Thơ
Tết, thơ Xuân thường là ước lệ. Nhưng qua những ước
lệ chúng ta có được nhiều câu thơ hay, và hay về nhiều
mặt: nghệ thuật, tâm cảm và phong tục. Trên ba kích
thước ấy, có lẽ Nguyễn Bính là người lưu lại nhiều
thơ Tết, thơ Xuân hay nhất, từ tâm sự tha hương đến
hình ảnh mùa xuân đất nước hay ngày Tết dân tộc:
Trên
đường cát mịn một đôi cô
Yếm
đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy
trúc dắt bà già tóc bạc
Tay
lần tràng hạt miệng nam mô
(1973,
Tâm hồn tôi)
Bài
dưới đây ghi lại hình ảnh dải yếm, trong y phục phụ
nữ Việt Nam ngày xưa, sau này ít người dung và nhớ đến.
Yếm là mảnh áo lót, che phần ngực bụng, hình quạt, có
hai cặp dây buộc phía sau cổ và eo lưng. Tấm yếm gắn
bó mật thiết với thân xác và nhan sắc người đàn bà,
vừa khêu gợi vừa gìn giữ, phô bày và che đậy. Dải
yếm nằm trong biện chứng kín và hở, khoe và che.
Trong
thơ cổ điển, Hồ Xuân Hương đã tả dải yếm đào
trong bức tranh thiếu nữ khêu gợi và thanh tú:
Lược
trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm
đào trễ xuống dưới nương long
Đôi
gò bồng đảo hương còn ngậm,
Một
lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
Trong
bài tơ Vịnh Ốc Nhồi, tương truyền của bà, có chuyện
“bốc yếm” lẳng lơ hơn:
Bác
mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Lăn
lóc đêm ngày đám cỏ hôi
Quân
tử có thương thì bóc yếm
Xin
đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Về
tấm yếm truyền thống, ông Lam Điền trên báo Kiến thức
ngày nay, số Xuân 1994, có bài viết vừa căn cơ vừa bay
bướm:
“Ở
chừng mực nào đó, chiếc yếm thể hiện được bản
sắc văn minh Việt Nam: kín đáo, đạo đức nhưng cũng
rất gợi cảm. Đối với một cô gái trẻ, chiếc yếm
dùng để che bộ ngực thanh xuân bát ngát, làm giảm đi
tính cách khiêu khích của phái tính nhưng đồng thời vẫn
nói lên một thứ ngôn ngữ lãng mạn của niềm tự hào
về phái tính. Đó là chiếc yếm được may với những
màu sắc tươi đẹp: màu hồng của hoa đào, màu xanh lục
của lá non, màu xanh phỉ thúy của ngọc, màu trắng của
bình minh nhan sắc. Chiếc yếm ấy được mặc trong cái
áo tứ thân và vào những dịp quan trọng, những ngày lễ
hội (…). Mùa xuân chiếc yếm thắm tạo màu sắc tưng
bừng trên khắp nẻo đường quê. Những ngày hội làng,
những đêm hát chèo, hát bội; chiếc yếm thắm rộn ràng
những cuộc gặp gỡ, xôn xao những xúc động tình yêu
và long lanh những lời hò hẹn”
(Lam
Điền, tr. 70).
Trong
bài Chợ Tết, chỉ trong hai câu thơ ngắn, Đoàn văn Cừ
đã mô tả hai loại yếm khác nhau:
Cô
yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng
em bé nép đầu bên yếm mẹ
Dải
yếm thắm sặc sỡ, trang sức của tuổi trẻ, và tấm
yếm không màu – chắc là yếm sồi, nhuộm nâu hay đen,
của người mẹ, thầm lặng, kín đáo. Ông Lam Điền,
trong bài báo đã dẫn cũng có nhắc đến chiếc yếm quê,
phổ biến trong toàn quốc: “Tôi nhớ mãi hình ảnh bốn
mươi năm về trước, dưới lũy tre của làng Bàn Thạch
nằm cuối hạ lưu sông Thu (Quảng Nam). Mẹ tôi mặc chiếc
quần vải tám đen, phía trên mặc chiếc yếm nâu lam lũ,
đang khâu vá hoặc đang lặt rau, chẻ củi (..) Tôi và bao
nhiêu người trạc tuổi tôi đã lớn lên từ những dòng
sữa ngọt, tự nhiên phía sau những chiếc yếm”. Viết
được một đoạn như vậy, Lam Điền là người có tình
có nghĩa.
