văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, December 1, 2021

Trần Vấn Lệ ** Dẫn Nhau Đi Tới Đỉnh Ngàn



Buồn lòng biết nói với ai?  Thả đôi câu với mưa mai nắng chiều?  Nắng. mưa tháng Chạp buồn hiu, buồn lòng có thể đang nhiều thêm thôi...


May kìa, còn chiếc lá rơi, còn đôi chim đứng hót rồi bay xa...Còn gì đâu nữa với ta? Những tin báo nói quê nhà nước dâng...

Saturday, November 27, 2021

Huỳnh Trung Chánh ** AM MÂY NGÀN



Rồi đây bèo hợp mây tan 
Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?
Nguyễn Du

Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tửlăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợimang xuống núi nhờ người dân phân phối tiêu thụ để đổi gạo và vài vật dụng linh tinh cần thiết. Sau đó sư mới phát triển thêm vài loại cây ăn trái như mít, ổi và năm ba bụi chuối... những loại mà bạn hàng thường đến tận nơi mua mão, sư đỡ nhọc công liên tục gồng gánh xuống núi. Sư lao động cần mẫn, chơn chất giao tiếp, cung kính đối xử với mọi người, chẳng ra vẻ dạy đời dạy đạo ai, thành thử dân xóm dưới núi chẳng mấy ai tin tưởng sư là bậc tu hành chân chính, nên nếu họ gọi sư là “ông đạo” hay “đạo Ân” kể ra là quá trọng vọng rồi.

Thursday, November 18, 2021

thy an ** qua vùng khổ nạn



dắt dìu nhau qua vùng khổ nạn

thành phố lặng im 

con chim không nhớ hót

trái tim trôi theo mùa dịch

bài ca liên miên nói về sự sống còn  

những con người đói khổ 

bao nhiêu con đường khép lại từ đây

Trần Vấn Lệ ** Once Upon A Time


 
Tuổi Thanh Xuân của em gắn liền với Đà Lạt...
ở đó có Trại Mát, có Trại Hầm...có Ngã Ba Fil Nôm... 
...và chắc có một hôm mưa như cầm-tĩn-đổ, 
em dừng xe lại đó đứng mái hiên đụt mưa!
 
Ôi chao cái ngày xưa! Mưa gì mưa trắng núi! 
Mưa đến bầy vịt lội cũng lên bờ ngó em! 
Chắc không có ai xinh hơn em đâu em nhỉ? 
Anh nói gì đâu ấy...nhớ em tới bây giờ,

Thursday, November 11, 2021

MINH NGUYỄN ** THỦ ĐÔ CỦA RESORT


Bãi đá 7 màu gần chùa Cổ Thạch La Gàn

Dự tính, sau khi kết thúc chuyến đi vui chơi ở thành phố biển Vũng Tàu, tôi sẽ chở Mây quay về Sài gòn. Nghỉ ngơi vài hôm cho đở mệt, rồi sẽ cùng nhau tiếp tục chạy đi khám phá nơi được mệnh danh là “Thiên đường nghỉ dưỡng Phan Thiết”. Nhưng than ôi ! Không hiểu, do trời xui đất khiến thế nào, mà trong đêm có mặt tham dự tiệc chia tay, có thêm màn đốt lửa trại, diễn ra ngay trên bãi biển. Mây đã vô tình nghe lóm chuyện từ ai đó, ca ngợi không tiếc lời trước vẻ đẹp hút hồn nơi cung đường biển nối từ Bà Ria ra Phan Thiết, khiến suốt đêm cô không sao chợp mắt, dù trong chốc lát.

Thế là, ngay khi trời chưa kịp sáng, Mây đã tức tốc đánh thức tôi ngồi dậy, hỏi có biết con đường biển đó không. Thú thật, sống ở Sàigòn từ nào tới giờ, ra vô Vũng Tàu không biết bao nhiêu lượt, nhưng hỏi về cung đường mới này thì tôi hoàn toàn mù tịt, bởi chăng nó chỉ mới được đưa vào sử dụng cách nay chưa lâu, vì vậy mà tôi chưa có thời gian cũng như cơ hội ra đó để trải nghiệm.

