Saturday, June 30, 2018
CAO MỴ NHÂN ** NHƯ CHIM SẺ HÓT
Buổi chiều chủ nhật nào cũng có những tốp sinh viên đi trên các con đường quanh khuôn viên trường đại học Riverside.
Tất nhiên ở các trường đại học khác cũng vậy, nhưng vì tôi có đứa cháu mới vô năm thứ nhất trường vừa nêu, và tôi biết trường đó lúc này là chuyện bình thường thôi.
Vì sinh viên năm đầu tiên, và nhà ở Los Angeles, gọi là xa, nên cháu phải xin nội trú.
Do đó cứ lâu lâu lại nhờ bố mẹ nó đón về nhà chơi cuối tuần, rồi trở lại trường, tôi hay đi theo xe đón hoặc đưa cháu tới trường, để tình cảm " tam đại đồng đường " thêm gắn bó, đồng thời tôi cũng thích đi chơi luôn.
Friday, June 29, 2018
TIỂU TỬ ** Made in Vietnam
tranh Hồ Hữu Thủ |
Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:
- Có phải ông là bác sĩ Lee không"
Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là "Lee", nên ông được gọi là "ông Lee" ( Li ).
Ông ôn tồn trả lời nhiều lần:
- Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.
- Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu Á Đông không"
- Thưa cô phải.
- Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không"
PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** niệm khúc tôi & bên hồ câu tuyết
Wednesday, June 27, 2018
HUY PHƯƠNG ** Cái mặt Việt Nam
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế! Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.
TRẦN DZẠ LỮ ** Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Bá vai cha cõng về soi giếng làng?
Lung linh thấy một thiên đàng
Đất bao dung với Trời đang mở lòng...
Hàng Ngâu trước ngõ đưa hương
Thơm sao ý mẹ biết nhường nhịn cha...
Trái tim rất Huế ni là
Cơm lành canh ngọt mặn mà đũa đôi !
Đâu rồi tuổi ấu thơ tôi
Bơi qua dâu bể, nghẹn lời hèn nhân?
Bây chừ con mắt phong trần
Nhớ làng ,thương xóm để trân trân buồn...
Tản Đà hẹn nước thề non
Để câu lục bát chưa tròn chí trai
Còn tôi vai rộng lưng dài
Soi gương mắc cỡ với người xưa đây !
TRẦN DZẠ LỮ
NGUYỄN AN BÌNH ** RỒNG ĐÁ THÀNH NHÀ HỒ
Ánh trăng hạ huyền đã lên cao từ lâu và đang chếch về phía tây như một cái
móc câu vàng vành vạch treo trên vòm trời thàng tám, mùa thu với tiếng gió thổi vi vu nhè nhẹ xen lẩn với tiếng rên rỉ của côn trùng càng làm cho không gian chìm đắm trong thê lương tĩnh mịch. Đêm đã về khuya, trời càng thêm lạnh, ngọn gió phất phơ lay động những tấm rèm nhung treo trên lầu vọng nguyệt, ngọn đèn trong phòng hắt dáng một bóng một người đang đứng yên hình gần như bất động. Hồ Quý Ly đứng yên như thế đã lâu, nhiều đêm ông vẫn đứng lặng im như pho tượng, thao thức không ngủ được, tâm trạng rối bời trước tình thế của đất nước. Ông nhìn vào đêm đen, trầm tư. Tin tức cấp báo từ phương bắc qua những hỏa hiệu được bắn lên từ các phong hỏa đài đặt từ biên cương Cao Bằng, Lạng Sơn kéo dài đến thànhTây Đô cho thấy tình hình chiến sự đã cấp bách lắm rồi. Các thám mã cũng lần lượt phi nhanh báo tin về sự chuyển động của quân địch. Kẻ thù phương Bắc đã bộc lộ ý đồ xâm lược rõ rệt, đã chuyển quân sát tận biên giới với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ thế mạnh như nước vỡ bờ.
