|
Tặng:
Trạch-Gầm, Thiết-Trượng, Phan-Bá Thụy-Dương,
Vương-Trùng-Dương, Lê-Hùng, Trần-văn-Sơn.
Người
lính năm xưa đầu đã bạc
Xa
lìa cố xứ sống nổi trôi
Lâu
lâu xuống phố tìm bạn cũ
Rủ
ghé Lê-Hùng uống rượu chơi
Nhớ
chiến trường xưa tràn lửa đạn
Tụi
mình sống được cũng là may
Ngờ
đâu gặp lại phương trời lạ
Vui
ngày hội ngộ choáng men cay
Rót
nữa đi Sơn ly rượu cạn
Uống
men say sao thấy đắng cay
Đáy
cốc thoáng về gương mặt bạn
Những
thằng gục chết giữa trùng vây
Những
thằng banh xác không kịp trối
Để
tao được sống đến hôm nay !
Năm
ngón tay run...nâng ly uống cạn
Gục
xuống bàn, tao khóc...nhớ tụi bây !
Lê-phi-Ô
|
Monday, May 27, 2013
LÊ-PHI-Ô * Rượu đắng
MINH NGUYỄN * thảo nguyên
Buổi sáng. Trên con đường dẫn tới bìa rừng, bọn trẻ mục đồng thức sớm, lùa đàn gia súc đi chăn thả trên cánh đồng cỏ. Đêm qua sau cơn mưa giông tầm tã .Sáng ra, bầu trời hé lộ đôi chút ánh sáng, báo hiệu một ngày nắng ấm. Vào những ngày như thế, thảo nguyên nổi lên như một quần thể xanh biết, giữa sắc màu lộng lẫy với vô vàn sim mua, cỏ ống, cỏ đuôi chồn cùng với đám quì dại lui dần về phía cuối thung lũng.
Đang khi còn ngầy ngật bởi cơn ngái ngủ, bọn trẻ chợt sững sờ nhìn lên con đường dốc cao trước mặt. Nơi đang hiện ra một hình thù kỳ quái nửa hư nửa thực, chưa thể định hình. Không một đứa trẻ nào dám lên tiếng, hé môi hỏi han nhau lấy một lời. Chúng cảm thấy đang có sự sợ hãi đè nặng lên lồng ngực;khiến chúng đùn đẩy nhau,cố chọn cho mình chỗ nấp an toàn. Cuối cùng,cái đám lộn xộn tưởng chừng gan dạ kia đã lẩn trốn sau bụi cây dại, len lén vạch kẻ lá ra để được nhìn tận mắt, cảnh tượng mà chúng cho rằng khá lạ lùng.
NGUYỄN ĐỨC NHƠN * dòng đời mong manh
|
Chiều
buồn ra hiên ngồi khọn (1)
Mắt
mờ chẳng thấy được xa
Chỉ
thấy con ruồi con muỗi
Đánh
mùi bu lại quanh ta !
Ngày
vui từ lâu đã mất
Tang
thương nhuộm trắng mái đầu
Giọt
buồn trên môi và mắt
Đọng
nhiều thì rớt vậy thôi !
Hắt
hiu hai mùa nóng lạnh
Nghe
buồn khô héo thịt da
Mặc
tình cho mưa và nắng
Cuộc
đời cứ thản nhiên qua !
Gió
sương lạnh hồn phiêu lãng
Mưa
buồn giăng kín tâm tư
Một
đời trầm luân bể khổ
Mộng
còn chưa biết thực hư ?!
