văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Saturday, May 4, 2013

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * Lâm Chương, bản tường trình của một chứng nhân



Lâm Chương sinh năm 1942 (Khai sinh ghi 28/10/1945) tại Gò Dầu Hạ - Tây Ninh

Định cư (1987): Boston, Massachusetts (USA)

Trước năm 1975 ông viết cho Những tạp chí Văn, Văn học, Bách Khoa, Khởi hành, Nghệ Thuật . Khai Phá…

Ở Hải ngoại ông cộng tác thường xuyên cho Văn, Lửa Việt, Văn Học, Thế Kỷ 21, Hợp Lưu, Sóng Văn, Đi Tới, Phố Văn và Khởi Hành, cùng xuất hiện nhiều trên các website văn học.

Phan * CON RUỒI XANH


Đồi núi trùng trùng điệp điệp, tên tiểu từ dắt cây tên vào lưng. Hắn chắp tay lạy trời đất. Khấn hồn thiêng sư phụ chỉ lối soi đường. Sau đó giao sinh mạng và sự may rủi cho linh hồn sư phụ. Hắn cứ nhìn đỉnh núi mà leo. Mặt trời lặn, hắn đã ở trong mây bay, gió hú…

Friday, May 3, 2013

Thiếu Khanh * VU VƠ


 
Bữa nay thấy nắng không vàng
Hiu hiu đứng gió hai hàng cây xanh
Dấu giầy thưa ngõ nhà anh
Lá thư viết dở không đành đốt đi
Bữa nay không rõ duyên gì
Bao nhiêu mây trắng đổ về một phương
Dặt dìu một nhớ hai thương
Nhớ thương chi cũng vô thường mà thôi
Lòng không bên lỡ bên bồi
Con sông nước lã buồn trôi hững hờ

thơ Trần Tuấn Kiệt


   * Chiều mưa sau khi bạn ghé thăm quay về
         tặng HồHữuThủ + PhanBáThụyDương
      
        Mông lung - chiều mưa tạnh
         Bạn xa gần - viếng thăm
         Chợt nghe - lòng hiu quạnh
         Tri âm - đã quay về
         Một mình - gác thêm vắng
         Trông chừng - nơi xa thẳm
         Mưa gió - thi nhau về
         Nước non - sôi máu lệ
         Quê hương - kiếp lưu đày
         Cười vui - cùng khói thuốc
         Vui gì - mà thêm say
         Chùa miếu - ồn hơn chợ
         Kinh kệ - khói hương trùm
         Động lòng - tình dâu bể
         Chiều xuống - màu hư không
         Chiều nặng - chiều tận thế
         Từng hạt - rơi lê thê

     Trần Tuấn Kiệt - 7/9/2012


Thursday, May 2, 2013

Nguyễn Mạnh Trinh * Tháng Tư, những giọt mưa



Ðêm hôm qua. Mưa lớn. Nằm nghe những hạt mưa rơi trên mái, trong cái ẩm lạnh của đất trời tự nhiên không ngủ được. Thức giấc trong cái không gian mênh mông, thấy cuộc đời qua đi với nỗi bàng hoàng khi nhìn về tháng ngày đã trải.

Hồ Trường An * bà năm tơ hồng


Tôi còn nhớ trong xóm tôi có bà Năm Tơ Hồng. Tên thật là bà Năm Lương nhưng vì bà thích làm mai làm mối nên chòm xóm kêu bà là bà Năm Tơ Hồng. Thuở đó, bà Năm Tơ Hồng đã năm mươi tuổi, nhưng bà trẻ dai, coi như khoảng ba mươi ngoài. Bà ăn mặc tươm tất, áo lụa quần lãnh hoặc áo xuyến trắng quần xá xị, quần sa-teng, quần lục soạn, coi khác hẳn mấy bà lam lũ trong xóm. Bà Năm Tơ Hồng ưa đi chùa và có mặt thường xuyên ở các đám tiệc, đám giổ, cúng thôi nôi...trong xóm hoặc các làng lân cận.

Trần Phù Thế * MONG MANH HỎI NGƯỜI


hỏi người một buổi chiều xưa
mong manh như khói đong đưa ngọn sầu
hỏi người. người sẽ về đâu ?
còn ta về chỗ nông sâu dò tìm

một đời đợi mỏi cánh chim
chim bay biệt dạng bóng chìm biệt tăm
khổ thân chờ đợi bao năm
sống trong cô tịch âm thầm riêng mong

hỏi người xao xác tấm lòng
đã đi là hết đừng trông bóng hình
mong manh nào chút lòng tin
hỏi người có nhớ gọi mình. mình ơi

trần phù thế

Nguyễn Đức Nhơn * Người đàn bà ở căn chung cư số 13

tranh Hồ Hữu Thủ


Có tiếng động mạnh trên tầng lầu 2. Tôi bước vội ra sân nhìn lên, nhưng chỉ kịp thấy cánh cửa căn chung cư đóng sầm lại rồi im bặt. Tôi chờ thêm một vài phút xem có chuyện gì xẩy ra nữa hay không thì điện thoại trong nhà bật reo. Tôi vội trở vào nhấc máy và sững sờ khi nghe đầu dây bên kia, anh Hải ơi! anh lên khóa cửa giùm em. Hồi chiều ra đi em quên khóa. Cảm ơn anh. Alô… alô… tôi chưng hửng, càu nhàu, con khỉ! chưa kịp hỏi gì đã cúp, đồ điên…

Đặng Tiến ◙ Dải yếm trong Thơ


Thơ Tết, thơ Xuân thường là ước lệ. Nhưng qua những ước lệ chúng ta có được nhiều câu thơ hay, và hay về nhiều mặt: nghệ thuật, tâm cảm và phong tục. Trên ba kích thước ấy, có lẽ Nguyễn Bính là người lưu lại nhiều thơ Tết, thơ Xuân hay nhất, từ tâm sự tha hương đến hình ảnh mùa xuân đất nước hay ngày Tết dân tộc: