Nghe tiếng ông Cổn từ đầu
ngỏ, nhìn thấy dáng ông lừng lững bước vào sân –
ông Thạch rất ngạc nhiên. Cảm thấy lạ. Đã chạng
vạng rồi, ông ấy còn tìm đến làm gì nhỉ? Bấy lâu
nay gặp nhau, hẹn hoài. Rồi trôi đi như bao việc khác đã
lạnh lùng trôi đi, nhưng ông Thạch không hề trách bạn.
Ông hiểu ông Cổn – coi nhau như ruột thịt, ngay từ lúc
ông ta từ miền Bắc trôi dạt về quê…Ông Thạch vẫn
nghĩ, cứ để ông ấy muốn đến lúc nào thì tùy, bởi
cuộc sống của ông cũng đang bấp bênh, chật vật –
đâu có êm ả gì mà giữ đúng hẹn?
- Buồn ! Ông Thạch buông thỏng..
- Hỏi anh, đời tôi còn lại gì để vui nữa mà không buồn?
- Chứ đời tôi có hơn gì anh đâu?
- Nhưng anh đáng sống hơn tôi…
Ông Thạch không
còn ở nhà cũ của hai đúa con nữa. Ông đã quyết định
không về ở với đứa con nào trong hai đứa con của ông
từ hơn một năm nay rồi. Ông dành dụm được chút tiền
đến mua một mảnh đất nhỏ gần tám mươi mét vuông,
rồi dựng tạm mái nhà tranh trong khu vườn của người
bạn học cũ năm xưa đã trở lại quê chuyên nghiệp
trồng trọt, chăn nnôi từ sau ngày đổi thay 30 tháng Tư
năm ấy bán lại…
Trong gần 5 năm sau khi bán đi ngôi
nhà ở phố san sẻ đều cho hai con – Ông đã luôn di
chuyễn từ nhà đúa con gái đầu, đến nhà người con
trai út – nhưng nơi ông “ trụ “ lại tương đối lâu
hơn, vẫn là nhà của cậu An. Ì ạch chuyện thi vào đại
học mấy năm vì cái lý lịch – cuối cùng, An cũng xin
cắt được hộ khẩu vào học ngành Thủy sản ở Nha
trang. Chuyện nuôi trồng chế biến các loại hải sản
thì chắc là không ăn nhập gì đến cái lý lịch “
không rõ ràng “ của An về chuyện hai hoa mai vừa nở
trên ve áo ông Thạch thì đã sớm héo tàn từ năm xưa
rồi! Cá- tôm, mực, cua, v v v đâu có biết gì. dính líu
gì đến ý thức, quan điểm, lập trường nhỉ? Chúng chỉ
là những con vật dùng để phục vụ cho cái miệng thôi
mà. Về quê, An xin làm cho trại nuôi trồng thủy sản của
huyện. Lương tuy rất thấp, nhưng cũng đủ nuôi cái
miệng qua ngày…
Đám con ông Phúc - nhà kế bên, cũng
ì ạch chuyện lý lịch tư sản, đã liều mạng lần lượt
vượt biển hết rồi. Ở trại về, gánh nặng gia đình
của người vợ đã mất từ sau ngày ông lên trại 2 năm,
khiến ông vừa trả hết nợ này, lại đến trả nợ
khác. Lo cho hai đứa con nhỏ ăn đi học cũng đã mệt
nhoài rồi, lấy “ cây “ đâu mà giao cho bọn chủ tàu
như ông Phúc chủ hiệu vàng Thành Tín một thời lộng
lẫy? Phận nghèo, thời nào, cũng phải nhận sự
khổ!
