Về
đến nhà. Tư Cầu đi thay một bộ đồ bà ba đen vải ú
lành lặn để sang bên nhà bác Bảy.
Thằng Năm lúc thúc đi theo sau để qua coi như bao đứa trẻ khác trong xóm đã chộn rộn bên ấy từ sáng, nhứt là bọn chúng đã chầu chực ở dưới nhà sau để chờ làm heo giành xin bong bóng mang về thổi phơi khô đá banh chơi...
Đến nơi, Tư Cầu ngó quanh quất tìm xem Phấn ở đâu. Anh ta thấy Phấn mắc lo tiếp họ hàng bà con ở nhà trên nên không tiện nói năng chi hết.
Thằng Năm lúc thúc đi theo sau để qua coi như bao đứa trẻ khác trong xóm đã chộn rộn bên ấy từ sáng, nhứt là bọn chúng đã chầu chực ở dưới nhà sau để chờ làm heo giành xin bong bóng mang về thổi phơi khô đá banh chơi...
Đến nơi, Tư Cầu ngó quanh quất tìm xem Phấn ở đâu. Anh ta thấy Phấn mắc lo tiếp họ hàng bà con ở nhà trên nên không tiện nói năng chi hết.
Tư Cầu làm bộ đi xớ rớ lên để Phấn trông thấy. Anh ta vừa trở lên là Phấn biết ngay, sẽ gật đầu như... chào khách:
- Anh Tư mới qua...
- Dạ, tui mới hay nên vội vã qua liền đây.
Phấn liếc nhìn anh ta lấy mắt ra hiệu rồi thản nhiên nói:
- Chực chiều nay sau khi phát tang xong, tui sẽ nhờ anh Tư coi dùm cho việc mần thêm gà vịt để đãi bà con tới đi đám...
Tư Cầu khẽ gật đầu:
- Dạ được! Cô Ba để tui lo việc đó cho, có cái gì cần thì cô Ba cứ biểu... đừng ngại gì hết...
- Thiệt cám ơn anh Tư nhiều lắm.
- Dạ hổng có chi... chòm xóm láng giềng nhau thì chỉ nhờ nhói trong mấy cái lúc nầy, bởi vậy người ta thường nói: nhứt cận thân, nhì cận lân... (Tư Cầu nhớ đến câu nầy trong bài vọng cổ vô dĩa: "Mẹ khuyên con về nhà chồng" nên đem ra xài luôn)
Tư Cầu nói xong là quay đi qua gian nhà bên để cho Phấn còn tiếp khách đến thăm viếng và chạy lên chạy xuống trông nom việc nước nôi trà lá hoặc chi tiền để mua sắm thêm món này món nọ cần thiết trong lúc ma chay.
Vừa quay đi, Tư Cầu suýt bật cười lớn lên khi nó nghĩ rằng: sao bữa nay nó ăn nói... chững chạc quá đỗi! Có lẽ khi người ta có một chủ đích gì rõ rệt thì trong bụng cũng hết đánh... lô tô!
Đến gian nhà bên, Tư Cầu thấy mấy người trọng tuổi đang lo tẩm liệm bác Bảy. Một đống bông gòn vấn kèn trong giấy súc chất bên cạnh chiếc hòm sơn đen dở săn nắp...
***
Tư
Cầu đang ngồi làm vịt trên cây cầu dừa dưới mé sông
thì đã nghe kèn trống nổi lên trong nhà. Chạc là lễ
phát tang bắt đầu...
Tư Cầu vừa lấy dao cạo mề vịt vừa suy nghĩ đến lời nói "nhắn xéo" của Phấn hồi trưa nầy: không biết Phấn muốn gặp riêng để nói chuyện gì...
À hay là Phấn sắp bàn với nó là chuyến này khỏi phải đi đâu hết. Bác Bảy nhắm mắt rồi thì còn ai cản mũi cản lái gì nữa mà sợ! Nếu được như vậy thì êm.. quá !
Tư Cầu lo nghĩ miên man như vậy và để bầy cá lòng tong rỉa rút mất chùm ruột non của con vịt hồi nào mà không hay. Anh ta dơ con dao yếm chém mấy cái xuống mặt nước làm bầy cá lòng tong nhảy tứ tung, nhưng rồi cũng bu lại để kiếm mồi hoặc ăn móng đầy rật ở xung quanh đó.
Tư Cầu bỏ con vịt vừa làm xong vào rổ xúc, rồi quơ lấy con vịt khác nhổ lông.
