văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, October 29, 2018

tiểu tử ** Con Mẹ Hàng Xóm


Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”. Không phải để phân biệt với thằng Cui khác, mà là để cho dễ nhớ ! Bởi vì tiếng “Cui” một mình vừa cộc lốc, tối nghĩa, vừa khó nhớ nữa !

Sunday, October 28, 2018

*NGUYỄN AN BÌNH ** CÒN XANH BÓNG NÚI

                                                      
     Thắm nhìn ra ngoài hiên, mặt trời đã đứng bóng từ lâu và đang chuyển dần về phía tây, xa xa có thể thấy bóng của những dãy núi vùng Thất Sơn chập chùng xanh thẩm, áng chừng cũng đã 2 giờ chiều rồi cũng nên mà vẫn không thấy bóng dáng Tư đâu, cô có vẻ sốt ruột ra mặt, lẽ nào Tư muốn tránh mặt cô. Không thể nào vì Thắm đâu có nói hôm nay mình lên đâu. Thông thường Thắm bắt xe từ Cần Thơ lên núi Cô Tô thăm cái gia đình nhỏ bé của Tư tuy nghèo khó nhưng đầy ắp tiếng cười của con nít nhằm ngày thứ bảy hay chủ nhật gì đó thường là những ngày bọn trẻ được nghỉ học ở nhà, mục đích là gặp được mấy đứa nhỏ, trò chuyện đùa vui rồi chia quà, sắp xếp quần áo, tắm rửa cho chúng, được nghe tiếng chúng gọi mẹ Thắm ơi mẹ Thắm à là cô thấy vui rồi. Mấy đứa trẻ ở với cha và bà nội nên hình như khát khao có được một người mẹ lắm để được săn sóc, chiều chuộng hoặc nhờ “Mẹ Thắm” phân xử coi đứa nào phải đứa nào trái rồi phân bua nũng nịu được mẹ Thắm thương đôi khi làm cho cô ứa nước mắt và tội nghiệp cho bọn trẻ thiếu bóng dáng người mẹ trong cuộc sống hằng ngày nhưng không biết làm thế nào cho phải. Thấy cô nhìn ra ngoài sân mãi thím Sáu cũng cảm thấy nóng ruột. Thắm nhìn thím Sáu chép miệng:

Thơ Xướng Hoạ : THIỀN SƯ XÓM NÚI, HỒ CÔNG TÂM, CAO MỴ NHÂN

Image result for HÌNH ẢNH HÀ THƯỢNG NHÂN

[1]
Tháng Mười Nhớ Bạn Hà Thượng Nhân

Tiễn biệt anh đi cgng tháng Mười
Bây giờ thu mấy giọt mưa rơi
Thơ văn bác cổ ôi tài trí
Tình nghĩa nhân sinh ấy nụ cười
Vườn hạnh đêm trăng còn rượu ấm
Liêu chùa sáng nắng vẫn chè tươi
Đường xa Xóm Núi be^n rừng hú
Chờ mãi còn ai nữa ghé chơi

San Jose, October 4, 2018
Thiền Sư Xóm Núi

trang thơ trần thiện hiệp


bước nhân gian
gởi văn quang

Bật sáng que diêm
Chiều thu sập tối
Tìm trong mắt em
Ngày xuân nắng vội

Bật sáng que diêm
Căn phòng hiu quạnh
Thoảng trên môi em
Mùi hương hồng hạnh

Monday, October 15, 2018

TRẦN YÊN THẢO ** một con người khác trong thơ Phan Bá Thụy Dương

TYT, Hồ Hữu Thủ, PBTD, Đỗ Hồng Ngọc,
Huỳnh Tấn Thời, Trần Thiện Hiệp

Những năm hậu bán của thế kỷ trước, tôi rất quen thuộc với một Phan Bá Thuỵ Dương của tình yêu, của lãng mạn, của thiên nhiên, của chiến tranh và thân phận làm người…Một vóc dáng khác thường trong những cảnh ngộ rất thường.

Bước qua thế kỷ 21 này, nhân đọc “Lời Gọi Cỏ May” (tuyển tập thơ văn của Phan Bá Thuỵ Dương, nxb Little Saigon 2012), tôi chợt bắt gặp một con người khác trong thơ anh. Một bóng dáng ngàn năm thơ thẩn đi tìm chính mình, đi tìm khuôn mặt ngàn đời bất biến bất dịch của mình từ trước khi sinh đến sau khi sống. Một hành trình cho dù vận dụng cả thời gian lẫn không gian cũng khó bề đo đếm!

Friday, October 12, 2018

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * phan bá thụy dương: đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

PBTD qua ống kính của CN/CB báo Viễn Đông


Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.

Thursday, October 11, 2018

TRANG THƠ TRẦN THIỆN HIỆP


Inline image
TTH qua góc nhìn của Mặc Trí 

VƯỜN EM CUỐI HẠ

những cánh lá đầu tiên trở vàng
vườn em cuối hạ
đôi chim như khách lạ chợt đến 
rồi bay đi
còn lại tiếng thầm thì trên tóc em gió nhẹ
nắng vàng hanh chiều nghiêng vai áo
em âm thầm tựa bức tranh xưa
dựa cội cây
lạc hồn trong lá đong đưa

Friday, September 28, 2018

TRẦN YÊN THẢO ** Lưu lạc giữa quê nhà


1.
Chỗ nằm rớt một giọt mưa
mùa thu đi vội lá chưa kịp vàng
mây thu giờ đã về ngàn
cớ sao trên chiếu rõ ràng giọt mưa.

2.
Thản nhiên nước chảy đá mòn
bóng hình xưa tưởng đâu còn tăm hao.
Người về giữa giấc chiêm bao
thấy trong giếng mắt ngàn sao trên trời.

Thursday, September 27, 2018

ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ ** BIỆT ĐỘI THIÊN NGA


Tôi xin minh định trước, bài viết này không phải là bài điểm sách vì điểm sách, bao quát nhiều vấn đề: nội dung, hình thức, bút pháp, văn phong...cần  phải có nhiều thì giờ và đọc thật kỹ, phân tích tỉ mỉ, phê bình trung thực.
Về tập sách "tự truyện" của cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thanh Thủy, tôi chỉ tìm hiểu và ghi lại những gì mà mình lãnh hội được qua tác phẩm Biệt Đội Thiên Nga, tên một tập sách dày 206 trang, phát hành gần đây (khoảng tháng 7 năm 2018 ở miền Nam Cali) dưới dạng hồi ký hay là kể chuyện lại quá khứ của Biệt Đội Thiên Nga - ngành nữ tình báo đặc biệt (thuộc Khối Cảnh Sát Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia) do chính cựu Biệt Đội Trưởng - Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy biên soạn. Sách không có đề giá bán, cũng như không có gởi bán tại các nhà sách, theo sự hiểu biết của người viết bài này.

TIỂU TỬ ** Thằng Dân



Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !
Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !

Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc.
Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.
Câu ” dân ngu khu đen ” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành ” dân đen ” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng ” ngu ” cũng đã là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng ” dân đen ” nói lên rõ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng !