văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Thursday, May 16, 2013

NGUYỄN AN BÌNH * buổi sáng một mình





























Buổi sáng một mình bên ly phê đá - hẹp phố phường xe tấp nập bon chen - người mãi ngược xuôi dòng đời hối hả - cuốn nỗi buồn vui cay đắng sang hèn.

*
Buổi sáng một mình ngang qua phố nhỏ - lòng hẹn lòng bao chuyện cũ quên đi – sao bất chợt nhìn chùm hoa mới nở - Nỗi xuyến xao theo cánh nhớ quay về.

*
Buổi sáng một mình ngắm con sông chảy - chuyến phà xưa đưa người biệt phương nào – cây cầu mới níu đôi bờ gần lại - nở vô tình đánh mất chốn tìm nhau.

*
Buổi sáng một mình lang thang vô định - bạn bè dăm thằng đứa nhớ đưa quên - đứa tha hương đứa đơn côi huyệt lạnh - đứa lại sống mòn quên mất tuổi tên.

*
Buổi sáng một mình tìm quanh tìm quẩn - phố lạ quen nay bỗng vút cao tầng - lạ gì đâu chút thường tình nhân thế - người tìm người hoài vọng cả trăm năm.

*
Buổi sáng một mình thong dong đến lạ - giọt cà phê sao đắng miệng ngọt lòng – Trò dâu bể một đời xem không hết - cười cợt tình,cười số phận long đong.

NAB - Tháng 5/2013

NGUYỄN ĐỨC NHƠN * khách lạ

Đào Hải Triều

khách về đây trời đất thênh thang 
gió mùa bấc tháng giêng lồng lộng thổi
hàng dương liễu đón chào khách mới
khách đường xa rũ áo phong trần

khách về đây sông nước ngại ngùng
con thuyền nhỏ chở đầy sóng gió
trở về neo trên bờ bến lạ
thuyền bập bềnh giữa bến chiều hoang

LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu [tiếp theo]

Nguyễn Thanh Thu



Trời mới xập tối là Tư Cầu đã cơm nước tắm rửa đâu đó xong xuôi.

Anh ta coi bầy vịt con một lượt, rồi đến bỏ rơm thêm và đốt cỏ un muỗi cho con trâm Sấm. Anh ta làm gấp rút để rồi còn qua bên Phấn.

Nhưng khi nhìn con Sấm nằm nhơi cỏ, chốc chốc lại khịt khịt mũi và quơ sừng xua muỗi, Tư Cầu bỗng thấy đôi chút bứt rứt trong lòng.

THIẾU KHANH * thầy chùa


XYZ thân mến,
 “Không cần phải nói là không ai trong chúng ta đã nhìn thấy đức Phật. Chúng ta chỉ thấy tượng Phật thôi. Mà tượng Phật thì có lẽ cũng... tám vạn bốn ngàn hình dạng. Nhưng dường như tôi đã thấy... một ông bác của tôi. Đó là một ông thầy chùa, như cách nói của XYZ.  Bác tôi có gia đình, nghĩa là có vợ con. Người con (trai) duy nhất của bác lớn hơn tôi năm hay bảy tuổi.

PHẠM CÔNG THIỆN * cô đơn về trắng sương rừng





















Cô đơn về trắng sương rừng - Anh nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm - Khuya buồn tủi nhục môi em - Mưa run lặng lẽ trên thềm bơ vơ - Tiếng em vàng xuống đôi bờ - Hoang vu anh đứng đợi chờ chim kêu - Tay gầy ôm chặt tình yêu - Anh về phố gục những chiều hư vô

Đời đi trên những nấm mồ - Đau thương em hát cơ hồ khăn tang - Phố chiều tôi bước lang thang - Như con sông nhỏ mơ màng biển xanh

Nửa đêm khói đốt đời anh - Yêu em câm lặng như cành thu đông - Đời em như một dòng sông - Đôi bờ anh đứng giữa lòng hoa niên - Mưa chiều nước chảy triền miên - Một con chim dại lạc miền hoang lương - Về đâu thương những con đường - Lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa.


