văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Wednesday, June 5, 2013

giới thiệu sách: thơ HỒ CÔNG TÂM

Vườn Tao Ngộ vừa nhận được:



Các tuyển tập thơ MỘT THỜI LƯU VONG của thi hữu Hồ Công Tâm do nxb HNNV ấn hành, cùng thi tập DUYÊN THƠ XƯỚNG HỌA của anh và Nguyễn Phú Long, Đoàn Ngọc Kiều Nga, Cao Mỵ Nhân, Đoàn Chinh Nam & nhóm thân hữu.

Hồ Công Tâm là một người làm thơ nổi danh từ trước 75 đến nay và là một trong số hiếm hoi thi sĩ vẫn còn trung thành với thơ Đường luật, ngoài các cố thi lão Hà Thượng Nhân và Cao Tiêu...

Vườn Tao Ngộ xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu các tac phẩm nêu trên cùng bạn đọc.


NGUYỄN AN BÌNH * chén ngọc TRƯƠNG CHI

Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng, bao giờ trường học của quan tư đồ Vương Doãn cũng tấp nập môn sinh, vì đây là những ngày bình văn thường kỳ.Tháng thì bình thơ, khi thì văn, phú, tế, biểu, đối…. Tất cả các loại văn cần thiết trong thi cử điều được quan tư đồ ra đề để các môn sinh rèn tập và chuẩn bị từ trước đến đợt bình văn đem ra thi thố và luận bàn. Quan tư đồ từng giữ chức vụ cao trong triều và từng là thầy dạy của đương kim hoàng thượng bây giờ. Nên khi ông cáo lão từ quan về mở trường dạy học thì từ các bậc công hầu khanh tướng trong triều cho đến các gia đình giàu có đều mong muốn gởi gấm con cháu của mình đến học cùng ông để có thể nên danh nên phận sau nầy. Ông dạy rất nghiêm minh và cẩn trọng không hề thiên vị một môn sinh nào dù đó là con của quan to chức trọng hay con của hoàng thân quốc thích đi chăng nữa, nhiều học trò ông đổ đạc cao và có danh phận trong triều. Trước ngày bình văn ông đều yêu cầu các môn sinh nộp quyển để ông chấm qua đó ông chọn chừng năm quyển được ông phê ưu đem ra bình và chính tác giả của những quyền đó phải đọc cho các bạn đồng môn nghe và lắng nghe lời những nhận định cũng như giải đáp những vướng mắc của các môn sinh khác.

MINH NGUYỄN ◙ băng qua đường tàu

Trên đường về nhà, Ngữ tình cờ gặp Nhã lúc cô sắp băng qua giao lộ, cô hỏi:
- Hẳn anh biết ngày mai có người mang sính lễ đến nhà Mây tiến hành lễ dạm ngõ?
- Ngữ không thể tin vào tai mình. Mới hôm qua Mây vẫn còn gối đầu trên tay anh nói cười vui vẻ, không hề nghe nói chi tới chuyện cưới xin, vậy mà hôm nay đã . . .
Có thể Nhã đã nghe lầm tên ai khác, cho dù cô có là bạn thân của Mây đi chăng nữa. Tuy có chút bất ngờ, song Ngữ cố giữ vẻ mặt bình thản, che dấu mớ cảm xúc đang làm rối bời trong lòng. Anh nghĩ, chắc phải có chuyện bí ẩn gì, khiến cô không thể giải thích hành vi đáng ngờ của mình với anh?

HUY TRÂM ٭ Tàn Thu


























lẩn trong lớp áp sương mù
và trong xác lá hồn thu chợt về
hiu hiu gió lạnh lòng se
chùm hoa thắm với ngày hè đã qua

hỡi em ! đời nắng xế tà
nẻo về thiên cổ tuy xa mà gần
bấy lâu mòn mỏi đường trần
đục, trong con nước cũng ngần bến thôi !

những chi của đất – của trời
lòng ta cất giữ muôn đời khó tan
những chi bèo bọt thế gian
gạt đi ! đừng nhắc đừng than, mệt lòng

năm xưa – má thắm môi hồng
hôm nay nét đẹp về trong hao gầy
trà thơm – có chuyện ch hay
kể anh nghe ! sưởi ấm ngày tàn thu
ngoài kia – trời trắng sương mù.

Huy Trâm

TRẦN THIỆN HIỆP ◙ hiên trưa



khi về chải tóc em nghiêng
nghe hồn chợt ấm giữa miền long đong

hiên trưa lá biếc như lòng
ta như bướm trắng lạc dòng tóc phơi

lòng còn ở với cuộc chơi
dẫn như m2nh đã lượng đời tà huy

lá rồi lấp dấu chân đi
ta còn em với thầm thì lược gương

TRẦN THIỆN HIỆP

CUNG TÍCH BIỀN * Mùi cùa Gió Mùa



Ngòai bảy mươi tuổi, hãy còn khỏe mạnh, minh mẫn; từ bao năm, Cụ Gàn tiêu biểu cho niềm vui, lòng tận tụy với xã hội. Ngồi gần cụ, bên cốc cà phê, năm ba bè bạn, thì thật thú vị, vì sự dẫn dắt câu chuyện, lý giải các sự kiện lịch sử, văn chương, triết học.
 
Kiến thức sâu rộng, biết nhiều ngoại ngữ nên nguồn đọc của cụ Gàn không lệ thuộc vào sách nhập nội thông qua dịch thuật. Cách nói ngắn gọn, hàm súc, nhiều ẩn dụ, đậm chất hài hước. Giọng cụ hiền hòa, hấp dẫn; không dạy đời, không cường điệu; rất chân tình, nhưng thẳng thắn, vì tôn trọng sự thật.
 
