văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, May 10, 2013

TRẦN VẤN LỆ ◘ Thư Chưa Hồi Âm


































Thư nhà, em gửi qua tôi, khoe cây phượng vỹ “nở rồi, nhớ anh!”.  Trước tôi, đây một vườn xanh, hoa vừa rụng hết cho cành trái treo…

Đó, đây, như sáng với chiều (cũng muôn dặm nhé, rất nhiều xa xăm!).  Lúc nào cũng nhớ Việt Nam, không ai nhắc, giọt lệ thầm cứ tuôn!

Thư em tôi, chẳng nói buồn,  chỉ khoe hoa phượng để còn…ngày xưa!  Em và tôi, hết tuổi thơ / nhưng chi nhắc cũng bao giờ thiết tha!

Nhớ ơi cây phượng trước nhà, gió rung nhè nhè, cành là đà nghiêng.  Tiếc thời xưa chẳng bình yên, Hè, con ve khóc cái duyên con người…

Thư nhà em gửi qua tôi, cánh hoa phượng ép khô rồi, nằm đây.  Tôi  cầm hoa phương trong tay, tưởng như cầm được bóng mây cuối trời…

Bóng mây nào mà chẳng trôi?  Vui em hay chỉ nụ cười héo hon?  Chiếc tem thư, cái dấu tròn, tôi nhắm lại thấy buồn sáng trưng!

Nhớ Non nhớ Nước quá chừng, nhớ cây phượng vỹ, nghe lòng đau đau.  Hồi âm em, viết thế nào / để em tôi đọc đừng cau chân mày?

Trần Vấn Lệ

Thursday, May 9, 2013

ĐỖ HỒNG NGỌC * Những “hạt mầm” đã vươn lên!


Bài viết “Đi tìm mộ ông Nguyễn Hiến Lê” của Trần Thị Trung Thu in từ năm 2009 trên Nguyệt san báo Pháp luật gần đây được các cư dân mạng dẫn lại và nhận được nhiều sự quan tâm của giới trí thức cũng như cộng đồng mạng yêu kính Nguyễn Hiến Lê.

TRẦN THIỆN HIỆP * Chùm thuật ngữ

























Phiến tâm làn mây bạc
phương nào hạc vàng bay
trăng tàn thơ thức giấc
chữ nghĩa chấp cánh mây
vin theo vòng hệ lụy
nhật nguyệt càng khôn vây

Mênh mông trong trời đất
ngôn ngữ Nam Hoa kinh
triết gia cùng đồ tể
ở chung một hành tinh
đường thi người Đỗ Phủ
chảy máu mạch tim mình

Từng bước chân dẫm đất
tiếng xưa xa vọng về
trùng trùng chùm thuật ngữ
lẫn nhịp mõ bờ mê
gió bay bào cư sĩ
mãi tìm dấu chân quê

TRẦN VĂN SƠN * Uống rượu tại nhà Lê Hùng

 

 với Trạch Gầm , Thiết Trượng, Lê Phi Ô,
Phan Bá Thụy Dương , Vương Trùng Dương ...


Rượu rót tràn ly nâng ly cạn
Lực kiệt thân tàn vạn nỗi đau
Càng uống nhìn nhau càng khóc hận
Giày Saut chưa dẫm nát rừng sâu

TRANG LUÂN * đôi dòng cảm nghĩ về nhà văn PHẠM QUỐC BẢO


Có tiếng chuông điện thoại reo vang ở dưới nhà, làm cho tôi giật mình choàng tỉnh giấc. Tôi vội vàng ngồi bật dạy, chẳng khác nào như chiếc lò xo, không hơn, không kém. Bước ra khỏi chiếc giường ngủ, tôi mở nhẹ cánh cửa, hấp tấp, hối hả tiến thẳng xuống cầu thang. Bên ngoài, bầu trời vẫn xám xịt, nặng nề, đậu thật thấp và chẳng có chút ánh sáng nào, le lói, báo hiệu ở cuối đường hầm. Cơn mưa lại ồ ạt, bất thần kéo tới, gầm thét, giận dữ, trút xuống như thác đổ. Mưa liên tiếp suốt cả tuần lễ nay. Ngày nào trời cũng mưa gió, bão bùng. Mưa quét lên bộ mặt thành phố bằng một lớp sơn dầu ảm đạm, u tối và thê lương lạ thường. Nhiều ngã tư bị mất điện trầm trọng. Hệ thống đèn báo trở nên vô dụng, đồng thời gây trở ngại cho việc giao thông rất nhiều. Theo dự báo thời tiết cho biết, thì miền Nam Cali. còn phải gánh chịu cơn giông bão tệ hại này thêm dăm ba ngày nữa! Mưa gợi lên ở trong tôi cả nỗi nhớ nhung vời vợi, xao xuyến, buồn da diết. Tôi ném tầm mắt nhìn sang phía phòng khách. Căn nhà trở nên vắng vẻ và trống trải lạ thường. Cả nhà tôi đều ra đi ngay từ khi còn sáng sớm. Hôm nay là sinh nhật của đứa cháu gái tôi ở dưới San Bernadino. Tôi đổi ý, không đi vào giờ chót! Nhà tôi cùng mấy đứa con đều tỏ vẻ khó chịu về sự thay đổi bất thường này. Tôi gượng gạo giải thích:
Tự nhiên, sáng nay thức dạy thấy trong người không được khỏe! Nói dùm với tụi nó, tôi thành thật cáo lỗi.”

