Ðêm
hôm qua. Mưa lớn. Nằm nghe những hạt mưa rơi trên mái,
trong cái ẩm lạnh của đất trời tự nhiên không ngủ
được. Thức giấc trong cái không gian mênh mông, thấy
cuộc đời qua đi với nỗi bàng hoàng khi nhìn về tháng
ngày đã trải.
Bao nhiêu cơn mưa trong đời. Ở những nơi chốn nào, tuy xa xôi mà gần gũi. Bao nhiêu tháng tư, từ chiều mưa sấm sét cuồng nộ của Sài Gòn ngày tổng thống Dương Văn Minh lên nhậm chức và cũng là lúc tên phi công phản bội Nguyễn Thành Trung đánh bom căn cứ Tân Sơn Nhất. Bao nhiêu những chiều mưa và bao nhiêu những sáng nắng. Làm sao quên buổi chiều hôm đó, khi cơn giông tối thẳm của bầu trời Sài Gòn, khi quốc gia đang trong những ngày bi đát và tôi đứng trong hangar nhìn những chiếc A37 thả bom phi trường. Buổi sáng tôi vừa tiễn mẹ tôi và gia đình ra đi, trong lòng đang hoang mang giữa đi và ở thì bây giờ tưởng như mình đang đứng giữa cơn giông tố cuộc đời. Mưa, những cơn mưa hay là giọt lệ của trời. Gió, hay là những sợi lạnh buốt làm tê điếng làn da….
Bao nhiêu cơn mưa trong đời. Ở những nơi chốn nào, tuy xa xôi mà gần gũi. Bao nhiêu tháng tư, từ chiều mưa sấm sét cuồng nộ của Sài Gòn ngày tổng thống Dương Văn Minh lên nhậm chức và cũng là lúc tên phi công phản bội Nguyễn Thành Trung đánh bom căn cứ Tân Sơn Nhất. Bao nhiêu những chiều mưa và bao nhiêu những sáng nắng. Làm sao quên buổi chiều hôm đó, khi cơn giông tối thẳm của bầu trời Sài Gòn, khi quốc gia đang trong những ngày bi đát và tôi đứng trong hangar nhìn những chiếc A37 thả bom phi trường. Buổi sáng tôi vừa tiễn mẹ tôi và gia đình ra đi, trong lòng đang hoang mang giữa đi và ở thì bây giờ tưởng như mình đang đứng giữa cơn giông tố cuộc đời. Mưa, những cơn mưa hay là giọt lệ của trời. Gió, hay là những sợi lạnh buốt làm tê điếng làn da….
Tháng
tư ở Sài Gòn. Gợi nhớ đến những hạt mưa. Của những
ngày lang thang trong thành phố quen xưa nhưng bây giờ xa
lạ. Thành phố ấy câm lặng giữa mưa gió buốt rét.
“Giờ
ta lạc chốn nào đây
Phố
hoang vắng giữa trời đầy bóng mưa.
Chân
quen. Thân thế đẩy đưa
Thân
ta mộng khép miệng thừa tiếng vui.
Nửa
khuya thèm giấc ngủ vùi
Chập
chờn bóng ngả ngược xuôi lệ thầm
Nặng
vai tù ngục căn phần
Rồi
thôi lưu lạc phân vân ngõ đời
ngửa
tay xin chút rong chơi
Mưa
giăng ngõ hẹp cõi đời xót xa.”
Một
bữa trở về nhìn ngôi nhà mình ở bị niêm phong và một
đời sống cũ đã bị nhạt nhòa chỉ còn lại những dấu
vết của tàn phai. Con ngõ hẹp, hiên nhà xưa, những tối
về khuya thuở nào bây giờ nhớ lại chỉ còn buốt xót.
Nước mất, nhà tan. Những giọt mưa rơi trong tiềm thức
và giọt giọt trong tâm một nỗi ngậm ngùi.
Bây
giờ, lại một tháng tư. Tháng tư ở California có những
cơn mưa sót mùa. Mưa. Mang theo hơi lạnh và mang theo cả
những nỗi buồn man mác. Buồn, cũng như nước giọt bất
chợt từ trời cao, có khi chỉ là những nỗi sầu lan man
không duyên cớ. Sao ta cứ làm một người cứ mãi bâng
khuâng của một người ngóng hoài về quá khứ.
