văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, July 31, 2015

thơ LAN ĐÀM

SINH NHẬT TÔI


Rồi tôi nhìn lại hình tôi
Chân chim đôi mắt, đồi mồi trán nhăn
Nghĩ gần chỉ thấy ăn năn
Bảy lăm, tay trắng, nợ nần chưa xong

NGUYỄN AN BÌNH ** Hoàng Sa Hành




Cát vàng cát vàng đảo biên cương
Mênh mông sóng bạc ngất trùng dương
Phên giậu ngàn đời vùng đông trấn
Ngăn loài quỷ dữ gieo tai ương.

Biên ải mịt mù xa vạn dặm
Thuyền nan chèo mõi bao đêm trường
Vâng lệnh vua truyền đời nối tiếp
Khao lề thế lính giữ biên cương.

Thursday, July 30, 2015

PHAN TẤN HẢI * Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện
Giác Ngộ - Nhà thơ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh, Tiến sĩ Triết học tại Đại học Sorbonne - Pháp, nguyên Giáo sư Triết học tại Đại học Toulouse - Pháp, nguyên Khoa trưởng Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Đại học Vạn Hạnh… đã xả thân tứ đại vào ngày 8-3, tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 71 tuổi.



VĨNH HẢO * Bồ-tát ồn ào


Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
Bồ-tát thường ẩn mặt chứ không đi nghênh ngang trước đám đông. Thường thì nép mình nơi chỗ kín đáo, nơi phòng tối, hoặc góc xó nào đó. Khi xuất hiện để “hành đạo” thì ồn ào, náo động, làm cho mọi người khó chịu, cho nên bồ-tát vẫn thích chọn những lúc vắng người mới xuất đầu lộ diện. Dù được những người giàu có trang bị cho bồ-tát bằng hình thức đẹp đẽ, gọn nhẹ nhất, và dù đã cố gắng nén tiếng dữ lắm, bồ-tát vẫn luôn là kẻ bị mang tiếng là hiếu động, ồn ào. Mang tiếng như thế, bồ-tát vẫn nhẫn nhục chẳng nói chi. Chưa hề kêu ca than oán, cũng chẳng hề giận dữ hay hờn dỗi ai.

TRÚC THANH TÂM ** Tạm Trú

Chim soải cánh nhìn ráng chiều hấp hối
Lát nữa đây, đêm xuống phải về đâu
Cũng như ta từ dạo xa cố thổ
Nhớ lũy tre ao cá với giàn bầu !

Ta ở đồng bằng nhiều sông ít núi
Em ở vùng cao nhiều núi ít sông
Những yêu thương cả trời quê bát ngát
Chợt em nhớ sông ta lại nhớ rừng !

TRẦN YÊN HÒA * Sống Ảo


tặng TP.

Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò. Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại. Nghi nhớ lời hẹn hò với Hường trước khi anh đi làm, sáu giờ rưởi gặp em nghe, sáu giờ rưởi anh đi làm về là gặp em liền, đợi anh về ăn cơm với em. Nghi hạnh phúc với những lời hẹn hò kia. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, anh đều ở bên Hường, gần gủi, thân thương, trìu mến. Nhưng thật ra thì em ở xa anh đến ngút mắt.

TRẦN VẤN LỆ ** Những Câu Thơ Xuống Dòng

Sáng thức dậy chào một ngày mới nữa!
 Chào bình minh và mong ước hòa bình
trên trái đất…và trong trái tim của em của anh,
trong tâm niệm:  Mỗi Ngày Một Mới!

Những người yêu nhau chắc ai cũng nói
giống như tôi vừa mới…vào thơ?
Ngay cả những người bơ vơ
chắc không ai đã thẩn thờ im lặng?