Wednesday, May 15, 2013

BÙI NGỌC TÔ * Rượu - Cờ - Hoa - Nguyệt






















Khi Chén Rượu  
Martin với Ngũ Gia Bì - Có khi rượu đế cũng mê mẩn hồn - Thuốc ngâm với rượu Vĩnh Tồn - Có khi cũng để lên mồm nhâm nhi
 

Khi Cuộc Cờ
Nháo nhào xe ngựa sang sông - Quan quân lẫn súng thần công mỡ màn - Chao ôi khi cuộc chiến tàn - Vua quan sĩ tốt xếp hàng ngay đơ
 

Khi Xem Hoa Nở
Mùa Xuân ngắm hoa đào - Mùa Hạ ngửi mùi sen - Sang Thu hoa cúc nở - Ðông đến đợi hoa - chôn
 

Khi Chờ Trăng Lên
Trăng mười ba láu táu - Trăng mười lăm vừa tròn - Ðến lúc trăng mười sáu - Trăng như đã buồn buồn
Bùi Ngọc Tô



giới thiệu sách XA DẤU NGỰA HỒNG

Vườn Tao Ngộ vừa nhận được:


XA DẤU NGỰA HỒNG: tác phẩm thứ 20 của nhà văn Thiên Hà. Sách dày 144 trang, khổ lớn với 70 bài thơ. Tranh bìa và phụ bản màu của các họa sĩ Lê Thanh, Trương Thị Thịnh, Nguyễn Văn Bảy, Hồ Hữu Thủ, Vi Vi, Lương Trường Thọ, Miên Đức Thắng. Lý Thụy Ý viết Lời Bạt với 10 ca khúc phổ thơ của anh bởi các nhạc sĩ: Anh Việt Thu, Nguyễn Văn Hiên, Tố Hải, Phạm Minh Cảnh, Nguyễn Tôn Nghiêm. 
Trong số đó có 3 bản rất được thịnh hành t trước 75 đến nay là: Gió Về Miền Xuôi, Xa Dấu Ngựa Hồng, Nhớ Nhau Hoài đều do cố nhạc sĩ Anh Việt Thu ph vào những năm đầu thập niên 60 khi AVT phục vụ tại Phòng Văn Nghệ Quân Đội/Cục TLC
Sách được liên kết ấn hành bởi tủ sách Bến Tâm Hồn và nxb Thanh Niên. Ngoài những bản thường còn in thêm 100 bản đặc biệt in trên giấy phấn Thông Vàng để dành tặng thân hữu. Bản gởi tặng VTN mang số: TH-BTH 057-phanbathuyduong, với chữ ký và triện son của tác giả.

Vườn Tao Ngộ xin chân thành cám ơn bạn T.H và trân trọng giới thiệu XDNH cùng bạn đọc.

PHAN TẤN HẢI * người tới như mộng

Dương Sen
 Tôi đã gặp những người như thế. Những người như mộng, như thật. Những người đã tới để cho tôi thấy đời này như mộng, như thật. Họ tới để nói rằng cõi đời này là bất khả nghĩ bàn, nói mộng cũng hỏng, mà nói thật cũng sai.
Có những người đã bước vào trần gian này, mà tôi có cơ duyên gặp được nơi này hay nơi kia, và rồi biến dạng như những làn khói lẩn khuất, hư ảo. Để rồi chỉ còn thoảng trong trí nhớ của tôi những nụ cười như hoa nở, một giọng nói dịu dàng như gió sớm, hay như một tà áo phủ mát những giấc mộng đêm hè. Và rồi, người hiện ra như thật, và biến đi như sương khói, để những bàn tay nắm lấy chỉ còn là một cảm giác run rẩy mỗi khi nhớ tới, và rồi lại buông ra để đi thật xa.

KINH DƯƠNG VƯƠNG * chuyện của Nhã

KDV/họa sĩ Rừng

CHUYỆN CỦA NHÃ

- Thế nào tôi cũng tìm cách giết nhạc sĩ Ban. Nhã nói với tôi như vậy. Lần đầu tiên, vì trong cơn say cần sa, tôi nghĩ rằng Nhã nói chơi. Nhưng sau đó trong những khi tỉnh táo, Nhã vẫn lập lại, nhiều lần. Nhạc sĩ Ban đến nay vẫn còn sống. Nhã nuôi ý định giết nhạc sĩ Ban để rửa nhục. Câu chuyện đã trôi qua hơn mười lăm năm. Nhã sống ở Đà lạt thỉnh thoảng về Sài Gòn gặp tôi... Tôi xa quê hương đã lâu; không liên lạc với Nhã, không biết bây giờ Nhã còn nuôi ý định giết nhạc sĩ Ban nữa không.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * hoài ziang duy, biểu tượng một văn phong hiện thực đầy sáng hóa

Hoài Ziang Duy

Tập tuyển truyện Ông Tướng Sang Sông của nhà văn Hoài Ziang Duy bay qua nửa vòng trái đất, như một hạnh ngộ mang đầy vẻ chân tướng, chuyển tận tay tôi vào một buổi chiều tháng 5/2002. Sự xúc động đầu tiên, tưởng tượng cầm chắc tín hiệu tinh khôi của một hiền giả văn nghệ phố núi quê xưa, vẫn cuộn tròn tâm thức trong một định nghiệp văn chương.