văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, June 11, 2013

HÀ THÚC SINH * Las Vegas: Xu Sau Cùng.

Las Vegas, Đô Thị Ánh Sáng Không Bao Giờ Ngủ! Mở Cửa 24 Giờ Một Ngày, 365 Ngày Một Năm!”

Kinh đô đổ bác lớn nhất thế giới ấy có thể mánh mung xạo sự chuyện gì chứ riêng chuyện quảng cáo bên trên nó nghiêm chỉnh không ai bằng. Về mặt lịch sử nó đã có đó từ những năm 1700s, nhưng chỉ chính thức trở thành một thành phố vào năm 1905 với dân số 800 người, và mức gia tăng chỉ nhanh chóng khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế xảy ra với những sòng bạc đầu tiên được cấp giấy phép vào ngày 19-3-1931. Ngày nay, Las Vegas là một trung tâm du lịch, giải trí, cờ bạc, và kỹ nghệ quốc phòng. Dân số hơn 1 triệu người sống toàn bằng những nghề có liên quan tới việc phục vụ một lượng du khách hàng năm từ khắp năm châu đổ đến lên tới 37 triệu.

HOÀI KHANH * cát và sông


Trong đêm thầm với cây rừng - gió ơi cát đã não nùng 
cõi khô – trong tôi ẩm lụi hồn chờ – núi sông vắng lanh 
cơ đồ thiên di.
Một phương đã hiện Từ Bi – lửa bình tịnh đốt sân si hận 
cuồng – một phương đã rực suối nguồn – vai mang 
xiềng xích vẫn thương bạo tàn.
Nghe rền cát bỏng âm vang – núi sông, sa mạc lan tràn 
năm châu – bình minh đã hiện sắc mầu – Á-Phi nguyền 
xóa u sầu nhân gian.


LÊ XUYÊN * Chú Tư Cầu [tiếp theo]


Về đến nhà. Tư Cầu đi thay một bộ đồ bà ba đen vải ú lành lặn để sang bên nhà bác Bảy.

Thằng Năm lúc thúc đi theo sau để qua coi như bao đứa trẻ khác trong xóm đã chộn rộn bên ấy từ sáng, nhứt là bọn chúng đã chầu chực ở dưới nhà sau để chờ làm heo giành xin bong bóng mang về thổi phơi khô đá banh chơi...

Đến nơi, Tư Cầu ngó quanh quất tìm xem Phấn ở đâu. Anh ta thấy Phấn mắc lo tiếp họ hàng bà con ở nhà trên nên không tiện nói năng chi hết.

TRẦN YÊN THẢO & LÂM HOÀNG LÂN * lộ tuyến nam của con đường tơ lụa Chương VI.


PHẦN KẾT

Nội dung quyển sách này chỉ giới hạn ở đoạn phía Đông của “Con đường Tơ lụa”. Tức từ kinh đô Trường An thời Hán Đường qua Hàm Dương, men theo Hành Lang Hà Tây rồi ra Ngọc Môn Quan và Dương Quan, xuyên Tây Vực để đến địa đầu vùng Trung Á Tế Á.
Thời cổ đại, các thương đội và lữ hành khi vượt hết được đoạn phía Đông của “Con đường Tơ lụa”, họ đều coi như trút được gánh nặng của hành trình. Mặc dù từ đó nhìn về các thị trường phương Tây vẫn còn một đoạn đường phía trước, tức vùng Trung Á Tế Á.