Ðêm
mưa, nằm nghe nước giọt bên ngoài, trong nệm êm chăn ấm
và da thịt của người thân yêu, dường như có nỗi niềm
nào lẩn khuất từ tiếng gió, từ tiếng mưa. Cái giây
phút hiện sống sao nó cũng mơ hồ, y như những ngày nào
đã qua, hệt như thuở nào đã hết. Tôi mơ màng trong cái
cảm giác không biết mình ở nơi đâu, sống chỗ nào.
Những ngày tháng cũ trôi qua, từ thuở ấu thơ tắm
truồng ở một xóm lao động Sài Gòn đến những cơn mưa
trưa bất chợt, đứng trú mưa ở một hàng hiên và nghe
lòng xôn xao khi thoảng nghe mùi tóc của một người nữ
bên cạnh. Hay những cơn mưa của Pleiku, của xôn xao mật
ngọt tình đầu, của những đêm mưa mù mịt đất trời
trở về phi trường trong nỗi buồn của một người
tưởng như bị biếm vào đất trích…
Những
câu thơ trở lại với tôi trong canh khuya. Nguyễn Bính.
Một thân lận đận nơi trời xa / nằm nghe mưa rơi trên
mái nhà / gió bấc vào thu đầy tiếng lá / đời tàn mộng
đẹp tiếc xuân qua. Tôi ở phương xa nhưng đâu có lận
đận? Sao vẫn tiếc hoài khi sống lại những cơn mơ.
Có
lúc bâng khuâng như đọc lại một bài thơ của một
người bạn đã quá cố. Thơ nhắc lại một thời điêu
linh. Một bài thơ của Giang Hữu Tuyên, tôi đọc và luôn
luôn sau đó bao giờ cũng là những liên tưởng đến thân
phận của mình một lúc nào tuy đã hai mươi năm nhưng
tưởng như mới hôm qua. Những ngày chập chững gượng
lại để bước tới vững vàng cuộc đời mình. Tôi đọc
bài thơ ấy nhiều lần và mười lần như một cũng là
những chạnh lòng như thế. Bài thơ “Trời mưa đi phát
báo” mà nhiều người cũng đọc và đồng cảm như
tôi.
“Chiều
ngã năm đường năm bảy ngã
Ngã
nào cũng ướt giọt mưa rơi
Bao
mùa mưa đã im giông bão
Sao
nước trường giang vẫn khứ hồi
Mười
mấy năm làm tên phát báo
Lòng
buồn theo thành quách xa xưa
Những
trang tin dội từ quá khứ
Rớt
ngập ngừng cùng những hạt mưa
Mưa
lót ngót đời loi ngoi mãi
Sáng
chưa đi chiều lại mưa về
Mưa
ngã năm từ năm bảy ngã
Ngã
nào cũng mưa và mưa thôi
Xấp
báo trên tay vừa ướt hết
Vậy
mà cứ đứng dưới mưa bay
Hình
như những mùa mưa thuởtrước
Ðang
về làm ướt trái tim ai”
Mưa.
Những cơn mưa của con người bơ vơ lưu lạc giữa mù
mịt đất trờ. Ðường năm bảy ngã, chiều biết đi về
lối ngã nào đây. Chỗ nào cũng mưa và mưa bao phủ. Mưa
làm ẩm ướt những trang tin trên báo và cũng ướt luôn
trái tim ai đang giây phút chạnh lòng. Ai? Người ấy có
thể là thi sĩ nhưng cũng có thể là một người trong
chúng ta, lạc giữa đìu hiu của đất trời và giữa đơn
điệu thúc bách của áo cơm. Y hệt như cảnh “Xấp báo
trong tay vừa ướt hết. Vậy mà cứ đứng giữa mưa bay.
Hình như những mùa mưa thuở trước. Ðang về làm ướt
trái tim ai?”.
Không
còn là hình như, mà, đã là như thực, một cảm giác
thực, một chạnh lòng thực. Mưa. Mưa. Vô cùng không gian
thơ. Mưa của một người lính cũ còn vương vấn chiến
địa xưa. Những hạt mưa thuở nào. Buốt xót. Nghe nợ
áo cơm quẩn với hình hài. Ðời sống ngắn lắm và bước
chân của con người cũng chẳng dài hơn…
Mưa
sao cứ gợi hoài trong ký vãng những cảm giác bềnh bồng
bâng khuâng. Một buổi sáng trên xa lộ. Trời mưa. Ðáng
lẽ giờ này lười lĩnh trong chăn ấm với giấc ngủ
nướng mà phải lặn lội đường xa trong cái hiu hắt của
đất trời. Những rặng núi xám phía hướng trước mặt
vẫn là nền đen thẳm trong màn mưa mù mịt. Chạy vào
lane trong, với tốc độ chậm, vặn nhạc hòa tấu nhẹ
nhẹ, tôi miên man trong từng ý nghĩ. Dường như có tiếng
gọi nào, của mơ mộng thanh xuân, của thuở nào hăm hở
với giấc mộng cho đời, cho người. Mỗi một lúc trong
thăng trầm của cuộc đời, mỗi nỗi niềm riêng. Khi rời
giảng đường vào lính, giấc mộng chẳng to tát vá trời
lấp biển, nhưng cũng là những cảm nhận khá ngây thơ
về đường binh nghiệp.
Khi
vượt biên, tưởng như mang theo thông điệp của những
người còn kẹt lại ở quê nhà, cao giọng cất lên tiếng
nói của người yêu tự do dân chủ. Và khi sang định cư
ở xứ người, hăm hở bước vào con đường lập nghiệp
mới cho bản thân, vừa học vừa làm để tròn trách
nhiệm với chính mình và còn mong góp vào những công việc
chung của một cộng đồng lập nghiệp ở xứ người vì
tìm kiếm những ý nghĩa cho cuộc sống đời xa xứ. Những
ước vọng ấy, thôi thúc, có khi thành một ám ảnh và
là ray rứt trong cái nhịp sống thúc đẩy đến chóng mặt
của xã hội hiện tại.
Hình
như tôi có một bài thơ nói về cảm giác ấy. Mưa buổi
sáng trên xa lộ phía nam. Bài thơ có những đoạn như
muốn thầm thì tâm sự với chính mình trong cái đìu hiu
của một cuộc đời đã manh nha nhiều uẩn ức”
“những
buổi sáng mưa dài trước mặt
nước
ào ạt tung tóe khoảng trời
đèn
thắp lên thiên thu đừng tắt
gọi
ai người khản tiếng tàn hơi
đường
trải ra chuyến xe mỗi nặng
đi
về phương bắc hay phương nam
sao
tiếng sóng đằng sau còn vẳng
hay
là đời nhịp của chia tan
mưa
vỗ vỗ nhạt nhòa khung kính
ru
ta ru ta mưa thầm thầm
ngọn
núi thẳm trước sau vô định
cánh
chim bay vào chốn biệt tăm
một
tiếng đồng hồ trên xa lộ
nghĩ
mãi về đời mãi về mình
với
lúc thực hư dường chẳng rõ
thấy
mình heo hút giữa lặng thinh
tự
giải thích với ngàn câu hỏi
ta
hôm nay ta sống làm gì
ngày
tiếp ngày không chờ không đợi
chuyến
xe sang tiếp nối về đi…
tóc
dần phai mộng dần phai nhạt
vui
như lá cỏ đọng sương mai
mà
buồn như hàng hà hạt cát
ta
làm gì làm gì hôm nay...”
Có
người đọc thơ cho rằng đây là một khuynh hướng thơ
“hội nhập bình thản”. Một kết luận chắc nịch cho
bài thơ: vừa lòng với hiện tại, với công việc làm và
yên phận. Thực ra cái từ ngữ hội nhập bình thản tự
nó đã có những định nghĩa mơ hồ và người đọc thơ
đã hiểu một cách nào khác để có những kết luận đầy
tính suy diễn. Mà suy diễn thì ít khi có tính chính xác!
Bài thơ trên không có chữ nào để nói lên tâm trạng
vừa lòng với hiện tại và cũng chẳng có ngôn ngữ nào
để chỉ rằng vừa lòng với công việc làm đang có cũng
như yên phận với những sự đều đều nhàm chán của
cuộc sống.
