văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, July 2, 2018

HOÀNG LONG HẢI ** Ghét Mỹ

Image result for hình ảnh july fourth
            Ghét Mỹ là một hiện tượng thường thấy ở nhiều nước, nhiều người. Ở những quốc gia thiên tả, những lãnh tụ thiên tả, - dĩ nhiên là bao gồm cả những nước cộng sản như Việt Nam ngày nay, và dân tộc trong các nước ấy, vì bị tuyên truyền nên đâm ra ghét Mỹ. “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta” là bài học đầu tiên trong tất cả các trại cải tạo. Đây không phải là bài học mới dành cho người miền Nam đi tù cải tạo sau 1975 mà là một đề tài giáo dục chính trị căn bản ở miền Bắc đã có từ trước 1975.

CAO THOẠ CHÂU ** LAI RAI CÙNG NGƯỜI NAM BỘ



    
  Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ cùng với khí hậu nóng ẩm quanh năm mà nước là yếu tố tự nhiên lại rất phong phú. Từ đó, các sản vật từ nguồn nước mặn và ngọt và cây trái, rau củ quả xum xuê đa dạng tạo cơ sở cho các món ăn mang đặc thù rõ nét. Lại thêm tánh cách người Nam Bộ phóng khoáng, ham vui, ăn trở thành một phong cách không mang tính tiệc tùng lấy lòng hoặc khoe mẽ, khách khứa, mà ăn vì…vui, vì cái tình không cần thâm hậu miễn là hạp “gu” với nhau!

Sunday, July 1, 2018

TRẦN THIỆN HIỆP ** Em về mùa hạ



trên áo em mùa hạ
trong mắt em mây trôi
quẩy gánh tình em đến
tìm kẻ ẩn chân đồi

chiều vàng em lơi tóc
dõi cánh chim bên đèo
hồn xanh trang lá mới
ta say trong gió reo

Saturday, June 30, 2018

THY AN ** Bởi Vì Em



Bởi vì em là người lữ hành cô độc
nên anh sẽ đọc em nghe
bài thơ viết bằng hơi thở của đêm
và sương mai buổi sớm
anh sẽ gom lửa từ vạn tinh cầu
thắp lên ngọn nến hồng tàn lụi
chứng tích của trái tim anh
phiêu bồng lãng đãng
rọi xuống đời nhau bao khoảng tối âm u

CAO MỴ NHÂN ** NHƯ CHIM SẺ HÓT

     
Buổi chiều chủ nhật nào cũng có những tốp sinh viên đi trên các con đường quanh khuôn viên trường đại học Riverside. 
Tất nhiên ở các trường đại học khác cũng vậy, nhưng vì tôi có đứa cháu mới vô năm thứ nhất trường vừa nêu, và tôi biết trường đó lúc này là chuyện bình thường thôi. 
Vì sinh viên năm đầu tiên, và nhà ở Los Angeles, gọi là xa, nên cháu phải xin nội trú. 
Do đó cứ lâu lâu lại nhờ bố mẹ nó đón về nhà chơi cuối tuần, rồi trở lại trường, tôi hay đi theo xe đón hoặc đưa cháu tới trường, để tình cảm " tam đại đồng đường " thêm gắn bó, đồng thời tôi cũng thích đi chơi luôn. 

Friday, June 29, 2018

TIỂU TỬ ** Made in Vietnam

tranh Hồ Hữu Thủ


Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:
- Có phải ông là bác sĩ Lee không"
Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là "Lee", nên ông được gọi là "ông Lee" ( Li ).
Ông ôn tồn trả lời nhiều lần:
- Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.
- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu Á Đông không"
- Thưa cô phải.
- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không"

TƯỜNG LINH ** Bối Cảnh

tranh Mai Chững 

tặng Cuồng Vũ

Một mình ta uống rượu
trời nghiêng nghiêng mưa thưa
nhẩm từng tên bằng hữu
mất nhiều khuôn mặt xưa

Ta lặng yên từ buổi
lảo đảo lìa chiến trường
ngựa què lê bước mỏi
khó trọn chuyến hành hương

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** niệm khúc tôi & bên hồ câu tuyết



niệm khúc tôI

ta về tóc phủ sương đông
áo tà huy quyện bụi hồng phấn tơ

hốt nhiên bừng giấc mộng hờ
mắt từ dung thoáng lững lờ tử sinh

ráng chiều rực lửa vô minh
hồi chuông chiêu niệm lời kinh cầu vàng

Wednesday, June 27, 2018

HUY PHƯƠNG ** Cái mặt Việt Nam


Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế! Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
 Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.

TRẦN DZẠ LỮ ** Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi


Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Bá vai cha cõng về soi giếng làng?
Lung linh thấy một thiên đàng
Đất bao dung với Trời đang mở lòng...

Hàng Ngâu trước ngõ đưa hương
Thơm sao ý mẹ biết nhường nhịn cha...
Trái tim rất Huế ni là
Cơm lành canh ngọt mặn mà đũa đôi !

Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Bơi qua dâu bể, nghẹn lời hèn nhân?
Bây chừ con mắt phong trần
Nhớ làng ,thương xóm để trân trân buồn...

Tản Đà hẹn nước thề non
Để câu lục bát chưa tròn chí trai
Còn tôi vai rộng lưng dài
Soi gương mắc cỡ với người xưa đây !

TRẦN DZẠ LỮ