TRẦN VĂN SƠN ** Phố Núi
Phố em về mặt trời rực lửa
Bụi mù bay má đỏ hây hây
Em che nón sợ nắng hôn mái tóc
Gió vô tình khẽ chạm mắt thơ ngây
Phố em về đường mưa lầy lội
Mây mù che ôm kín góc trời gần
Em che nón sợ mưa rơi ướt áo
Vũng lầy trơn nhón nhẹ gót chân trần
Monday, June 25, 2018
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** Chạnh lòng bên vận nước ngửa nghiêng
Saturday, June 23, 2018
NGUYỄN AN BÌNH ** QUA CỬA THẦN PHÙ
Lư Sinh lửng thửng gánh bó củi khô xuống núi. Nắng đã lên cao từ lâu. Cái nắng của những ngày hè làm cho không khí thêm phần oi ả nóng bức, đường từ trên núi về đến chùa là một khoảng đường dài khá xa, lại phải lên xuống nhiều dốc đá đủ làm cho con người không quen đi núi cảm thấy mệt nhọc rã rời. Mặc dù mồ hôi lấm tấm rịn trên mặt mủi tay chân chàng, thấm ướt cả vạt áo sau lưng nhưng điều đó không làm Lư Sinh phải chùn bước vì sức trai tráng của mình cũng như quá quen thuộc với công việc hằng ngày nầy. Ngày nào chàng cũng lên núi từ sớm khi sương còn đẩm ướt trên bụi cỏ ven đường để có thể chặt củi dược nhiều rồi cột lại thành hai bó lớn để gánh về.
BS TÔN THẤT HỨA ** THẦY THUỐC KHÔNG BIÊN GIỚI - Đọc báo dùm các bạn
Trên đất khách quê người, khi chưa tìm ra được việc làm, tôi theo gót giang hồ cùng các bạn đồng nghiệp phục vụ trong tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới.
Trong tổ chức y tế nầy tôi đã sống với nhiều kỷ niệm vừa dễ thương vừa hãi hùng… thú vị.
Hội chúng tôi có mặt tại tại một xứ Ả Rập, một nữ đồng nghiệp có bằng cấp chuyên khoa giải phẫu hẳn hoi, sau khi chẩn bệnh cho biết bệnh nhân bị viêm ruột thừa cần phải mổ. Để tránh phiền toái các nhân viên đang ăn dở chừng, bà ta cho biết sẽ trở lại sau bữa cơm trưa. Y hẹn, bà ta trở lại thì chao ôi, bệnh nhân đã được các nam y tá địa phương cắt bỏ ruột thừa một cách… ngon lành. Chúng tôi được gọi đến và nhìn thấy cảnh y tá làm “phẫu thuật viên”, đang cầm dao mổ bụng người và được giải thích một cách thỏa đáng: tôi làm theo khám nghiệm và đúng chỉ định của bà bác sĩ nhưng…“ở xứ nầy đàn bà chẳng có kilo nào cả, cho nên bọn tôi “y tá đàn ông” mạn phép mài dao mổ bụng thay thế “con mụ đàn bà làm bác sĩ nầy”… Ôi chao ơi là mấy cái xứ Ả Rập, nơi mà đàn bà ở nơi công cộng phải mang khăn che mặt để cho mấy thằng cha lỗ mãng không nhổ nước miếng vào mặt…
HỒ CÔNG TÂM - TRỊNH CƠ - TSXN ** Thơ Xướng Hoạ
QUỶ ĐỎ LÊN NGÔI VĨNH CỬU
Đảng bán nước rồi… vấy Sử Xanh!
Đặc Khu Kinh Tế đã hình thành.
Rước voi giày mả… đời đen tối,
Mời giặc vào nhà… kiếp mỏng manh!
Quỷ Đỏ lên ngôi ngồi chễm chệ,Mời giặc vào nhà… kiếp mỏng manh!
Rồng Vàng thọ nạn chém treo ngành!
Luật An Ninh Mạng gieo ai oán,
Trọng Lú thôi đừng nói dối quanh.
Luật An Ninh Mạng gieo ai oán,
Trọng Lú thôi đừng nói dối quanh.
