Hồ Thành Đức |
Trong khi không khí của Hồ Hữu
Thủ khá nhẹ nhàng, thì tranh Hồ Thành Đức
lại đầy vẻ bi thảm; cái thơ mộng luôn
luôn hiện ra dưới một hình thái buồn thảm,
cô quạnh và phần nào hơi tan vỡ, nứt rạn.
Với hội họa miền Nam
trước 1975, tranh Hồ Thành Đức khá đặc
biệt với kỹ thuật giấy dán của anh. Trên thế giới, kỹ
thuật này không có gì mới mẻ. Ở
Nhật khoảng thế kỷ XIII, XIV, nghệ sĩ
Nhật Bản đã biết sử dụng những
chất liệu như giấy, gỗ, vải để
dán thêm vào tranh vẽ. Ở phương
Tây, Braque và Picasso, đặc biệt là Braque đã
đưa kỹ thuật này vào thế giới tạo hình,
dùng những mảnh bìa với những màu sắc khó
thể tạo nên bằng cây cọ của họa sĩ.
Một vài chất liệu khác nữa
được ghép lại và dán cứng lên nhau, và sau cùng,
đường nét được phóng vẽ lên bao trùm
lấy toàn thể những chất liệu đã
được dùng đến.
Kỹ
thuật dán giấy đã một thời cùng với trào
lưu siêu thực và lập thể mà phát triển mạnh,
gây nên nhiều chú ý và những tiếng vang sâu đậm
khắp nơi, đã thử thách lắm nghệ sĩ nhưng
không phải ai cũng có thể dấn bước vào,
bởi vì không những nó đòi hỏi một sự chuyên
tâm nghiên cứu, trau luyện để tìm ra một
đường lối thể hiện mà còn đòi hỏi,
một cách tất yếu hơn, những điều
kiện tâm cảm nào đó của người nghệ
sĩ.
Nói
như nghệ sĩ siêu thực bậc thầy Marx Ernst,
với những chiếc lông chim ta có thể kết thành
một đám lông chim, nhưng không phải với keo
hồ là có thể làm thành nghệ thuật ghép dán (Si ce sont des plumes qui font le plumage. Ce n'est pas la
colle qui fait le collage).
Sau
nhiều năm làm việc, thử thách với hình thức
hội họa này, Hồ Thành Đức đã đạt
được nhiều thành công đáng kể, chinh
phục được công chúng thưởng ngoạn
cũng như anh em sáng tác cùng giới. Phòng tranh bày tháng
5-1970, ở phòng triển lãm quen thuộc Pháp Văn
Đồng Minh Hội, đã để lại những
ấn tượng tốt đẹp về một
đời sống nghệ thuật sâu sắc và một
kỹ thuật khá cao đã được nắm vững.
Trừ một vài tác phẩm có đôi chút tươi vui
như Đồ chơi của trẻ con, Tĩnh vật
và hoa, Vũ khúc Đông phương, gần như một
thứ trang trí với vẻ lấp lánh của ánh sáng
chiếu rọi qua những tấm kính rực rỡ trên
các khung cửa nhà thờ gô-tích, tất cà các tấm tranh còn
lại đều tỏ lộ một thế giới khá
buồn thảm, với sắc độ hầu khắp
là lạnh lẽo.
Màu
sắc xanh xám, đen nâu trộn vào nhau, pha
cùng với màu nâu sậm, màu chì của bầu trời mây
tối. Cảnh vật bị đè nặng
dưới sức ép của bạo lực và kinh hoàng,
trầm lắng dưới những khối màu ảm
đạm. Trên một đường
phố, trên khuôn mặt mẹ già hay ngay cả thiếu
nữ đang độ thanh xuân, trên những chân dung hay
tĩnh vật cũng thế. Luôn tỏa ra trong tranh
anh một nỗi buồn bã, trống trải, tan rả,
những đau đớn và gãy đổ của một
thời đại chia cách, phân hóa. Thế giới gần
như tuyệt vọng và tan vỡ mọi bề, thực
hết sức hiu quạnh, vắng bóng con người.
