi cứ giữ mãi bóng hình đó)… tất cả trong đời sống mà cuộc sống này dường như có sự sắp đặt vần xoay của đấng tạo hóa “phận số” mà con người, hay những sức mạnh khác đều dưới quyền đấng vô hình “số phận”. “Ám thị tuổi thơ” đã cho ta thấy một phần sức mạnh tâm linh chi phối và sự “lên ngôi” của chứng quan duy tâm và cũng nói thêm, khi là một “tín đồ” của duy tâm siêu hình, tức có niềm tin vào duy tâm, vào “triết học phỏng đoán phi giới của thời gian, không gian” thì “ám thị” đã một phần đạt được chủ ý của mình!
“Ám thị tuổi thơ” là cuộc hành trình đi từ qua những khó khăn để đến điểm của viên tròn mà trên lộ trình đó những con người trong “ám thị” được sống là chính mình với tình yêu, khát vọng, với thiện lương vốn có để cho sự biện luận của chính tác giả ở cuối “hồi ký” có giãi bày: “ Tôi cứ mơ hồ lẫn lộn giữa thực tại và quá khứ. Giữa cái đúng và cái sai. Giữa cái thiện và cái ác. Tất cả những mệnh đề đó có một sự phân định rõ ràng hay không? Có một quy chuẩn thực sự hay không?, hay "thắng làm vua, thua làm giặc"” Sự phân giải, giải thích này nó không phải là sự băn khoăn của mỗi cá thể như chính tác giả mà như một “phác thảo” cho tình người và cách “hành xử” của con người trong môi trường sống. Bởi vậy “Ám thị tuổi thơ” không đơn hẳn là cuốn hồi ký về một “chặng” đường, một giai đoạn tuổi thơ của riêng tác giả, mà nó là tiếng nói của “tâm, tình và tính” đa số người trong đó, trong giai đoạn lịch sử đó.
“Ám thị tuổi thơ” đã thành công ở sự miêu tả, diễn biến tâm trạng, chuyển biến tâm lý , thể hiện tâm lý, xúc cảm ở cảnh ly tán với cảnh các thành viên trong gia đình bên nhau, tìm thấy nhau.
“Ám thị tuổi thơ” có lên án chiến tranh, nhưng sự lên án này vẫn ở mức “nhân đạo”. Đây là một sự nhân đạo ở tình người và sự hiểu biết cho xu thế hội nhập quốc gia, của đất nước... chính vì vậy “Ám thị tuổi thơ” nếu có duyên đến tay bạn đọc “ngoài nước” thì nó rất ý nghĩa ở “người đọc sẽ hiểu và tôn trọng lòng tự tôn dân tộc và vẻ đẹp con người Việt được nhân lên rất nhiều”
Điều rất đáng ca ngợi trong “Ám thị tuổi thơ” là hình ảnh người mẹ của tác giả. Ở giai đoạn nào, ở cảnh nào ta cũng thấy một người mẹ hết lòng vì con: “Anh em tôi run rẩy vì khiếp sợ. Mẹ tôi choàng tay đẩy chúng tôi nằm xuống, bà chồm người che lên đứa em thứ sáu của tôi. Chúng tôi khóc thút thít vì sợ. Mẹ tôi nói :"- Có mẹ ở đây, các con đừng sợ ". “ mẹ cắt vài lá chuối lót lưng cho mấy anh em tôi nằm nghỉ. Mẹ bồng nó vào lòng rồi nhai mềm từng hạt bắp để bón cho nó. Chỉ một lúc sau, nó ngủ ngon lành trong lòng mẹ tôi. Mẹ nhẹ nhàng đặt em xuống, đầu vẫn gối lên chân mẹ.”, “ Mẹ cứ bương đi trước. Mặc cho dây rừng, mặc cho gai cào trầy xước, mặc cho những lần vấp ngã dúi dụi, mẹ cứ thế mà mà đi. Có lẽ thiên tính người mẹ đã cho mẹ tôi sức mạnh như thế”. Rồi mẹ lo lắng hỏi han về tình tình của bố, người nhà…. “Đừng lấy không bất cứ thứ gì của ai. Những thứ này họ làm ra bằng mồ hôi, nước mắt của họ. Mình lấy đi, tất nhiên họ không biết, nhưng họ sẽ buồn vì sự mất mát. Mẹ bỏ tiền vô đây là để trả cho họ… Những việc làm trên lộ trình được ám thị và trong cuộc sống để tác giả luôn tôn kính, trân trọng, đề cao người mẹ kính yêu của mình. “Tuy đầu óc còn non nớt, nhưng bài học đạo lý làm người đầu tiên mà mẹ dạy, tôi luôn ghi khắc trong lòng và vẫn làm theo lời dạy đó.”, “Bữa cơm hôm đó dù chỉ là cơm sấy khô, canh rau tập tàng thiếu gia vị, nhưng với riêng tôi, mãi mãi là bữa ăn ngon nhất trong đời” Hay trong hiện tại “Mẹ tôi như ngọn đèn soi sáng trên mỗi bước đường tôi đi...Hồi ký này, con xin kính dâng hương hồn của mẹ nhân ngày giỗ 15 năm mẹ đi xa. Mẹ ơi ! Con luôn khắc ghi những lời dạy của mẹ. Kiếp sau nếu được làm người, con xin nguyện cầu được tiếp tục làm con của mẹ”… “Ám thị tuổi thơ” quang ảnh vẻ đẹp của người mẹ trong tác phẩm nói chung và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nói riêng luôn có tấm lòng bao la thương yêu, đùm bọc trở tre, họ kiên cường, can đảm giàu nghị lực, đức hi sinh dám đương đầu và vượt qua khó khăn, vượt qua sự tàn khốc của số phận, của định mệnh và hoàn cảnh sống để sinh tồn cho mình và những người thân yêu cạnh bên...Đây là một trong những điểm nhấn mà Tôi muốn nói đến hồi ký này “ÁM THỊ TUỔI THƠ NHIỆM MÀU CHO NHỮNG ĐIỀU CÒN MÃI”
NGUYỄN THANH HUYỀN