Rạng của Phan Thiết bây giờ không còn là nơi picnic cho học sinh hay gia đình từ thành phố Phan Thiết nữa. Bãi biển đã bị các resort làm chủ bằng cách dọn sạch phần bãi trước khu vực resort, đặt một hàng ghế nằm nghỉ với tấm đệm lót có mang dấu hiệu riêng với ngụ ý không muốn cho ai ngồi xuống bãi cát mà hưởng thụ biển trời mênh mông trước mặt. Cho nên, từ Đá Ông Địa ra cầu Đá gần Mũi Né, bãi biển dài bốn-năm kilomet chỉ có hai con hẻm nhỏ để người dân chài từ làng quê nằm sâu phía sau hàng quán và ruộng vườn bên kia đường, nghĩa là dân chài nhưng không sống ven biển, dùng đó mà ra biển, mà tiếp tục nghề chài cha truyền con nối. Còn người không quen nước quen cái, muốn đến Rạng để tắm biển thì... chịu thua vì biển Rạng không muốn có người chỉ ghé thăm chơi vài ba tiếng đồng hồ, biển Rạng đã bị ai đó bán cho các resort rồi. Vậy ra biển Rạng không hiểu gì sao? Hay biển Rạng cũng biết là đồng tiền đã mua đứt biển Rạng và biển Rạng không làm gì được hết, bởi quyền lực quá mạnh, quá cao? Biển Rạng biết đó, ở những nước khác trên thế giới, chủ nhân có toàn quyền trên phần đất của mình nhưng bãi biển là của mọi người, là nơi công cộng, không ai được làm chủ. Còn ở Việt Nam mình, không phải chỉ Biển Rạng không thôi, nhiều bãi biển khác nữa, những bãi biển có hấp lực với khách du lịch, cả bãi, cả biển là của nhà nước, nhà nước muốn bán cho ai thì đó là quyền của nhà nước, mình làm dân, muốn yên thân thì phải ngậm miệng, cúi đầu nghe theo.
Không còn là của người dân Phan Thiết, biển Rạng có buồn không?
Sáng sớm khi chân trời vừa hơi ưng ửng đỏ, tiếng sóng biển dồp dập gọi tôi, mời tôi cùng đón, cùng chia sẻ một cảnh sống đã được lưu truyền từ bao thế hệ nay thì đang ngắc ngoải, níu kéo được ngày nào hay ngày đó. Tôi biết, vì tôi đang ở một resort nào đó của Rạng cho nên tôi mới có ”quyền” nhận lời mời này của biển Rạng, tôi mới được đi dạo dọc bờ biển, mới được để bọt biển mơn trớn đôi bàn chân trần. Trong khi đó, bãi vừa cựa mình thức dậy vì bị các anh nhân viên của resort dùng cái cào cỏ để xóa đi những dấu chân người của ngày hôm trước, để bãi được mang hình ảnh trinh nguyên đón một ngày mới.
Mặc cho sóng biển rì rào gọi vì sóng tưởng tôi sẽ đi lần ra, sải tay bơi ra xa, nghịch đùa cùng biển như những buổi sáng trước, tôi tiếp tục đi để kịp có mặt ngay từ đầu. Tôi đi ngược về phía Phan Thiết, ranh giới giữa Rạng và khu vực Đá Ông Địa là nơi những chiếc thúng trở về sau một đêm dòng dã ngoài biển khơi. Mười một giờ đêm hôm qua, mỗi người đàn ông một chiếc thúng được trang bị bằng một chai nước ngọt và một chiếc đèn bão treo lủng lẳng trên cái cây cao vừa quá đầu người, lặng lẽ chèo ra khơi, nhưng bao giờ cũng phải ra khơi cặp đôi để phòng khi mưa to gió lớn và khi trở về cùng có đôi có bạn nương tựa nhau.
