văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Sunday, June 23, 2013

NGUYỄN MẠNH TRINH * Tháng 6 và biến cố Thiên An Môn

 
Tháng 6. Mấy ngày hôm nay trời rộ nóng. Trời xanh thăm thẳm vút cao những tầng mây. Những cơn mưa đã qua. Mùa hạ tới. Một buổi chiều cuối tuần, nhìn cuốn lịch treo tường, giở trang sách, đọc bài thơ, xem lại những trang báo, những phim ảnh. Một biến cố của nhân loại. Ngày 4 tháng 6 năm 1989, biến cố Thiên An Môn. Hồng quân Trung Hoa xả súng bắn vào đoàn biểu tình và cả ngàn người bị thương vong.

HỒ CÔNG TÂM * Cảm đề một mối tình thơ




















Sự tình đã rõ mười mươi
Áng thơ “Tứ Tuyệt” trêu ngươi Cụ Bà!


Hồng nhan nào phải gái đài trang
Bởi quá yêu thơ phải lụy chàng!
Sáu khắc nôn nao trông nhạn đến
Năm canh khắc khoải gởi hồn sang!
Nhẹ duyên chăn gối tình chồng vợ,
Nặng nợ thi văn nghĩa đá vàng!
Tứ Tuyệt nối điêu mơ Lý Đỗ,
Thất Ngôn xướng họa mộng Hà Lang!
 

[2013]
Hồ Công Tâm

Friday, June 21, 2013

thơ NGUYỄN ĐỨC NHƠN

ông lão

Lọm khọm bước lần theo lối nhỏ - Ra ngồi trước cửa “nớt sinh hôm” - Ông lão nhớ một thời trai trẻ - Mộng đời ươm kín bờ môi thơm

Có những đêm chập chờn trong mộng - Ông lão mơ về một chốn xa - Nơi những chiều ngồi bên quán cóc - Giữa phố phường đông đúc người qua

TUỆ SỸ * Hận Thu Cao













Quì xuống đó nghe hương trời cát bụi
Đôi chân trần xuôi ảo ảnh về đâu?
Tay níu lại những lần khân chìm nổi
Hận thu cao mây trắng bỗng thay màu.

Ta sẽ rũ gió lùa trên tóc rối
Giọng ân tình năn nỉ bước đi mau
Còn rộn rã bởi hoang đường đã đổi
Bởi phiêu lưu ngày tháng vẫn con tàu.

Vẫn lăn lóc với đá mòn dứt nối
Đá mòn ơi, cười một thuở chiêm bao
Quỳ xuống nữa ngủ vùi trong cát bụi
Nửa chừng say quán trọ khóc lao xao.

Tay níu nửa gốc thông già trơ trọi
Đứng bên đường nghe mối hận lên cao

KẾT TỪ
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.


Thích Tuệ Sỹ

Viên Linh * Nguyễn Ðăng Thục (1908-1999), Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam

GS Nguyễn Ðăng Thục (1908-1999).

Ðầu Tháng Sáu, 1999, gió bão cấp 10 và 11 kéo vào thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận với những trận mưa to gió lớn, thế nhưng tang lễ Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục, từ trần tại nhà riêng hôm mồng 2, đã diễn ra đông đảo, tôn kính chưa từng có.

LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu [tiếp theo]


Lật bật mà đã tới ngày làm tuần đầu cho bác Bảy.

Nhơn dịp nầy Tư Cầu cũng qua xớ rớ bên nhà Phấn để phụ giúp công việc dọn dẹp, đãi đấng và cố nhiên cũng là để nghe ngóng... tình hình. Tư Cầu không dám qua sớm sợ đụng đầu với tía anh ta, mà chỉ sang đúng vào lúc cúng chiều. Anh ta lần mò lên nhà trên và xen vô đứng gần đám cúng.

Trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, khói hương mịt mù, trái cây đồ ăn bày đăng đăng đê đê...