Wednesday, July 29, 2015

NGUYỄN THỊ HÀM ANH * Tranh Thái Tuấn

Đó là một ngày cuối năm, mùa mưa đã qua và mùa khô cũng đồng thời bắt đầu cho hoạt động mua bán tấp nập, các hoạt động văn nghệ chựng lại, dường như bị dẹp qua một bên nhường chỗ cho việc sửa soạn lễ Tết. Thế nhưng trong cái hối hả đó, một phòng tranh vẫn được long trọng khai mạc. Tôi đi cùng với bà quả phụ Trần Lê Nguyễn -vợ của cố nhà thơ, kịch tác gia Trần Lê Nguyễn mà sau này là một người rất nổi tiếng trong giới sưu tầm tranh- đến khách sạn Festival ở số 31 Cao Thắng, quận Ba. Nơi đây hiện diện một phòng triển lãm do đôi vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển - nhà thơ Phan thị Quý chủ trì, nằm sâu sau khoảnh sân. Phòng triển lãm trong khuôn viên khách sạn dường như càng lọt thỏm giữa các tiệm bánh và shop quần áo chung quanh. Con đường Cao Thắng vốn chật chội đông đúc, thế nhưng bước vào phòng tranh khác hẳn, cánh cửa kính khép lại đã ngăn cách khung cảnh xô bồ bên ngoài và mở ra một thế giới hội họa, một không gian Thái Tuấn riêng biệt.

CUNG TÍCH BIỀN * Kẻ Ngoại Lai


Image result for cung tích biền 

Để nhớ Iris, cơn bão Giáp Thìn


 
I
Mãi đến buổi sáng hôm đó, nhiều tháng ngày sau Iris, trong đầu óc chú Tư khi đi ngang qua chợ Phú Nhuận, chợt thấy mụ hàng thịt ngồi với mấy cân thịt tim tím, bầy ruồi xanh bay vo ve, mùi súc vật chết dậy lên ngai ngái, mùi thích hợp nhất cho một cơn buồn nôn – một quá khứ kinh hoàng chợt thức giấc, thịt bò thức giấc. Quá khứ: người ta đã ăn toàn thịt súc vật chết từ miền núi nguồn trôi về, suốt những ngày Iris gieo thảm họa.

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * Đặng Thế Phong


 Image result for nguyễn đình toàn

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà Nội, tị nạn Cộng Sản lần thứ nhất năm 1954; trước 1975 làm việc tại Đài Phát Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài này, trong khi cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ. Năm 1998 ông tị nạn Cộng Sản lần thứ hai, qua Hoa Kỳ và trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt: Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông có thể kể: Chị Em Hải, 1961, tác phẩm đầu tay, nhật báo Tự Do xuất bản, Những Kẻ Đứng Bên Lề, 1964, Con Đường, 1967, Ngày Tháng, 1968, Đêm Hè, 1970, Giờ Ra Chơi, 1970. Không Một Ai, 1971, Thành Phố, 1971, Tro Than, 1972. Năm 1973 Nguyễn Đình Toàn được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) bộ môn truyện, với tác phẩm Áo Mơ Phai. Ông và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Westminster, California.

TRẦN HOÀI THƯ ** Giữa đường ghé quán

tranh Đinh Cường
Buồn ngủ ghé bên đường quán Mỹ
Vào thu mà lá vẫn còn xanh
Nhìn lên, mây ngủ hay trời bệnh
Gọi cốc cà phê để dỗ dành
 
Cô hàng có đôi bờ ngực hở
Có hàng mi đậm, mắt mèo xanh
Thưa cô, chữ nghĩa tôi không đủ
Để nói thay dùm một trái tim

Monday, July 27, 2015

HOÀNG ÂN PHẠM LƯU VONG * Bình Thuận, Hiền Hòa Như Tên Gọi


Gia đình chúng tôi, người thì mang những mo cơm vắt sẵn, kẻ thì khiêng những khúc bương chứa đầy nước lạnh. Nhỏ bé như anh em tôi thì ôm những cục đường tán hoặc mật ong, âm thầm lặn lội xuống thuyền. Bố tôi cùng những người lớn kẻ chèo, người chống cho đến khi chiếc thuyền rời khỏi cửa Vạn Phần và kéo buồm xuôi theo cơn gió. Gần hai tuần lễ lênh đênh trên biển cả với sóng đập gió gào, chiếc thuyền buồm mỏng manh có lúc như gần bị nhận chìm xuống lòng biển cả. Chung quanh toàn là biển cả mông mênh, không định hướng được đâu là bờ bến. Tất cả mọi người chỉ còn biết phú thác định mệnh cho Trời. Cuối cùng thì cho dù chiếc thuyền bị nhận chìm ở cửa Thuận An, nhưng chúng tôi được người dân Huế hết lòng cứu vớt lên bờ được mọi sự bình an. Từ đó chúng tôi thoát ra khỏi vùng đất cay nghiệt Bắc Việt, nơi mà các ông Vô Thần đang tiến chiếm.

