Hài tính của mỗi dân tộc mang một chất khí khác nhau. Khác nhau qua thể thức biểu lộ, qua thời gian, qua nếp sống vật chất cũng như tinh thần đặc trưng của mỗi xã hội. Như nhà triết học Pháp Bergson trong quyển sách luận về hài tính đã nói: “Muối hiểu biết cái cười, ta cần đặt nó lại trong hoàn cảnh tự nhiên tức là đời sống xã hội, nhất là phải xác nhận tác dụng hữu ích của nó, tức là một tác dụng xã hội.”
Sunday, October 27, 2013
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * những nụ cười trong ca dao
Hài tính của mỗi dân tộc mang một chất khí khác nhau. Khác nhau qua thể thức biểu lộ, qua thời gian, qua nếp sống vật chất cũng như tinh thần đặc trưng của mỗi xã hội. Như nhà triết học Pháp Bergson trong quyển sách luận về hài tính đã nói: “Muối hiểu biết cái cười, ta cần đặt nó lại trong hoàn cảnh tự nhiên tức là đời sống xã hội, nhất là phải xác nhận tác dụng hữu ích của nó, tức là một tác dụng xã hội.”
HÀ CẨM TÂM * Ngựa Chứng Trên Tường Giấy
@ Hà Cẩm Tâm |
Vào mùa
đông 1978 tôi có làm một cuộc triển lãm cá nhân tranh
sơn dầu tại trường đại học Washington
state.
Tôi thường làm triển lãm riêng một mình - vì thói quen
từ trong máu trong xương-, lâu thật lâu mới triển lãm
chung nhóm. Làm ra tranh là làm lao động tinh thần và chân
tay. Người mẹ bụng mang dạ chửa 9 tháng 10 ngày- có khi
sớm hay muộn hơn hai ba tuần hoặc một vài tháng- mới
sinh được đứa con đẹp ngoan, lại cũng có khi không đẹp
không ngoan. Người họa sĩ đầu chửa, óc mang đứa con
tinh thần nhiều khi cả mấy năm hay mấy chục năm mà
chẳng bao giờ nở nhụy khai hoa, vẫn mịt mờ bóng
chim tăm cá. Lại có nhiều khi anh ta hay chị ta mới
thai nghén trong một vài ngày an ổn bình thường mây
trắng trời xanh thì hạ sinh được đứa con vừa xấu
lại vừa vô duyên hoặc trong tâm trạng khủng hoảng bất
thường của một vài đêm nổi cơn điên loạn thì
chàng ta nàng ta lại đẻ ra đứa con uy nghi lẫy
lừng nam phương hoàng tử. Cũng có khi sinh đôi
sinh ba, không đứa nào giống đứa nào nhưng tất cả đều
là những giấc mơ kỳ ảo hiển lộ rong chơi trên khung
bố huy hoàng. Tông và gam. Màu và sắc và sự
lặng thinh, hơn biết bao lần cái lưỡi và bao nhiêu
cuộc họp hành.
