Tuesday, December 3, 2013
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN * DALAT mộng mơ đà... lạt thật !
tranh Nguyễn Hùng Sơn |
Nhận được lá thư có những dòng chưa thắm thiết tình người của một bà chị:
'... đang chờ những thằng em nào lạc bước giang hồ đến xứ mộng mơ, tì, sẽ nấu cơm cho ăn và nhờ tụi nó đi uống cà-phê giùm, mà, chưa đón được đứa nào cả. Giờ này đang buồn lắm ...! '
Đọc thư, được lời như cởi tấm lòng, mẹ con thằng cu, sếp lớn, sếp bé của tôi chuẩn bị cho tiến lưng, gạo bị tượng trưng, rồi tống xuất ra khỏi nhà, với lời chúc thượng lộ bình an ! - và- lời dặn dò : Bố đi bao lâu cũng được. Vui thì cứ ở, buồn về ngay .
CAO THOẠI CHÂU * Pleiku một thời tôi đã sống
Từng
sống ở nhiều nơi, mỗi nơi vào một độ tuổi, một
nghề nghiệp và một thế sự…cho nên cảm xúc về những
nơi in dấu chân mình, cho mình chỗ ngủ đêm, cho nước
uống và tắm hằng ngày, cho không khí, cũng mỗi nơi mỗi
khác.
Vào đời bằng nghề dạy học sống với nó cho đến ngày nghỉ hưu bởi thế cảm giác về những buổi sáng ra khỏi nhà cho đến nay vẫn còn đậm nét, đó là cảm giác của một người thầy trên đường đi tới nơi làm việc. Bề ngoài thanh thản (?) như không có gì nhưng thật ra đầu óc làm việc ngay từ khi ghé vào một tiệm ăn sáng nào đó. Nhẩm lại bài sẽ giảng trong lát nữa, hình dung ra cái lớp sẽ vào, những khuôn mặt nào cần nhìn “cho nó tan nát ra” theo cách nghĩ của một người gieo hạt, hình dung trước những tình huống sư phạm có thể có và dự phòng cách xử lý.
Vào đời bằng nghề dạy học sống với nó cho đến ngày nghỉ hưu bởi thế cảm giác về những buổi sáng ra khỏi nhà cho đến nay vẫn còn đậm nét, đó là cảm giác của một người thầy trên đường đi tới nơi làm việc. Bề ngoài thanh thản (?) như không có gì nhưng thật ra đầu óc làm việc ngay từ khi ghé vào một tiệm ăn sáng nào đó. Nhẩm lại bài sẽ giảng trong lát nữa, hình dung ra cái lớp sẽ vào, những khuôn mặt nào cần nhìn “cho nó tan nát ra” theo cách nghĩ của một người gieo hạt, hình dung trước những tình huống sư phạm có thể có và dự phòng cách xử lý.
Monday, December 2, 2013
M.H.HOÀI-LINH-PHƯƠNG * Tháng Mười Hai Với Cuộc Tình Xa
*
Từ nỗi nhớ mênh mông về một thuở học trò trên thiên
đường ký ức, qua
hình ảnh Áo Trắng Calendar
( Hoài Nam).
*
Cho Miên một đời của nhạc tình ca.
*
Gửi Vân xẻ chia một thời bé dại.
Tôi
thấy lại tôi qua hàng cây nhớ gió
Tôi
bắt gặp chính mình trên một tấm gương soi
Em
– áo trắng lụa ngà, môi thiếu nữ
Như
một phần đời ngày cũ có tôi
Chân
rón rén nhẹ thầm chim sáo nhỏ
Run
run chào, bưóc khẽ tới người thương
Mùa
xuân ngọt trên những nhành lúa mới
Ngai
ngái thơm nồng, tóc thoảng đưa hương
TRẦN VẤN LỆ * …Và Chỉ Vì Em Sương Khói Bay
Sương
mai…chắc có khác sương chiều? Sương nhẹ nhàng
như áo dấu yêu! Ta ngắm sương mai ngờ ngợ tưởng
áo ai phơi sáng vẫn còn treo…
Sương
chỉ là sương, áo một người, xế chiều sao áo cứ còn
phơi? Tương tư từng bước bàn chân bước, nên thấy
mù sương thêm nhớ thôi!
Ai
mờ trong sương, sương ban mai. Ai trở về đây sương
chiều này? Chỉ em, ta biết, mờ sương khói…và chỉ
vì em sương khói bay!
HỒCHÍBỬU * Phố Mọi
tranh Lương Trường Thọ |
Không
biết tên đó ai đặt và có từ lúc nào. Nhưng tôi đã
có mặt ở đây hơn nửa năm rồi. Một dãy nhà được
ngăn ra làm mười phòng. Mỗi phòng 16m2, toillet đầy đủ.
Có ghi số thứ tự nơi cửa. Tôi mướn phòng thứ 1.
Phòng
thứ 2 của ông lão mua đồ cổ đến từ Bình Định. Gọi
bằng lão vì ông cũng quá lục tuần. Có lúc, tôi cảm
giác ông như con sâu giấu mình vào cây lá. Như một dòng
suối giấu mình vào biển khơi. Như một thiền sư giấu
mình vào hệ luỵ trần gian. Ông cũng am hiểu khá nhiều
về Kinh Dịch. Những lúc rỗi rảnh, ông thường tâm sự
với tôi. Ông vốn là nhà sư, nhưng trung niên rồi mới
xuất gia. Có lúc tôi trêu ông “ Ba cô gái đẹp lên
chùa. Một cô yếm thắm bỏ bùa nhà sư- Sư về sư ốm
tương tư- Ốm lăn ốm lóc nên sư trọc đầu”. Đi tu
không bao lâu thì hoàn tục về cũng lấy một ni cô hoàn
tục. Hai người ăn ở với nhau có được một cô con
gái. Hai mươi năm sau, vợ ông lên chùa tu lại. Ông giang
bạt sông hồ. Cuối đời làm nghề chấm Tử vi và mua đồ
cổ.
Sunday, December 1, 2013
THẾ UYÊN ◈ Nhà Văn Già Và Cô Bé Gù
Cô bé gù có một cái tên rất đẹp do bà mẹ, một giáo sư Văn lựa chọn kỹ càng đặt cho. Nhưng cả nhà và sau này họ hàng lẫn bà con xóm giềng chỉ gọi cô ngắn gọn là Bé. Cái tên hai chữ đẹp tuyệt ấy chỉ dùng trong học đường, một thế giới khác khá biệt lập với môi trường chính cô bé sống bên trong. Một con người tật nguyền thường thu gọn lại trong cuộc sống gia đình, trong một ngôi nhà, một khu vườn nào đó. Ở trong không gian ấy, cô mãi mãi chỉ là Bé thôi.
Subscribe to:
Posts (Atom)