Vừa lúc đó, Phấn ở trên nhà đi xuống dưới mé sông.
Tư Cầu nhìn sững Phấn trong bộ đồ vải sô trắng rộng thùng thình, đầu vấn khăn tang... Trong bộ đồ ấy, Phấn cô vẻ gầy ốm, bệ rạc hơn hồi còn ở ngoài đồng nhiều.
Đôi mắt cô đỏ hoe và khi nhìn thấy Tư Cầu, miệng cô méo xệch và sụt sịt khóc...
Tư Cầu thấy thương hại vô cùng. Tay cầm con dao, tay xách cổ vịt, nó đứng sững dậy để đón Phấn.
Anh ta định tìm một vài lời gì an ủi người yêu nhưng lại lúng túng, để rồi nhăn nhó nhìn trân Phấn với một vẻ mặt vô cùng xót cảm. Phấn cũng vẫn đứng gục đầu xuống khóc thút thít.
Một hồi lâu, Tư Cầu mới lên tiếng:
- Thôi nín đi em, người ta ai già thì cũng phải...
Anh ta chưa nói dứt lời thì Phấn khóc rống lên. Tư Cầu nhìn cô ta van lơn:
- Thôi mà em... em làm quá thiên hạ họ nghe họ bu lại thì... mệt lắm! Mà em tính gặp anh để nói chuyện gì đó ?
Nghe nói vậy. Phấn cũng ráng nín lại và lấy vạt áo đưa lên lau nước mắt rồi hỉ mũi. Xong cô ta nhìn Tư Cầu:
- Anh Tư à, má em mãn phần rồi đó... như vậy đã đến lúc tụi mình phải lo toan cái chuyện đã bàn với nhau hôm trước...
Tư Cầu ái ngại:
- Sao em hổng để thủng thỉnh rồi mình tính sau việc đó, chớ bây giờ ma chay còn ề ề ra đó mà mình nghĩ vậy cũng... không phải đạo cho lắm em à!
Phấn rầu rầu đáp:
- Em cũng biết vậy lắm chớ phải không đâu. Nhưng đằng nào em cũng có tội bất hiếu lớn lắm đối với má em, dầu mình có đợi thêm năm bảy tháng hay cho đến mãn tang đi nữa thì cũng vậy thôi anh à... Má em qua đời rồi thì sau này chuyện gì cũng phải qua tay bác Năm em hết. Bác là người đằng cựu nên gắt gao với con cháu lắm... Thôi thì trốn sau cũng mang tiếng là trốn, mà trốn trước cũng không khác gì, bởi vậy em tính chờ ba bữa mở cửa mả cho má em rồi tụi mình liệu đường đi luôn anh à !
Tư Cầu để con vịt đang làm lông và con dao vô rổ, khoát nước rửa tay rồi đi lên chỗ Phấn đứng.
Anh ta lắc đầu nói với người yêu:
- Em tính như vậy thì cũng... phải, nhưng mình làm nôn quá trong lúc này thiên hạ họ cười chê thúi óc em à !
- Thì phải chịu vậy chớ biết sao! Mà họ có chê cười thì chê cười em đây hư thân mất nết chớ còn anh thì lo gì !
- Đã đành như vậy rồi nhưng em đâu mà anh đâu? Có gì thì hai đứa mình lãnh đủ hết chớ phải riêng một ai sao! Em nên nghĩ kỹ lại đi em... Tụi mình đi thì cũng có ngày trở về đây chớ bộ bỏ xứ sở biệt dạng hay sao?
- Ối anh hơi sức đâu mà lo xa quá vậy hổng biết! Em nói thiệt, nếu bà già còn sống thì em còn nấn ná ở đây, chớ bây giờ bả qua đời rồi thì đâu có cái gì buộc chân buộc cẳng em nữa được. Nếu mình hổng nhơn cái dịp nầy mà tông đi, lẩn khân lâu ngày chầy tháng đâu đó yên hết, thì chưa chắc hai đứa mình có đi mà trốn thoát được.
- Sao vậy em?
- Vậy mà cũng hỏi! Thì đến chừng yên việc ma chay rồi họ canh riết mình thì em hỏi anh bộ dễ kiếm dịp trốn lắm hả? Mà có trốn được thì bất quá năm ba ngày hay một tuần lễ gì đó họ cũng đi theo chộp cổ dìa hết!
- Ờ phải...
