văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, April 15, 2018

DIÊN NGHỊ ** Đọc “Vu Vơ Cùng Ngày Tháng” thi phẩm thứ 9 của TRẦN THIỆN HIỆP


TTH
Hành trình đời sống con người chuyển dịch theo bước đi tập tểnh, đến trưởng thành vững chắc trên đôi chân mình. Cuộc đi - ước vọng vươn tới - Đi cho biết đó biết đây. Đường đi càng dài, càng nhận chân sức mạnh tự thân, niềm tin hiện hữu.



Đường đi không đơn giản một nét thẳng phẳng phiêu, phóng mở, từ điểm này sang điểm khác, đường có nhiều ngả rẻ, khúc quanh, và những chặng dừng chân cần thiết, để còn tiếp nối trước mặt. Nhiều nơi chốn hiện ra, không gian, cảnh vật lạ, muốn kiếm tìm, nhìn ngắm, những khát vọng nồng nàn thôi thúc bước nhanh. Nhưng cuộc đi có đến được tám hướng, mười phương thì cuối cùng chỉ một nơi duy nhất để về…Quê hương, cố quận chiếm lĩnh tư tưởng, ý thức con người. Con người mang theo trong máu thịt bản thể - giọt máu, cục đất Cội Nguồn vô ngôn, lại thì thầm  không hề dứt trong thính quan gian hồ, lưu lạc.

Người xưa ngợi ca “chốn quê hương đẹp hơn cả”. Khái niệm đẹp của bậc tiền bối không hàm chứa ngoại giới thực hữu, mà là dòng sống nội tâm, thiêng liêng huyền diệu đối với người trong biển tình tồn tại. 

Cuộc nội chiến Bắc Nam gần 30 năm, kết thúc vào ngày cuối tháng Tư 1975, trang nghịch sử thời đại mở ra kinh hoàng hỗn loạn. Hàng hàng lớp lớp người miền Nam ra đi, chạy khỏi quê hương, chỉ qua đêm đã trở thành địa ngục trần gian có thật!

Trần Thiện Hiệp, cùng chung số phận đám đông, vuợt qua thử thách, gian nan đến được bến bờ tự do, hứa hẹn. Cuộc đổi đời, bắt đầu một cuộc đời nơi khác, nơi đất khách, thoạt như cây trồng khác biệt thổ nhưởng, trời đất, nhưng dần dà lớn dậy bằng ý chí, nổ lực, sức mạnh, càng thích ứng hoàn cảnh, đua chen trong vườn cây sum suê hoa trái. 
    
Lẽ tồn sinh, nợ áo cơm, vướng bận đời thường, cùng gia đình, xã hội, đa đoan dàn trải xung quanh, vẫn không thể tước đoạt nỗi niềm rạo rực:

              Bốn mươi tuổi, phải lìa xa Tổ Quốc
              Lý tưởng mòn gặm nhắm nỗi lưu vong
              Bảo định mệnh… ừ thì đành định mệnh
              Nhưng tình quê vẫn cháy bỏng trong lòng
              (Đi qua những đoạn một đời)

Định mệnh nếu có, cũng không đáng sợ hải, lo âu, định mệnh có lẻ tìm tàng niềm an ủi trươc nghịch cảnh con người đối diện, điều đáng sợ chính là thời gian hữu hạn riêng từng người trong vòng quay vô hạn, vô cùng cuả thời gian. Thời gian qua nhanh như mây bay, gió lướt, lại vô tình lãnh đạm với phận người. Một bình minh chợt thức, nhìn vào gương bỗng ngộ ra thời gian tác động vào sinh thể con người:

Bảy mươi năm lẻ bay vèo
Tóc râu nửa nhúm bạc theo tháng ngày  
(À ơi! Cũng là)

40 tuổi đến đất tạm dung, giờ đã lẻ 70. Tóc rụng dần, râu nhuốn bạc. Lẽ vô thường cứ trêu, ghẹo trần đời. Sự nghiệp đổi đời nằm gọn trong bàn tay cho thấy nổ lực, ý chí nắm bắt cơ hội được trả giá xứng đáng.  

Ngày xa quê, vội vã, hoang mang đã lùi xa - trước mắt dự phóng táo bạo ngày trở lại quê hương vẫn đợi vẫn chờ…Quê hương ngàn đời gắn bó…Quê hương hôm nay chẳng là nơi bình yên thanh khí, vẫn một chọn lựa thể hiện cuối đời người:

                    Đất nước, đồng bào ơn nghĩa nặng
                    Chân chất cùng quê một tấm lòng
                      (Lại một đổi đời)

Căn nhà dựng lên ở Linh Đông thôn, vùng ngoại ô thành phố Saigon, giữa vòm cây lá xanh tươi. Gác hẹp an lành mơ ước. Mặc thế cuộc ngoại vi thăng trầm, động tĩnh, và lòng người có thể còn cách ngăn, ngờ vực. Dư âm bóng gió xa gần, đố kỵ, răn đe. Nhưng ít lâu sau chỉ còn giọng điệu diụ dàng, thân thiện đồng hương…

