văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, September 14, 2011

HUỲNH VĂN YÊN * Người Tình của Hắc & Bạch Công Tử : Cô Ba TRẦN NGỌC TRÀ


Cô Ba Trà đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình nên làm mê hoặc, khuynh đảo bao nam nhân lẫy lừng cùng thời, từ những vị thiếu gia miệt tỉnh đến các quý ông học vị học hàm thành thị, văn nhân đa tình…

Đẹp đổ quán xiêu đình

Tuesday, September 13, 2011

HÀ THÚC SINH * Lầm Đại Nhân

Sau tai nạn khó trở lại nghề cũ, lòng Nhu có lúc như một khoảng trời trống vắng, có lúc như một khu rừng âm u, lại có lúc như một ao tù lạnh lẽo, ghê hơn, một cái chuồng chật. Để sống rồi người ta cũng phải tự liệu lấy phương thuốc chữa bệnh tâm hồn; phương thuốc của Nhu, sau cùng, là thả vào khoảng trời một cặp yến, đặt vào khu rừng một chậu kiểng lùn, thả vào ao nước mấy chú cá, và nhốt vào vuông chuồng chật một chú chó con. Thế là đủ rối cả lên, Nhu chẳng còn hơi đâu để sống như kẻ dại dột, tự giam mình vào thứ nhà tù phá xong tường vẫn không có được cảm giác thoát thân. Nhu đã tin không tự chữa được cái tính nhiễu sự của chính tâm hồn mình thì thật không còn gì tự phỉ báng trí thông minh của mình hơn nữa.

TRƯƠNG ĐẠM THỦY * Tảng Sáng Mờ Sương


I-

Tôi quyết định chọn ngã ba nơi có con đường mới mở nầy để làm chổ sinh nhai. Hồi trước có mấy anh xe ôm bên xóm Ga qua đóng bến ở đây để đón khách. Có một lần lở dại tôi tắp xe vào một gốc cây gần đó định chờ đón một chị phụ nữ từ trong xóm nhà lụp xụp đi ra. Và vì chưa có kinh nghiệm trong nghề lái xe ôm nên tôi đã lãnh một trận đòn hội chợ thừa sống thiếu chết.

NGUYỄN MẠNH TRINH * Pleiku, thơ và thi nhân

Có lẽ không có một thành phố nào như Pleiku được nhắc nhở nhiều đến như vậy trong văn học Việt nam. Những thi văn sĩ, đã sống và thở ở không gian đó, đã trải qua những ngày tháng tao loạn chiến tranh, nên tác phẩm của họ đã biểu hiện sinh động được tâm cảm của những người lính thú hay những nàng chinh phụ của một thời đại chiến tranh.

PHAN NI TẤN * BUỔI ĐƯA THẦY...


Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.

Monday, September 12, 2011

LUÂN HOÁN * Cũng Đành



nhẹ nhàng hai tiếng “em đây”
lòng anh trẻ lại như ngày xưa xa
xưa con gái, nay đàn bà
nhưng mà em vẫn chính là em thôi

lời thỏ thẻ ấm cánh môi
từ tim phổi đẩy dòng hơi dịu dàng
vịn lời em, anh mơ màng
hôn lên đôi mắt nai vàng dễ thương

đôi mắt mở sẵn con đường
cho hươu anh chạy bất thường theo em
đã vào tới được trái tim
tội nghiệp khoảng cách im lìm chắn ngang

tâm sự suông vẫn man man
lấp không kín nỗi nồng nàn cách xa
hẹn rồi hẹn cho đến già
ngọn đèn chung bóng khó mà thắp lên

Luân Hoán

PHAN * Hạt Bụi Nghiêng Mình Nhớ Đất Quê

Đêm khuya lắc khuya lơ, ông Củi nằm thao thức trên cái giường nệm như ngủ ghe. Thèm chút gió sông lòn lưng áo vải, cái mát lạnh tự nhiên làm người ta sảng khoái hơn hơi lạnh è è của cái máy lạnh làm khó ngủ. Thèm ánh sao trời bát ngát mênh mông, ông vén màn cửa sổ nhìn ra trời đêm u tối, trăng lập lờ lấp ló trong mây. Nhìn quanh phòng ông ngủ, bốn bức tường im lìm như địa ngục. Tội nghiệp con quá Út ơi, lấy chồng Việt kiều thì ra đi ở tù như vầy sao con! Ông Củi thở dài tới ruột…