- Thì bị kẹt ở chỗ đó, nên em mới bàn gấp với anh, chớ nếu không thì tội gì mà để cho mang tai mang tiếng thêm cho ngập đầu ngập cổ nữa hả anh!
Tư Cầu không biết nói sao nên đành nín thinh. Thấy vậy, Phấn nói:
- Khi nào dìa nhà, anh nhớ lo sửa soạn đâu đó cho sẵn sàng đi, quần áo đồ đạc gì đó tom góp cho gọn đem dấu lần ở ngoài chòi trước đi, để đến giờ mình đi thiên hạ không ai để ý.
Tư Cầu mau mắn đáp:
- Cái đó thì em khỏi lo rồi! Anh chỉ có bộ đồ nầy là lành lặn đôi chút chớ ba cái kia thì... cá rô rỉa hết. Hễ có đi là anh xách cái thân đi liền chớ khỏi phải sửa soạn gì hết.
Nghe Tư Cầu nói vậy, tuy buồn đứt ruột, Phấn cũng phải mỉm cười:
- Như vậy thì tiện lắm... Nhưng anh cũng chẳng cần gì mang theo ba cái đồ rách chi cho nó kình càng thêm. Để khi ra tới chợ rồi, em lo sắm quần áo khác cho anh, chớ chẳng lẽ lên Sài gòn mà anh cứ vác ba cái bộ đồ phèn ở ruộng lên đi ngờ ngờ coi sao được. Ăn bận như vậy đi lên phố xá thị thành, thiên hạ họ để ý xăm xoi đến mình lắm anh à!
- Vậy hả! Cha, cái điệu đó thì ở chợ họ cũng... rắc rối dữ há! Nếu em nói vậy thì mình may sẵn đồ mới ở đây trước đi cho nó tiện.
- Em lo là lo cho phần anh, chớ quần áo của em thì thiếu gì... Mà cắt trước cho anh ở đây sao được! Anh mà lo le đi may quần áo mới ở đây thì càng chết nữa! Em nói để em bao hết cho mà! Tới chừng ra đến chợ rồi, quần áo họ may sẵn bán thiếu gì!
Tư Cầu do dự một hồi rồi nói:
- Em tính vậy thì tươm tất lắm rồi, nhưng phải chi em đợi làm tuần xong cho bác Bảy rồi hãy đi cho nó cách hơi... xa xa một chút hả em?
Phấn ngẫm nghĩ rồi đáp:
- Nếu anh muốn vậy thì... cũng được, chớ phần em thì em muốn đi liền. Chớ ba ngày hay bảy ngày thì cũng vậy.
Tư Cầu không biết an ủi Phấn ra sao, chỉ đứng lựng khứng ở đó, rồi lắp bắp nói:
- Em nói vậy cũng phải. Bây giờ bác Bảy nằm xuống rồi chắc bác cũng hỉ xả cho tụi mình... Anh thường nghe người ta nói: hễ nhắm mắt buông tay là hết, là bỏ qua hết thảy... Em có thương nhớ má em thì em thương nhớ để trong bụng, chớ bộ phải ở miết lại đây mới thiệt là thương, là nhớ đâu!
Phấn nghe nói vậy xúc cảm khóc mùi rồi mếu máo nói:
- Thiệt em chỉ làm khổ cho má em thôi. Như anh có đi, thì mai sau nầy có làm ăn khá giả còn trở về đền ơn báo nghĩa với hai bác ở nhà được, chớ còn em... em thiệt bạc phước hơn nhiều, làm sao mà má em sống dậy nữa được....
Thôi đừng khóc nữa em... người ta ai cũng có số mạng hết. Ông trời bắt sao thì mình chịu vậy...
Vừa lúc ấy, kèn trống lại nổi lên trong nhà. Phấn lấy vạt áo lau nước mắt rồi nói:
- Chắc có ai đến đi cúng vậy để em chạy vô mới được, chớ tự nãy giờ em ra ngoài nầy lâu quá !
Tư Cầu gật đầu.
Tư Cầu vừa lấy dao cạo mề vịt vừa suy nghĩ đến lời nói "nhắn xéo" của Phấn hồi trưa nầy: không biết Phấn muốn gặp riêng để nói chuyện gì...
À hay là Phấn sắp bàn với nó là chuyến này khỏi phải đi đâu hết. Bác Bảy nhắm mắt rồi thì còn ai cản mũi cản lái gì nữa mà sợ! Nếu được như vậy thì êm.. quá !