Nếu con người hiện ra thì cũng đang tê
cứng và biến dạng đi để trở thành
một thứ đá im lìm, u uất, bất động mà
bao nhiêu tiếng gào, bao nhiêu nỗi căm phẫn
đều dồn vào bên trong. Chúng ta hãy thử kể
đến vài tấm tranh trong không khí ấy: Gia đình
trong cổ tháp, Ánh sáng trong Viện Bảo Tàng, Tình đá,
Đá mặt trăng và tuợng Ai Cập, Tĩnh vật,
Chân dung của người già, Thành phố xám, Giáo
đường màu xám, Sau chiến tranh, Thiếu nữ trên
tường rêu, Vết đạn trên thành phố Huế ...
Khó cắt nghĩa chính xác tại sao trên
tranh Hồ Thành Đức lại nhuốm đầy vẻ
bi thảm, hoang mang và ác mộng. Nhưng ít nhiều chúng ta
cũng đã biết đến những ám ảnh khắc
nghiệt vào thời tuổi thơ họa sĩ, cùng
những dằn vặt của thời tuổi trẻ, và
sau cùng là tuổi trưởng thành trên một đất
nước mà chiến tranh đang đè nặng như
một định mệnh tàn khốc. Hẳn
rằng tất cả những yếu tố ấy đã
hợp nhau lại để dựng thành một thế
giới riêng tư bi thảm.
Những
năm về sau này, có lẽ tâm cảnh cũng biến
chuyển theo với thời thế bên ngoài, khi chuyển
qua giai đoạn thực hiện tranh sơn mài, khi căn
nhà của Bé Ký, Hồ Thành Đức ở 78 bis
Điện Biên Phủ (tức Phan Thanh Giản cũ)
thực sự trở thành một xưởng sơn mài
đáng chú ý ở Sài Gòn, thì tranh của Hồ Thành
Đức đã vui tươi hơn nhiều, những
mảnh vỡ trong collage trước đây càng làm cho
sơn mài của Hồ Thành Đức sâu hơn và gợi
cảm hơn, hầu hết các tác phẩm đều
được nghiên cứu, thử tay, thực hiện
trước bằng collage rồi mới chuyển qua khâu
sơn mài để hoàn tất.
Tranh
sơn mài của Hồ Thành Đức được
sản xuất hàng loạt, không kịp đủ
để bán, rồi theo các chuyến tàu,
các người chơi tranh, các nhà sưu tập mà đi
khắp thế giới. Bức Chân dung Chúa treo ở phòng
khách lớn Hội Truyền giáo Hải ngoại Ba Lê
(Missions Étrangères de Paris) được nhiều
người thưởng lãm và cảm xúc. Nhà Bảo tàng
Nghệ Thuật Thái Bình Dương ở Vác-Xa-Va (Warsaw), Ba
Lan, năm 1984, đã chọn mua bức sơn mài Mẹ Âu
Cơ của Hồ Thành Đức để giữ trong
bộ sưu tập thường xuyên.
Tranh
Hồ Thành Đức có trong nhiều bộ sưu tập
riêng ở Pháp, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức,
Thụy sĩ ...