TÔ THÙY YÊN ** chim kêu bãi quạnh

 
Dưới lũng, trên triền, nắng xếp nhỏ.
Nước ròng sâu, sông lảng lảng xa.
 
Khắc khoải chim kêu ngày tận tuyệt.
Ai trầm luân đó có về qua?
Mông quạnh bãi phơi vũng vướng mắc,
Con cò lặng ngẩng lắng hơi thu.

DIÊN NGHỊ * BÙI GIÁNG, GÁNH THAN LÊN BÁN CHỢ TRỜI

 
Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên thần xúm hỏi: Em người ở đâu
Thưa rằng em ở rất lâu
Trần gian dưới đó dãi dầu liên miên
Bảo rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa rằng tên tuổi là em đây rồi
Nghĩa là Sơn nữ đó thôi
Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa rằng: cười gượng không vui
Nên đành mím miệng một đời cho qua

Sunday, July 26, 2015

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ** Giới thiệu Sách


Vườn Tao Ngộ vừa nhận được:

Nơi Ðâu Nghìn Trùng

Tuyển tập thi ca của nữ sĩ Tuyết Linh - hiện cư trú tại tiểu bang Pennsylvania, do Ðất Mới xuất bản năm 2015.
Sách dày 180 trang, bản đặc biệt dành tặng văn thi hữu, 
nên không ghi giá bán. Bìa và phụ bản màu của Đinh Cương, 
Trịnh Cung. Trần Tuấn Kiệt đề tựa.

thơ LAN ĐÀM



XUÂN THÌ, EM
Sáu mươi, ừ, nhắc mà chi,
Để ta vẽ lại xuân thì em xưa.
Ngày con gái mắt đong đưa,
Thơm môi, đỏ má đủ vừa hồng nhan.
Chiều tan học, bước rất ngoan,
Có trăm khách lạ trần gian thẫn thờ.
Người yêu, em hiện trong thơ,
Bâng khuâng trang sách, hững hờ áo bay.

Trúc Thanh Tâm * Trăng Quê Nhà



Phố nhỏ mình ta căn gác vắng
Khói thuốc mông lung nhớ mái tóc dài
Nhớ chiều tan học quen tiếng guốc
Đâu ngờ dâu bể lạc tình ai !

Saturday, July 25, 2015

Đỗ Hồng Ngọc * * THỞ và THIỀN


Lieu Quan (hinh) Tôi đến với Thiền rất trễ. Trước đó, những năm hai mươi tuổi tôi cũng có đọc  thiền, biết thiền qua sách vở, qua Krishnamurti, Suzuki, thầy Minh Châu, thầy Nhất Hạnh… nhưng đọc để biết, để có kiến thức thế thôi. Tôi cảm thấy thiền là cái gì đó huyền bí xa vời, có phần như mê tín dị đoan nên chỉ “kính nhi viễn chi”. Tôi là một bác sĩ, hơn 12 năm làm ở Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Saigon, rồi hơn 20 năm phụ trách Trung tâm truyền thông và Giáo dục sức khỏe, thực hiện các chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu (Primary Health Care), tham gia giảng dạy ở đại học Y, viết sách báo v.v… làm việc như điên, cho đến một hôm người ta phải đưa tôi đi bệnh viện để mổ sọ não cấp cứu vì tai biến mạch máu não. Từ lúc lơ mơ đến lúc tỉnh dậy ở phòng hồi sức… hình như tôi đã trải qua một cuộc… phiêu lưu kỳ thú! Khi bước đi được trên nền đất những bước đầu tiên lẩm đẩm như một em bé, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc mà thấy tức cười.