Người chị của An chẳng may “ lọt “ vào cái thời của ý đồ quay trở lại thời kỳ cải cách năm 56 theo kiểu Tàu, nên đã sớm biết phận lo tìm cho mình một cái nghề để kiếm ăn cho dầu ba năm liền cấp ba, đều là học sinh giỏi. Đạt học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Không bước vào được ngưỡng cửa đại học, cô con gái ông không ngớt phiền trách cha từ nhiều năm sau đó. Mỗi lần nghe con hậm hực than trách, ông liền bỏ đi chơi đâu đó cả buổi không thiết làm gì nữa! Ông biết nói gì với con về cái quá khứ dài dặt và bất hạnh mà ông ( và bạn bè ông ) đã phải trải qua? Tuổi trẻ chỉ biết oán trách cái trước mắt. Chưa hề biết chia sẻ cái sau lưng. Nghĩ mà buồn…
Người chị của An chẳng may “ lọt “ vào cái thời của ý đồ quay trở lại thời kỳ cải cách năm 56 theo kiểu Tàu, nên đã sớm biết phận lo tìm cho mình một cái nghề để kiếm ăn cho dầu ba năm liền cấp ba, đều là học sinh giỏi. Đạt học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Không bước vào được ngưỡng cửa đại học, cô con gái ông không ngớt phiền trách cha từ nhiều năm sau đó. Mỗi lần nghe con hậm hực than trách, ông liền bỏ đi chơi đâu đó cả buổi không thiết làm gì nữa! Ông biết nói gì với con về cái quá khứ dài dặt và bất hạnh mà ông ( và bạn bè ông ) đã phải trải qua? Tuổi trẻ chỉ biết oán trách cái trước mắt. Chưa hề biết chia sẻ cái sau lưng. Nghĩ mà buồn…
Còn ông Cổn –
từ miền Bắc hối hả xin về quê, không có chức danh gì
mang theo ngoài quá trình 15 năm lao dộng giỏi ở công
trường cũng vì cái “ gốc “ địa chủ đã khai từ
thời còn đi học – nên mâm cổ ở huyện và thị trấn
không có chỗ nào dành cho ông cả, ngoài chân thủ kho hợp
tác xã mua bán nhờ mấy năm sau cùng trước ngày 30 tháng
4 bị đau bệnh nên điều về sở thương nghiệp Hà Tây
làm thủ kho ở dó. Về đến quê – ông biết dược
chính xác người vợ cũ đã chết trong dịp tết Mậu
Thân khi theo đoàn biểu tình lên phố. Đứa con trai duy
nhất của ông lúc xuống tàu còn nằm im trong bụng mẹ,
đã đi lính thủy quân lục chiến, rồi lưu lạc vào nam
cưới vợ, lập nghiệp - cũng không tìm ra tông tích. Ông
trở về. Gọn gàng với cái ba lô, chiếc xe đạp Phượng
Hoàng, và mấy chục đồng tiền tiết kiệm. Nhưng viễn
cảnh cuộc sống thì đang bề bộn ngổn ngang…
Tình
cờ gặp lại ông Thạch sau hơn 21 năm ở giữa đường
phố – ông Cổn không nhận ra, nếu ông Thạch không quá
vui mừng dạn dĩ lên tiếng hỏi trước. Từ ngày ấy –
cả hai đã coi nhau như hai anh em giống thuở còn đi học
chung lớp 7 ở trường Hòa Bình. Sau ngày người cha bị “
đấu tố “, ông Cổn cũng hết đường đến trường.
Gia đình ông Thạch, tuy bị xếp loại “ tiểu tư sản “
nhưng sau đó – xin chỉnh sửa lại là “ tiểu thương”
nên học hết năm lớp 8 mới nghỉ hẳn khi mẹ ông chết
đi vì bệnh lao. Họ thường lui tới thăm nhau bên tách
trà ly rượu, khề khà trò chuyện mà không chút dấu
diếm, sợ hãi.