Tư Cầu lo nghĩ miên man như vậy và để bầy cá lòng tong rỉa rút mất chùm ruột non của con vịt hồi nào mà không hay. Anh ta dơ con dao yếm chém mấy cái xuống mặt nước làm bầy cá lòng tong nhảy tứ tung, nhưng rồi cũng bu lại để kiếm mồi hoặc ăn móng đầy rật ở xung quanh đó.
Tư Cầu bỏ con vịt vừa làm xong vào rổ xúc, rồi quơ lấy con vịt khác nhổ lông.
Vừa lúc đó, Phấn ở trên nhà đi xuống dưới mé sông.
Tư Cầu nhìn sững Phấn trong bộ đồ vải sô trắng rộng thùng thình, đầu vấn khăn tang... Trong bộ đồ ấy, Phấn cô vẻ gầy ốm, bệ rạc hơn hồi còn ở ngoài đồng nhiều.
Đôi mắt cô đỏ hoe và khi nhìn thấy Tư Cầu, miệng cô méo xệch và sụt sịt khóc...
Tư Cầu thấy thương hại vô cùng. Tay cầm con dao, tay xách cổ vịt, nó đứng sững dậy để đón Phấn.
Anh ta định tìm một vài lời gì an ủi người yêu nhưng lại lúng túng, để rồi nhăn nhó nhìn trân Phấn với một vẻ mặt vô cùng xót cảm. Phấn cũng vẫn đứng gục đầu xuống khóc thút thít.
Một hồi lâu, Tư Cầu mới lên tiếng:
- Thôi nín đi em, người ta ai già thì cũng phải...
Anh ta chưa nói dứt lời thì Phấn khóc rống lên. Tư Cầu nhìn cô ta van lơn:
- Thôi mà em... em làm quá thiên hạ họ nghe họ bu lại thì... mệt lắm! Mà em tính gặp anh để nói chuyện gì đó ?
Nghe nói vậy. Phấn cũng ráng nín lại và lấy vạt áo đưa lên lau nước mắt rồi hỉ mũi. Xong cô ta nhìn Tư Cầu:
- Anh Tư à, má em mãn phần rồi đó... như vậy đã đến lúc tụi mình phải lo toan cái chuyện đã bàn với nhau hôm trước...
Tư Cầu ái ngại:
- Sao em hổng để thủng thỉnh rồi mình tính sau việc đó, chớ bây giờ ma chay còn ề ề ra đó mà mình nghĩ vậy cũng... không phải đạo cho lắm em à!
Phấn rầu rầu đáp:
- Em cũng biết vậy lắm chớ phải không đâu. Nhưng đằng nào em cũng có tội bất hiếu lớn lắm đối với má em, dầu mình có đợi thêm năm bảy tháng hay cho đến mãn tang đi nữa thì cũng vậy thôi anh à... Má em qua đời rồi thì sau này chuyện gì cũng phải qua tay bác Năm em hết. Bác là người đằng cựu nên gắt gao với con cháu lắm... Thôi thì trốn sau cũng mang tiếng là trốn, mà trốn trước cũng không khác gì, bởi vậy em tính chờ ba bữa mở cửa mả cho má em rồi tụi mình liệu đường đi luôn anh à !
Tư Cầu để con vịt đang làm lông và con dao vô rổ, khoát nước rửa tay rồi đi lên chỗ Phấn đứng.
Anh ta lắc đầu nói với người yêu:
- Em tính như vậy thì cũng... phải, nhưng mình làm nôn quá trong lúc này thiên hạ họ cười chê thúi óc em à !
- Thì phải chịu vậy chớ biết sao! Mà họ có chê cười thì chê cười em đây hư thân mất nết chớ còn anh thì lo gì !
- Đã đành như vậy rồi nhưng em đâu mà anh đâu? Có gì thì hai đứa mình lãnh đủ hết chớ phải riêng một ai sao! Em nên nghĩ kỹ lại đi em... Tụi mình đi thì cũng có ngày trở về đây chớ bộ bỏ xứ sở biệt dạng hay sao?
- Ối anh hơi sức đâu mà lo xa quá vậy hổng biết! Em nói thiệt, nếu bà già còn sống thì em còn nấn ná ở đây, chớ bây giờ bả qua đời rồi thì đâu có cái gì buộc chân buộc cẳng em nữa được. Nếu mình hổng nhơn cái dịp nầy mà tông đi, lẩn khân lâu ngày chầy tháng đâu đó yên hết, thì chưa chắc hai đứa mình có đi mà trốn thoát được.
