Saturday, May 12, 2018
Monday, May 7, 2018
PHẠM QUỐC BẢO ** Pleiku trong thơ Trần Tuấn Kiệt
Cách đây vài tuần, trong buổi gặp mặt thân hữu, một người bạn học xưa tình cờ giới thiệu cô Thu Đào là nhân vật năng nổ đang đứng ra tổ chức Ngày Hội Ngộ Phố Núi Pleiku lần thứ nhì dự trù vào mấy tháng đầu năm 2013.
Nhắc đến Pleiku, kỷ niệm của trên 46 năm trước chợt hiện ra trong ký ức: Nếu ký ức của tôi còn chưa lầm lẫn thì giữa năm 1966, tôi cùng với một nhóm bạn hữu, trong đó tôi còn nhớ chắc chắn là có sự hiện diện của Bùi Hồng Sĩ và Trần Tuấn Kiệt, được hân hạnh mời lên Pleiku, nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung Tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn của đồng bào Thượng có tên là Trường Sơn…
Saturday, May 5, 2018
PHAN LẠC TIẾP ** Nguyên Sa - Hà Nội
Phan Lạc Tiếp |
Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi sĩ Nguyên Sa. Anh gọi lại và nói: “Xin phép anh cho tôi được in lại loạt bài của anh trên báo Dân Chúng của tôi...” Tất nhiên là tôi vui vẻ nhận lời ngay. Tôi nói: “Cảm ơn anh, đã gọi và ngỏ ý như thế. Đó là một niềm vui cho tôi. Hơn nữa, chính lúc này có nhiều báo tại nhiều nơi họ đang in lại mà chẳng ai “xin phép” tôi cả. Họ cũng chẳng gửi cho tôi một bản để làm duyên...” anh Nguyên Sa cười và tiếp: “Cái đó lạ. Mà hầu như lại là một cái lệ ở làng báo Việt Nam này. Cái lệ thật tệ...” Anh vẫn chỉ cười và tiếp: "Loạt bài của anh tôi thích quá. Tôi học tiếng Việt ở bên Tây, và lúc nhỏ cứ tưởng Tây nó mới hay. Nay đọc loạt bài của anh...” Từ đó, từ giữa năm 1994 đến nay, anh Nguyên Sa cứ lâu lâu lại gọi lại, cho biết những sinh hoạt, những tin tức về bè bạn, về văn học các nơi, và anh còn nói: “Tôi đau hoài khá nặng. Nhà tôi ở Irvine, trên đường anh đi lên Santa Ana, nên rất là mong mời anh chị ghé chơi để chúng ta có cơ hội nói nhiều hơn về quê cũ, về Sơn Tây, Hà Nội ...” Tôi đã nhận lời, và nghĩ “thì cứ từ từ, hôm nào rảnh rồi sẽ lên thăm anh Nguyên Sa ...”
Thursday, May 3, 2018
PHAN ** Những Đóa Hồng Mong Manh
Một hôm tôi thấy người chị đứng giàn giụa nước mắt dưới căn bếp giột mưa, hứng bằng cái nón sắt méo mòn thương thảm, nhưng hai tay chị lặt tỉa những cành hồng đã hết xinh tươi từ một bình hoa cũ mà theo trí nhớ rất mơ hồ của tôi ngày ấy, bình hoa có từ bó hoa bạn trai của chị đưa đến tặng. Ngay khi anh ấy ra về, chị tôi đã cắm hoa trong nước mắt vì anh đến từ giã trước khi đi vượt biên. Ba ngày hai đêm sau đã nhìn chị khác xa trước đó; hay chỉ tại thiếu nụ cười luôn nở trên môi người chị vui tính, hiền lành mà trông quá héo hon; hay tại tôi ưa nghĩ ngợi mà ra chuyện. Thật ra là chị của người bạn, nhưng tôi ưa ở nhà bạn hơn ở nhà mình, cũng không rõ nguyên do trong thời tuổi trẻ, nhưng đã thành kỷ niệm xuôi theo dòng đời từ độ ánh trăng tan. Chị thôi ca hát và đánh đàn thùng từ dạo ấy, thôi huýt sáo ngân nga khi ngồi xắt cây chuối cho heo ăn hay nấu cơm độn cho cả nhà vây quanh rổ cây chuối non chấm nước tương pha loãng, le hoe vài lá quế ngắt vặt ngoài vườn. Tuy không phải chị ruột nhưng tôi quý mến chị của người bạn vì tôi chỉ có những anh trai, toàn những người mang giày saut của lính nên nói tiếng trước không có tiếng sau; sút cho mày một đá là đâu ra đó. Có lẽ vậy nên hình ảnh người chị in đậm trong tôi đến bây giờ. Có một thời như thế ở quê tôi, bình hoa không vứt bỏ khi đã héo tàn mà tỉa tót lại để có một bình hoa hết khả năng tỉa tót; hay người ta chỉ chưa quen với những mất mát quá lớn trong đời người miền nam nên cố lượm nhặt lại những mảnh vụn ngày tháng; những dấu tích đau buồn của nước mất nhà tan...
Wednesday, May 2, 2018
CUNG TÍCH BIỀN ** chuyện từ xóm quê- [tường trình tháng năm]
“Đất nước tôi, điều luôn tối kỵ đối với nhà đương quyền là ‘Phải sống thành thật và phải tôn trọng sư thật’. Họ luôn đứng phía mặt trái của nó, sự dối lừa. Dụng cái vô lý để triệt tiêu cái hữu lý. Sự dối trá luôn là chiếc áo giáp che chắn sự sợ hãi”.
1
Lão Trần đứng trên đỉnh đồi hoàng hôn. Màn đêm sắp ăn hết mặt trời. Mặt trời, lúc này trở nên hiền từ, một tròng mắt đỏ hỏn, an phận chìm dần xuống. Mõm núi đen phía trời tây cắt mất từng phần khối máu tròn vạnh. Bóng tối sẽ đầy.
Lão gắng leo lên đồi, để chờ sóng. Chỉ một ít sóng hắt hiu, chập chờn lúc có lúc không. Đồi cây trơ trụi, cháy thiêu, vì lòng trời bất nhẫn. Đã nhiều tháng liền không giọt mưa. Ai đã “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.
Tuesday, May 1, 2018
HÀ SĨ PHU ** Tản mạn quanh chuyện ĐẠI THẮNG hay QUỐC HẬN
1/ Đại thắng hay quốc hận?
Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?
Monday, April 30, 2018
Subscribe to:
Posts (Atom)