văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Showing posts with label tác giả - tác phẩm. Show all posts
Showing posts with label tác giả - tác phẩm. Show all posts

Tuesday, February 27, 2018

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ** Nguyễn Văn Đông & Một Thoáng Xuân Phai

“Chiều nay có một loài hoa vỡ bên trời
Đợi mùa Xuân sang tô... màu nhớ”

LTG: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời vào sáng Thứ Hai, 26 tháng Hai năm 2018 tại Sài Gòn. Hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết nầy đăng trên mục Văn Nghệ của nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa, phát hành ngày 15 tháng Hai năm 2018. VTrD

Monday, January 29, 2018

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ¤ Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư, Nghỉ Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.


IMG_0248


Ảnh THT

Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1]

Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.

Friday, August 7, 2015

TRẦN TUẤN KIỆT * Nhận định về thơ Tuyết Linh với gần nửa thế kỷ làm thơ


Giới văn nghệ sĩ ở nước ta vì hoàn cảnh lịch sử luôn biến động và thay đổi vô cùng lớn lao nên có những đời sống văn hóa đầy nhiễu loạn và ảnh hưởng lớn đến đời sống cá nhân của nhiều người. Có những công việc vừa thực hiện đã thay đổi nhất là ở thế hệ 20 thanh niên dở dang học hành hay công việc để vát súng xung trận chống giặc Bắc. Trong hệ lụy chiến tranh đó cái sống thác loạn và cái chết bất tử luôn gây tác động tinh thần cho giới trẻ miền Nam tự do rất mạnh mẽ.

Tuesday, August 4, 2015

NGUYỄN LỆ UYÊN * Nguyễn Bắc Sơn và tiếng thơ bi hài


clip_image003

"Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi

Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí

Lũ chúng ta sống một đời vô vị

Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau" (NBS)


Khoảng cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, giữa những người làm thơ tự do và “làm dáng” theo thơ tự do, những người làm thơ tranh đấu theo kiểu “hiện thực nửa mùa, khẩu hiệu”, bỗng xuất hiện lẻ loi một khuôn mặt mới toanh mang phong cách của “trường phái” thơ ngang tàng, khẩu khí, khinh khoái đúng với chất hiện thực phơi bày nhan nhản trong cuộc sống khốn đốn thời bấy giờ, rất không giống ai.

Monday, July 27, 2015

DIÊN NGHỊ * BÙI GIÁNG, GÁNH THAN LÊN BÁN CHỢ TRỜI

 
Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên thần xúm hỏi: Em người ở đâu
Thưa rằng em ở rất lâu
Trần gian dưới đó dãi dầu liên miên
Bảo rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa rằng tên tuổi là em đây rồi
Nghĩa là Sơn nữ đó thôi
Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa rằng: cười gượng không vui
Nên đành mím miệng một đời cho qua

Sunday, June 21, 2015

NGUYỄN LỆ UYÊN ** Dương Nghiễm Mậu, “sống tự do hay là chết”.



Nhà văn Dương Nghiễm Mậu & Nglu

Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1954 trở lại đây (ngoại trừ thằng Gù bên hông nhà thờ Đức Bà).
Với 21 tác phẩm, gồm truyện ngắn, truyện dài và những đoản văn, bút ký… người đọc đã nhìn thấy trọn vẹn thái độ và t
rách nhiệm của ông với ngòi bút của chính mình trước người đọc, xã hội và cả một khúc lịch sử ngắn ngủi bị xé toạc, tơi tả.

Tuesday, May 26, 2015

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN ** Viết Về Hoàng Hải Thủy


NĐT
Hoàng Hải Thủy là một trong những nhà văn đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông nổi tiếng trước nhất như một người viết phóng sự, sau đó, như một dịch giả và một người viết tạp văn.
Từ tạp văn ở đây hiểu theo nghĩa, gặp gì viết nấy, trộn lộn cả phóng sự, văn chương, trích dẫn thi ca, âm nhạc, những ngôn ngữ do ông sáng tạo, bịa đặt ra.