Sunday, September 11, 2011

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG * Ðêm Bên Dòng Sông Lạnh



Thử hỏi dòng sông Seine -
theo thủy triều xuôi ngược
Mỏi mệt chưa qua năm tháng thăng trầm
Du thuyền nọ ai đưa và ai đón
Có hao gầy với mưa nắng mong manh

Cửa khải hoàn có chia niềm kiêu hảnh
Ngọn Eiffel còn thao thức dung tình
Ðền nguyện cổ có trao lời kinh sáng
Rửa hoà chưa bao tội lổi nhân sinh

Này dòng thủy triều miệt mài trôi chảy
Ðã u hoài mấy độ dưới trăng khuya
Ðèn heo hắt -
sao ánh đèn heo hắt quá
Có đủ ấm lòng tận đáy sâu kia

Thử hỏi con nước sông Seine -
đong đưa khi ròng khi lớn
Mỏi mệt chưa sao còn vẫn luân lưu
Hãy soi chiếu mặt người như gương thánh
Rồi bềnh bồng trong quên lãng, vô ưu

Có cánh chim vừa đáp trên cành trúc
Và mây đang quấn quít rũ nhau về
Thôi, xin vảy tay chào -
xin vảy tay chào dòng sông êm ả
Một lần quen một lần nhớ thiên thu

Phan Bá Thụy Dương

TRẦN VẤN LỆ * Một Ngày Không Làm Thơ



Hôm nay nghe khó thở.  Một ngày chưa có thơ…Cuối đời vẫn là chưa,  mình còn chờ gì đó?  Chắc chờ Đi hết Ở?  Bao giờ hơi thở tàn?  Bao giờ như lá vàng rớt trên sân gạch đỏ?  Bao giờ không gì nữa…có cả những bài thơ?


Em gửi tôi hai, ba…Những e mails thăm hỏi.  Tôi không còn tiếng nói xin lỗi em là sao?  Có lẽ vì ngực đau?  Có lẽ vì mệt quá?  Hăm hai năm xứ lạ, mười lăm năm quê nhà, đời có gì xót xa, sử nào ai ghi chép!  Tôi muốn đời chấm hết, ngộ thay đời cứ còn!  Nước chảy đá không mòn, trơ trơ kìa quá khứ!


Hôm nay nghe khó thở.  Hôm nay không làm thơ.  Tình nào cũng Tình Hờ! Cả mối Tình Non Nước!


Cảm ơn người đi trước hùng dũng bước thời gian.  Những trang Lịch Sử Vàng, người sau chưa viết tiếp.  Vì sao?  Vì số kiếp?  Vì sao?  Vì…bất tài?  Tôi, cũng một người trai nỡ nào thua con kiến?  Con kiến không lười biếng bò mãi lên cành đào.  Cành đào đã gãy đầu, nó lại bò xuống gốc.  Nó leo lên cành cụt, cành cụt, một cành đa, nó bò vào bò ra dù cành đa cũng cụt…Con kiến chí không nhụt, mà tôi sao đầu hàng?  Cuối tháng Tư Việt Nam! Ôi…Hai hàng Nước Mắt!


 *
Một ngày tôi thở hắt, mình sắp Đi rồi chăng?  Bạn bè thì xa xăm, âm dương thì cách trở. Đi nghĩa là không Ở, xin chào hết anh em, xin chào hàng chữ lem nếu câu thơ còn sót…

Trần Vấn Lệ

Saturday, August 27, 2011

TRẦN KIÊM ĐOÀN * Nhật Ký Hành Hương 3

  Chùa Tam Bảo, Ngày 01 - 8 - 2011
 Nhật ký hành hương 3 :
Thế hệ kế thừa

“Những đứa Mỹ con” khác với những đứa con của Mỹ (Americanized kids VS American’s kids). Đó rất có thể là một dáng vẻ điển hình cho thế hệ thứ hai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Vỏ ta, lòng người; hay lá chuối xanh gói bánh dày nhân Hot Dog!