Sàigòn đang vào Tết Trung Thu. Sàigòn, bấy giờ đã được đổi tên. Cũng đúng thôi ! Bởi vì “nó” không còn giống cái “Sàigòn” của thời trước, cái thuở mà mỗi món vật mỗi con người đều được nhận diện một cách trung thực, cái thuở mà tiếng nói chưa bị thâm nhập bởi những “mỹ từ... dao to búa lớn”, cái thuở mà tình cảm còn thật là tràn đầy... Cái tên mới của Sàigòn có hơi... dài, nên sau này, người ta chỉ còn gọi là “thành phố”, vừa ngắn gọn lại vừa hợp... thời trang !
Thursday, December 12, 2019
VĨNH HẢO ** Bí Ẩn
Đã có mấy chục người chết khi lái xe qua ngọn đồi ấy. Cùng một cái chết giống nhau. Xe lao xuống vực thẳm khi vừa vượt lên khoảng đường cong, chỗ cao nhất.
Người ta không tin là nơi đó có oan hồn của người chết lôi kéo những người khác vào tai nạn. Nhưng dù thế nào thì do thân nhân của nhiều người đến thăm viếng, đốt nhang hay nến tưởng niệm, nơi đó được dựng lên một cái bia, cạnh một tảng đá bàng lớn. Xe qua lại, nhìn tấm bia ấy, không khỏi rùng mình.
Wednesday, December 11, 2019
TẠ QUANG KHÔI ** NIỀM VUI CUỐI ÐỜI
Ông Cảnh đã yêu Nhạn suốt cả cuộc đời. Trong tuyệt vọng và thầm kín. Nhạn là con gái đầu lòng của một người bạn thân. Người bạn này còn kém cả tuổi ông. Hai người cùng học một lớp với nhau nhiều năm. Khi người bạn lấy vợ, ông là một trong hai người rể phụ. Nhưng chính ông thì chưa bao giờ làm chú rể. Nhiều thầy bói đã cho biết số ông là số “cô độc cô quả”. Thật ra, ông cũng đã có một vài lần hỏi vợ, nhưng lần nào cũng dở dang và đổ vỡ. Có đám thì sắp đến ngày cười bỗng nhà gái từ hôn với lý do không rõ ràng. Có đám thì chính ông từ hôn vì bất ngờ trông thấy vợ chưa cưới đi chơi với một người đàn ông lạ mặt. Có điều đáng nói là dù đi hỏi vợ ông chưa hề thực tâm yêu một người con gái nào. Ông thấy bạn bè lần lượt có gia đình thì cũng muốn có một người vợ để đi về có nhau. Ông cũng nghĩ tới lời khuyên của một câu tục ngữ Pháp : ”L’appétit vient en mangeant”, nghĩa là cứ lấy vợ rồi sẽ yêu vợ.
Monday, December 9, 2019
TRẦN ĐẠO ** trí thức, kẻ bất lực của muôn đời
Mao Trạch Ðông có một câu khó ngửi về trí thức. Vậy mà không ít trí thức trên đời, không phải hạng xoàng, ngửi được. Không có gì đáng ngạc nhiên. Ông có lý, trí thức thường là kẻ bất lực. Khổng Minh nhường thiên thời cho Tào Tháo, địa lợi cho Tôn Quyền, chỉ dựa vào nhân hoà mà dựng nhà Hậu Hán, thật là người trí thức phi thường. Nhưng cũng phải thở dài, gục xuống Kỳ Sơn. Thật là kẻ bất lực trước thời thế. Nguyễn Trãi chủ trương đánh vào lòng người hơn đánh thành, giúp Lê Lợi đánh bạt quân Minh, tuyệt vời không kém Khổng Minh. Rồi cũng bị loại : thế giới phong kiến không có đất sống cho loại người như vậy, loại người biến mệnh trời thành lòng dân. Tại sao kỳ lạ thế ?
NGUYỄN AN BÌNH ** NGÔI NHÀ NHỎ CỦA TÔI
Ngôi nhà nhỏ của tôi
Có giàn ti gôn bao mùa thắm đỏ
Rực hồng dưới nắng vàng một ngày ban mai
Nơi tôi nhìn thấy
Từng cánh ong mật bay về
Rong chơi tìm những hương hoa trong gió
Nơi mỗi ngày tôi đi về
Nơi có tiếng khóc cười của trẻ thơ ngày ấy
Nơi có lời giận hờn của người đàn bà tôi yêu
Luôn ấm áp ngọn lửa yêu thương
Và cái nghèo nhiều năm vây bủa
Cái lạnh hanh hao
Mong manh của một kiếp người.
Sunday, December 8, 2019
Thursday, December 5, 2019
NGUYỄN MẠNH TRNH * Nguyễn Đình Toàn: người viết nhạc như một thi sĩ
Hai mươi năm văn học miền Nam có thi sĩ Nguyễn Đình Toàn với những bài thơ được chép trong những cuốn vở học trò thì có văn sĩ Nguyễn Đình Toàn với tác phẩm Áo Mơ Phai được giải thưởng văn chương toàn quốc.Và cón có một chân dung nghệ sĩ nổi bật không kém. Đó là nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn.
Subscribe to:
Posts (Atom)