văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, May 24, 2013

PHẠM TÍN AN NINH ◘ Hạnh Phúc Xót Xa

Hồ Thành Đức

Tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhận được một thiệp mời đám cưới gởi qua đường bưu điện, danh tánh nhà trai, nhà gái và cả cô dâu chú rể đều xa lạ. Gần nửa giờ ngồi “điểm danh” tất cả bà con, bè bạn xa gần, vợ chồng tôi và mấy đứa con cũng chẳng tìm ra “tông tích” họ là ai. Nghe bạn bè kể lại, một số không ít người Việt mình thích có nhiều thực khách tham dự tiệc cưới của con cháu. Khách càng đông càng chứng tỏ được thế giá của gia đình. Vì vậy có người chỉ gặp ai ở đâu đó một lần thoáng qua, cũng có thể trở thành “quan viên” hai họ. Hơn nữa, ở cái vương quốc nhỏ bé và hiền lành này, muốn tìm ai, cứ việc mở cuốn điện thoại niên giám hoặc vào guleside gõ cái tên là có ngay số phone và địa chỉ. Cũng có thể là do một ông bà khách nào đó được mời nhưng hồi báo không thể tham dự được nên vợ chồng tôi được chọn để “điền vào chỗ trống cho có đầy đủ ý nghĩa” chăng?

ĐINH HÙNG * tiếng dương cầm

Đinh Hùng qua Tạ Tỵ


Chiều nắng say, con bướm vàng thơ thẩn,
Bên nhà em hiu hắt tiếng dương cầm.
Hồn ai xưa khóc lại giữa thanh âm?
Mối sầu ấy biết em còn tưởng nhớ ?

Tôi nghe rõ buổi chiều hoa nức nở,
Ôi tay buồn em để tiếng vàng rơi!
Vô tình sao! Em rung phím lòng người,
Bao thương nhớ chiều nay về quá khứ

Nhớ từ đâu, có một chiều khách lữ,
Trong hương đàn vương mãi ánh hương ai .
Ôi mắt xanh, mày lặng, ánh mi dài,
Người khuê nữ tóc buồn như suối chẩy

Và tay trắng trên phím ngà run rẩy,
Và hồn sầu tan rụng với hồng sa .
- Anh van em ngừng lại khúc đàn hoa,
Nương tay nhẹ, gieo một lời vĩnh biệt.

Anh van em chớ sầu trong mắt biếc,
Cho hồn ai thôi nhớ chút ly hương.
Chiều hôm nay thổn thức nắng bên tường,
Và lời gió cũng run bằng cánh bướm.

Em không thấy u hoài như sóng gợn,
Tự lòng anh rung lại mấy thanh âm?
Bên nhà em hiu hắt tiếng dương cầm
.

PHẠM QUỐC BẢO * Pleiku trong thơ Trần Tuấn Kiệt

Trần Tuấn Kiệt

Cách đây vài tuần, trong buổi gặp mặt thân hữu, một người bạn học xưa tình cờ giới thiệu cô Thu Đào là nhân vật năng nổ đang đứng ra tổ chức Ngày Hội Ngộ Phố Núi Pleiku lần thứ nhì dự trù vào mấy tháng đầu năm 2013.
Nhắc đến Pleiku, kỷ niệm của trên 46 năm trước chợt hiện ra trong ký ức: Nếu ký ức của tôi còn chưa lầm lẫn thì giữa năm 1966, tôi cùng với một nhóm bạn hữu, trong đó tôi còn nhớ chắc chắn là có sự hiện diện của Bùi Hồng Sĩ và Trần Tuấn Kiệt, được hân hạnh mời lên Pleiku, nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung Tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn của đồng bào Thượng có tên là Trường Sơn...

HOÀI ZIANG DUY * Gõ cửa




















     Sớm hôm nay hình như em gỏ cửa
     Thức lòng anh nắng sớm tự bao giờ
     Chân nhẹ bước một thời son gót nhỏ
     Lá ngại cành sương đọng giọt tinh mơ

     Từ một thuở biết thương người ngoài cửa
     Năm mấy mùa hạnh phúc trổ buồng cau
     Chút lãng mạn gói tình nhen nhúm lửa
     Để chiều hôm chân gió lẽn trộm vào

     Như khát vọng cuộc tình ta muôn thuở
     Lời bao dung ngọt tiếng dỗ ưu phiền
     Đâu sóng nước sóng xô đời lầm lỡ
     Chảy xuôi dòng bờ đá tảng tiền duyên

     Rồi có lúc đôi khi ngồi bóng khuất
     Thấy lại mình trong khoảng trống quạnh hiu
     Trên tường xưa ngựa già trăng treo lững
     Dưới hồn thiêng sông núi buổi chợ chiều

     Sớm hôm qua còn nghe ai gỏ cửa
     Âm thanh xưa lòng động vở nghẹn lời
     Bùi ngùi trông tưởng chiều nay cửa mở
     Mùi hương xưa đất gọi ngủ bên đời.

     HOÀI ZIANG DUY


Thursday, May 23, 2013

ĐỖ HỒNG NGỌC ◙ tùy hỷ

Một hôm Di Lặc Bồ tát bạch Phật: « Thưa đức Thế Tôn ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe kinh Pháp Hoa này mà tùy hỷ thì đặng bao nhiêu phước đức ? »

Ối trời, các phẩm trước của Pháp Hoa đều chỉ nói đến chuyện « thọ trì đọc
tụng biên chép giảng nói » kinh... mới có được phước đức, bây giờ Bồ tát Di Lặc hỏi kỳ cục: chỉ tùy hỷ không thôi thì sẽ đặng bao nhiêu phước đức ?