Biển tháng bảy vẫn còn hiền hoà để các anh thả thúng lềnh bềnh, giăng mảng lưới và lập bập điếu thuốc ngắm trăng sao. Chờ. Cá lớn, cá nhỏ thơ thẩn tìm miếng ăn hoảng hốt tìm lối thoát khi đột nhiên khám phá biển không còn mênh mông nữa, và nhìn quanh mới thấy không phải chỉ mình ên mà lắm bạn bè khác cũng đã bị giam hãm bởi một vùng lưới trắng bao quanh. Khi mặt trời phía Mũi Né vừa lên trọn vẹn, tung sức sáng xuống vùng biển rộng ngan ngát thì bóng đen những chiếc thúng bắt đầu nhấp nhô theo đợt sóng đẩy đưa hiện ra ở cuối tầm mắt. Từng cặp, không rời xa nhau mấy, từ nhiều hướng, nhắm tòa nhà đang cất dở trên bãi mà tiến dần vào bờ.
Nương theo từng đợt sóng đánh vào, dùng mái chèo, anh thanh niên lừa lách chiếc thúng vào bờ. Từ khi chấm đen hai chiếc thúng xuất hiện ngoài khơi cho tới khi hiện rõ trong tầm mắt người đứng trên bờ, mất cũng nửa giờ đồng hồ. Đôi chân vửng chải giữ thăng bằng cho chiếc thúng trong khi hai cánh tay lúc chèo bên phải, khi chèo bên trái đưa thúng từ từ vào bờ. Càng vào gần bờ thì sóng càng mạnh và sức rút ngược cũng nhanh cho nên mái chèo càng thay đổi liên tục. Khi đẩy, khi chống, khi chèo, cho tới khi chiếc thúng chạm bờ cát để sức nặng của đáy thúng bám xuống cát thì thúng mới không bị sóng biển rút ngược ra. Anh nhảy xuống lắc lắc cái thúng như để xác định độ bám bờ cát của thúng đã chắc ăn chưa.
Đòn gánh, dây thừng đã được dùng để đưa thúng xuống biển hồi tối hôm qua, nằm giấu dưới mấy cái thúng không dùng tới. Người này phụ người kia thay nhau khiêng thúng lên bờ. Nhìn dáng điệu gồng mình, chân bám chặt xuống để phụ nhau nhấc đòn gánh lên vai và từng bước từng bước di chuyển thì cũng đủ hiểu là cái thúng nặng đến cỡ nào cho hai người đàn ông lực lưỡng. Không phải nặng vì số cá đánh được, cũng không phải vì chiếc thúng quá lớn, mà vì cái thúng được đan bằng lát tre dầy, trở nên cứng và không thấm nước vì lớp dầu hắc ở mặt trong và cả chục lớp dầu rái được phết bên ngoài. Và với độ nặng và chắc như vậy thì thúng mới chịu đựng được sóng biển không phải lúc nào cũng hiền hòa. Độ lớn của thúng cái nào cũng như cái nào, độ mét rưỡi, vừa đủ chỗ cho mớ lưới trắng.
Đặt cái thúng này xuống, hai anh thanh niên quay ra phụ nhau khiêng cái thúng kia vào bờ. Như đã thỏa thuận, năm-mười phút sau là hết chiếc thúng này đến chiếc thúng kia lần lượt tấp vô bờ, chừng mười cái, từng đôi. Không cần một lời nhờ vả, không cần một câu hỏi thăm, các anh lặng lẽ phụ nhau lắc, nhấc từng bước một để chiếc thúng nằm vững chắc trên bãi cát và được khiêng lên bờ.
Và từ con hẻm nhỏ, con và vợ hay cha mẹ của các anh thanh niên thư thả tràn ra, làm đầy khoảng bãi cát độ chừng mười mét may mắn còn trống vì tòa nhà của một resort chưa cất xong. ”Không biết khi tòa nhà resort này cất xong, nghĩa là bãi cát này không còn là nơi công cộng nữa thì các người dân chài này sẽ đưa thúng vào đâu?” Đó là câu hỏi vương hoài trong đầu tôi mà không có ai trả lời dùm, cho đến bây giờ.
Cùng trong số đám đông tràn ra bãi biển, có những người đàn bà đến mua cá để đem ra chợ bán hay cho bữa cơm gia đình. Những người đàn bà này đi tới đi lui, ngắm nhìn, phân lượng loại cá đã được tháo ra khỏi lưới nằm trên bãi cát. Hình như đã quen biết nhau từ lâu và giá cả cũng không khi trên trời khi dưới đất nên coi bộ sự mua bán diễn ra khá nhanh chóng và lời kèo nài trả giá hay mời mua cũng không cần thiết lắm.
