văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Monday, November 1, 2021

MINH NGUYỄN ** CÔ GÁI MÙ TRÊN ĐỒNG LÚA VÀNG


 

Dựng chiếc xe đạp vào góc sân, Ngạc đi dưới tàn lá rậm rì bên khu vườn nhà. Buổi chiều tới muộn , chiếu rọi qua kẽ lá vô số bóng nắng sáng lấp lánh.Thấp thoáng bên giàn mướp đang trổ hoa, chính là ngôi nhà mà lát nữa thôi Ngạc sẽ trở về. Đó là căn nhà bình thường như bao căn nhà thuộc hàng dân dã nông thôn.Nó được xây dựng trên mảnh đất do nhà trường cấp cho giáo viên dạy xa nhà. Khu đất tương đối rộng và màu mở.Trong những giờ không đứng lớp, Ngạc gieo trồng lên đó một ít cây ăn trái.Và theo yêu cầu của Nụ, chị của Ngạc, anh trồng chen lên đấy vài luống hoa. Dù biết rằng với đôi mắt tật nguyền Nụ chẳng thể thưởng thức được vẽ đẹp qua từng loại hoa; song để làm vừa lòng Nụ,hay đúng ra muốn làm cho chị mình được vui, Ngạc đã nhờ người quen mua về ít hạt giống. Chẳng bao lâu,trước hiên nhà đã mọc lên những khóm hoa xinh xắn. Từ đó, cứ chiều đến Nụ bắc ghế ra ngồi, hít thở trên chút hương thơm dịu dàng của từng bông hoa cùng với chiếc đàn phong cầm trên tay.

Sunday, October 31, 2021

Trần Vấn Lệ ** Kim Cương



Chưa có được câu thơ nào buổi sáng!
Thôi để trưa, để xế...có nha!
Em ơi em, anh muốn nói em à:
"Em là thơ, buổi nào anh cũng mộng!"

Hay lắm chớ, đó là đời sống
rất nên Thơ, Thượng Đế tạo ra đời.
Thượng Đế muốn tất cả vui, tất cả cười
Tất cả đẹp, tất cả không gì xấu!

Huỳnh Trung Chánh ** MA NỮ SI TÌNH



Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.

Nha Trang là quê hương của nàng, biển chốn nầy ngay lần đầu chàng đến – một đêm ba mươi mưa gió bão bùng – quả thật rất thu hút chàng. Tiếng gầm thét biển khơi tại chốn nầy đã gợi nhớ, đã khiến chàng ray rứt buồn thương, mường tượng lại cảnh kinh hoàng của một đêm đen tại bờ biển Trengganu, Mã Lai vào khoảng hai mươi năm về trước.

Saturday, October 30, 2021

Tăng Quốc Kiệt ** OCEAN VUONG: MỘT NHÀ THƠ LỚN, THIÊN TÀI GỐC VIỆT


Một người Mỹ gốc Việt (quê mẹ ở Gò Công, Tiền Giang, vượt biên và sau đó định cư ở Mỹ) 33 tuổi, vừa được trao một giải thưởng văn chương danh giá của Mỹ trị giá $625.000. Anh được người Mỹ đánh giá là thiên tài văn chương mới của nước Mỹ.

Các tập thơ và tiểu thuyết của anh được phát hành trên khắp thế giới với 30 ngôn ngữ. Giới chuyên môn nhận định anh có khả năng sẽ đoạt giải Nobel văn chương trong tương lai không xa.

Trong số xuất bản năm 2016, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) bình chọn anh là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu của nhân loại.

T.Q.K.

Thursday, October 28, 2021

Trần Vấn Lệ ** Bóng Nhạt Thời Gian



Tháng Mười, ai cũng đợi, đã tới, đã đi rồi!  Không có một nụ cười / nào mà nó để lại!

Tháng Mười như thế mãi / biết đã bao năm qua!  Một thế hệ đã già...Thế hệ sau đang xế...


Không trách tàu hỏa trễ / vì còn nằm ở ga!  Đổ tội:  dịch thôi mà!  Chen nhau, lây, khổ lắm!

Máy bay cũng bị cấm, sợ dịch bay tứ tung!  Tàu thủy, chậm vô cùng, thêm bão bùng, càng chậm!