Dải
yếm thắm trong Thơ Mới, nơi Anh Thơ, Nguyễn Nhược Pháp
chẳng hạn, chỉ phảng phất âm hao xa vắng của những
hương nhạt màu phai. Phải đợi đến thơ Hoàng Cầm thì
dải yếm, ngoài giá trị hoài niệm, mới đạt tới chức
năng thẫm mỹ, và động lực tạo hình, diễn đạt và
cấu trúc:
Bao
giờ về bên kia sông Đuống
Anh
lại tìm em
Em
mặc yếm thắm
Em
thắt lụa hồng
Em
đi trảy hội non sông
Cười
mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
(1948)
Và
phải đến tập thơ Về Kinh Bắc (1959-1960, xuất bản
1994) chúng ta mới tìm thấy nhiều hình tượng đẹp về
dải yếm, từ người mẹ:
Mùa
chưa về
Tu
hú gọi Em đi tìm Mẹ
Dãy
tre xa giấu biệt dải khăn diều
Khi
gậy nắng ăn mày đã quăng sau núi
Hàng
tre nhả yếm
trả
Mẹ về
lều
dột đón mưa đêm
… Bao
giờ Mẹ về
Buổi
yếm đào phai vỗ hát ru
(Đợi
Mùa)
Cho
đến dải yếm “rợn xuân tình trên bộ ngực thanh tân”
(Đinh Hùng) của những ngày hội:
Luồn
tay ôm say
giấc
bay lay đỉnh núi
Tuột
hàng khuy lơi yếm tóc buông mành
(Thi
đánh đu)
Gái
Tam Sơn đờ đẫn mời trầu
Ngực
yếm phập phồng bưởi ngọt
(Hội
vật)
Đến
lúc nào đó trong sáng tạo, cái yếm mất tính chất hiện
thực của nó, trở thành một hình tượng nghệ thuật có
chức năng cấu tứ - như một số điển cố trong thơ
xưa:
Chùa
Phật Tích ruổi trong màn lụa bạch
Chuông
chiều cởi yếm
Chuông
sớm đội khăn
Trưa
hè gãy rắc cành hoa đại
Mái
hậu cung bồ các tha rơm
Liếu
điếu vỗ hoa soan lả tả
Lụa
sồng nén nghẹn búp thanh xuân
(Đêm
thủy)
Chức
năng cấu trúc của hình ảnh dải yếm trong thơ Hoàng Cầm
rõ nhất trong bài Hội yếm bay ở tập Lá Diêu bông
(1993). Giữa hàng chục đám hội hè trên quê hương Kinh
Bắc, Hoàng Cầm tưởng tượng thêm “huyền sử”, một
lễ hội các nàng hoa khôi phải … tung yếm:
Đã
phanh yếm mỏng thì quăng hết
Những
nếp xiêm hờ giả bộ ngây
Vị
trí ưu đãi của dải yếm trong thơ Hoàng Cầm là một
biệt lệ, có thể là duy nhất trong thơ Việt nam, vì bản
thân thơ Hoàng Cầm đã mang sắc thái đặc biệt, một
định mệnh lẻ loi. Ngày nay, trong thơ hiện đại – và
đời sống – ta không còn thấy yếm, ngoài ký ức những
nhà thơ cao tuổi.
Đã
đành là vậy, cuộc đời là vậy, nhưng chúng ta vẫn ái
ngại cho tâm tình một Nguyễn Bính ngày xưa, khi cô gái
“đi tỉnh về”:
Khăn
nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo
cài khuy bấm. Em làm khổ tôi
Thị
thành bôi nhọ em rồi
Nào
đâu cái yếm mua hồi sang xuân.
Mấy
câu này là nguyên bản bài Chân quê (1937) trong tập Tâm
hồn tôi, do nhà Lê Cường in năm 1940. Những bản in sau
này đã thay lời đổi ý. Giấy trắng mực đen, ngày một
ngày hai, còn thay đen đổi trắng, trách cứ chi cô gái
quê chỉ mới ngấp nghé xài… khuy bấm.
Chuyện
cái yếm là cuộc rong chơi dông dài ngày Tết, không nên
lấy làm đề tài văn hóa, văn chương hệ trọng.
Đặng
Tiến