HỒ CÔNG TÂM - 2018
Friday, June 22, 2018
MANG VIÊN LONG ** BÊN TÁCH TRÀ KHUYA
Nghe tiếng ông Cổn từ đầu ngỏ, nhìn thấy dáng ông lừng lững bước vào sân – ông Thạch rất ngạc nhiên. Cảm thấy lạ. Đã chạng vạng rồi, ông ấy còn tìm đến làm gì nhỉ? Bấy lâu nay gặp nhau, hẹn hoài. Rồi trôi đi như bao việc khác đã lạnh lùng trôi đi, nhưng ông Thạch không hề trách bạn. Ông hiểu ông Cổn – coi nhau như ruột thịt, ngay từ lúc ông ta từ miền Bắc trôi dạt về quê…Ông Thạch vẫn nghĩ, cứ để ông ấy muốn đến lúc nào thì tùy, bởi cuộc sống của ông cũng đang bấp bênh, chật vật – đâu có êm ả gì mà giữ đúng hẹn?
Thursday, June 21, 2018
HẢI PHƯƠNG ** con sóng vỗ cuồng điên đau luống biển
TRANG LUÂN ** Đêm
Sao em thấy khu này ghê quá hở anh?”
Người đàn ông luống tuổi, đang đứng bên cửa kính, quay lại điềm đạm:
“Em nói không sai! Đây là khu chung cư mà tình trạng an ninh không mấy gì gọi là sáng sủa, khả quan cho lắm. Khu chung cư mà hầu hết người Á châu đều tránh xa, chứ chẳng riêng gì người Việt Nam, ngoại trừ chỉ có anh mà thôi. Nhìn ngang nhìn ngửa chỉ thấy toàn là Mỹ đen và người Mễ. Chẳng có đêm nào mà không có xe cảnh sát chạy tuần tiễu ở quanh đây. Cách đây ba hôm, cảnh sát mới hốt ở đây năm, sáu mạng có liên quan đến vấn đề đĩ điếm và ma túy. Ban đêm, nhất là cuối tuần, em sẽ thấy nhạc ráp trổi lên đinh tai, nhức óc cùng tiếng vỏ chai ném loảng xoảng ngoài parking. Đôi khi cao hứng còn lôi cả súng ra bắn chỉ thiên nữa là đằng khác.”
HÀ THÚC SINH ** Lão nho giả
Người ta thường tán những tay cờ tướng giỏi tính trước được hàng chục nước, ba nước tính chưa tới sức nào tôi dám nghĩ mình giỏi, vì thế xưa nay tôi ít dám hầu cờ ai ngoài mấy bố con trong nhà. Đánh cờ với con có cái thú của nó. Nếu Khổng Tử không nói câu đó chắc về sau đã có một Khổng... Sinh nói vậy. Ngoài cái uy ông bố mình còn cái uy khai tâm cho chúng dù chỉ vài chữ mã nhật tượng điền xe liền pháo cách. Những cái uy ấy làm nảy vài kết quả hay hay. Thứ nhất có thua mình thua con, lòng sảng khoái. Thứ hai có thắng, đứa "có hiếu" sẽ nghĩ bụng chắc bố may; đứa "bất hiếu" dẫu nhăn nhó nhưng cầm chắc không dám hỗn, không dám để nhẹ bàn cờ lên đầu cụ thân sinh ra nó. Nhưng tôi vẫn thích xem những tay cao thủ đụng độ, thật thế, thích lắm. Ngày còn ở đất nước, cuối tuần tôi hay lê la trên lề một đại lộ giữa Sài Gòn, nơi người ta bán chim bán chuột, bói toán xem quẻ và nhất là có những người ngồi bày cờ thế thách giang hồ hảo hán đi qua ai giỏi ghé thử vài nước.
