văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, January 15, 2014

HẢI PHƯƠNG ♦ thi sĩ chết trong thời gian.

Khi mà ngọn lửa vừa đủ độ nung chín tới mọi thứ
em bừng lên
môi hé mở
dòng điệu mãnh liệt
cực kỳ dịu dàng lãng mạn phiêu lãng trong / như / của thơ
là thứ ngôn ngữ riêng được viết được nói được phát ra được câm lặng nín thinh được bày tỏ dấu hiệu vô ngôn vô tướng vô hình vô mệnh vô lượng vô chung vô cùng yêu dấu
tất cả lấy lại / giành giựt trong tay thần linh cất giữ bí mật nhiều thiên niên kỷ trong chiếc gùi thần thoại đeo / mang trên lưng thằng gù trước thời đại chưa có chữ viết.

Tuesday, January 14, 2014

VIỆT HẢI * kỹ niệm quê tôi

Hè về trong ký ức cũ của tôi có những kỷ niệm quê hương không bao giờ quên, hè về cho ve sầu ca vang một góc trời, hè về cho hoa phượng đỏ nở rộ trên cành, hè cũng là mùa có mưa, có nhiều loài côn trùng bay bay trong gió, và hè về để tôi nhớ mãi bài ca của Thanh Sơn: 
 
"Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, 
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương 
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, 
Phút gần gủi nhau mất rồi 
Tạ từ là hết người ơi! 

PHẠM TÍN AN NINH * Một Thoáng Pleiku


Thật lòng, tôi không có nhiều gắn bó với Pleiku. Và dường như cái phố núi buồn hiu ấy đã cho tôi nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Vậy mà khi đã xa - thực sự vĩnh viễn xa - Pleiku rồi, tôi lại thấy da diết nhớ, trăn trở với cái cảm giác mình có tội với Pleiku, và mãi mãi sẽ còn nợ phố núi này một lời xin lỗi.

Tôi chưa (và có thể không) có dịp về thăm lại Pleiku, nên cái xa cách ấy lại càng thấy mịt mùng. Cái phố núi vốn đã bé nhỏ, như một ông nhà thơ đã ví von “đi dăm phút trở về chốn cũ” ấy, giờ với tôi dường như chỉ còn là chút sương khói trong lòng. Điều kỳ lạ là chút khói sương mờ ảo ấy cứ luôn lãng đãng trong ký ức và trái tim già cỗi của tôi, như những mảng mù sương từng bao phủ, giăng mắc trên phố núi Pleiku ngày trước.

TRẦN THIỆN HIỆP * một thuở thuyền trăng



Thuyền trôi
Sông gợn trăng sao
Giọng ngâm sa mạc nghe xao xuyến lòng

Gió đưa
Tiếng sáo mênh mông
Khơi đêm huyền hoặc khơi lòng ước mơ

Gặp em
Chân chất dáng thơ
Chia men rượu ấm tình ngờ ngợ reo

Bán trăng
Bán gió ta theo
Nghe em ru hát suối đèo tiêu dao

Để em
Mãi vẫn má đào
Để ta vẫn mãi xuyến xao thơ tình

Tháng năm
Nhìn lại cuộc tình
Thuyền trăng một thuở, linh đinh một đời

Mặn nồng
Vẫn chén đầy vơi
Vẫn em xinh đẹp trong lời thơ ta.

Cho 53 năm cuộc tình
1960-Noel-2013

NGHIÊU MINH * tiếng vọng lại từ mùa Xuân cũ

Em là bóng nhỏ đường về
Bao nhiêu cánh bướm sơn khê điệp trùng
Đất buồn từ thuở mông lung
Mang tôi lẫn khuất mười tầng xa xôi
Rồi vô lượng kiếp đấp bồi
Tôi và em cùng ngỏ lời nợ nhau

Trăm năm hai đứa ba đào
Bốn mùa tao loạn xuân hao hao buồn
Nợ em bến khổ trùng dương
Tôi con thuyền nhỏ vô thường ra khơi
Tiếng vọng từ đất hổ ngươi
Tôi em ngoại vực lưu cư trường kỳ

NGHIÊU MINH

VĂN QUANG * Ai về VN ăn Tết nên đọc kỹ -

Tôi không rõ bạn đọc bài này vào ngày nào, cuối năm 2013 hay đầu năm 2014, nhưng dù vào thời gian nào trên đây, cũng chưa đến Tết Nguyên Đán, xin gọi nôm na là “Tết Ta”. Trong khoảng thời gian từ “Tết Tây” đến “Tết Ta” cách nhau đúng 1tháng, rất có thể môt số bạn đọc hoặc có người nhà, bạn bè về VN thăm nhà, ít có bạn về VN du lịch bởi bạn ở nước ngoài thiếu gì chỗ để đi du lịch. Cho nên hầu hết người nước ngoài gốc Việt về VN là những cuộc viếng thăm không thể không có. Ví như các con tôi, không thể không về thăm bố. Ví như có cha mẹ, anh em đau ốm hoặc “ra đi”, không thể không về. Tuy nhiên khi đến VN, bạn vẫn có thì giờ đi thăm thú một vài nơi, đi tìm lại những kỷ niệm vàng son một thời xa xưa.