Bồ tát Di Lặc quả là vị Phật của tương lai, biết trước loài người sau này ngày càng ham danh ham phước mà lại làm biếng, chỉ muốn người ta làm sẵn rồi... « ăn theo »! Có lẽ vì thế mà Di Lặc Bồ tát thuở xưa có tên là Cầu Danh, làm biếng có tiếng, đến nỗi bị Bồ tát Văn Thù chê trách: « tham ưa danh lợi, dầu cũng đọc tụng các kinh mà chẳng thuộc rành, phần nhiều quên mất »!

TƯỜNG LINH ◙ lập bút sơn


núi Cà Tang quê cũ
tên chữ: Lập Bút Sơn
giấy viết: trời xứ Quãng
nghiên mực: nước Thu Bồn
quàng mây trắng thạch đỉnh
rải nắng vàng sơn thôn
núi gọi người “lập bút”
đời đời thêm nét son


TRẦN YÊN THẢO & LÂM HOÀNG LÂN * lộ tuyến Bắc của con đường tơ lụa Chương V.


Rời Đôn Hoàng ra Hán Ngọc Môn Quan đi về phía Tây Bắc, qua Tây Châu, Yên Kỳ, Hán Luân Đài rồi đến Sơ Lặc. Tức từ phía Đông bồn địa Tháp Lý Mộc đi giữa lòng bồn địa về phía Tây. Đó là Lộ tuyến Bắc của “Con đường Tơ lụa”.
Tháp Lý Mộc là bồn địa nằm sâu trong đất liền lớn nhất Trung Quốc và nổi tiếng nhất Thế Giới. Bồn địa cách Bắc Băng Dương phía Bắc và Thái Bình Dương phía Đông mỗi bề 3.800km. Cách Ấn Độ Dương phía Nam 2.200km, có tổng diện tích 53 vạn km2. Đó là bồn địa khép kín và hoàn chỉnh nhất. Phía Bắc có Thiên Sơn che chắn, phía Nam có núi Côn Luân và núi A Nhĩ Kim. Núi bao quanh bồn địa cao từ 4.000 tới 6.000m so với mặt biển.

BÙI NGỌC TUẤN * Tại sao tôi thích truyện Kiều


(bài nói chuyện trong buổi giới thiệu bản dịch Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân của GS Đàm Quang Hưng – St. Paul, Minnesota May 18, 2013)

Mấy tháng trưóc khi giới thiệu thơ Cung Trầm Tưởng cùng quý vị, tôi đã nói rằng: “Chúng ta may mắn nói tiếng Việt Nam, bởi vì tiếng Việt đơn âm và giầu thanh điệu. Những nguyên âm với 5 dấu giọng; Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng, một âm tiếng chẳng những thay đổi ý nghĩa mà còn chuyển nhạc điệu. Tiếng Việt lại còn giầu trong cách diễn tả, cùng một ý mà có nhiều cách diễn tả khác nhau, bằng nhiều tĩnh tự khác nhau, mang theo những âm điệu khác nhau, gợi lên những hình ảnh khác nhau và cũng vì thế mang nhiều cường độ khác nhau. Những chữ kép còn hoán chuyển vị trí, gợi lên những ý tình, những cung bậc khác nhau, như thiết tha và tha thiết, say đắm và đắm say, ngơ ngẩn và ngẩn ngơ, quên lãng và lãng quên, ai dám nói rằng cảm thông đồng nghĩa với thông cảm. Đổi dấu giọng lại cũng đổi hẳn nghĩa, ví dụ: ngơ ngẩn và ngớ ngẩn, Thẩn thơ và thẫn thờ …

HOÀNG TRÚC LY * nằm mộng thấy nữ sinh


tặng HOA của trăm hoa

Ta từ giấc mộng bước gần em
Đường phố đầy trăng hay mặt trời chìm
Ô hay con gái bay nhiều quá
Hai cánh tay mềm như cánh chim

Như cuống của hoa như cội của cành
Em đến bao giờ là em của anh
Thôi đã vô cùng cô liêu bóng cả
Như chim xa rừng tội nghiệp rừng xanh

Tuyệt mù giấc mộng mỏng như sương
Vai áo hào hoa tê tê bụi đường
Ra đi ta đắp lên sông núi
Trời rộng sông dài nỗi nhớ thương

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * Nghiêu Minh. cuộc phiêu hốt tang bồng của kẻ lãng tử tài hoa


Tiểu sử văn học: NGHIÊU MINH

- Tên thật: Nguyễn Văn Minh
- Các bút hiệu khác: Đặng Thiên Gia Hộ,
  Lê Cần Sơn, Mạnh Thần
- Sinh 1944
- Quê quán: 18 Thôn Vườn Trầu, Gia Định
- Hiện cư ngụ: Maryland, Hoa Kỳ



Tác phẩm đã xuất bản:
- Khóc Trên Đường Đi, Hát Trên Đường Về (tập nhạc 1984)
- Trăng Mật (thơ 1992)
- Chợ Trăng (tập nhạc 2000)
- Dấu Xưa (thơ 2002)
- Mẹ Thường Hằng (thơ song ngữ, 2005)
- Thiền Trong Cõi Tục (thơ 2013)