Biển
nổi phong ba, biển động
Đất
trời dường cũng ngửa nghiêng
Lạ
gì trăng tròn trăng khuyết
Thương
hải biến vi tang điền
Một
ngày trôi qua lặng lẽ
Bóng
chiều thở khói mong manh
Tóc
xanh thương màu tóc trắng
Mộng
đời một thoáng qua nhanh…
------------------------
(1)
Quê tôi thường gọi con khỉ là con khọn.
|
CAO MỴ NHÂN * trăng tan trên sông núi
Hình ảnh trăng treo đầu súng quả là đẹp đến không thể tả được, nếu quý vị không là lính biên phòng. Phải có thời gian đi hành quân ở núi rừng, đóng chốt tại những tiền đồn biên giới, mà thuở xa xưa, thời vua chúa phong kiến, những người lính được cử, hay bị đày đi “trấn thủ lưu đồn” mới cảm khái nỗi lòng chan chứa: vừa nhớ thương gia đình ở hậu phuơng, vừa lo chuẩn bị chiến đấu, kích giặc bất ngờ, và vừa rung động trước thiên nhiên cẩm tú bao la khi bình minh ló rạng, lúc hoàng hôn tắt nắng, và nhất là ánh trăng đang tan trên sông núi, tưởng như vầng trăng “ai” treo trên đầu súng, ỡm ờ, lãng mạn đến tuyệt vời.
“Trăng Treo Đầu Súng”, vâng chính là tên một tập thơ đã đi sâu, đi sát vào tâm hồn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa từ đầu thập niên 60 thế kỷ trước, tác giả là nhà thơ Tường Linh, phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chẳng cần nhờ ai đánh bóng, đã tự xếp chỗ ngồi cho mình nơi một chiếu thơ rực rỡ, chan hòa chất lính.
Friday, May 24, 2013
PHẠM TÍN AN NINH ◘ Hạnh Phúc Xót Xa
Hồ Thành Đức |
Tôi
vô cùng ngạc nhiên, khi nhận được một thiệp mời đám
cưới gởi qua đường bưu điện, danh tánh nhà trai, nhà
gái và cả cô dâu chú rể đều xa lạ. Gần nửa giờ
ngồi “điểm danh” tất cả bà con, bè bạn xa gần, vợ
chồng tôi và mấy đứa con cũng chẳng tìm ra “tông
tích” họ là ai. Nghe bạn bè kể lại, một số không ít
người Việt mình thích có nhiều thực khách tham dự tiệc
cưới của con cháu. Khách càng đông càng chứng tỏ được
thế giá của gia đình. Vì vậy có người chỉ gặp ai ở
đâu đó một lần thoáng qua, cũng có thể trở thành
“quan viên” hai họ. Hơn nữa, ở cái vương quốc nhỏ
bé và hiền lành này, muốn tìm ai, cứ việc mở cuốn
điện thoại niên giám hoặc vào guleside gõ cái tên là có
ngay số phone và địa chỉ. Cũng có thể là do một ông
bà khách nào đó được mời nhưng hồi báo không thể
tham dự được nên vợ chồng tôi được chọn để “điền
vào chỗ trống cho có đầy đủ ý nghĩa” chăng?
ĐINH HÙNG * tiếng dương cầm
Chiều
nắng say, con bướm vàng thơ thẩn,
Bên nhà em hiu hắt tiếng dương cầm.
Hồn ai xưa khóc lại giữa thanh âm?
Mối sầu ấy biết em còn tưởng nhớ ?
Tôi nghe rõ buổi chiều hoa nức nở,
Ôi tay buồn em để tiếng vàng rơi!
Vô tình sao! Em rung phím lòng người,
Bao thương nhớ chiều nay về quá khứ
Bên nhà em hiu hắt tiếng dương cầm.
Hồn ai xưa khóc lại giữa thanh âm?
Mối sầu ấy biết em còn tưởng nhớ ?
Tôi nghe rõ buổi chiều hoa nức nở,
Ôi tay buồn em để tiếng vàng rơi!
Vô tình sao! Em rung phím lòng người,
Bao thương nhớ chiều nay về quá khứ
Nhớ từ đâu, có một chiều khách lữ,
Trong hương đàn vương mãi ánh hương ai .
Ôi mắt xanh, mày lặng, ánh mi dài,
Người khuê nữ tóc buồn như suối chẩy
Và tay trắng trên phím ngà run rẩy,
Và hồn sầu tan rụng với hồng sa .
- Anh van em ngừng lại khúc đàn hoa,
Nương tay nhẹ, gieo một lời vĩnh biệt.