Người vợ sau của ông Cồn ở Hà Tây
nhất định không vào nam với ông khi biết rõ “ chức
vụ “ thủ kho của ông, và hiện dang tạm trú trong một
góc nhà kho chật hẹp. Hơn 20 năm phấn đấu, nhưng bản
tính lờ đờ, chất phát – lại vướng vào cái “ gốc
“ địa chủ từ thời ông cố - ông Cổn cũng không có
được tấm thẻ đỏ như bao người ở Bắc về…Không
có bằng cấp gì, không có thẻ đỏ, lại chẳng có người
“ đõ đầu “ nữa – nên ông Cổn như bóng cây khô
trơ trụi ở quê. Ông thường nói với ông Thạch.: “
Mình giữ được chân thủ kho là may mắn lắm rồi còn
gì? Mình phải lo giữ, dể cho thiên hạ ăn mà… “. Về
lại quê sau 21 năm - ông Cổn không có chút tài sản riêng
nào khác như lúc ra đi năm 54. Ra đi với chiếc ba lô, trở
về cũng với chiếc ba lô – nhẹ tênh…
Biết được ý định của ông Cổn sẽ ở lại chơi qua đêm, ông Thạch rất vui – vội xuống bếp loay hoay nấu mì sợi với trứng gà ( trứng gà của người bạn bên cạnh có thể lấy dùng rồi trả tiền sau cũng không sao). Hai tô mì sợi to súc hai quả trứng được ông Thạch dọn ra trên chiếc bàn nhỏ kê giữa sân cho thoáng mát, thay thế bữa cơm chiều muộn màng.
Biết được ý định của ông Cổn sẽ ở lại chơi qua đêm, ông Thạch rất vui – vội xuống bếp loay hoay nấu mì sợi với trứng gà ( trứng gà của người bạn bên cạnh có thể lấy dùng rồi trả tiền sau cũng không sao). Hai tô mì sợi to súc hai quả trứng được ông Thạch dọn ra trên chiếc bàn nhỏ kê giữa sân cho thoáng mát, thay thế bữa cơm chiều muộn màng.
Ông Cổn nhìn tô mì
bốc khói – cười thoải mái: “ Trời khiến tụi mình
càng lớn, ăn uống càng ít lại – chứ nếu ăn như thời
trai trẻ, thì có nước…ngủ đói! Tôi đã bao năm ngủ
đói rồi…”
- Anh cứ việc ăn no – Ông Thạch liếc nhìn bạn – sâm thì không có, chứ còn mì sợi thì nhiều lắm đấy!
- Anh khỏi lo – ông Cổn vừa múc muỗng mì lên – tôi có mang theo mấy gói mì tôm tiêu chuẩn nữa đây mà! – đêm nay đói lúc nào, mình ăn lúc dó…Hà hà, vậy là nhất xứ nẫu rồi còn ai hơn?
- Anh cứ việc ăn no – Ông Thạch liếc nhìn bạn – sâm thì không có, chứ còn mì sợi thì nhiều lắm đấy!
- Anh khỏi lo – ông Cổn vừa múc muỗng mì lên – tôi có mang theo mấy gói mì tôm tiêu chuẩn nữa đây mà! – đêm nay đói lúc nào, mình ăn lúc dó…Hà hà, vậy là nhất xứ nẫu rồi còn ai hơn?
Dường như
bao giờ ông Cổn đến thăm ( hay gặp nhau ở đâu đó )
cũng mở đầu bằng một hay hai bài thơ có sẵn trong túi
áo đọc cho ông Thạch nghe. Ông Cổn đâm ra có “ tật “
làm thơ, mê thơ từ ngày được về lại quê nhà. Hình
như ở vào tuổi xế chiều, và sự cô độc – dễ làm
cho người ta gần gũi, gắn bó với “ nàng thơ “ hơn?
Gặp nhau chỗ vắng, nghe ông đọc thơ còn được. Giữa
phố đông người – lại mang thơ ra đọc, thiên hạ dòm
ngó với đôi mắt lạ lùng, đôi lúc khiến ông Thạch
rất bỡ ngỡ mà không dám nói. Đêm nay – ông đem theo
cả quyển vở 100 trang ghi chép đầy thơ trao cho ông Thạch
: “ Trong đây là tâm tình của tôi suốt bao nhiêu năm dã
dược ghi lại, anh đọc thử thế nào? “. Ông Thạch cầm
tập thơ, lật vào trong vài tờ - lặng lẽ đọc…
Ông
Cổn vừa ăn, vừa phân trần:
- Anh đọc rồi góp ý thử xem thơ tôi có …ra thơ không nhé?
