Hắn đi thật rồi. Chỉ để lại một xấp bản thảo trên bàn viết, hầu hết là thơ, chỉ có một bài văn xuôi, viết theo lối tùy bút, hay có thể nói là một thứ lưu ký để gửi cho người ở lại. Chủ nhà cũng là chỗ quen biết nên ráng chờ cho tới khi nào xấp bản thảo được trao đúng người rồi mới lo dọn dẹp căn phòng để cho người khác mướn. Căn phòng vẫn còn nồng mùi khói thuốc. Một cái giường nhỏ. Một bàn viết nhỏ ngó ra cửa sổ nhỏ. Xấp bản thảo được lấy đi rồi thì trên bàn chỉ còn trơ lại một cái gạt tàn thuốc bằng thủy tinh đã được rửa sạch, lau khô, và đặt úp xuống. Hắn đi thật rồi. Một nhà thơ. Một gã điên. Một bàn viết. Một cái gạt tàn. Một cuộc đời. Hắn có điên không nhỉ? Cái đó khó mà nói được. Có thể đối với cuộc đời này, đối với thiên kỷ mới này, hắn điên thật đấy. Không tin à? Thì đọc thử những gì hắn viết xem. Hắn viết rất tỉnh. Đây là bài viết tỉnh nhất của hắn. Nhưng vẫn không bao giờ được chúng ta chấp nhận. Vậy thì hắn điên thật rồi còn gì! Nhưng nói cho cùng thì hắn là một gã điên rất đáng yêu. Một gã điên rất thơ. Một gã thơ rất điên. Một gã điên không quậy phá, không phiền nhiễu ai. Điên một cách lặng lẽ, âm thầm. Hắn vào đời bằng nỗi điên âm thầm rồi từ giã cuộc đời cũng bằng nỗi điên âm thầm ấy...
Saturday, November 30, 2019
HAI TRẦU * CHỢT NHỚ VỀ SÀI GÒN
Thưa bạn,
Dường như mỗi khi có ai đó nhắc về một vùng đất, một làng quê, hoặc một thành phố nào đó để nhớ là nỗi nhớ ấy được tích lũy lại từ những kỷ niệm, những ký ức mà người ấy có lần được ghé qua rồi có khi phải sống lại nơi chốn ấy năm ba ngày, năm ba tháng hoặc lâu hơn chút nữa là năm ba năm, hay lâu hơn nữa;nhưng chắc chắn một điều là nỗi nhớ ấy phải chín muồi, phải khắng khít, phải tha thiết để rồi người ta mới có dịp ngồi xuống tâm sự cùng bạn về nỗi nhớ của họ về những ngày xa xưa ấy mà họ đã ở đó một thời!
HỒ TRƯỜNG AN ** Câu chuyện xóm Thiềng Đức
Ông Lê Tấn Bền vốn dân xóm Thiềng Đức, làng Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long. Ông được đắc cử Hội dồng Địa hạt khi ông được 40 tuổi. Vợ ông là bà Lý thị Xuyến thuộc loại chủ phụ đảm đương hiền thục. Hai cô em kế của ông là cô Ba Túy Khuê, cô Tư Túy Châu đều lấy chồng hơi xa, nhưng thuộc con nhà giàu. Cô Ba Túy Khuê lấy chồng ở Hòa Mỹ , thuộc vùng phụ cận, cách tỉnh Vĩnh Long 8 cây số. Cô Tư Túy Châu lấy chồng ở Chợ Lách, cách tỉnh Vĩnh Long 15 cây số. Chỉ có cô Út Túy Ngọc lấy chồng ở xóm Cái Sơn Bé, gần Đình Khao, cách cầu Thiềng Đức 2 cây số. Chồng cô là ông Cai Tổng Trương Minh Khôn lớn hơn cô 10 tuổi, nhưng nhờ tập khí công và dượt võ Bình Định rất siêng chăm nên thể chất ông vẫn phì mỹ và cường tráng lắm.
Wednesday, November 27, 2019
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** TRÊN ĐƯỜNG VỀ QUÊ, BỖNG NGHE BẢN TỐNG TỬU ĐƠN HÙNG TÍN
Tuesday, November 26, 2019
TIÊU DAO BẢO CỰ ** Lãnh Tụ Tối Cao
BBT: Ngoài những chi tiết phụ mang tính hư cấu cho phù hợp với tính chất tiểu thuyết (như Lãnh tụ tối cao ám chỉ Thượng tọa Trí Quang và tên các nhân vật), nội dung cuộc tiếp xúc được ghi lại khá trung thực, phản ánh rõ tư tưởng của Thượng tọa Trí Quang lúc bấy giờ và suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật khác. Vào thời điểm này tôi 21 tuổi, học năm thứ ba Đại học Sư phạm.
Tôi gởi đăng phổ biến đoạn văn này như một tư liệu tham khảo cho những người quan tâm, với nhận định hoàn toàn chủ quan, qua mắt nhìn của một sinh viên tranh đấu 21 tuổi ở chính thời điểm đó, không nhằm mục đích phê phán hay ngợi ca, về một nhân vật đã đi vào lịch sử và gây ra những nhận thức trái chiều.
(TDBC)
(TDBC)
Sunday, November 24, 2019
Friday, November 22, 2019
BÙI NGỌC TUẤN ** Đêm Thu, sương nhạt tưởng thấy bóng cờ xưa.
Thursday, November 21, 2019
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Trần Tuấn Kiệt: Máu rơi ba giọt dưới chân thềm
Tiểu sử văn học: TRẦN TUẤN KIỆT
Ông sinh ngày 1/6/1939 tại Tân Vĩnh Hòa, Sa Đéc,
Ông sinh ngày 1/6/1939 tại Tân Vĩnh Hòa, Sa Đéc,
Thuở nhỏ ở làng Tân Quy Đông, Xóm Bún (nay là làng hoa Sa Đéc). Thời chiến tranh, tản cư cùng ông bà ngoại qua Cồn Tiên, Sa đéc, đến 8 tuổi thì mẹ mất lúc tản cư. Cha bỏ đi giang hồ theo các gánh cải lương. Sống với ông bà ngoại và người cậu thứ Năm tên Phan Văn Vàng nuôi. Ông Phan Văn Vàng là một trí thức làm ở Tòa án Hòa giải tỉnh Sa Đéc, sau làm Tối cao Pháp viện ở Saigon. Trong nhà có đầy đủ các sách vở, báo chí trong và ngoài nước. Ông là người lập ra nhóm Tân Nhạc đầu tiên ở Sa Đéc.
Subscribe to:
Posts (Atom)