NGUYỄN BẮC SƠN * mật khu Lê Hồng Phong
@ THANH TRÍ |
còn ngại hành quân động Thái An
cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
mùa khô thiếu nước lính hoang mang
đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
nghe súng rừng xa nổ cắc cù
chợt thấy trong lòng mình bát ngát
nỗi buồn sương khói của mùa thu
mai ta đụng trận, may còn sống
về ghé Sông Mao phá phách chơi
chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
đốt tiền mua vội một ngày vui
ngày vui đời lính vô cùng ngắn
mặt trời thoắt đã ở phương tây
nếu ta lỡ chết vì say rượu
linh hồn ta chắc thành mây bay
linh hồn ta sẽ thành đom đóm
vơ vẩn trong rừng động Thái An
miền bắc sương mù giăng bốn quận
che mưa dùm những nắm xương tàn
Saturday, October 26, 2013
TRANG LUÂN * soải cánh bên trời
Trao về Bác sĩ Phạm Gia Cổn
Khôn cũng chết. Dại cũng chết. Mà biết thì sống.” Đấy là câu mà bố tôi vẫn thường mượn, để khuyên giải ba anh em chúng tôi, vào giữa lúc tình hình được mô tả là tranh tối, tranh sáng. Giữa lúc mà ai nấy đều đứng tim, nghẹt thở, ú ớ trước các đơn vị ngổ ngáo, hùng hổ của Bắc quân, cùng những chiếc xe tăng hung hãn, kịch cỡm đang lầm lì tiến vào để tiếp quản thành phố. Sài Gòn lên cơn sốt tột cùng. Sài Gòn đầy lo âu, sợ hãi. Sài Gòn đang đứng trước giờ phút khắc nghiệt, bi thảm, đau thương và chua cay nhất của lịch sử đất nước. Hầu hết dân chúng ở thủ đô đều tỏ ra ngơ ngác, hoang mang, giao động trước sự xụp đổ nhanh chóng, não nề của chế độ Cộng Hòa tại miền Nam lúc bấy giờ. Chán nản, tôi nằm vắt tay lên trán, suy ngẫm miên man về câu nói ấy, ròng rã suốt cả mấy đêm dài trằn trọc, thao thức. Nó chẳng khác nào như câu châm ngôn, mà tôi phải học thuộc lòng như cháo chảy, để từ đó, tôi đem ra áp dụng trong suốt chuỗi ngày tháng đen tối, hoạn nạn, đằng đẵng, dài lê thê ở trong tù.
TRẦN VẤN LỆ * Sáng Mù Sương Dày Đặc
|
Sáng
nào sương dày đặc / là ngày đó
nắng
gắt, mưa có thể ngày mai, mưa có
thể
ngày mốt…
Nắng
có màu trong suốt / như mắt người
long
lanh. Nắng có thể màu xanh nhưng
lòng
người vàng ánh!
Nghĩa
là nắng mà lạnh, ai cũng nói thế
thôi
– hình như sự lẻ loi trong mỗi
người
đều có?
Ngày
nào tôi cũng nhớ, nhớ người yêu
ngày
xưa / bước nhẹ chân xuống đò /
nắng
trường thành chưa hiện…
Việt
Nam thời chinh chiến / sáng nào
cũng
mùa Đông…Nhớ ngày ai theo chồng,
mùa
Đông dài muôn thuở!
Nón
bài thơ ai nỡ / để lại bên bờ sông,
tôi
lấy che mùa Đông/ nắng nằm trong
nón
khóc…
Sáng
nay sương dày đặc, nhớ Huế ơi
quá
chừng Sương mù bay rưng rưng, nhớ
phấn
thông Đà Lạt…
Có
giọt sương nằm nát…như lòng của
người
ta! Có giọt sương trên hoa…tưởng là
hoa nước
mắt!
Trần
Vấn Lệ
|
Wednesday, October 23, 2013
TÔ THÙY YÊN * hạ tàn
Biển ve lặng. Cây sững sờ một lúc
Mắt người sâu vời vợi ẩm hơi chiều
Thời tiết chuyển, chuồn chuồn bay xuống thấp
Lửa hiu hiu. Gió cố sự tràn buồn
Ô, có tiếng cành khô nào gẫy đổ
Quyển sách gấp dù rằng chưa đọc trọn
Người ra đi đã tắt ngọn đèn bàn
Giao quên lãng một chiếc chìa khóa cũ
Để sau này ai đó đến đây thăm
Giở quyển sách đủ thời gian đọc trọn
Không muốn vậy nhưng việc đời phải vậy
Vòng ngừng quay. Kẻng khựng một mùa chơi
Ta xé rứt cái hôn còn nắm nuối
Rồi rời tay như thế gửi mình theo
Hồn ráo hoảnh muôn nghìn con mắt tượng
Trả em về sau cánh cửa bình yên
Thiên thu ngủ giấc vùi không muốn dậy
Tự tay anh khép kín cõi mơ nào
Còn lọt vọng đòi cơn tiếng tức tưởi
Như chùm hơi bục vỡ mặt đầm xanh
Anh hối tiếc nghìn đời như nước rỏ
Từng giọt đau, mỗi giọt một đau hơn...