Wednesday, November 10, 2021

hoànglonghải ** Chuyện Ông Thiệu,


 

 Đức trị như sao Bắc đẩu ở một nơi

mà muôn sao khác phải chầu theo 

(Khổng tử)

 

Các nhà viết sử không thể hoàn toàn căn cứ qua những gì trên những lời đồn đãi để viết thành sách, nhưng trên thực tế, nhiều khi những lời đồn ấy lại chính xác hơn những gì viết ra trên giấy trắng mực đen. Sở dĩ có lời đồn đãi là vì có người muốn che giấu, nhất là giới thống trị. Để bảo vệ quyền lợi, bọn thống trị chỉ muốn khoe khoang những cái gì chúng cho là hay và giấu biệt nhữg gì xấu xa, tàn bạo.

Monday, November 8, 2021

Trần Vấn Lệ ** Ngày Đầu Mùa Đông Mới




Ngày đầu mùa Đông mới, bạn có biết gì không?  Mặt trời mai vẫn hồng, cô gái nào cũng đẹp! Bạn sẵn sáng xách giép / cho người yêu bạn chưa?  Tôi biết bạn cười mà!  Nào chúng ta...Sinh Nhật!


Cắt cái bánh, cùng cắt, tặng mặt trời một phần, các phần còn mình ăn, uống cà phê buổi sáng! Coi như lòng lãng mạn, mình nói gì cho vui  (xếp lại nhé ngậm ngùi, quên đi thời vong quốc!).

Diên Nghị ** Nhận định về bài thơ LIÊN KHÚC VÔ THƯỜNG của Phan Bá Thụy Dương


Liên Khúc Vô Thường

1.
Ðốt công án vất kinh thkhi ngộ
Theo đường trng

trng khi tkhi lu

Tìm người hiền ni thâm cốc âm u 

Thng tay vào rừng gilàm ẩn sĩ 

Giòng sinh mệnh

chừng nhuộm màu chướng khí

Bến nhân gian ai quán niệm vô thường 

Hành trình xa ngựa đã lng dây cương 

Trên vách núi chân dung in mờ t

Saturday, November 6, 2021

TRẦN THIỆN HIỆP ** Chùm mật ngữ



                  tặng đỗ nghê 


Phiến tâm làn mây bạc

Phương nào hạc vàng bay

Trăng tàn thơ thức giấc

Chữ nghĩa chắp cánh mây

Vin theo vòng hệ lụy

Nhật nguyệt càn khôn vây

Wednesday, November 3, 2021

Huỳnh Trung Chánh ** THUỐC ĐẮNG


Quyền thuật rất được ưa chuộng tại Bình Định. Từ thành thị đến thôn quê, ai ai cũng dày công khổ luyện võ thuật, kể cả những thiếu nữ mỹ miều: 

"Ai về Bình Định mà coi 

Đàn bà con gái múa roi, đi quyền"


Truyền thống võ Bình Định phát xuất xa xưa từ Thanh Lương tự, một tự viện chủ trương luyện võ cũng tạo được một thứ công phu, khả dĩ hướng dẫn hành giả thâm nhập giáo lý Phật đà. Nguyên sư tổ Thanh Lương, thuở thiếu thời là một anh tài xuất chúng, văn võ song toàn, đã vân du khắp các đại tùng lâm trung Hoa tầm sư học đạo. Tổ sư chẳng những đã ngộ nhập đạo mầu, mà cũng đạt trình độ võ công thâm diệu. Tổ sư phối hợp tinh hoa võ học Thiếu Lâm tự, với môn võ Việt nam cổ truyền chuyên về cận chiến, để sáng tạo môn võ Bình Định độc đáo, lưu truyền hậu thế. Đến đời thứ tư, thiền sư Đạt Bổn, cũng noi gương chư tổ, đem hết tinh hoa Phật học và võ học trao truyền cho 4 đệ tử "Tướng, Hảo, Quang, Minh". Nhân vật ưu tú nhất là đại đệ tử Vĩnh Tướng, võ công siêu tuyệt mà trình độ am hiểu, biện luận Phật Pháp cũng cao siêu. Vĩnh Hảo tuy đạo hạnh kiên trì, nhưng so với sư huynh thì Phật học lẫn võ học đều kém xa.