Monday, January 13, 2014

VIỆT DZŨNG * giấc mơ Trăng và Đá


Trong tôi, sự quyến rũ về Trăng và Đá đến từ trí tưởng lãng mạn qua những huyền thoại dã sử. Hình ảnh những tráng sỹ nhung y gọn ghẽ ngồi mài kiếm dưới trăng, nung nấu ý chí can trường và sẵn sàng nhảy lên lưng chiến mã, lao vào bóng đêm mịt mùng để hoàn thành sứ mạng bí mật, là những giấc mơ rực rỡ, chan hòa suốt tuổi thơ tôi. Ngay cả sau cơn sốt định mệnh làm tê liệt đôi chân mà giấc mơ tráng sỹ mài kiếm dưới trăng vẫn còn tức tưởi. Giấc mơ đó đậm nét đến nỗi mọi ước muốn nào đẹp đẽ, tôi đều gọi chung là “Giấc mơ trăng và đá”. Thậm chí, đôi lúc tôi cảm thấy sự tan vỡ về giấc mơ huyền thoai kia đã làm tôi đau đớn hơn cả những thiệt thòi, cô độc mà một cậu bé bẩy tuổi phải chịu khi ngồi trên xe lăn, nhìn đám bạn cùng tuổi vui chơi nhảy nhót.

LAN ĐÀM * Lục Bát Ngắn


PHỐ KHUYA, EM

Ở em lặng lẽ buổi chiều,
Con sông ký ức tiêu điều chảy xuôi.
Ngoái nhìn con mắt có đuôi,
Khúc trong kỷ niệm, nẻo ngoài chia xa.
Lối mưa lất phất sân nhà,
Đường sương bay đã nhạt nhòa dấu quen.
Mẩu đêm trăng rất muộn phiền,
Đoạn ngày nắng cũng đầu hiên úa vàng.
Ngủ đi, nửa giấc hoang mang,
Phố khuya đèn đổ hai hàng lệ xanh.

TRẦN VẤN LỆ * Hôm Nay Mùa Xuân Mai Mùa Xuân


Ôi  nắng mùa Xuân nắng ngọt ngào, mưa mùa Đông đã tạnh khô sao?  Em cười hỏi nhỏ câu con nít, tôi cúi đầu hôn cặp má đào…

Ôi nắng mùa Xuân nắng rất thơm, đào Xuân trước ngõ gió tung hương, tóc em trước gió tung bờm ngựa…và tự lòng tôi tung mến thương!

Tất cả thế giant tu đã ngộ, đến kìa ngọn cỏ cũng đang reo.  Mùa Xuân lộc mới, trời phơi phới, tất cả tủi buồn hóa mến yêu!

Friday, January 10, 2014

LÊ VĂN KHOA * Sức mạnh đáng sợ của âm nhạc

NS Kateryna Myronyuk su dung dan bandura
Có thể các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam trước 1975 đã quên giá trị của trống trận Tây Sơn, hoặc đặt chưa đúng mức chỗ đứng của âm nhạc trong cuộc chiến Quốc-Cộng trên đất nước ta. Có thể phần lớn chúng ta vì quá tôn trọng sự tự do nên ít chú ý đến giá trị và sức mạnh của âm nhạc cần được ứng dụng trong thời chiến. Trong khi chiến cuộc gia tăng cường độ, các đài phát thanh, truyền hình của miền Nam, nhất là các phòng trà mãi rên rỉ về những cuộc tình tan vỡ. Ðến lúc sự ủy mị lan tràn quá mạnh, người có trách nhiệm tỉnh ngộ, ra lệnh cấm các cơ quan truyền thông phát thanh loại nhạc với nhịp điệu boléro, thường đi với ca khúc than khóc, dễ làm nản lòng chiến sĩ.

Tôi còn nhớ khoảng năm 1972-1973 khi nộp một chương trình để thu hình cho ca đoàn Trùng Dương trình diễn trên Truyền Hình Việt Nam, trong đó có bài “Mùa Hoa Nở” của nhạc sĩ Cung Tiến. Kiểm duyệt viên của bộ Thông Tin hỏi tôi bài này theo nhịp gì? Tôi trả lời là nhịp boléro. Bài “Mùa Hoa Nở” bị xóa khỏi chương trình, không cho thu hình. Lý do: nhịp điệu boléro. Người ta không cần biết nội dung, không chú ý đến lời ca. Tôi nói với viên chức kiểm duyệt rằng: “Tôi sẽ thu hình bài này mà các ông không cấm được”. Ông ấy hỏi tôi: “Tại sao?” Tôi đáp: “Rồi các ông sẽ thấy”.