Chẳng mấy vướng mắc, quan tâm. Trần Thiện Hiệp nhận thức rõ ràng quyền sống và phẩm cách sống - không lạc quan cũng chẳng bi quan, giản dị, cở mở, tình nghiã, cảm thông, trân qúi:

                    Từ đã tung hê về đất Mẹ
                    Thảnh thơi  thơ rượu với hương trà

Thi thoảng họp mặt bạn bè:

                    Gặp nhau đấu chuyện biển trời
                    “Triết gia thời cuộc” luận lời chua cay

Thì cũng nhằm trao đổi, qua lại giữa ngày tháng vu vơ…
Bước đến ngưỡng cửa tuổi tám mươi…tuổi càng tăng, trải nghiệm càng chất chứa những cặp phạm trù vinh nhục, thắng thua, đúng sai. Dưới ánh sáng đạo Phật vẫn là mối hoài nghi dằng dặc giữa con đường tục lụy:

                    Con đường tục lụy lê thê
                    Trang kinh chẳng ngộ, bờ mê khó rời
                    (Chân thân một thoáng mây trời)

Bao mùa mưa nắng giữa lòng Quê hương, đổi đời, đời đổi đánh dấu 15 năm. Mười lăm năm vèo theo ngọn gió! Mười lăm năm một ước vọng đã đạt, trở về nơi từ đó ra đi…sống cùng đồng bào, sống cùng cố quận, dấu xưa chưa hề mờ phai.

                    Mười lăm năm sống với quê
                    Vui trong cái khó, đam mê cái tình

Trong cái khó cũng đã ló dạng niềm vui. Niềm vui tăng lực thúc đẩy đi tới, niềm vui chan chứa đam mê tình người. Tình người, tình quê kết thành cảm hứng thi ca, thi ca phóng chiếu và lan toả nhiều điều thiếu vắng giữa xã hội đời thường, và thi ca, người đồng hành, thân thiết, bất khả phân.

                    Giữa dòng nhật nguyệt lênh đênh
                    Ta và thơ đã bồng bềnh có nhau

Chắc chiu từng đồng bạc, gom góp hầu bao tiền hưu trí, lặn lội đến những nơi hẻo lánh, khốn khó, giúp đỡ kẻ nghèo ngặc, bao gạo, gói mì, thực phẩm nhu cầu tuy không là bao; giá trị nghĩa tình, nhân ái, hạnh phúc người cho và người nhận chia xẻ, hòa đồng…15 năm, lui tới Saigon, thủ đô miền Nam là nhà cao ốc, đông đúc, rộn rịp, chẳng nói lên thực tiễn phát triễn, thay đổi. Bức tranh tưởng minh hoạ bằng những gam màu cuả hai cảnh ngộ giàu, nghèo, xa hoa, cùng khổ (Saigon xa hoaSaigon nghèo khổ), trong đó, thân phận con người thể hiện rõ nét đoạn trường (Người già cạn khô hy vọng, tuổi trẻ bắt bóng tương lai) và nếu ôm ấp nỗi đợi chờ bình bình tươi sáng có ai biết được ngày mai bao giờ sẽ đến?

                     Bảo hãy đợi ngày mai
                     Ngày mai bao giờ sẽ đến!

Ngày tháng trôi chảy vui buồn, hạnh phúc hoặc ưu tư, thao thức, người và thơ cùng gắn bó, hiện hữu. Tuổi già không thoát khỏi ám ảnh cô đơn, cũng không chạy trốn khỏi tật bệnh - cũng đã trãi qua đôi lần đột qụy, nhồi máu cơ tim thập tử nhất sinh. Thơ giúp vực dậy, truyền sức mạnh tinh thần, niềm tin, lạc quan tự tại.

Mười lăm năm, giữa quê hương, đa đoan thế sự, Trần Thiện Hiệp nhận thơ chẳng những là luồng sinh khí mà còn là lẽ sống riêng mình. 9 thi phẩm đã ra đời, hải ngoại và quốc nội, mà “Vu Vơ Cùng Ngày Tháng” hôm nay ghi nhận hệ lụy thương đời, thương người, hiện hữu qua ngôn ngữ hình ảnh, thi ca trung thực.
Triết lý vô thường nhà Phật hiển nhiên, hiện thực. Qua lăng kính nhân sinh gặp khúc xạ phi lý và hoài nghi không ít.

     Mõ chuông vẳng tiếng vô thường
     Hồng trần nghiệt ngã mà thương mãi đời

Cuộc đời nuôn mặt, chỉ một mẫu số chung “ba đào, chìm nỗi”. Mỗi bản thể tự tìm lối thoát ra khỏi trò chơi bi đát ấy. Phải biết thắng chính mình. Riêng Trần Thiện Hiệp - biện chứng giải thoát chính là thi ca, và một ước mơ tại thế cuối cùng

     Nếu như có một kiếp sau
     Tôi lại mong đựơc làm thi sĩ.            

DIÊN NGHỊ