văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, August 23, 2021

Lương Thư Trung ** VÀI NHẬN ĐỊNH TIÊU BIỂU VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC



Với tập thơ “Tình Người” xuất bản năm 1967, đến tuyển tập “Tôi Học Phật” (Phiên bản 2, 2021), như vậy trong vòng 54 năm, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có cả thảy 57 quyển sách đã xuất bản, đủ các thể loại, gồm: Thơ, Văn (Tùy bút), Y Học Thường Thức, và Phật học. Cùng với số lượng các tác phẩm nhiều như vậy, sau khi đọc sách của Đỗ Hồng Ngọc, có rất nhiều tác giả tên tuổi viết bài nhận định về các tác phẩm ấy của ông; tôi thiển nghĩ, không riêng gì tác giả của “Tình Người”, của “Thơ Đỗ Nghê”, của “Tôi Học Phật”, vân.vân…, mà bất cứ người làm sách nào có được nhiều người quan tâm như vậy chắc chắn không gì vui và hạnh phúc cho bằng!

Sunday, August 22, 2021

HÀ THÚC SINH ** Biển, Cầu Vàng, Và Em

Hình ảnh cầu vồng đẹp trong thung lũng



Ở phía sau em biển tựa lòng

Cầu dài nối lại mối tình riêng

Đời sau truyền thuyết người ta nhắc

Thủa ấy ngồi kia em tóc đen

TRẦN VẤN LỆ ** Gió Đầu Mùa


Sáng hôm nay, bình minh, không có nắng.  Gió hiu hiu, trời mát mẻ vô cùng! Hình như là Thu đang tới phải không?  Gió heo may thơm cánh đồng cỏ dại...

Những cánh đồng cỏ đang màu tai tái,  sẽ xanh tươi mai mốt biết đâu hà!  Tôi thở ra, và tôi thở ra / rồi hít lại cái mùi thơm đồng nội...

Phạm Tín An Ninh ** ĐÀ LẠT TRỜI MƯA


Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình , và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc.


Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm.

LAN ĐÀM ** BUỔI SÁNG UỐNG TRÀ, NGẮM TRANH NƠI PHÒNG KHÁCH

                                                                             
Hạt reo xuống tự kiếp nào,

Nở xanh lũng thấp đỉnh cao ven đường.

Mái chùa son nhạt màu sương,

Vạt mây ngừng lại gió dường phân vân.

Lội qua con suối phàm trần,

Thiền sư để lại dấu chân bên bờ

Friday, August 13, 2021

bùi ngọc tuấn ** trăng nguyệt thực


đêm nay rượu đã say chuếnh choáng

gõ chén rồi ngâm thơ Ðặng Dung

sắc đêm huyễn hoặc trăng nguyệt thực 

trời tím mây bầm đỏ máu đông

 

từ  đâu tiếng vạc kêu thảng thốt

vật mình quằn quại gió đảo điên

đứng giữa trời không tung chén rượu

dâng người lịch sử muốn bỏ quên 

Monday, August 9, 2021

TRẦN VẤN LỆ ** Xé Một Tờ Lịch Thấy Ngày Mới


Nhẹ tay nâng cuốn lịch / xé đi thêm một ngày.  Ngày mới:  Ngày Hôm Nay, ngày hôm qua xé bỏ...
"Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền" (*).  Không phải Hồ Chí Minh, mà ông Thanh Tịnh viết...
Hồ Chí Minh khen "Hay thiệt" và lấy làm của mình.  Thanh Tịnh phải làm thinh, sau ghi vào hồi ký..
Chuyện xảy trong Thế Kỷ / Hai Mươi, đã xưa rồi...

HỒ THỤY MỸ HẠNH ** Bọt nước



Diễm đứng ngắm mình trong gương một lần nữa, người trong gương mỉm cười hài lòng. Chiếc đầm màu trắng may đúng mode hợp với thân hình cân đối, bộ nữ trang đắc tiền làm cho cô sang trọng hẳn lên, mái tóc chải kiểu cách và khuôn mặt được trang điểm rất kỹ, nhìn Diễm như một diễn viên chuẩn bị lên sân khấu.

Thursday, August 5, 2021

VĨNH HẢO ** Ngồi Im


Tiếng xe cộ qua lại trên đường đánh thức khu xóm vốn lặng lẽ về đêm

Nắng mai trải nhẹ một dải lụa hoàng kim lên góc vườn nhỏ

Giọt sương vừa đủ nặng để rơi nhanh khi nhành lá lay động trước gió

Con chim vỗ cánh trăm lần mà tợ như đứng yên – chỉ để hút tí mật từ nhụy hoa

Qua một đêm, con nhện kiên nhẫn dệt lại một mạng lưới khác sau khi bị phá hủy bằng một cái quơ tay của người đi đường

Có người ngồi im bên cửa sổ không làm không nói gì cả

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Phan Bá Thụy Dương : đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia


chụp bởi T.H - Viễn Đông News

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu
đời nhà Lý ở trên, được nhà thơ 
Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ 
ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có 
nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái 
khuynh khoái của người nghệ sĩ 
chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, 
thì thế sự chất chồng chung quanh 
nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. 
Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ 
hình như cũng tương đồng với thậm 
thâm vi diệu pháp của người tu 
chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ 
nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc 
hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không 
trong lòng người đạt ngộ.