Wednesday, June 20, 2018
Tuesday, June 19, 2018
NGUYỄN AN BÌNH ** CHUYỆN KỂ Ở ĐỘNG ĐÌNH HỒ
Mùa thu năm ấy, sau hơn hai tháng hành trình, đoàn sứ bộ của Đại Việt đã đặt chân đến Hồ Nam bên bờ hồ Động Đình sau một chuyến đi dài từ ải Nam Quan sang Trung Quốc. Trong hai tháng đó, đoàn sứ bộ do chánh sứ Nguyễn Anh Vũ dẫn đầu di chuyển theo con đường định sẳn của những lần sứ bộ đi trước đó, chủ yếu bằng đường sông: theo dòng Minh Giang và Tả Giang để đến Ngộ Châu, sau đó ngược dòng Quế Giang sang Quế Lâm, rồi đi vào kênh Hưng An xuôi thuyền vào sông Tương, rồi theo sông Tương chảy dọc suốt tỉnh Hồ Nam đến hạ lưu thị trấn Tương Đàm, Tương Âm vào hồ Động Đình nổi tiếng thơ mộng. Tại đây quan chánh sứ Anh Vũ cho các quan lại trong đoàn sứ bộ được nghỉ ngơi vài ngày để dưỡng sức trước khi dùng thuyền vượt qua hồ Động Đình để đến Hồ Bắc đi Bắc kinh hoàn thành trách nhiệm đất nước giao phó đồng thời nhân đó có thời gian tham quan thăm thú một số các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất Hồ Nam. Từ lâu Anh Vũ nghe đồn phong cảnh xung quanh hồ Động Đình rất nên thơ hữu tình nên cũng muốn tìm hiểu nhằm mở rộng tầm nhìn đôi chút về xứ người. Xét về mặt địa lý, hồ Động Đình nằm ở phía nam sông Dương Tử và do nhiều hồ lớn hợp thành, có thể nói đây là một cái hồ tự nhiên trời ban dành tặng cho tỉnh Hồ Nam để làm nơi điều hòa lưu lượng rất lớn mực nước sông Dương Tử đổ về vào mùa mưa lũ. Ngoài sông Dương Tử ra, hồ còn được bốn con sông khác đổ nước vào là Tương Giang, Tư Giang, Nguyên Giang và Lệ Thủy. Ngoài ra còn có sông Tiêu đổ vào sông Tương gần Trường Sa trước khi sông Tương đổ vào hồ vì thế khúc sông này được gọi là Tiêu Tương. Sông Tiêu, sông Tương là những con sông nổi tiếng được nói tới rất nhiều trong văn chương Trung Hoa và Đại Việt mà chàng đã từng đọc qua.
Monday, June 18, 2018
TRẦN TUẤN KIỆT ** LỤC BÁT QUỐC THI VIỆT NAM
(mang thông điệp Hòa Bình thế giới)
Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.
Cách đây trên ngàn năm, thơ của giới trí thức lãnh đạo, của pháp sư làm sứ điệp của lịch sử, thơ đó thuộc vào giòng thơ Quí Tộc có màu sắc chính trị, sở trường về ngoại giao giữa Tàu và Việt như nhà thơ Khuông Việt. Càng tuôn dội về Nam, giòng Cửu long giang càng mênh mông vô tận, càng mở rộng từ ngọn nguồn để tuôn ra biển, thơ càng phong phú cao như núi, như mây, trầm như ghềnh như vực thẳm và miên man tình mộng thì tinh thần qui về một hình thái vừa có nhạc điệu, vần điệu biểu hiện tinh thần, tinh thể của nền văn hóa Việt tự nhiên mà cả dân tộc đều ca ngâm lên điệu lục bát, đặc biệt thơ lục bát không phải do một người sáng tạo nên mà cả một dân tộc, đều ca ngâm lục bát, đó là điều mà có lẽ khó có một dòng thơ nào trên thế giới kỳ ảo như thế.