Wednesday, October 27, 2021

Phan Xuân Sinh ** Chút Kỷ Niệm Thoáng Qua Trong Đời


Mùa hè năm đó vừa thi xong đệ thất, Ba tôi cho tôi về quê nghỉ hè. Quê nội tôi nằm ven bờ sông Thu Bồn. Tôi ôm chiếc va li nhỏ xíu đón xe đò mà lòng tôi như mở hội, bởi vì không quan trọng sao được khi mà tôi tưởng tượng đến cảnh đặt chân trước cổng làng, những chào hỏi thân thương của bà con hàng xóm với Nội tôi, những người thân trong gia đình chiều chuộng tôi như một cậu ấm, những đứa bé trạc tuổi tôi nhìn tôi với con mắt thèm thuồng. Ở tỉnh bao giờ cũng được quý trọng hơn là ở dưới quệ Không biết cái quan niệm ấy phát sinh từ đâu và bao giờ mà thuở ấy hình như là một định luật đối với những đứa bé như tụi tôi. Những ngày rong chơi thỏa thuê mà không cần phải nhìn qua sách vở, không còn phải sợ sệt đôi mắt lườm lườm của ông gia sư, kèm cho tôi học luyện thị Tôi bây giờ như một tội phạm vừa mãn hạn tù, tôi nghe nhẹ nhỏm hẳn, cái chuyện thi cử hình như đối với tôi không quan trọng.  Rớt đệ thất trường công thì học đệ thất trường tư, có gì phải lo lắng.

HÀ THÚC SINH ** BÍ MẬT Ở THỀM ĐÁ


Trên bực thềm đá ngôi thánh đường cổ còn sót một phần mái che, từng sụp vì động đất đã bị bỏ hoang từ lâu, ngồi một ông già và một cô gái. Họ đụt mưa. Sau một lúc lâu yên lặng và thỉnh thoảng thả qua nhau một ánh nhìn dò xét, ông lão mới khò khè nói trổng:

“Mưa thế này chắc lâu mới tạnh!”.

“Dạ”.

“Cô ở gần đây?”.

“Dạ dưới dốc cầu”.

“Cầu đá?”.

Cô gái không đáp. Ông lão hơi nhíu mày, rồi khuôn mặt bình thản trở lại. Lát sau cô gái mới hỏi:

“Cụ ở đâu?”.

“Dưới nhà lồng chợ, gần trường học”.

“Vâng”.

NGUYỄN ĐỨC NHƠN ** một thoáng mong manh



Lòng trống vắng như một chiều tắt gió

Nghe trong lòng một thoáng nhớ mong manh

Mình xa nhau bao lâu rồi em nhỉ?

Đôi mắt buồn còn gợn sóng long lanh?


Em có biết, mùa xuân không trở lại

Khi trên đầu đã phủ kín màu mây

Trời đất bao la nhưng lòng người chật hẹp

Nên cuộc tình ta đã vuột khỏi tầm tay

Đỗ Nghê ** Khi xa Đàlạt

Dalat nostalgia
sơn dầu trên giấy plast 18 x 20 in
đinhcường

 

Rồi cũng xa thôi những hẹn hò
những đồi run rẩy dưới mưa tơ
những thung lũng nắng mềm hơn tóc
những suối tương tư chảy hững hờ

Rồi cũng xa thôi những bướm vàng
những loài hoa dại ngát dung nhan
những con đường nhỏ quanh co lạnh
những khóm thông vi vút gió ngàn

Tuesday, October 26, 2021

Huy Phương: Bến Không Chồng, Làng Không Vợ.



Có những ngôi làng vắng tiếng cười, mà chỉ nghe tiếng khóc trẻ thơ!

Vào cuối năm 1975, khi những người tù miền Nam được Cộng Sản chuyển ra Bắc, từ bến tàu Hải Phòng vào đêm, cho đến lúc trời sáng rõ khi con tàu cổ lỗ, cọc cạch dừng lại sân ga Yên Bái, chúng tôi quan sát thấy rất ít bóng dáng đàn ông. Trên cánh đồng, qua những công trình xây dựng ven đường, và ngay cả trên sân ga chỉ thấy toàn đàn bà, lác đác mới thấy vài nam công an mặc áo vàng.

 

Hầu như tất cả đàn ông, dù là sau ngày chấm dứt chiến tranh năm ấy, đã biến mất. Họ đã đi xa chưa về, hoặc đã chết vì bom đạn, để lại trên miền đất này những người phụ nữ đảm đang hay bắt buộc phải đảm đang, cáng đáng nhiều công việc trước kia là của đàn ông.