- Thơ là nỗi lòng, là chuyện riêng của anh – tôi làm sao biết hết mà góp ý đây? – Ông Thạch dè dặt.
- Tôi biết anh lúc còn đi học đã làm thơ hay, nổi tiếng cả trường, hai mươi mốt năm vẫn làm thơ – sao lại từ chối khéo vậy?
- Tôi chưa hề nghĩ mình là “ nhà thơ”, mà chỉ làm thơ cho mình…Còn ai “ gán cho “ danh từ gì, tùy họ thôi mà!
- Anh đọc rồi góp ý thử xem thơ tôi có …ra thơ không nhé?
- Thơ là nỗi lòng, là chuyện riêng của anh – tôi làm sao biết hết mà góp ý đây? – Ông Thạch dè dặt.
- Tôi biết anh lúc còn đi học đã làm thơ hay, nổi tiếng cả trường, hai mươi mốt năm vẫn làm thơ – sao lại từ chối khéo vậy?
- Tôi chưa hề nghĩ mình là “ nhà thơ”, mà chỉ làm thơ cho mình…Còn ai “ gán cho “ danh từ gì, tùy họ thôi mà!
Ông Cổn đặt muỗng và đũa xuống chiếc
khay nhỏ - ngẩng lên, đọc thuộc lòng một bài thơ trong
tập :
“ Ngày đi có vợ, có con…
Ngày về vợ đã chẳng còn bên ta?
Con thì phiêu bạt phương xa,
Đời ta còn lại bóng tà cuối thôn !
Nhớ thương da diết mỏi mòn,
Tìm đâu ngày cũ? Nước non dặm dài..”
Ngày về vợ đã chẳng còn bên ta?
Con thì phiêu bạt phương xa,
Đời ta còn lại bóng tà cuối thôn !
Nhớ thương da diết mỏi mòn,
Tìm đâu ngày cũ? Nước non dặm dài..”
- Buồn ! Ông Thạch buông thỏng..
- Hỏi anh, đời tôi còn lại gì để vui nữa mà không buồn?
- Chứ đời tôi có hơn gì anh đâu?
- Nhưng anh đáng sống hơn tôi…
Ông Thạch không cải lại – cắm cúi ăn. Ông
nghĩ, sự im lặng lúc này là nỗi chia sẻ chân tình và
lớn nhất dành cho bạn. Hai tô mì đã hết. Ông Cổn tự
lo dọn bàn, còn ông Thạch vào nhà trong mang ra khay trà và
gói Basto đỏ còn nguyên.
Đêm đang lan dần ngoài ngỏ
vắng. Bóng tối làm cho không gian im vắng đến lạ lùng.
Sự vắng lặng lạnh lẽo cuối thu nơi góc vườn nhà
thôn dã có lúc tưởng như trên mặt đất này chỉ trơ
trụi hai bóng người còn thức - ngồi bên nhau. Gió thu
dìu dặt. Nhẹ. và se lạnh. Đêm dần vào khuy. Đất trời
mỏng manh, mờ mịt…
Hai người vô tình cùng nâng tách
trà lên một lượt – nhin nhau, uống từng ngụm nhỏ.
Ông Cổn chợt nói : “ Anh lật vào bài “ Nhớ Em Ngày
Ấy “ xem đi! “
Ông Thạch chìu ý bạn – lật tìm bài thơ. Cất giọng đọc lớn :
Ông Thạch chìu ý bạn – lật tìm bài thơ. Cất giọng đọc lớn :
“ Em đến đời anh
như bóng trăng,
Giữa đêm trừ tịch – buốt lòng anh..
Ánh trăng soi sáng đời anh mãi.
Một thoáng nhưng sao đẹp vĩnh hằng?