Trong
bài thơ, là cảm giác của một người vừa phải sống
đời của một người bình thường đánh vật với cơm
áo lại vừa bị ray rứt của những nỗi niềm của một
người muốn dấn thân nhưng chưa có dịp thì tuổi già
sắp đến. Những ngôn ngữ như “khản tiếng tàn hơi”,
như “tiếng sóng đằng sau còn vẳng”, hay hình ảnh như
“ngọn núi thẳm trước sau vô định? Cánh chim bay vào
cõi biệt tăm”, đều muốn nói lên cái tâm tư của một
người tị nạn xứ người nhưng vẫn thầm canh cánh
những nỗi niềm ấp ủ từ lúc thanh xuân…
Giải
thích một bài thơ, nhiều khi giống như một công việc
giết chết thơ. Ðâu có ai mang cảm xúc ra để kể lể,
mang tâm sự ra để đối chiếu với thơ. Nhưng, nhiều
khi viết với cái tâm cảm của mình mà bị cảm nhận
bởi những ý nghĩ sai lạc đến một trăm tám chục độ
thì cũng là điều đáng buồn cho người làm thơ…
Thực
ra, mỗi người có một lối cảm nhận thơ riêng. Nhất
là không thể dùng sự suy diễn từ những yếu tố khác
ngoại văn bản để kết luận về một điều này điều
nọ. Ðọc thơ và hiểu được thơ, thực cũng hiếm có
mấy ai...
Những
cơn mưa tháng tư. Những cơn mưa của người vừa qua tuổi
sáu mươi để gần tới bảy mươi, sống song hàng giữa
thực tế và mơ mộng. Nhưng cũng may, vẫn còn những
khoảng trời rộng lãng mạn, vẫn còn văn chương để
nghĩ về và viết đến. Nếu không, ôi thôi, đời sống
sẽ đơn điệu biết bao. Cái tâm trạng ở Tần nhớ Tấn
ấy, hễ là người tị nạn thì ai mà chẳng có. Mỗi khi
nghĩ đến lại có điều gì vướng bận trong lòng. Có
mấy ai vừa lòng với công việc ở đây, dù là người
khoác lác cỡ nào. Lao động, dù cổ xanh hay cổ trắng
cũng là đem mồ hôi hay tâm sức để đổi lấy miếng
ăn. Ngay cả những người bản xứ da trắng, và ở những
cấp vị cao, khi kinh tế trồi sụt, cũng còn thấy được
đi làm và có công việc là hạnh phúc. Huống chi, người
tị nạn, đòi “hội nhập bình thản” thì có lẽ chỉ
là chuyện phong thần…
Mưa
tháng tư hình như có hạt nào rơi từ quá khứ. Mới gần
đây thôi, những tháng ngày lạ lẫm, những bước đến
chập chùng cảm giác. Mưa trên buổi chiều nào gần gũi
nhưng lại xa vắng. Mưa trong trí nhớ của tôi
“Mưa
đã rơi đã rơi ở thành phố chúng ta
trên
góc phố Los Angeles
bảng
xe bus lặng thinh
chuyến
xe không hành khách trở về
tôi
lạnh run đứng ngó.
Mưa
ngủ quên giây phút nào
Hạt
mưa quá khứ.
Vỡ
vụn trên mặt nhựa nâu
Cho
anh hơi thở muộn
Mưa
đã rơi đã rơi ở thành phố chúng ta
Trên
đời sống hôm nay kẻ lạ
Góc
phố biển một mình
Con
hải âu nhìn trời xanh chết rũ
Từng
chiếc lá lạnh buốt
Rơi
trong ngày đầu năm vừa qua
Ðâu
tóc bạc tuổi già
Tuổi
thơ ơi tuổi thơ chúng ta
Là
âm bản cơn mưa mù mịt
Mưa
đã rơi đã rơi ở thành phố chúng ta
Con
phố Bolsa mỗi sáng mỗi chiều
Như
Sài Gòn nỗi niềm
Gánh
trên vai trí nhớ
Giọt
nhạc nào rơi rơi
Như
bóng chiều tàn phai nắng rụng
Anh
nói nhỏ với thinh không
Vừa
chết lặng màu hồng
Khi
một trời chập chùng gió tím.
Mưa
đã rơi đã rơi từ hư không.”
Làm
thơ, có phải là chiêu niệm quá khứ và hướng vọng
tương lai. Mưa. Giọt ẩm hơi nước đọng lại trong đời
sống trong da thịt những sợi cảm xúc nào của riêng một
người hay của chung những hệ lụy cuộc đời. Những
giọt mưa tháng tư rơi hoài trong tâm thức một người
luôn không bằng lòng với tháng ngày hiện tại hôm nay…
Nguyễn
Mạnh Trinh