Lòng kiêu hãnh mòn đi như đá tảng
Con chim nào đậu khóc suốt ba sinh
Như thọ phạt lỗi vong tình khổ đọa
Đã hết đâu. Còn đứa bé hoang đường
Mong trở lại một trưa nào tĩnh lặng
Đứng nơi sân, ném lên cửa phòng em
Hòn sỏi nhỏ của một lần định ước
Khoát gọi em bỏ ngủ, lẻn nhà đi
Rong cuối bãi đầu nguồn một kiếp mộng
TIỂU TỬ * cơm nguội
Ông già đó lái xe đưa hai thằng cháu nội sáu bảy tuổi đi ăn MacDonal's.
Bữa nay chúa nhựt, vợ chồng thằng con ông không có đi làm, nhưng vì phải đi dự đám cưới của một người bạn vào buổi trưa nên thằng con ông nhờ ông đến nhà vừa giữ nhà vừa trông chừng hai đứa nhỏ.
Nó đã điện thoại cho ông hôm tuần trước để…"xí chỗ" bởi vì nó biết hai đứa em của nó lâu lâu cũng nhờ ông làm như vậy.
Nhà ông chỉ cách nhà của các con ông có ba bốn chục phút xe hơi – nếu xa lộ không bị kẹt – nên việc đi lại không gây nhiều phiền phức.
Ông sống một mình, thành ra khi đứa con nào cần, gọi ông là ông " ừ " !
Trừ phi ông đã hẹn lỡ với mấy ông bạn già đi đánh bài ở nhà ông nào đó, hay đi ăn phở ở khu 13 chợ tàu Paris…
NGUYỄN AN BÌNH * phố mưa
Mưa!
Về trên
con phố nhỏ
Rơi trên
lá long lanh
Em có
ngồi nhớ anh
Khi nhìn
qua lớp học
Xa anh em
đừng khóc
Lời yêu
thương hôm nào
Theo bước
nhỏ xôn xao
Mưa đuổi
theo cuống quýt
Bàn tay
thơm da thịt
Chân nhón
tìm đến chân
Trong veo
tuổi mười lăm
Nụ hôn
đầu, bở ngỡ
Nhìn
nhau, cười mắc cở
Yêu nhau
được mấy mùa
Em lại
chìm trong mưa.
Mưa!
Rạt rào
con phố cũ
Khe khẻ
nỗi nhớ mong
Trên mái
ngói rêu phong
Bao năm
rồi em nhỉ
Tiếng
mưa thầm thủ thỉ
Em có còn
nhớ anh
Như lá
nhớ xa cành
Con sông
dài nhớ biển
Chiếc
thuyền nan nhớ bến
Dù lìa
cội xa nguồn
Kiếp tằm
còn tơ vương
Đôi tình
nhân lưu lạc
Ánh mắt
buồn ngơ ngác
Khi gió
chuyển sang mùa
Em có về
trong mưa?
Tuesday, October 22, 2013
TRƯƠNG ĐẠM THỦY * Người nước Tần
Chín Kèn vớ được bà góa phụ giàu có
chủ cửa hiệu bán quan tài Lạc Cảnh coi như mồ mả ba
đời của nhà ông đã phát.
Chín Kèn vốn là nhân viên trong phường
bát âm của bà Lạc Cảnh. đám ma nào cũng cần phải có
cây kèn đưa hơi của ổng thì người khóc, khóc mới
ngon. Chính hồi ông Lạc Cảnh qua đời tiếng kèn của
Chín Kèn làm bà khóc đến cạn nước mắt. Từ đó, hình
ảnh lão Chín đã in vào mắt bà, khó rứt ra được.
Đêm ngồi cạnh chiếc quan tài đỏ khói
hương nghi ngút, lão Chín mặc cái áo thun màu cháo lòng
trên lưng phủ chiếu lệ chiếc áo dài đen cho phải lẽ,
ngồi nhăm nhi cốc rượu đế. con mắt đỏ quanh năm vì
thức hết đám tang này sang đám ma khác, lão Chín cũng
như một bóng ma âm thầm. Chỉ đến khi có khách đến
phúng viếng thì đôi vai lão Chín mới linh động, nâng
kèn lên nhấp nhấp “ lưỡi gà”, đi một điệu nam ai
trời sầu đất thảm mời gọi những giọt lệ bi ai.
Subscribe to:
Posts (Atom)