Cụ là nguồn tư liệu phong phú cho các ký giả trẻ muốn tìm hiểu sinh họat của Sài Gòn cũ, từ chuyện chính trường đến chỗ ăn chơi, nhà hàng vũ trường; từ tổ chức guồng máy hành chính đến hệ thống quân đội. Cụ là cố vấn đặc trị thiếu hụt kiến thức nhiều mặt, cho quý vị thạc sĩ tiến sĩ nội địa có ngọn mà thiếu cái gốc, đang giảng dạy ở một số Đại học hiện nay.

Tuesday, June 4, 2013

VĂN QUANG * Thượng bất chính, hạ tắc loạn

(kỳ 1)
Trong khi Quốc hội VN đang thảo luận sôi nổi về các vấn đề lớn và chuyện lấy phiếu tín nhiệm chưa diễn ra, người dân vẫn lặng lẽ chờ đợi xem cái gì sẽ xảy ra với những chuyện ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của mình như nhà đất của mình có thật sự là của mình không hay chỉ là của... nhà nước, chuyện hộ khẩu và nhập cư vào thành phố được giải quyết ra sao, chuyện tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí là những quyền căn bản của con người sẽ được quy định rõ ràng như thế nào...
Những buổi họp quan trọng của các ông bà đại biểu sẽ được truyền hình trực tiếp cho dân chứng kiến, chắc chắn sẽ có nhiều ông bà “nghị” phát biểu rất hăng, rất “hùng hồn” để chứng tỏ năng lực và tài “kinh bang tế thế” của mình. Tuy nhiên những ý kiến “hùng hồn” đó có được thực hiện hay không lại là việc khác, phải chờ đến cuối kỳ họp mới biết được. 

TRẦN VẤN LỆ * Hôn Em Nhòe Nước Mắt Ôi Tấm Hình Ngày Xưa





































Hồi Đệ Tam Đệ Nhị, viết Lưu Bút Ngày Xanh…mà lại bằng mực tím, nhìn cứ là long lanh!

Thương quá thời học sinh, bây giờ xa tít tắp, có nhiều người đã mất, hình còn Lưu Bút xưa…

Em có lúc tôi ngờ không bao giờ gặp lại.  Ai đã là con gái lấy chồng còn trở về…

Hình em mái tóc thề đẹp như là con suối, hình em không biết nói, tôi hôn hoài, muôn năm!

Nửa Thế Kỷ, xa xăm…dài như đường trăm ngã, từ đường rừng quét lá bằng tràng đạn liên thanh…

Rồi trong trại tù binh đếm bắp chia từng hạt.  Rồi trên biển bát ngát.  Rồi trên trời mênh mông…

Đời chia như nhánh sông!  Không nhánh nào êm ả.  Sông xuôi ra biển cả, sóng bủa mờ đảo hoang…

Em ơi, tôi lang thang nhưng những trang lưu bút có nhiều khi nước mắt ngờ ngợ mưa sa sa…

Nhiều con đường ngã ba, tôi tìm em không gặp.  Nhiều chuyến xe đi gấp…chỉ tới bến…nửa đường!

Khi hỏi chớ Quê Hương là đâu không ai đáp.  Em có qua bão táp hay còn trong biển dâu?

Ngày xanh và ngày sau, còn những trang lưu bút, hôn em nhòe nước mắt…ôi tấm hình ngày xưa!

Monday, June 3, 2013

LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu [tiếp theo]

Nguyễn văn Bảy

Cả tuần nay, Phấn "cấm cung" trong nbà nên nước da mặt, da cổ nhả nắng hết và vì lạnh nên trắng xanh.

Mấy sợi tóc ướt dính sát trên trán, trên má của Phấn. Tư Cầu khẽ lấy đầu ngón tay khều ra và vuốt lại cho xuôi theo mái tóc của người yêu; đến bữa nay anh ta mới để ý tới những sợi lông măng mướt rượt dính sát theo vành tai hồng hồng của Phấn.

Mới cách nhau có một tuần lễ mà sao Tư Cầu thấy Phấn mới mẻ vô cùng: Một con Phấn xinh đẹp hơn. nồng nàn hơn, tình tứ hơn!

Cũng đôi mắt, cũng đôi má, cũng đôi môi, cũng thân hình ấy mà anh ta tưởng chừng như quá quen thuộc, thì bữa nay, bỗng nhiên lại quá khác và như... mới tinh!

VŨ HOÀNG CHƯƠNG * nỗi buồn sông núi

Ta đến nhân gian lạ cõi bờ
Này sông lưu lạc, núi chơ vơ
Nỗi buồn sông núi, ai người biết
Máu cũng chưa hề rỏ phím tơ

Non khóc mùa xuân nước đợi thuyền
Ôi, non tàn cục! nước vô duyên
Sóng bao giờ nhỉ, chèo thi bá
Rừng trọn đời thôi lệ đỗ quyên

Vụt sáng đêm nao lối thệ nguyền
Hồn say thông cảm ý sơn xuyên
Hương xưa khoảnh khắc về tươi ngọn
Nhạc mới vang dòng một kỷ nguyên

Cho ngọn núi, dòng sông từ đó
Hương ngàn xưa bén nhạc ngàn sau
Riêng ta, mười ngón thơ còn đỏ
Lòng Trích Tiên còn vạn kiếp đau