Anh van em chớ sầu trong mắt biếc,
Cho hồn ai thôi nhớ chút ly hương.
Chiều hôm nay thổn thức nắng bên tường,
Và lời gió cũng run bằng cánh bướm.
Em không thấy u hoài như sóng gợn,
Tự lòng anh rung lại mấy thanh âm?
Bên nhà em hiu hắt tiếng dương cầm.
PHẠM QUỐC BẢO * Pleiku trong thơ Trần Tuấn Kiệt
Trần Tuấn Kiệt |
Cách đây vài tuần, trong buổi gặp mặt thân hữu, một người bạn học xưa tình cờ giới thiệu cô Thu Đào là nhân vật năng nổ đang đứng ra tổ chức Ngày Hội Ngộ Phố Núi Pleiku lần thứ nhì dự trù vào mấy tháng đầu năm 2013.
Nhắc đến Pleiku, kỷ niệm của trên 46 năm trước chợt hiện ra trong ký ức: Nếu ký ức của tôi còn chưa lầm lẫn thì giữa năm 1966, tôi cùng với một nhóm bạn hữu, trong đó tôi còn nhớ chắc chắn là có sự hiện diện của Bùi Hồng Sĩ và Trần Tuấn Kiệt, được hân hạnh mời lên Pleiku, nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung Tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn của đồng bào Thượng có tên là Trường Sơn...
HOÀI ZIANG DUY * Gõ cửa
|
Sớm
hôm nay hình như em gỏ cửa
Thức
lòng anh nắng sớm tự bao giờ
Chân
nhẹ bước một thời son gót nhỏ
Lá
ngại cành sương đọng giọt tinh mơ
Từ
một thuở biết thương người ngoài cửa
Năm
mấy mùa hạnh phúc trổ buồng cau
Chút
lãng mạn gói tình nhen nhúm lửa
Để
chiều hôm chân gió lẽn trộm vào
Như
khát vọng cuộc tình ta muôn thuở
Lời
bao dung ngọt tiếng dỗ ưu phiền
Đâu
sóng nước sóng xô đời lầm lỡ
Chảy
xuôi dòng bờ đá tảng tiền duyên
Rồi
có lúc đôi khi ngồi bóng khuất
Thấy
lại mình trong khoảng trống quạnh hiu
Trên
tường xưa ngựa già trăng treo lững
Dưới
hồn thiêng sông núi buổi chợ chiều
Sớm
hôm qua còn nghe ai gỏ cửa
Âm
thanh xưa lòng động vở nghẹn lời
Bùi
ngùi trông tưởng chiều nay cửa mở
Mùi
hương xưa đất gọi ngủ bên đời.
HOÀI
ZIANG DUY
|
Thursday, May 23, 2013
ĐỖ HỒNG NGỌC ◙ tùy hỷ
Một
hôm Di Lặc Bồ tát bạch Phật: « Thưa đức Thế
Tôn ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe
kinh Pháp Hoa này mà tùy hỷ thì đặng bao nhiêu phước
đức ? »
Ối
trời, các phẩm trước của Pháp Hoa đều chỉ nói đến
chuyện « thọ trì đọc
tụng
biên chép giảng nói » kinh... mới có được phước
đức, bây giờ Bồ tát Di Lặc hỏi kỳ cục: chỉ tùy hỷ
không thôi thì sẽ đặng bao nhiêu phước đức ?
Bồ
tát Di Lặc quả là vị Phật của tương lai, biết trước
loài người sau này ngày càng ham danh ham phước mà lại
làm biếng, chỉ muốn người ta làm sẵn rồi... « ăn
theo »! Có lẽ vì thế mà Di Lặc Bồ tát thuở xưa
có tên là Cầu Danh, làm biếng có tiếng, đến nỗi
bị Bồ tát Văn Thù chê trách: « tham ưa danh lợi,
dầu cũng đọc tụng các kinh mà chẳng thuộc rành, phần
nhiều quên mất »!
Subscribe to:
Posts (Atom)