văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, January 30, 2018

NGUYỄN THỊ THẢO AN ** Chân Dung Người Lính VNCH


Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.

HECTOR HUGH MUNRO {SAKI} ** The Story-teller * Thân Trọng Sơn: Người kể chuyện



SAKI thường áp dng thủ pháp " truyn trong truyn ". Truyn nhỏ thứ nhđược cài vào là ca bà dì, ngn gn ti mc nht nho, bị hai đứa cháu cho là ngớ ngn. Truyn nhỏ thứ hai do nhân vt " chàng độc thân " k, ly k, hp dn trẻ con, vđủ thứ cỏ cây hoa lá, thú vt trong vườn, trên rng, dưới nước... Tuy nhiên, khác vđiu mi người mong đợi, cái kết có vẻ khó chp nhn: nhân vt bé gáđược gii thiu là " tt khng khiếp ", sch s, gii giang, đúng gi, ngoan ngoãn..., cui cùng bị giết vì nhng điu tđó. Còn truyn chính kể về my dì cháu trên mt toa tàu, bên cnh có mt khách l. Năm con người cùng sinh hot, chỉ có cu con trai có tên. Không ai biết mấy dì cháđiđâu, để làm gì. Trong không gian gii hđó, mi tình tiết din ra trong mt khong thi gian cũng gii hn là chng mt tiếngđồng h, kết thúc khi nhân vt "chàng độc thân" xung tàu. Vy mà chân dung mi nhân vt vi tâm lý, tính cách, ngôn ng, tháđộđều bc lộ rõ c. Nhan đề " Người kể chuyn " có thể khiến ngườđọc liên tưởng ti cổ tích, thn thoi. Đúng, mà khôngđúng. Truyn cha nhin d, nhiu chi tiết gn vi thđại, gi cho ngườđọc suy nghĩđặt vđề và tự lý gii ly. Và tt nhiên, không thể thiếu yếu tố hài hước, nét quen thuc nơi ngòi bút ca SAKI.

BẠCH DIỆN THƯ SINH ** Giáo Sư NGHIÊM THẨM – Vị giáo sư anh hùng – Nhà khoa học chân chính


Sau ngày 30-4-1975, nhiều giáo sư các Đại học miền Nam bị loại ra khỏi Đại học. Một số giáo sư tìm cách vượt biên, một số bất hợp tác thẳng thừng, một số chấp nhận hợp tác, hợp tác miễn cưỡng hay hợp tác tự nguyện. Có một sự thật phũ phàng là, hợp tác tự nguyện hay hợp tác miễn cưỡng, các vị giáo sư ấy đều bị kì thị và không được tin dùng. Thêm một sự thật khác nữa, đó là các vị ấy thường xuyên nhận được lệnh phải viết lách hoặc thực hiện những công trình “khoa học” nhằm phục vụ nhu cầu chính trị. 

Monday, January 29, 2018

CAO MỴ NHÂN * HỒ CÔNG TÂM * THẢO CHƯƠNG TQV * TÍM * LT ĐÕ QUÝ BÁI * NHẬT HỒNG NTV * NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG ** Thơ Xướng Hoạ



[1]
LỆ TRÀN THƠ

Chán rồi tất cả chuyện tầm phơ
Nó khiến ta thêm nỗi phạc phờ
Cứ bảo rằng hoa ru cõi mộng
Nào ngờ tại gió hú trời mơ
Tưởng sao năm cánh soi mây tỏ
Hóa đất ngàn thu phủ khói mờ
Sông núi nào xưa đang đổi sắc
Mắt già hay lệ tủi tràn thơ
Hawthorne, Sept 15, 2017

CAO MỴ NHÂN 

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ¤ Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghỉ Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.


IMG_0248


Ảnh THT

Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1]

Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.

DUNG NGÃ ** Áo Dài



Áo dài là y phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.  Từ xưa, cả đàn ông và đàn bà đều mặc áo dài trong các ngày lễ hội, nên được gọi là quốc phục.  Trong các thập niên 1960, 1970, tại miền Nam áo dài là y phục thường ngày cho phụ nử trong các dịp lễ hội, tiệc tùng, dạo phố mua sắm, hay tại các cơ quan phòng sở và chiếc áo dành cho nử sinh trung học là áo dài trắng. Trong những ngày lễ quan trọng, đàn ông vẫn mặc áo dài trong các nghi lễ cổ truyền.  Áo dài dành cho đàn ông thường thường là màu đen, rộng, dài đến giửa ống chân, thường đi đôi với khăn đóng.  Khăn đóng còn gọi là khăn xếp, là một vật để đội nhưng được gọi là khăn, có lẽ do được tạo thành bởi chiếc khăn xếp nhiều lượt.  Đàn bà vẫn dùng khăn xếp trong các ngày lễ cổ truyền tạo thêm phần trang trọng, hoặc như là vật điễm trang để tăng thêm duyên dáng.  Đàn bà thường dùng hàng vải lụa màu hoặc vải lụa in hoa để may áo dài.  Hàng lụa mỏng là chất liệu thích hợp nhất dùng cho áo dài.  Hàng lụa mỏng thích hợp với thời tiết, lại tuyệt vời cho việc thiết kế áo dài theo sát với thân người để phô diễn đường cong tự nhiên của thân thể.  

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** lời gọi cỏ may 2















viết cho người xóm vắng Sơn Qui.
         
         tạ từ em với sương mai
         anh lên tay súng cất lời hô quân
         tàu đi sông nước chập chùng 
         nẻo quan san đó gian truân đã chờ

CAO MỴ NHÂN ** Sóng Kobe



Từ đảo Kobe anh về miền nhiệt đới  
Nghe tiếng chim kêu , tưởng mùa xuân tới 
Rất xa hơn, giọng hát của một người  
Bay bổng lên không lời ca ngợi mặt trời ... 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG * *Năm Mậu Tuất 2018 -Tản Mạn Về Chó Trong Thơ



Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc là sáu giống gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn.
Tác giả vô danh đặt thành lối tuồng, biến thể của lối song thất, 570 câu, những lời tranh luận của lục súc, gọi là Lục Súc Tranh Công được giảng dạy trong chương trình Việt Văn lớp Đệ Lục trước năm 1975 ở miền Nam VN.
Sáu con tranh nhau kể công, cho nên gọi là tranh công. Đầu tiên, trâu tị với chó, chó cãi lại, đến lượt chó tị với ngựa, rồi ngựa với dê, dê với gà, gà với lợn; không con nào chịu con nào. Nhờ có lời giảng giải của chủ nhà, sáu con lại hiểu nhau và con nào cứ yên phận làm tròn công việc con ấy.

NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG ** Xuân Nay


Xuân đến,nào ca khúc đón Xuân
Xuân em vừa độ tỏa hương xuân
Xuân nay rõ khác xuân năm ngoái
Xuân ấy chưa tròn vóc dáng xuân
Xuân điểm rộn ràng hoa nhụy thắm