NAM SƠN TRẦN VĂN CHI * nói chuyện hát bội

Sân khấu Việt Nam có ba bộ môn thịnh hành là hát bội, cải lương và thoại kịch. Riêng hát bội là loại hình sân khấu cổ điển và đặc biệt, bởi: 1/ Nội dung tuồng tích phản ảnh lối sống theo luân lý Nho giáo, bài bản xưa, cho nên không phải người nào xem hát bội cũng hiểu; 2/ Nghệ thuật hát bội từ cảnh trí sân khấu, điệu bộ ca múa, vẽ mặt vừa cường điệu vừa mang tánh “tượng trưng”, ẩn dụ khiến người coi phải quan sát tường tận, suy nghĩ và phải am tường nghệ thuật mới lãnh hội được.

BÙI NGỌC TUẤN * đêm trăng mùa đổi nghe cung đàn buồn

có phải sầu dâng làm đêm lạnh
hay là mùa đổi lúc trăng lên
gió khuya hiu hắt vầng mây bạc
thảng thốt bên hồ vọng tiếng chim

sầu của mùa xưa vẫn rợn người
vẫn nghe rền rĩ tự mù khơi
những hồn thân ái thời thơ trẻ
từng bóng theo về như lệ rơi

có phải vầng trăng in dấu xưa
hay là gió nhớ một đêm mưa
tại sao trăng xuống buồn tê lạnh
vọng tiếng đàn ngân như tiễn đưa

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * cuối năm uống rượu một mình

























Chiều cuối năm gió thổi bật hồn ngươi - Tên lãng tử phiêu bồng thế kỷ - Cốc rượu đắng đổ đầy râu bạc - Hay là trăng soi xuống lệch đường trăng - Chiều cuối năm khí hậu mênh mang -
Chau cổ tháp hồn xanh đá chảy - Hình như tiếng thảo trùng động đậy - Từng vi âm rơi rụng xuống hoàng hôn - Từng hơi thở bay ngập không gian - Nhả từng giọt hiển hoa bí tử.
 
(Quanh thế gian, quỷ thần ngồi tư lự - Cháy lập loè bát lửa đầy vơi ) - Chiều cuối năm trổi dậy hình hài - Mưa lác đác bên ngoài trời đất - Quê ai, mà đỏ bè thuỷ lục - Đèn mù u vò võ ven sông - Lãng bạt chưa đầy kín cánh buồm - Sao gió nở thổi tan hồn phách - Triệu năm sau, nếu có lần hoá thạch - Đời tử sinh còn gắn bó nơi nầy - Một mình uống rượu với ai đây - Tên lãng tử phiêu bồng thế kỷ - (Độc ẩm cho cháy càn khôn vậy - Rượu chừa chi nát dạ quỷ thần) - Chiều cuối năm núi vở quanh hồn .

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM

TRÚC THANH TÂM * thất sơn huyền thoại

Em từ chén ngọc đánh rơi
Xuống đồi Tức Dụp, cứ ngồi chờ trăng
 
Phụng Hoàng, điện Kín hóa thân
Gặp ta để mối nợ trần vấn vương !

Ngũ Hồ, đêm vẫn mờ sương
Ta vờ quên mất nỗi buồn đang rơi
Em nghe trộm tiếng ai cười
Từ trong ký ức vọng lời tri âm !

Wednesday, May 8, 2013

TRẦN KIÊM ĐOÀN * én về Rú Chá

Những ngày đầu năm sau Tết của Huế không mưa. Cái nắng ui ui pha màu sương khói trên đồng lúa xanh măng tơ như có duyên nợ với bầy chim én. Những con chim én còn mang “nghiệp - hạnh” bồ tát vẫn vô tình làm đẹp cho cảnh bình an dưới thế bằng đôi cánh nhấp nhô dưới trời xanh mà không cần điểm tô son phấn.