Monday, June 10, 2013

VĂN QUANG * Hội chứng bất động


Ở Việt Nam bây giờ thêm một hội chứng mới gọi là “hội chứng bất động,” nó được hình thành bởi cái thị trường bất động sản đang chết cứng, không nhúc nhích. Dù có được “kích cầu” mạnh mẽ, dù có được vài “cú hích,” mạnh hơn tàu hỏa đẩy đi, nó vẫn nằm chết dí. Nói rõ hơn là đủ các thứ nhà đất đóng băng, nhà giàu chết trên đống tài sản của mình, nhà nghèo không có tiền mua nhà, nhà kha khá loại công tư chức còm vẫn cứ đợi nhà xuống giá nữa. Mặc dù mọi “phân khúc”– tức là mọi kiểu nhà từ những tòa cao ốc đồ sộ đến biệt thự tiền tỉ, cho đến nhà chung cư, nhà bình dân – đã xuống giá, “vừa bán vừa năn nỉ” cũng chẳng ai mua. Họ vẫn đợi và đợi giá xuống nữa. Khách hàng được dịp bắt ép doanh nghiệp để trả thù trước kia ông ép giá tôi, ông mua rẻ bán đắt, bây giờ là thời cơ tôi ép ông, phải hạ giá nữa cũng chẳng có gì là “oan uổng.” Thế nên hai anh cùng đứng hầm hè nhìn nhau, cái “hội chứng bất động” ra đời.

THƠ LAN ĐÀM


THÁNG SÁU, EM và, 22

Ừ xưa Tháng Sáu trời mưa,
Sàigòn khuya, gió lạnh vừa quán đông.
Ly rượu cạn, đêm mênh mông,
Nghe trong tiếng sóng lời sông ngậm ngùi.

Brea nắng đọng hiên ngoài,
Chiều chăn gối đẫm hương người, nôn nao.
Đồi cỏ áy, bướm xôn xao,
Cà phê đắng, nỗi nhớ nào đong đưa.

Sàigòn Tháng Sáu trời mưa,
Brea hạ sắp sang mùa, tình ơi.

THÁNG SÁU Ở BREA

Bầy chim tắm thác vườn sau,
Trăm bông lựu nhỏ đậm mầu chiều xanh.
Phật tĩnh tọa, nụ cười lành,
Trong nhịp suối, thoáng vọng thanh kinh cầu.
Ngày rồi xế, mây về đâu,
Mình ta, thêm một mái lầu quạnh hiu.

LAN ĐÀM

HOÀI ZIANG DUY * Thơ cho ngày sau, có người tìm thấy

Tôi viết bài thơ cho năm tháng sau nầy
Cho chính chúng ta
Những người nằm xuống
Không còn chứng nhân trong câu chuyện kể
Khi quá khứ trôi xuôi
Thời gian bước tới
Là những lãng quên
Ở năm, ở tháng, ở tuổi chất chồng
Cuộc sống nuôi thân

TIỂU TỬ ♥ Mùa thu cuộc tình


      Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị : một trái cà tô-mát không dầu không dấm và một miếng thịt bò nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị ! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả thì giờ để làm một món gì đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái gì cũng được. Thật quá giản dị ! Nhứt là ông Năm sống một mình, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh-kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đình. Ở Paris này mà sống một mình như ông Năm thì thời gian không biết phải làm gì cho hết chớ đừng nói không có thì giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.

Thursday, June 6, 2013

HẢI PHƯƠNG * mừng nhau đám cưới giữa mùa xuân ta làm thơ tặng vợ

Hải Phương

Tặng Queen
Bởi vì tình yêu là tất cả
khi ta ở cuối giòng sông Cái Lớn Nhatrang
em ở cuối giòng Cà Ty Phanthiết
hai con sông chảy ra biển rộn ràng
khi chúng ta ở La Jolla
mang theo Le Beau Rivage vời vợi
khi chúng ta ở vùng vịnh Cựu Kim Sơn
mang theo bờ cát dài Thương Chánh
mừng nhau đám cưới giữa mùa xuân .

thơ NGUYỄN ĐỨC NHƠN

Thái Đức Nhả

Ngàn Năm Chưa Muộn

bốn mùa
xuân hạ thu đông
nối đuôi nhau vẽ 
một vòng hiền khô
một ngàn năm gội nắng mưa
mà sao vẫn thấy
mình chưa hề già (!)


tìm em
khắp cõi ta bà
nợ nần kiếp trước
hay là duyên sau?
ừ thì cũng rán
chờ nhau
một ngàn năm nữa
cũng đâu muộn màng (!)