TUYẾT LINH ** Ru



Thưa anh còn một giấc này
Ngủ đi anh kẻo bước ngày buồn tênh

Duyên còn chút phận lênh đênh
Vầng trăng hương lửa đã thiên thu rồi

Miếng tình ngậm cứng vành môi
Trăm năm tượng đá còn ngồi hóa thân

Lòng khe con suối rì rầm
Gió ơi chiếc lá vô âm đất trời

TUYẾT LINH

VĂN QUANG: Cả nước phì cười



Vụ Giang Kim Đạt chỉ với chức vụ nhỏ, trong thời gian ngắn và với vài dự án mà đã có thể kiếm chác hơn $18.6 triệu USD của nhà nước vừa bị bắt và khui ra trước công luận khiến dư luận tại VN nổi sóng ba đào. Báo chí lề phải, lề trái cùng người dân bàn tán rôm rả những đề tài xung quanh câu chuyện này.
Nhưng có một chuyện cũng được mang ra công bố trong thời gian này, đó là báo cáo của Thanh Tra Chính Phủ. Theo báo cáo này tính đến ngày 31/5/2015 trong tổng số 995,383 người kê khai tài sản thu nhập thì chỉ có 4 người kê khai không trung thực. Một con số quá lý tưởng. Nó cho dư luận thấy việc kê khai tài sản thu nhập rất “nghiêm túc,” bốn người gian dối so với gần một triệu người kê khai thì tỉ lệ coi như không có.

Friday, July 24, 2015

MANG VIÊN LONG ** hai trường hợp, một cuộc tình…



Tại phòng số 2 – cô nhân viên phụ trách phát cho Ngạn và Kiều mỗi người hai mẫu giấy, hướng dẫn sơ lược diền vào các khoảng, rồi chỉ cho họ đến phòng cuối dãy hành lang…
Phòng “Viết Đơn & Thư” dành cho những kẻ có việc đến Tòa nhỏ hẹp – kê ba dãy bàn ngắn, trống trải đến nổi không có một tấm lịch treo tường. Nó trơ trụi, khô khốc, và lạnh lẽo như những con người đã bước chân vào đây. Vào chốn cuối cùng của tháng năm dằn vặt, muộn phiền để kết thúc một phần đời sống bất hạnh thương đau.

TRẦN VẤN LỆ ** Một Mai Ngựa Xé Khu Rừng Cũ




Thương mà biết nói sao cho hết?  Lậy Chúa!  Cho con giữ được Nàng!”.  Tôi nghĩ tôi người luôn có Đạo…nên đang ngước mặt nói cùng Trăng!
Em là Trăng đó, Trăng Mồng Tám, mai mốt Mồng Mười, mai mốt Rằm.  Trăng khuyết, trăng đầy, em chỉ một:  Em Là Thương Mến mãi ngàn năm!

Em ơi tôi nói như tôi khấn, em, Chúa Trời, em cũng Quận Nương!  Chữ Quận tự dưng nhìn ngộ ngộ, nhắm nghiền mắt lại thấy Quê Hương!

HỒ TRƯỜNG AN ** Trên sông hoàng hôn



Sương tỏa, chiều dâng, bát ngát sông
Phương Tây còn sáng dải mây hồng
Cánh buồm, bóng khói in trời xám
Bãi sậy, bờ lau phơi trắng bông
Tâm sự u buồn chìm đáy mắt
Không gian lạnh lẽo thấm vào lòng
Ngày chưa đi hết, viền trăng mỏng
Treo sáng cho người ngóng Biển Đông

Monday, July 20, 2015

Trần Kiêm Đoàn ** NHỮNG NGƯỜI ANH CẤP DŨNG


3animation (2).gif


Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN) đã trải qua hơn bảy mươi năm sinh hoạt bên dòng lịch sử của đất nước, giữa lòng sinh mệnh của đạo Phật và trong vòng tay dìu dắt của chư Tăng Ni, Cư Sĩ và Phật Tử Việt Nam. Có thể nói rằng, hơn phân nửa số Phật tử xuất gia và tại gia trong thế hệ Chiến tranh Việt Nam xuất thân từ GĐPT thuở thiếu thời. Hạt mầm Sen Trắng được gieo trồng trên đất lành của Đạo pháp đã nở khắp muôn nơi. Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPTVN đã vững tiến trên đường học đạo trong khung cảnh bình an cũng như giữa thời khói lửa chiến tranh. Khi bình an, tĩnh tâm lên chùa tu học. Nhưng khi cần cũng sẵn sàng xã thân cho lý tưởng phát huy tinh thần Áo Lam, phụng sự Dân tộc và Đạo pháp: “Ta đoàn Áo Lam tiến bước lên đường…” của một thời xưa, hôm nay và ngày mai yêu dấu!