Saturday, June 16, 2018
PHAN CHÍNH ** Bàu Trắng lung linh sắc nắng
Thật khó tưởng tượng giữa một vùng đất khắc nghiệt về thời tiết, quanh năm khô hạn, mưa ít nắng nhiều phơi trần những đồi cát chập chùng chồm mình ra biển lại có một hồ nước rộng mênh mông đã có tự bao đời. Bàu Trắng thuộc thôn Bình Nhơn ngày xưa và nay nằm ở xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cách xa Phan Thiết khoảng 65 cây số nếu đi ngã quốc lộ 1A đến ngã ba Lương Son rẽ vào hoặc từ khu du lịch Hòn Rơm- Mũi Né thì dưới 12 cây số.
Friday, June 15, 2018
THY AN ** Hai con ngựa thần thoại
đầu năm mất ngủ
suy nghĩ viễn vông,
vứt bỏ xong những phế thải của ký ức
bỗng nhớ lại 2 con ngựa dân gian thần thoại :
con ngựa từ trời của Phù Đổng Thiên Vương
cậu bé vươn vai to lớn
sức mạnh muôn người
gom tụ lại hồn thiêng sông núi
đi tới đâu giặc thù kinh hãi
làm không cần nói
làm xong biến mất lên trời
không màng danh lợi
tình yêu quê hương sáng ngời…
Thursday, June 14, 2018
TRẦN THIỆN HIỆP ** Nhớ Bạn Thương Mình Rồi Cũng Vậy
Sunday, June 10, 2018
Friday, June 8, 2018
Wednesday, June 6, 2018
NGUYỄN LỆ UYÊN ** Thằng chả
“Nè, tao hỏi thiệt. Mày chết dưới bàn tay lão ấy rồi hả…?”.
Chị Nhân kéo chữ “hả” dài thậm thượt, rất giống với âm thanh lưỡi sóng trườn vào mép cát đang đuối sức. Lại thêm cái mặt dài đuỗng, miệng há rộng, hai đồng tử mở hết cỡ; trông chị cứ như vừa thấy xác người lạ trên vệ đường, khiến nàng muốn cười thật to, dẫu cho giọng cười lúc đó có thể ướt nhẹp, khai khai mùi nước tiểu trẻ con đái dầm.
Tại sao người lớn, ý nàng muốn nói là người có vai vế, tuổi tác thường hay nhìn kẻ dưới với đôi mắt kẻ cả, bộ tịch bề trên.
Monday, June 4, 2018
HỒ CÔNG TÂM ** Xoá Xổ Đảo Ve Chai...
[1]
XOÁ XỔ ĐẢO VE CHAI !
Tướng Mckenzie Ngũ Giác Đài
Ngôn rằng Tàu Khựa chớ đùa dai!
Biển Đông cảnh báo quân bành trướng,
Hàng Hải tự do luật triển khai.
Tiến tới chặt phăng “đường chín đoạn”
Sẵn sàng xoá xổ “đảo ve chai”!
Liên minh Mỹ, Nhật, Úc… và Ấn
Tứ Giác Kim Cương... há ngán ai
June 1, 2018
HỒ CÔNG TÂM
Friday, June 1, 2018
VĨNH HẢO ** TÂM BAN ĐẦU
Mỗi sáng sớm khi sương còn mù mịt trên sông, chiếc thuyền con của lão già đã là đà rẽ nước, hướng về bờ – lúc thì bờ đông, lúc thì bờ tây, nơi những ngôi nhà tranh và những chiếc ghe nhỏ tụ tập. Mái chèo khua nhè nhẹ như thể sợ động giấc ngủ của thế nhân.
Chẳng ai biết chắc lão có gia đình, nhà cửa ở đâu hay không. Nhưng người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó. Trên thuyền không còn ai khác. Ban đêm, thuyền của lão neo ở đâu không ai biết, nhưng sáng sớm thì thấy lù lù xuất hiện trên sông hoặc nơi bờ cát. Lão già đến và đi, một mình. Mỗi ngày xách cái túi nhỏ rời thuyền, thường là đi hái thuốc trên núi, ven rừng, bờ suối, có khi vào làng chữa bệnh cho bá tánh rồi ghé chợ mua vài thứ lĩnh kĩnh.
Subscribe to:
Posts (Atom)