Một
chút tiểu sử Hồ Thành Đức:
Sinh
năm 1940 ở Đà Nẵng, theo học Trường
Mỹ Thuật Huế, bỏ học dang dở và sau đó
tiếp tục lấy bằng tốt nghiệp ở
Trường Mỹ Thuật Gia Định. Giải
thưởng Hội Họa Mùa Xuân 1963 với huy
chương đồng. Tranh được
Phủ Văn Hóa chọn để dự triển lãm
quốc tế ở Luân Đôn (1965), Monaco (1965). Tham dự
triển lãm lưu động giới thiệu văn hóa -
nghệ thuật Việt Nam 1969, do Tổng hội sinh viên
Nhật Bản tổ chức, với sự tham dự của
Bé Ký, Nguyễn Gia Trí, những hình ảnh sinh hoạt âm
nhạc của Trịnh Công Sơn v.v... Từ 1969-75,
Hồ Thành Đức là giảng viên Mỹ Thuật
Trường Đại Học Vạn Hạnh, và năm
1974 cho đến 30-4-75, đặc trách ban mỹ thuật
áp dụng của Trường Đại Học
Phương Nam vừa thành lập, với dự án sẽ
tổ chức thành một phân khoa mỹ thuật. Hiện định cư tại California, Hoa Kỳ, vẫn
thường xuyên tham dự các sinh hoạt nghệ
thuật của cộng đồng người Việt
nơi đây.
Huỳnh Hữu Ủy
(Nghệ Thuật Tạo
Hình Việt Nam
Hiện Đại,
VAALA 2008, trang 172)
Sơ
Lược Tiểu Sử, Tác Phẩm và các cuộc
Triển Lãm của Hồ Thành Đức
(Nguồn:
VIETNAM Art Gallery
| Kicon)
Born
in 1940, Da Nang, Vietnam
Graduated from the National
School of Fine Arts, Saigon, Vietnam.
Founder
and Director, Young Vietnamese Artists Association, 1968-1975.
Professor of Fine Arts, Van Hanh University, Saigon,
Vietnam, 1969-1975.
Dean of the Practical Arts Department, Southern Region
University, Vietnam, 1974-1975.
Resettled in California,
USA,
1989.
SELECTED
WORK:
The
Sorrow Is Still There
Spring
in my Country
Boats
The
Sorrow of Stones
Impression
of Nude
Young
Lady and Fruits
Sky,
Mountain, and Lover
Portrait
of Trinh Cong Son
Portrait
of Jesus Christ
Portrait
of Jesus Christ (II)
Pham
Duy's Portrait
Trau Va Thung Lung
Thieu
Nu Va Am Nhac
Pho
Co Hoi An
Cau
Nguyen
SELECTED
EXHIBITIONS:
- First Place Award,
at the Spring Exhibition, Saigon,
Vietnam, 1963.
-
Gold Medal Award, the National Armed Forces Exhibition, Saigon, Vietnam,
1964.
-
Highest Honor, the National Catholic Exhibition, Saigon, Vietnam,
1964.
-
Various International Buddist Exhibition in India, Sri Lanka
and Taiwan,
1965.
-
Participated in the International Exhibitions in Tokyo
and 9 other cities, Japan,
1969.
-
Highest Honor, the Vietnamese National Exhibition of Religious paintings, 1973.
-
Participated in the Permanent Collection of the Pacific
Museum, Warsaw, Poland,
1984.
-
Family Exhibitions in Bataan and Manila,
Philippines,
1989.
- Studio Art Gallery,
Burbank, California,
USA, 1992.
- Century Art Gallery,
Westminster, California, USA,
1992.
- Irvine Fine Arts Center, Irvine,
California, USA,
1992.
-
Crafts Center/Grove Gallery, San Diego,
California, USA,
1992.
-
Annual "TET" Art Exhibit, 1993.
- VAALA Art
Gallery, 1993.
-
Vietnamese Artists: 20 years in exile, Royals
Gallery, Florida,
1995.
-
Contemporary Vietnamese Art, the United States
and Vietnam,
Organized by the Smithsonian Institute Traveling Exhibition and sponsored by
the Washington Post.
- Cllipse Arts
Center, Arlington, VA, USA, September 5 - October 28,
1985.
- San Jose Meseum of Art,
CA, USA,
June 1 - June 23, 1996.
- California State
University Long Beach, College of the Arts, 1996.
-
Pacific Asia Mesuem, Foyer Gallery, Pasadena,
CA, USA,
June 29, 1996.