Không cần chờ lâu, theo bước chân má, đám con lần lượt ra bãi. Từ khoảng bốn tuổi đến mười tuổi, các em đang nghỉ hè nên tay cầm gói xôi vò, gói bắp hầm, ổ bánh mì ngồi rải rác quanh đó, gần gần thúng của ba mình. Còn nhỏ thì vừa chơi, vừa ăn, vừa ngắm nhìn những con cá tươi cứng, bóng nhảy mà ba má vừa gỡ ra, nằm ngổn ngang trên mặt cát. Những em lớn hơn tí thì phụ ba má gỡ cá, xếp lưới...
Anh
này dùng loại lưới lổ lớn nên anh chỉ việc ngồi
trên thành thúng, vừa gỡ cá vừa xếp tấm lưới cho gọn
gàng để chuẩn bị chuyến ra khơi tối nay. Không bao
nhiêu, chừng hơn nửa cái sô xanh, hai đến ba kilo loại
cá có bề ngang cỡ hai đến ba ngón tay và dài bằng bàn
tay. Loại cá sẽ giữ nguyên con khi kho hay chiên hay nấu
canh chứ không cần cắt làm đôi, và càng không cần cắt
lát. Theo ”kiến thức” tôi thâu lượm được thì tôi
có thể phỏng đoán lợi tức hôm nay của anh cỡ chừng
ba mươi đến bốn mươi ngàn.
Không một lời trao đổi, người vợ xách sô cá đi lại con hẻm, ra đường, mà theo suy đoán của tôi là chị muốn mang cá ra chợ bán để được giá hơn.
Không một lời trao đổi, người vợ xách sô cá đi lại con hẻm, ra đường, mà theo suy đoán của tôi là chị muốn mang cá ra chợ bán để được giá hơn.
Hút xong điếu thuốc, quay đi quẩn lại, không thấy vợ đâu cả, anh chỉ nghe tiếng thằng con trai của anh nhắc em mình:
- Em ăn hết gói bắp hầm đi, chút anh cho uống sữa đậu nành.
Tiếng thằng anh mười tuổi dổ em, như muốn an ủi em vì bỏ em ngồi một mình.
- Dạ.
Thằng em như đã quen, vừa dạ trả lời anh vừa chăm chú múc từng hột bắp trắng tươi nở to tròn. Coi bộ bịch sữa đậu nành không hấp dẫn lắm nên không mè nheo đòi. Hoặc là biết thế nào cũng được. Hoặc là anh biểu sao làm vậy vì giọng thằng anh nghe nghiêm nghị lắm, cậu bé này ra đây để giúp ba mà.
Ba
đã gỡ rồi nhưng coi bộ không kỹ nên còn mấy con cá
nhỏ dính trong đống lưới. Hai anh em lui cui ráng tìm,
được con nào hay con đó. Cá liệt nhỏ vầy chớ nấu
canh cà, cho thêm ngò là ngon lắm, hay kho mặn nhiều tiêu
cay cay ăn với cơm trắng cũng ngon vậy.
Em
phụ ba nghiêng cái thúng để múc hết nước đã ngấm vô
thúng suốt một đêm qua và cũng để dọn sạch rong rêu
phía trong. Với dáng điệu xăng xái của một dân chài
lành nghề, em phụ ba xếp mớ lưới ngăn nắp để dễ
dàng cho ba khi giăng lưới tối nay ngoài khơi. Hai cha con
lui cui làm việc, không nói với nhau một lời. Người cha
không cần sai biểu hay nhắc nhở. Thằng con trai mười
tuổi rành rẽ công chuyện sẽ làm, như một hợp đồng
không văn bản của hai người làm việc chung, hai người
cùng trang lứa.
Hai tay hai thùng nước được múc từ biển, bước chân em nhanh nhẹn lên bờ. Dùng hết sức, em tát mạnh thùng nước vào thành thúng. Sức tát nước này đủ để những rong rêu, vỏ ốc sò li ti rớt xuống đáy thúng, như vậy sẽ dễ cào múc hơn.
Trở ra, em lại xách thêm hai thùng nước biển, tát mạnh quanh lòng thúng. Và cũng với sức tát nước này, cái thúng trông sạch sẽ hẳn ra, sẵn sàng cho chuyến ra khơi tối nay của ba.