Anh tưởng đời anh đã bò đi,
Ngờ đâu em đến – tuổi xuân thì…
Duyên trao phận gởi, không hề tiéc
Che chở đời anh – buổi hàn vi! “
Giữa đêm trừ tịch – buốt lòng anh..
Ánh trăng soi sáng đời anh mãi.
Một thoáng nhưng sao đẹp vĩnh hằng?
Anh tưởng đời anh đã bò đi,
Ngờ đâu em đến – tuổi xuân thì…
Duyên trao phận gởi, không hề tiéc
Che chở đời anh – buổi hàn vi! “
Ông Cổn uống cạn tách trà, châm nước
thêm cho mình và ông Thạch – giọng sang sảng; “ Anh nhớ
ngày đó gia dình tôi bị cả xóm lánh xa, như lánh xa một
nguồn bệnh nguy hiểm, nhưng cô ấy đã tự nhiên đến
với tôi – chẳng hề để ý gì đến mọi lời đàm
tiếu, kết án của đoàn thể – tự nguyên yêu thương,
và sẵn lòng về làm vợ tôi bất cứ lúc nào…thì đúng
là “ ánh trăng “ mầu nhiệm rồi – còn gì? “
- Vậy là đời anh cũng đã có một “ ánh trăng”, một mối tình quá đẹp rồi! – Ông Thạch hít một hơi thuốc, thả khói – một đời, đôi khi có dược một gặp gỡ tuyệt vời như vậy, cũng đủ rồi – anh à!
- Nhờ vậy tôi mới sống nổi ở ngoài đó hơn 18 năm lao động ngoài công trường quần quật đêm ngày để chờ đợi mỏi mòn ngày về được chứ anh?
- Còn cô ở Hà Tây thì sao?
- Năm 73 – tôi bị bệnh nặng nên được chuyễn về điều trị ở bệnh viện Hà Tây. Cô ấy là điều dưỡng…Cũng tình cờ gặp nhau rồi chung sống được mấy năm thôi!
- Có con cái gì không?
- Cô ấy đã lớn, khó có con – chỉ “ nương tựa “ nhau mà sống cho hết đời thôi…Ngặt nỗi, cô ta cũng rất xinh – nhưng thuộc thành phần tiểu tư sản nên chẳng có cán bộ cốt cán nào dám mó đến cả!
- Vậy mới còn lại cho anh chứ? – Ông Thạch chợt cười, anh đã được… nhà nước “ chiếu cố “ lắm rồi, còn gì?
- Đôi lúc quá buồn, tôi cũng nghĩ như anh!
- Vậy là đời anh cũng đã có một “ ánh trăng”, một mối tình quá đẹp rồi! – Ông Thạch hít một hơi thuốc, thả khói – một đời, đôi khi có dược một gặp gỡ tuyệt vời như vậy, cũng đủ rồi – anh à!
- Nhờ vậy tôi mới sống nổi ở ngoài đó hơn 18 năm lao động ngoài công trường quần quật đêm ngày để chờ đợi mỏi mòn ngày về được chứ anh?
- Còn cô ở Hà Tây thì sao?
- Năm 73 – tôi bị bệnh nặng nên được chuyễn về điều trị ở bệnh viện Hà Tây. Cô ấy là điều dưỡng…Cũng tình cờ gặp nhau rồi chung sống được mấy năm thôi!
- Có con cái gì không?
- Cô ấy đã lớn, khó có con – chỉ “ nương tựa “ nhau mà sống cho hết đời thôi…Ngặt nỗi, cô ta cũng rất xinh – nhưng thuộc thành phần tiểu tư sản nên chẳng có cán bộ cốt cán nào dám mó đến cả!
- Vậy mới còn lại cho anh chứ? – Ông Thạch chợt cười, anh đã được… nhà nước “ chiếu cố “ lắm rồi, còn gì?
- Đôi lúc quá buồn, tôi cũng nghĩ như anh!
