tặng pbtd
buổi sáng đi tìm quán cà phê
ngang qua công viên phố Tàu
nắng ươm vàng cành lá
nắng đổ bóng nghiêng nghêng
tôi nghe mùa thu thật hiền
về trong hơi gió
chậm bước dạo quanh
để hồn mình bỏ ngỏ
tặng pbtd
buổi sáng đi tìm quán cà phê
ngang qua công viên phố Tàu
nắng ươm vàng cành lá
nắng đổ bóng nghiêng nghêng
tôi nghe mùa thu thật hiền
về trong hơi gió
chậm bước dạo quanh
để hồn mình bỏ ngỏ
CHÀNG NHO SINH DƯỚI GỐC TÙNG
thử bút & xuôi dòng
Lữ KiềuTranh bìa: Lữ Kiều
Thiết kế bìa: Lê Giang Trần
Tựa: Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Bạt: Nguyên Minh – Cao Kim Quy – Trần Thị Nguyệt Mai
VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021
@@@
Tựa:
Thôi đi nhé vầng trăng kia
Đừng xui ta nhớ miền quê xa vời
Bao đêm chung chén đầy vơi
Cùng trăng than thở, ngậm ngùi xót thương
Trăng ơi bên kia đại dương
Có còn không một con đường bóng tre
đêm xưa trăng xuống đầu hè
Mùi hương nguyết quế mang về giấc mơ
Hoài niệm một thời
Từ lúc nào đã dần hình thành một khái niệm trở thành khuôn mẫu, đặt để con người vào thế trung tâm vũ trụ gọi là tam tài (Thiên-địa-nhân[1]. Tiếng dân gian còn gọi một cách bình dân là Trời che đất chở hay cùng một bọc). Di sản để lại hiếm hoi là các kiến trúc như chùa chiền, miếu đền còn như đượm sắc thái tinh thần Á Đông cổ kính ấy. Mái chùa thường ẩn núp sau những cây đa, cây cổ thụ như một ấp ủ cận kề. Thật đáng quý làm sao, nhưng nay còn đâu?
huyễn thạch không có một thì
trái đất từ lỡ san di mấy bờ
chỉ còn sỏi cuội ngu ngơ
bên giấc ngủ núi bâng quơ màu trời
bay đi, bay đi rực ngời
hoa còn ở với xanh tươi cỏ mềm
muộn ngày. lẫn búi hương đêm
muộn đời hồ dễ nguôi quên đá buồn
Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN.
Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.
Chồng bà Hường là một người trong họ nhà ông xã tôi. Chưa hết tuổi đi lính, nên ông ta xin được vô ngành cảnh sát, để không phải đi tác chiến.
Ngoài thì giờ làm việc ở Ty Cảnh Sát, ông ấy đi tới đi lui quanh đường Độc Lập, đại lộ chính của thành phố Đà Nẵng.
Tại làng kia có một người ăn trộm giỏi. Ông ta có một quy ước “tình làng nghĩa xóm” là đồ ăn thì trộm trong làng còn của ăn của để thì quơ sang những làng khác. Gần hết đời mà ông ta không bị dân làng nhận diện bởi vì quá tài, trong khi gà vịt gia đình ông ta ăn thoải mái, nhà cửa ngày một khang trang, nghe đâu có cả một con trai …làm thơ nữa thì phải và không đứa nào nối nghiệp cha. Ngẫm lại thấy muốn bỏ nghề vì tuổi cũng đã khá cao, làm đạo chích cũng gần hết đời, ông bèn nói thật với người hàng xóm rất nghèo và muốn truyền nghề cho thằng con nhà ấy. Hàng xóm nghe rất ngạc nhiên vì bao lâu sống cạnh đạo chích mà không hề biết. Nhưng suy nghĩ thấy đúng như lời ông ta nói, không làm gì mà sống phong lưu thì chỉ có ăn trộm chứ không thể tham nhũng bởi ông ta đâu có làm quan chức!
bây giờ ngủ chẳng yên gì
bão thưa thớt dậy tuyết bay đầy trời
rừng xanh mộng cũng dần vơi
đã nghe tiếng động gót người bên khe
con chim nằm bụi tung xòe
chiếc lông tơ mịn tan nhòe bóng đêm
với trăng thu nọ ưu phiền
với hai gạc nhỏ trơ tìm hương xa
Hồi nhỏ ông Phan Văn Tôi đã sớm xa nhà thì em của ông, thằng Lộc, mới chừng 3, 4 tuổi. Tưởng mình đi rồi về ai dè một đi không trở lại. Tới khi hai anh em gặp lại nhau nơi xứ người thì thằng Lộc đã có gia đình con cái đùm đề. Điều ngạc nhiên là nó cũng võ nghệ dàn trời như ông thời trai tráng. Có điều so với nó thì hồi xưa ông chỉ là võ sĩ hạng ruồi muỗi; còn thằng Lộc, thằng Phan Văn Lộc với cú đá thôi, cũng đủ liệt nó vào hạng cao thủ.
Khi biết hồi xưa ông anh mình lẹt quẹt ba ngón võ ruồi võ muỗi, thằng Lộc cười cười chìa ra tấm hình kèm theo cái video clip biểu diễn cú đá thần sầu quỷ khóc (quỷ khốc thần hào) của nó. Phải nói cú đá ác liệt của thằng Phan Văn Lộc, không riêng gì cột gẫy, tường xiêu, mà lỡ nó có đá trúng… Trời thì Trời cũng sập.