Cái thúng được dựng đứng, hơi nghiêng nghiêng. Người cha xách sô cá vụn đi, chắc về nhà để ăn sáng và nghỉ ngơi. Anh không cần dặn dò con một lời, chứng tỏ một sự tin tưởng tuyệt đối nơi thằng con trai mười tuổi của mình.
Đang lui cui rửa lòng thúng, chợt nhớ tới em mình, em quay lại, biểu, giọng âu yếm: ”Bịch sữa đậu nành anh để trong nón đó em, ráng uống hết nghen em.” Đứa em dạ một cách ngoan ngoãn, chạy lại cái thân dừa gần đó để tìm bịch sữa đậu nành được anh cẩn thận giấu khuất ánh nắng ban mai. Vừa hút chất sữa beo béo, ngọt ngọt, vừa nhìn anh làm việc.
Hai tay hai thùng nước được múc từ biển, bước chân em nhanh nhẹn lên bờ. Dùng hết sức, em tát mạnh thùng nước vào thành thúng. Sức tát nước này đủ để những rong rêu, vỏ ốc sò li ti rớt xuống đáy thúng, như vậy sẽ dễ cào múc hơn.
Trở ra, em lại xách thêm hai thùng nước biển, tát mạnh quanh lòng thúng. Và cũng với sức tát nước này, cái thúng trông sạch sẽ hẳn ra, sẵn sàng cho chuyến ra khơi tối nay của ba.
Cái thúng được dựng đứng, hơi nghiêng nghiêng. Người cha xách sô cá vụn đi, chắc về nhà để ăn sáng và nghỉ ngơi. Anh không cần dặn dò con một lời, chứng tỏ một sự tin tưởng tuyệt đối nơi thằng con trai mười tuổi của mình.
Đang lui cui rửa lòng thúng, chợt nhớ tới em mình, em quay lại, biểu, giọng âu yếm: ”Bịch sữa đậu nành anh để trong nón đó em, ráng uống hết nghen em.” Đứa em dạ một cách ngoan ngoãn, chạy lại cái thân dừa gần đó để tìm bịch sữa đậu nành được anh cẩn thận giấu khuất ánh nắng ban mai. Vừa hút chất sữa beo béo, ngọt ngọt, vừa nhìn anh làm việc.
Uống
xong bịch sữa đậu nành, tiếng các bạn khác vừa chạy
đuổi nhau vừa cười giỡn làm thằng em bỏ anh, chạy
lại coi. Tiếng anh nhắc: “Đội nón, em!”
Buổi sáng của em là thế đó, công việc và trách nhiệm.
Anh kia dùng loại lưới lổ lớn nên cá không nhiều và công việc hoàn tất nhanh chóng, trong khi anh này dùng loại lưới nhỏ lổ nên từ loại cá nhỏ độ một ngón tay đến cá lớn độ ba ngón tay dính rải rác đây đó trong lưới. Cả gia đình phải phụ nhau gỡ cá.
Vừa gỡ cá vừa xếp lưới, công việc kéo dài chừng một tiếng đồng hồ. Biển phải thở dài ngao ngán khi nhìn số cá nằm thưa thớt trên tấm đệm nylon và than: ”Tội nghiệp bà con, cùng túng lắm mới đành lòng quơ càng hốt đại, chớ bà con đánh cá kiểu này thì tôi làm sao nuôi cá lớn, dưỡng cá béo to cho bà con. Rồi đây tôi không còn sức để cung cấp cá nữa thì bà con sống sao đây. Và rồi đây các resort còn lại được hoàn tất thì bãi cát đâu mà đưa thúng ra mỗi tối, gánh thúng vào mỗi sáng. Thôi thì hy vọng bà con tìm được chân quét rác hay dọn phòng cho các resort này mà kiếm sống qua ngày.”
- Lạ nhỉ, có loại thúng nhựa nữa sao chi?
- Loại này không mất công quét dầu.
- Chắc mắc hơn?
- Ờ, nhưng bền hơn.
- Mỗi ngày được bao nhiêu vậy chị?