Thursday, June 20, 2013

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG * đêm trên bãi Cà Ná





dường như lá ngủ trong mê
lũ chim muông đã tìm về núi xa
trên cao bên dãy thiên hà
có vì sao rụng bóng tà long lanh
nổi chìm trong nước biển xanh
nhấp nhô sóng bạc xô gành đá non
còn chi ẩn mật u tàng
bãi đêm quanh quẩn
rượu càng nhạt môi
sinh sinh hóa hóa dòng đời
cũng hư huyễn với kiếp người phù du
lều ai heo hắt đèn lu
lẫn trong hơi gió cát mù mù bay

TIỂU TỬ * tóc trắng


Ông Hai vừa mở mắt thức giấc đã nghiêng đầu nhìn cái đồng hồ reo nằm trên bàn cạnh đầu giường. Đồng hồ quartz loại nhảy số. Ông nheo mắt đọc: “Chín giờ hai mươi”. Rồi nằm ngay ngắn lại, càu nhàu :“Đồng hồ gì mà không có một cây kim, không có một tiếng tích-tắc. Chẳng biết đâu mà rờ !”. Ông nhớ lại hồi còn ở bên nhà, ông cũng có một cái đồng hồ reo đặt ở cạnh đầu nằm. Nó lớn bằng bốn cái đồng hồ điện tử “mắc dịch” này. Nó hiệu Jaz, ông còn nhớ rõ. Nước xi bóng loáng, mặt dạ quang,“ban đêm thấy rõ như ban ngày”! Và khi nó reo thì...“hàng xóm còn nghe chớ đừng nói chi người nằm ngủ kế bên”. Như vậy mới gọi là đồng hồ báo thức. Chớ phải đâu như cái đồng hồ điện tử này, nó reo “bíp bíp, bíp bíp” nhỏ rí như sợ người ta nghe ! Ngoài ra, cái đồng hồ reo của ông, không cần nhìn cũng biết nó đang chạy, bởi vì chỉ cần nghe tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của nó là đủ. Phải công nhận là tiếng kêu của nó “có hơi lớn”, nhứt là về khuya, lúc thanh vắng, nghe giống như tiếng gõ mõ nhịp đôi.

LỤC BÁT HẢI PHƯƠNG


KHI QUA CÀ NÁ ĐÊM HAI NGÀN

qua đây dấu bụi âm âm
trong hơi thở rộn vết tăm tích người
hoàng hôn sững đứng nhão nhừ
rừng cây trịu lá đá cười nhe răng
chiếc xe chuyển bánh tiền thân
vòng ôm nhật nguyệt em gần gũi ta

NGUYỄN AN BÌNH * chiếc áo thiên nga

Thanh Trí

Từ lâu ở phía nam kinh thành Thăng Long, Vũ Sinh nổi tiếng là người có cách kể chuyện truyền kỳ hấp dẫn,lôi cuốn. Với kiến thức uyên bác,sâu rộng Vũ Sinh đã biến những câu chuyện trong tích xưa,truyền thuyết mà ai cũng biết thành những câu chuyện mới mẻ tân kỳ, những lời nhận định sâu sắc không làm nhàm chán người nghe.Thật ra Vũ Sinh không phải họ Vũ mà là họ Đào, xuất thân từ gia đình phường hát quê Thanh Hóa, cha mẹ thấy chàng thông minh, sáng dạ nên gửi gấm chàng cho một thầy đồ nổi tiếng trong vùng giảng dạy.Năm mười sáu tuổi thơ phú của chàng thiếu niên họ Đào nổi tiếng một vùng. Nhưng theo qui định của triều đình lúc bấy giờ, con cái phường chèo hát xướng không được ứng thí, nên chàng được mẹ đổi sang họ Vũ, giấu thân thế để đăng ký dự thi.Năm ấy chàng đổ đầu kỳ thi hương và tiếp tục ứng thí kỳ thi hội, Vũ Sinh được xướng danh trên bảng vàng thì có người ganh ghét tố giác tội thay tên đổi họ,gian dối lý lịch đi thi.