Nở xanh lũng thấp đỉnh cao ven đường.
Mái chùa son nhạt màu sương,
Vạt mây ngừng lại gió dường phân vân.
Lội qua con suối phàm trần,
Thiền sư để lại dấu chân bên bờ
Nở xanh lũng thấp đỉnh cao ven đường.
Mái chùa son nhạt màu sương,
Vạt mây ngừng lại gió dường phân vân.
Lội qua con suối phàm trần,
Thiền sư để lại dấu chân bên bờ
đêm nay rượu đã say chuếnh choáng
gõ chén rồi ngâm thơ Ðặng Dung
sắc đêm huyễn hoặc trăng nguyệt thực
trời tím mây bầm đỏ máu đông
từ đâu tiếng vạc kêu thảng thốt
vật mình quằn quại gió đảo điên
đứng giữa trời không tung chén rượu
dâng người lịch sử muốn bỏ quên
Diễm đứng ngắm mình trong gương một lần nữa, người trong gương mỉm cười hài lòng. Chiếc đầm màu trắng may đúng mode hợp với thân hình cân đối, bộ nữ trang đắc tiền làm cho cô sang trọng hẳn lên, mái tóc chải kiểu cách và khuôn mặt được trang điểm rất kỹ, nhìn Diễm như một diễn viên chuẩn bị lên sân khấu.
Tiếng xe cộ qua lại trên đường đánh thức khu xóm vốn lặng lẽ về đêm
Nắng mai trải nhẹ một dải lụa hoàng kim lên góc vườn nhỏ
Giọt sương vừa đủ nặng để rơi nhanh khi nhành lá lay động trước gió
Con chim vỗ cánh trăm lần mà tợ như đứng yên – chỉ để hút tí mật từ nhụy hoa
Qua một đêm, con nhện kiên nhẫn dệt lại một mạng lưới khác sau khi bị phá hủy bằng một cái quơ tay của người đi đường
Có người ngồi im bên cửa sổ không làm không nói gì cả
chụp bởi T.H - Viễn Đông News |
Anh đứng đây bên bờ sông Mỹ Thuận
Nhìn ghe tàu xuôi ngược Cửu Long Giang
Nhớ bao lần lỗi hẹn em hờn giận!
Chẳng nói rằng, mắt đẹp buồn man man
Bến đò xưa... kế vườn cây liếp rẫy
Dòng sông dài ngăn hai tỉnh liền nhau
Nắng chiều buông lơi trên bờ lau sậy
Tiếng rì rào theo gió vút lên cao...
(24 khúc Thiền ca, tặng một Thiền sinh lữ hành vào 6 cửa)
Từng sát na vô nhiễm
Bỗng rực rỡ trang nghiêm
Thân tâm cõi vô lượng
Thoát bến bờ khói sương
Họ lầm lũi đi
Lầm lũi trên đường bước chân vạn lý
Lầm lũi trở lại quê nhà trong nỗi buồn thể kỷ
Thành phố không còn là điểm tựa
(Nơi họ từng tin đó là vùng đất hứa)
Từ trước tới giờ, tôi ít đọc thơ vì tự thấy mình có chút thiếu “hồn thơ lãng mạn”. Dù vậy, tôi là người hâm mộ âm thầm nhiều năm của Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc, không chỉ với sách của Anh mà cả với các bài thơ Anh viết. Anh làm thơ cũng như viết văn, nghiêm túc mà dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, ngắn gọn mà vô số “ý ở ngoài lời”. Anh còn giảng và viết nhiều bài về Phật pháp rất hay, nhưng tôi thích học Phật qua thơ của Anh hơn.