- Sao vậy em?
- Vậy mà cũng hỏi! Thì đến chừng yên việc ma chay rồi họ canh riết mình thì em hỏi anh bộ dễ kiếm dịp trốn lắm hả? Mà có trốn được thì bất quá năm ba ngày hay một tuần lễ gì đó họ cũng đi theo chộp cổ dìa hết!
- Ờ phải...
- Thì bị kẹt ở chỗ đó, nên em mới bàn gấp với anh, chớ nếu không thì tội gì mà để cho mang tai mang tiếng thêm cho ngập đầu ngập cổ nữa hả anh!
Tư Cầu không biết nói sao nên đành nín thinh. Thấy vậy, Phấn nói:
- Khi nào dìa nhà, anh nhớ lo sửa soạn đâu đó cho sẵn sàng đi, quần áo đồ đạc gì đó tom góp cho gọn đem dấu lần ở ngoài chòi trước đi, để đến giờ mình đi thiên hạ không ai để ý.
Tư Cầu mau mắn đáp:
- Cái đó thì em khỏi lo rồi! Anh chỉ có bộ đồ nầy là lành lặn đôi chút chớ ba cái kia thì... cá rô rỉa hết. Hễ có đi là anh xách cái thân đi liền chớ khỏi phải sửa soạn gì hết.
Nghe Tư Cầu nói vậy, tuy buồn đứt ruột, Phấn cũng phải mỉm cười:
- Như vậy thì tiện lắm... Nhưng anh cũng chẳng cần gì mang theo ba cái đồ rách chi cho nó kình càng thêm. Để khi ra tới chợ rồi, em lo sắm quần áo khác cho anh, chớ chẳng lẽ lên Sài gòn mà anh cứ vác ba cái bộ đồ phèn ở ruộng lên đi ngờ ngờ coi sao được. Ăn bận như vậy đi lên phố xá thị thành, thiên hạ họ để ý xăm xoi đến mình lắm anh à!
- Vậy hả! Cha, cái điệu đó thì ở chợ họ cũng... rắc rối dữ há! Nếu em nói vậy thì mình may sẵn đồ mới ở đây trước đi cho nó tiện.
- Em lo là lo cho phần anh, chớ quần áo của em thì thiếu gì... Mà cắt trước cho anh ở đây sao được! Anh mà lo le đi may quần áo mới ở đây thì càng chết nữa! Em nói để em bao hết cho mà! Tới chừng ra đến chợ rồi, quần áo họ may sẵn bán thiếu gì!
Tư Cầu do dự một hồi rồi nói:
- Em tính vậy thì tươm tất lắm rồi, nhưng phải chi em đợi làm tuần xong cho bác Bảy rồi hãy đi cho nó cách hơi... xa xa một chút hả em?
Phấn ngẫm nghĩ rồi đáp:
- Nếu anh muốn vậy thì... cũng được, chớ phần em thì em muốn đi liền. Chớ ba ngày hay bảy ngày thì cũng vậy.
Tư Cầu không biết an ủi Phấn ra sao, chỉ đứng lựng khứng ở đó, rồi lắp bắp nói:
- Em nói vậy cũng phải. Bây giờ bác Bảy nằm xuống rồi chắc bác cũng hỉ xả cho tụi mình... Anh thường nghe người ta nói: hễ nhắm mắt buông tay là hết, là bỏ qua hết thảy... Em có thương nhớ má em thì em thương nhớ để trong bụng, chớ bộ phải ở miết lại đây mới thiệt là thương, là nhớ đâu!
Phấn nghe nói vậy xúc cảm khóc mùi rồi mếu máo nói:
- Thiệt em chỉ làm khổ cho má em thôi. Như anh có đi, thì mai sau nầy có làm ăn khá giả còn trở về đền ơn báo nghĩa với hai bác ở nhà được, chớ còn em... em thiệt bạc phước hơn nhiều, làm sao mà má em sống dậy nữa được....
Thôi đừng khóc nữa em... người ta ai cũng có số mạng hết. Ông trời bắt sao thì mình chịu vậy...
Vừa lúc ấy, kèn trống lại nổi lên trong nhà. Phấn lấy vạt áo lau nước mắt rồi nói:
- Chắc có ai đến đi cúng vậy để em chạy vô mới được, chớ tự nãy giờ em ra ngoài nầy lâu quá !
Tư Cầu gật đầu.