- Vô chừng lắm, hôm bán được ba chục ngàn đồng, hôm nào tốt lắm thì được trăm ngàn. Làm như vầy thì đâu mà đủ nuôi sống cả gia đình bảy miệng ăn. Nhờ cái tụi tui có ba công đất mới có thể bù đắp, qua nổi những hôm trở mùa, giông bão. Cũng may là con chị nó làm cho khách sạn, đủ xài thân nó. Quanh đây toàn là bà con, hai thằng con trai với đám cháu đàng kia.
- Từ ngày tui bị bịnh, thằng Út nghỉ học thay tui đi biển. Sáng sáng tui với bả ra gỡ cá, xếp lưới cho nó về ngủ. Không đi chài được tui còn sanh bịnh thêm nên chỉ mong thằng Út chịu khó đi chài để tui còn được ra đây.
- Chị không đi biển thế anh được sao?
- Không được, đàn bà không được đi biển. Chị đừng vuốt con cá, xui lắm.
- Xin lỗi anh. Cậu Út về nghỉ rồi hả chị?
- Ờ, về ăn cái gì cho chắc bụng rồi nó ngủ một giấc, dậy là đi ngồi quán cho tới tối thì đi biển lại.
- Ngày nào cậu Út cũng ngồi quán sao chị.
- Ờ, thì nó biết làm gì bây giờ.
Võ Thị Điềm Đạm
Buổi sáng của em là thế đó, công việc và trách nhiệm.
Anh kia dùng loại lưới lổ lớn nên cá không nhiều và công việc hoàn tất nhanh chóng, trong khi anh này dùng loại lưới nhỏ lổ nên từ loại cá nhỏ độ một ngón tay đến cá lớn độ ba ngón tay dính rải rác đây đó trong lưới. Cả gia đình phải phụ nhau gỡ cá.
Vừa gỡ cá vừa xếp lưới, công việc kéo dài chừng một tiếng đồng hồ. Biển phải thở dài ngao ngán khi nhìn số cá nằm thưa thớt trên tấm đệm nylon và than: ”Tội nghiệp bà con, cùng túng lắm mới đành lòng quơ càng hốt đại, chớ bà con đánh cá kiểu này thì tôi làm sao nuôi cá lớn, dưỡng cá béo to cho bà con. Rồi đây tôi không còn sức để cung cấp cá nữa thì bà con sống sao đây. Và rồi đây các resort còn lại được hoàn tất thì bãi cát đâu mà đưa thúng ra mỗi tối, gánh thúng vào mỗi sáng. Thôi thì hy vọng bà con tìm được chân quét rác hay dọn phòng cho các resort này mà kiếm sống qua ngày.”
- Lạ nhỉ, có loại thúng nhựa nữa sao chi?
- Loại này không mất công quét dầu.
- Chắc mắc hơn?
- Ờ, nhưng bền hơn.
- Mỗi ngày được bao nhiêu vậy chị?
- Vô chừng lắm, hôm bán được ba chục ngàn đồng, hôm nào tốt lắm thì được trăm ngàn. Làm như vầy thì đâu mà đủ nuôi sống cả gia đình bảy miệng ăn. Nhờ cái tụi tui có ba công đất mới có thể bù đắp, qua nổi những hôm trở mùa, giông bão. Cũng may là con chị nó làm cho khách sạn, đủ xài thân nó. Quanh đây toàn là bà con, hai thằng con trai với đám cháu đàng kia.
- Từ ngày tui bị bịnh, thằng Út nghỉ học thay tui đi biển. Sáng sáng tui với bả ra gỡ cá, xếp lưới cho nó về ngủ. Không đi chài được tui còn sanh bịnh thêm nên chỉ mong thằng Út chịu khó đi chài để tui còn được ra đây.
- Chị không đi biển thế anh được sao?
- Không được, đàn bà không được đi biển. Chị đừng vuốt con cá, xui lắm.
- Xin lỗi anh. Cậu Út về nghỉ rồi hả chị?
- Ờ, về ăn cái gì cho chắc bụng rồi nó ngủ một giấc, dậy là đi ngồi quán cho tới tối thì đi biển lại.
- Ngày nào cậu Út cũng ngồi quán sao chị.
- Ờ, thì nó biết làm gì bây giờ.
Võ Thị Điềm Đạm