Hai bóng người
ngồi bên nhau lặng lẽ.
Những tách trà đã cạn. Rồi đầy. Bao lần. Sự im lặng trôi qua - theo dòng, như đã chảy qua đời nhau hơn 21 năm gập ghềnh thác lũ. Họ đã còn lại, như những nhánh cây khô trôi dạt vào hốc đá – chỉ chờ ngày rã mục.
Tiếng ông Cổn chợt vang lên: “À! mà anh cưới vợ vào năm nào? “.
- Năm sáu bảy!
- Muộn vậy?
- Tôi nhỏ thua anh 4 tuổi mà! Cũng lao đao lắm phen …rồi mới nhảy vào trường võ bị Đà lạc…
- Vợ của nhà thơ mà hào hoa như anh chắc là phải đẹp ?
- Không đẹp lắm đâu – Ông Thạch ngập ngừng – nhưng cũng là “ cái duyên “ tình cờ đến với đời mình…Còn duyên thì ở, hết duyên thì đi – vậy thôi!
- Tôi cũng tin vậy – ông Cổn đặt tách trà xuống – chẳng hạn như cuộc đời tôi…
Những tách trà đã cạn. Rồi đầy. Bao lần. Sự im lặng trôi qua - theo dòng, như đã chảy qua đời nhau hơn 21 năm gập ghềnh thác lũ. Họ đã còn lại, như những nhánh cây khô trôi dạt vào hốc đá – chỉ chờ ngày rã mục.
Tiếng ông Cổn chợt vang lên: “À! mà anh cưới vợ vào năm nào? “.
- Năm sáu bảy!
- Muộn vậy?
- Tôi nhỏ thua anh 4 tuổi mà! Cũng lao đao lắm phen …rồi mới nhảy vào trường võ bị Đà lạc…
- Vợ của nhà thơ mà hào hoa như anh chắc là phải đẹp ?
- Không đẹp lắm đâu – Ông Thạch ngập ngừng – nhưng cũng là “ cái duyên “ tình cờ đến với đời mình…Còn duyên thì ở, hết duyên thì đi – vậy thôi!
- Tôi cũng tin vậy – ông Cổn đặt tách trà xuống – chẳng hạn như cuộc đời tôi…
Đêm
lặng lẽ trôi . Mặt trăng thu 21 chênh chếch lơ lửng góc
trời phía đông trông lạnh lẽo. Tiếng gà bâng quơ chợt
gáy đơn độc từ góc vườn nhà người bạn như tiếng
thở dài. Tắt lịm.
- À! Tiếng ông Cổn bổng thốt lên – anh còn nhớ thằng Can-lùn làm lớp trưởng năm tụi mình học lớp 6 không? “
- Nhớ! Can “ cốt cán “ mê con gái bà chủ nhà đó chứ gì?
- Đúng rồi!
- Mà sao?
- Ra ngoài đó, gốc gác bần cố, được đi học – làm lớn lắm, có lần giáp mặt mình ở Hà nội mà nó làm lơ – đã chết rồi…
- Chết ở đâu?
- Ngoài Bắc…
- À! Tiếng ông Cổn bổng thốt lên – anh còn nhớ thằng Can-lùn làm lớp trưởng năm tụi mình học lớp 6 không? “
- Nhớ! Can “ cốt cán “ mê con gái bà chủ nhà đó chứ gì?
- Đúng rồi!
- Mà sao?
- Ra ngoài đó, gốc gác bần cố, được đi học – làm lớn lắm, có lần giáp mặt mình ở Hà nội mà nó làm lơ – đã chết rồi…
- Chết ở đâu?
- Ngoài Bắc…
Ông Thạch xé bao thuốc ra, còn lại 2 diếu
– chia cho ông Cổn một diếu – nhếch cười : “ Ngày
xưa, có người thắp đuốc chơi đêm, vì nghĩ đời quá
ngắn cũng phải. Cuộc đời ngắn ngủi thật. Hai mươi
năm, rồi gần hai mươi lăm năm – nghoảnh lại, có là
gì đâu? “
- Không biết anh nghĩ thế nào, chứ tôi đêm nằm một mình nhớ lại – đúng là một giấc mộng anh à!