Monday, May 25, 2015

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM *** Nghiêu Minh: Cuộc phiêu hốt tang bồng của kẻ lãng tử tài hoa


Tiểu sử văn học: NGHIÊU MINH

Tên thật: Nguyễn Văn Minh
- Các bút hiệu khác: Đặng Thiên Gia Hộ,Lê Cần Sơn, Mạnh Thần
- Sinh 1944
- Quê quán: Mười Tám Thôn Vườn Trầu (HốcMôn), Gia Định
- Hiện cư ngụ: Maryland, Hoa Kỳ

Friday, March 7, 2014

NGUYỄN MẠNH TRINH * Đọc thơ Hải Phương


Có một người làm thơ đã viết một vài câu thơ tình cờ để tặng một tập thơ đọc cũng rất tình cờ của một nhà thơ mà cuộc gặp gỡ cũng thật... tình cờ vô định trong cõi đời này:

ghé chơi qua chốn mịt mù
thấy ngôn ngữ quạnh thiên thu ngỡ gần 
một bước chân thấy phân vân
thấy trang sách triết tần ngần cõi xa
hai chân bước chợt nhạt nhòa
vần trên câu sáu nở hoa nụ đầu
vế sau câu tám ở đâu
lạc vào cõi sắc mấy mầu tịnh không
soi gương râu tóc bềnh bồng
hỏi chàng thi sĩ có trong mộng hờ?
câu vấn câu đáp lửng lơ
thấy trường giang cuộn mấy bờ dương gian”

Tuesday, February 11, 2014

NGUYỄN MẠNH TRINH * Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu

Có một thi sĩ nổi danh viết về một người thơ nữ đã in những tập thơ có thể nói là tạo thành một hiện tượng thi ca: ”Khi những người tuổi trẻ yêu, đừng bắt họ nhân danh Nghệ Thuật hay Chân Lý để làm thơ! Chính Lệ Khánh chẳng đã từng thú nhận: Lệ Khánh làm thơ, in thơ bán thơ, nhưng Lệ Khánh không “bán tim”… và hẳn Lệ Khánh không hề có tham vọng làm một nữ sĩ “chuyên nghiệp” chiếm riêng một chỗ ngồi trong Văn Học Sử ngày mai. Lệ Khánh chỉ muốn làm một người tình nhân bé nhỏ, ngày hôm nay, có riêng một chỗ ẩn náu kín đáo ở… trong trái tim người yêu cho tiếng thơ thành khẩn của mình được một tấm lòng mến thương đón nhận, cho linh hồn bé bỏng của mình được một vòng tay khăng khít bao dung. Mà như vậy thì, dù muốn dù không, Lệ Khánh cũng đã tự nhiên là một thi sĩ! Một thi sĩ của tình yêu, hòa đồng chính đời sống cùng số phận mình vào Thơ, cũng như đem tất cả hoa hương mộng ảo của thơ dâng hiến cho Tình.”

Tuesday, January 28, 2014

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * Nguyễn Việt Nam, tấm lòng một cõi đi – về


Đằng đẵng hơn 20 năm gặp lại Nguyễn Việt Nam, sau ngày đất nước quy về một mối, có lẽ tôi phải có cái nhìn rất mới về một nhà làm văn nghệ văn hóa có nét lãng tử, bộc trực, nói nhiều làm nhiều… mang nhiều bản chất Nam bộ mênh mông tình người. Thật ra, từ thuở thiếu niên Nguyễn Việt Nam cũng đồng điệu như những phiêu bạt lưu sinh của phần đông các bằng hữu trải dài mọi nơi trên đất nước. Họ vội vã bước qua cuộc chiến tranh thảm khốc, bi hùng của dân tộc và phải lướt thướt như đàn chim di rời tổ, lẳng lặng bay vào khoảng trời miền Nam, cấy hồn vào định kiếp quê hương. Tâm huyết chính thống của người làm văn nghệ như Nguyễn Việt Nam, lại có cái say mê thánh hóa vào tư hướng xã hội nhân văn, khác hẳn các bằng hữu khác phần đông hầu như chỉ duy nhất là hòa mình trong một môi trường văn chương nghệ thuật đơn thuần.