văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, August 9, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** CHIỀU QUAN TÁI ĐỌC QUỐC SỬ CHỢT ĐAU LÒNG VẬN NƯỚC




Riết rồi, máu chảy ngược không gian
Bởi vũ trụ ngày nay đầy núi lửa
Khắp tinh cầu rặt một dòng ngạ quỷ
Đùn. Đùn lên, những gò mối cô hồn

Tầng ngoại tuyến chiếu thấu vô thường
Khiến tấc đất ngọn rau nhìn thật lạ
Tro than của hồn thiêng vạn kỷ
Đã bao lần cháy rụi giữa mưa sao

TIỂU TỬ ** Cái Miệng



Cái miệng có hai chức năng chánh: ăn và nói. Xưa nay ít có ai để ý đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp, ợ, ho, khạc, thở khi nào bị nghẹt mũi v.v… Có lẽ tại vì nó…hạ cấp quá nên bị coi thường ! 

Và cũng tại vì có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi. Thành ra, lớn lên, phần đông ngáp ơi ới không che miệng, ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai, ho thẳng vào mặt người đối diện, còn khạc nhổ thì tùm lum bất cứ chỗ nào…Trong chuyện phiếm này, tôi cũng theo "truyền thống" để chỉ viết về hai chức năng " ăn và nói " của cái miệng.

Monday, August 6, 2018

TRẦN THIỆN HIỆP ** trở về thành phố cũ

@ Ái Lan 

Trở về thành phố cũ
Gặp lại mình tuổi thơ
Mái trường rêu xanh xám
Cội phượng già chơ vơ
Tình yêu ngày mới lớn
Đầy vụng về mộng mơ

Trở về thành phố cũ
Con sông xưa không già
Chiều mưa thu trên phố
Nhớ một bài tình ca
Tìm em qua mấy lối
Cánh chim trời bay xa

Wednesday, July 25, 2018

LÊ VĂN SÂM ** Tiếng Lóng của Sài Gòn xưa

.
Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng lóng" khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tuesday, July 17, 2018

Trần Dzạ Lữ ** Có tuổi nào không cần?

tranh Lương Trường Thọ

Có tuổi nào không cần bầu bạn
Để sẻ chia ấm lạnh đời mình?
Con chim lẻ...bầu trời tắt nắng
Là mưa mù, kỷ niệm buồn tênh...

Gió thông thốc vào hồn của em
Đừng nói là hóa đá trái tim
Gã lang bạt chùng lòng, chẳng lạ
Giấu sao đành nỗi nhớ vô biên?

Monday, July 16, 2018

NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG ** Giã biệt cầu Khang


Đành lặng lẽ ra đi
Như khi vừa mới đến
Xa nhau biết nói gì
Cánh chim về cuối biển

Nhìn liễu vàng ven sông
Bóng hình ai hiển hiện
Trên sóng nước bềnh bồng
Con tim ôm chiều tím

NGUYỄN MẠNH TRINH ** KẺ LẠ TRONG CƠN LỐC THỜI CUỘC

NXH 3

Mốc thời gian sau năm 1975 trải dài từ Việt Nam quê nhà đến xứ người lưu lạc, từ trại tù phi nhân của cộng sản đến đảo tạm dung chờ đợi, tất cả đã trở thành một cái gì rất đặc thù của văn chương hải ngoại. Và người đọc hình như cảm nhận được một mẫu số chung nào đó trên những trang sách đã in.

Friday, July 13, 2018

NGUYỄN AN BÌNH ** CẢM NGHĨ KHI DỪNG Ở GA ĐÔNG HÀ*


*Tặng anh Nguyên Minh người ngồi đối diện cùng tôi chờ sáng khi tàu đến ga Đông Hà.
    
Toa nghiêng nhịp lắc lư ngừng
Đường ray bánh nghiến chợt dừng nghe đau
Lòng trôi theo tiếng còi tàu
Trời đêm vừa ửng vệt màu từ xa.

Thursday, July 12, 2018

HỒ CÔNG TÂM ** MAI CON LỚN

Hồ Công Tâm

Mai con lớn khắp nơi toàn người Hán
Tiếng Việt mình, nói nhỏ nhé con ơi
Dù mình sống trên quê cha, đất Tổ
Nhưng ai đông hơn sẽ thành chủ, con à!
Mai con lớn lấy chồng sao tránh khỏi
Bọn Hán kia tìm mọi cách "gieo nòi"
Còn trai Việt thoát sao đời nô lệ?
Chẳng biết lúc nào mất nội tạng, con ơi!

Wednesday, July 11, 2018

HOÀNG LONG HẢI ** Mẹ Việt Nam



Trước 1945, - rõ ra là trước khi Cộng Sản nắm chính quyền ở nước ta, - hồi đó cũng đã biết khôn, tôi không thấy có việc ca ngợi “Mẹ Việt Nam” như sau nầy, phía vùng Cộng Sản cũng như vùng Quốc Gia.

            Bấy giờ, chỉ có “Lễ Hai Bà Trưng”, nhưng mà do Tây xúi người Việt Nam thực hành.

            Chuyện khá buồn cười phải không?
            Sau khi Tây đầu hàng Đức ở bên Tây (1940), thì Tây bên xứ Đông Dương nầy thấy lạnh giò. Sợ người “dân An Nam” lợi dụng cơ hội nầy nổi lên chống Tây, Tây bèn lập mưu đổi hướng kẻ thù. Thay vì kẻ thù là Tây cướp nước ta, Tây bèn “vẽ” lại lịch sử nước ta “chống Tầu”. Thay vì kẻ thù là “ông Tây mắt xanh mũi lõ”, thì Tây làm nhiều việc tuyên truyền, nhiều nhất là “bích chương” dán ở các trường học, vẽ lại câu chuyện “Hai Bà Trưng chống Tô Định”, “Lê Lợi chống quân Minh”, “Sông Bạch Đằng” với Ngô Quyền phá quân Nam Hán, giết Hoàng Thao, Hưng Đạo đại phá quân Mông Cổ... Kẻ thù là “chú Ba tóc bỏ đuôi chuột”.