- Vậy mà có lắm kẻ không bao giờ nghĩ được như vậy…
- Họ là đám người đang say mà anh? Đã sỉn rồi, thì còn biết trời trăng gì nữa đâu?
- Một cơn say dài dặt cả đời - Ông thờ dài.
- Không biết anh nghĩ thế nào, chứ tôi đêm nằm một mình nhớ lại – đúng là một giấc mộng anh à!
- Vậy mà có lắm kẻ không bao giờ nghĩ được như vậy…
- Họ là đám người đang say mà anh? Đã sỉn rồi, thì còn biết trời trăng gì nữa đâu?
- Một cơn say dài dặt cả đời - Ông thờ dài.
Đêm sâu hút.
Sương lạnh. Gió thu dạt dào, se thắt hơn.
- Anh còn nhớ cô Thảo-tây-lai không?
- Biệt danh ấy làm khổ cô ta một thòi rồi – anh nhắc lại làm gì?
- Ai cũng biết Thảo đẹp, có gương mặt thanh tú , mũi, mắt giống Phương tây – và làn da luôn trắng hồng, nhưng đâu phải là Tây-lai anh?
- Đành vậy! – Thạch cười mơ hồ - anh có biết là lúc ra đi Thảo đã ở lại nhà tôi, khóc ròng một ngày không?
- Có vậy sao?
- Nói giỡn với anh làm gì?
- Vậy là anh hạnh phúc quá rôi!
- Nàng đi biệt ngay ngày hôm sau – năm 80 có về thăm quê…
- Có thăm anh không?
- Dĩ nhiên là có!
- Rồi sao?
- Nhìn nhau một lát, rồi…đường ai nấy đi thôi!
- Chông Thảo là Thứ Trưởng đó , ông à!
- Tôi biết – Thạch cười bâng quơ – Thảo có nói…
- Sau khi được đi du học ở Nga về, Thảo làm ở Bộ Văn Hóa Thông Tin – và là…vợ ông thứ trưởng!
- Đó cũng là một giấc mộng …
- Anh còn nhớ cô Thảo-tây-lai không?
- Biệt danh ấy làm khổ cô ta một thòi rồi – anh nhắc lại làm gì?
- Ai cũng biết Thảo đẹp, có gương mặt thanh tú , mũi, mắt giống Phương tây – và làn da luôn trắng hồng, nhưng đâu phải là Tây-lai anh?
- Đành vậy! – Thạch cười mơ hồ - anh có biết là lúc ra đi Thảo đã ở lại nhà tôi, khóc ròng một ngày không?
- Có vậy sao?
- Nói giỡn với anh làm gì?
- Vậy là anh hạnh phúc quá rôi!
- Nàng đi biệt ngay ngày hôm sau – năm 80 có về thăm quê…
- Có thăm anh không?
- Dĩ nhiên là có!
- Rồi sao?
- Nhìn nhau một lát, rồi…đường ai nấy đi thôi!
- Chông Thảo là Thứ Trưởng đó , ông à!
- Tôi biết – Thạch cười bâng quơ – Thảo có nói…
- Sau khi được đi du học ở Nga về, Thảo làm ở Bộ Văn Hóa Thông Tin – và là…vợ ông thứ trưởng!
- Đó cũng là một giấc mộng …
Ông Cồn búng mẫu tàn thuôc bay lên cao
– vệt sáng vạch một đường cong phiền muộn…
- Anh vào trong ngã lưng một lát đi, khuya quá rồi! – Ông Thạch nói.
- Còn anh?
- Tôi ngồi đợi sáng…
MANG VIÊN LONG
- Anh vào trong ngã lưng một lát đi, khuya quá rồi! – Ông Thạch nói.
- Còn anh?
- Tôi ngồi đợi sáng…
MANG VIÊN LONG