Monday, September 20, 2021
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** THƠ HỒI SINH TRẦN VĂN SƠN
Cao Thoại Châu ** Không thầy đố mày thành…ăn trộm!
Tại làng kia có một người ăn trộm giỏi. Ông ta có một quy ước “tình làng nghĩa xóm” là đồ ăn thì trộm trong làng còn của ăn của để thì quơ sang những làng khác. Gần hết đời mà ông ta không bị dân làng nhận diện bởi vì quá tài, trong khi gà vịt gia đình ông ta ăn thoải mái, nhà cửa ngày một khang trang, nghe đâu có cả một con trai …làm thơ nữa thì phải và không đứa nào nối nghiệp cha. Ngẫm lại thấy muốn bỏ nghề vì tuổi cũng đã khá cao, làm đạo chích cũng gần hết đời, ông bèn nói thật với người hàng xóm rất nghèo và muốn truyền nghề cho thằng con nhà ấy. Hàng xóm nghe rất ngạc nhiên vì bao lâu sống cạnh đạo chích mà không hề biết. Nhưng suy nghĩ thấy đúng như lời ông ta nói, không làm gì mà sống phong lưu thì chỉ có ăn trộm chứ không thể tham nhũng bởi ông ta đâu có làm quan chức!
TRẦN TUẤN KIỆT ◙.◙ Nai và rừng
bây giờ ngủ chẳng yên gì
bão thưa thớt dậy tuyết bay đầy trời
rừng xanh mộng cũng dần vơi
đã nghe tiếng động gót người bên khe
con chim nằm bụi tung xòe
chiếc lông tơ mịn tan nhòe bóng đêm
với trăng thu nọ ưu phiền
với hai gạc nhỏ trơ tìm hương xa
Sunday, September 19, 2021
PHAN NI TẤN ** cú đá trời sập
Hồi nhỏ ông Phan Văn Tôi đã sớm xa nhà thì em của ông, thằng Lộc, mới chừng 3, 4 tuổi. Tưởng mình đi rồi về ai dè một đi không trở lại. Tới khi hai anh em gặp lại nhau nơi xứ người thì thằng Lộc đã có gia đình con cái đùm đề. Điều ngạc nhiên là nó cũng võ nghệ dàn trời như ông thời trai tráng. Có điều so với nó thì hồi xưa ông chỉ là võ sĩ hạng ruồi muỗi; còn thằng Lộc, thằng Phan Văn Lộc với cú đá thôi, cũng đủ liệt nó vào hạng cao thủ.
Khi biết hồi xưa ông anh mình lẹt quẹt ba ngón võ ruồi võ muỗi, thằng Lộc cười cười chìa ra tấm hình kèm theo cái video clip biểu diễn cú đá thần sầu quỷ khóc (quỷ khốc thần hào) của nó. Phải nói cú đá ác liệt của thằng Phan Văn Lộc, không riêng gì cột gẫy, tường xiêu, mà lỡ nó có đá trúng… Trời thì Trời cũng sập.
Saturday, September 18, 2021
TÔ THÙY YÊN * Đêm qua bắc Vàm Cống
Đêm qua bắc Vàm Cống,
Mối sầu như nước sông,
Chảy hoài mà chẳng cạn,
Cuốn phăng kiếp bềnh bồng.
Tôi đi xuống Lục Tỉnh
Để rắc bỏ ven đường
Tài, tâm hồn, kỷ niệm…
Giữ làm gì đau thương.
MANG VIÊN LONG ** ngôi nhà mùa Hè
Cánh cổng sắt mở: Tôi bước vào khu nhà, đi trên con đường đất hẹp rợp bóng mát của vườn cây tuy không rậm rạp nhưng cũng che khuất được ánh nắng gay gắt của những ngày hạ đang trùm chụp lên cảnh vật một sức nóng ngột ngạt và những cơn gió cát nồng héo, khô nám da thịt. Vào trong lối đi có bóng mát, lối đi xưa cũ tình nghĩa, khu vườn mấy năm gần gũi như một cõi thiên đường riêng biệt; tôi cảm thấy nhẹ hẫng người, khoan khoái tưởng đã tới rồi một bến nghỉ êm ấm, thấy rồi một giấc mơ đã ám ảnh bao năm.
TRẦN VẤN LỆ ** Buồn Quá Thơ Tôi Buồn
TRẦN VĂN SƠN ** Khổ Ca
Vỗ mạn thuyền hát khúc khổ ca
Năm năm câu mực mũi Kê Gà
Mái chèo tay lái thành ngư phủ
Chiến trận nghinh thù lũ cá ma
Biển gầm sóng dữ vùi thân phận
Neo gốc chà nhớ lúc dừng quân
Lưới cước chì phao thay súng đạn
Tối chong đèn chờ con nước lên
Friday, September 17, 2021
Phan Lạc Tiếp * Hà Thúc Sinh
Anh Hà thúc Sinh là một người đa tài : viết văn, làm thơ, làm nhạc, viết kịch. Là tác giả cuốn Đại Học Máu, lừng lẫy một thời, được đón nhận nồng nhiệt cả trong thị trường chữ nghĩa cũng như trong văn đàn. Trong mỗi trang sách đều tiết ra vẻ cao ngạo, diễu cợt, buồn cười, khiến ngườì đọc đều thấy cái nghịch lý rằng sự thất trận thật là kỳ cục, và kẻ thắng thật không có gì đáng thắng. Ngày ra mắt cuốn sách này, nhìn cuốn sách đồ sộ gần một ngàn trang, so với tấm thân mỏng manh dựa trên đôi nạng gỗ, nhạc sỹ Pham Duy đã cười đùa : “ Sinh à, em có thể chết được rồi.” Nhưng không, trong những ngày khởi đầu cuộc sống nơi hải ngoại, anh đã toát mồ hôi kiếm sống, nuôi một đàn con nhỏ. Anh chẳng quản ngại việc gì. Có thời mấy cha con làm nghề bỏ báo. Trong nỗi nhọc nhằn ấy, anh đã đùa vui, ghi lại trong mấy câu Ném Báo :
Thế sự vo tròn ném cái vù
Từng chiều báo bỏ sáu mươi nhà
Người xưa quẳng gánh rồi vui sống
Mình mấy năm liền quẳng vẫn lo.