Không có anh hùng chẳng có lịch sử. Nhưng một đất nước nhiều anh hùng quá dân cũng đâm kẹt… hộ khẩu. Ở Bắc Hàn, Trung Cộng, Cuba, và Việt Nam đến nay việc được phong anh hùng vẫn còn đòi hỏi phải có tính đảng, tính giai cấp, duy tính người có thể du di. Một khi có đòi hỏi tất đã có giới hạn, đã có giới hạn mà vẫn lâm tình trạng ra ngõ gặp anh hùng thì thử hỏi ở các nước tư bản vốn tự do dân chủ thả cửa, ai muốn phong ai cái gì tùy ý thì ta đừng ngạc nhiên nếu thấy anh hùng lắm khi bò lổn ngổn ngoài đường.
Monday, April 30, 2012
HÀ THÚC SINH * Người Hùng Mỹ
Không có anh hùng chẳng có lịch sử. Nhưng một đất nước nhiều anh hùng quá dân cũng đâm kẹt… hộ khẩu. Ở Bắc Hàn, Trung Cộng, Cuba, và Việt Nam đến nay việc được phong anh hùng vẫn còn đòi hỏi phải có tính đảng, tính giai cấp, duy tính người có thể du di. Một khi có đòi hỏi tất đã có giới hạn, đã có giới hạn mà vẫn lâm tình trạng ra ngõ gặp anh hùng thì thử hỏi ở các nước tư bản vốn tự do dân chủ thả cửa, ai muốn phong ai cái gì tùy ý thì ta đừng ngạc nhiên nếu thấy anh hùng lắm khi bò lổn ngổn ngoài đường.
Friday, April 27, 2012
Dzạ Chi * EM ẨN MÌNH SAU… CHIẾC LÁ SÂU
EM
Em về đâu phải mùa hoa phượng
Sao cặp môi non cứ ửng hồng
Cơn gió lạc mùa say ngất ngưởng
Vô tình chạm rối tóc người thương
Vô cớ em về mùa hạn hán
Con sông trơ xác chết lâu rồi
Trăng không soi nỗi niềm u uẩn
Ngơ ngác đêm và…thơ với tôi
Tôi vừa ra khỏi cơn mê sảng
Ngỡ chút bình yên sẽ tượng hình
Tiếng em dội ngược miền tâm khảm
Tôi thất thanh trời hỡi…bóng mình!!!
Nắm mãi trong tay sợi tóc buồn
Phân vân không biết giữ hay buông
Em đi vạt aó lay đài các
Trễ hẹn tôi về buốt giá đông
Tôi trở giấc nhìn: đêm vẫn thế
Cứ mọc dài thêm những nhánh đau
Giọt sương nào cũng phai như thể
Em ẩn mình sau chiếc lá sâu
Thôi tôi đi nhé con sông đã
Khô giữa mùa thương nứt nẻ môi
Trăng nuối tiếc gì đêm nấn ná ?!!
Trên bến oan khiên nghiệt ngã đời…
Dzạ Chi
Nguyễn văn Lục * Miền Cỏ Nhớ
Lệnh Hồ Xung giữa đời... Le marchand de rêves
Trong 12 pho truyện của Kim Dung, tôi không thấy truyện nào kỳ thú và lãng mạn hơn Tiếu ngạo giang hồ. Có người gọi TNGH là một siêu phẩm. Siêu phẩm TNGH gồm tất cả 40 chương hồi.
Siêu phẩm ấy nếu đo bằng bề dày của tác phẩm thì trọn bộ là 15 cuốn, gồm 2678 trang. Phải nhận đó là một tác phẩm dài hơi. Nhưng truyện với bề dày như thế này lại là chuyện bình thường trong văn học Trung Quốc. Trên thế giới, chỉ có hai nước là Trung Quốc và Nga là có những đại tác phẩm trên 1000 trang.
Tác phẩm lớn với bề dày như thế có thể nói rằng có kích thước lớn, tầm vóc lớn, nhà văn lớn. Nhà văn đó có sức tưởng tượng phi phàm, bộ nhớ và kho kiến thức hơn người, thừa hưởng và kế thừa một nền văn hóa Trung Quốc với những tên tuổi như Lâm Ngữ Đường, Lỗ Tấn, đồng thời kế thừa một nền tiểu thuyết võ hiệp đã có mặt rất sớm trong văn học Trung Quốc. Bấy nhiêu thứ đó đà làm nên tác giả Kim Dung.
Truyện trong TNGH vì thế ta thấy có hằng trăm nhân vật lớn nhỏ, với những cảnh đời, với những thân phận đủ loại, với oan khiên và duyên phận khác nhau. Bi kịch cũng có, chồng chéo éo le cũng không thiếu với hàng ngàn tình tiết. Đó là thứ câu truyện ngàn lẻ một đêm, nói mãi không hết. Thêm vào đó là một kho tàng kiến thức về đạo đức, tôn giáo, chính trị, cách ứng xử ở đời.
Đọc hoài không hết. Càng đọc, ta càng bị triền miên lôi kéo, dẫn đưa tâm trí vào một thế giới con người với những tình huống bi kịch và những lối thoát ai ai cũng mong đợi. Một cách vô tình, người đọc hòa vào trong truyện như người trong cuộc, đồng lõa với tác giả.
Đó cũng chính là sự thành công của Kim Dung.
Thế giới chuyện Kim Dung là một thế giới phi thực mà thực, biết là hư ảo mà vẫn bị cuốn hút. Vì thế mới có hàng tỷ người trên thế giới say mê đọc Kim Dung.
Và cả tỉ người đó, trẻ già, lớn bé đều tự rút ra cho mình được một điều gì.
Nhưng đứng về mặt nghệ thuật, văn chương mà nói, người ta đòi hỏi tác phẩm có tầm vóc không phải chỉ ở bề dày của truyện mà truyện còn phải chuyên chở một nội dung ở tầm mức cao, nói lên được điều gì, gửi tới cho con người một sứ điệp gì? Ở những đòi hỏi này, truyện của Kim Dung cũng đáp ứng được chu đáo. Nó nói lên một khát vọng sâu xa của con người là đi tìm cho bằng được một thế giới người mang tính nhân bản, khát vọng tự do, khát vọng tình người trải qua những chặng đường hạnh phúc có, thống khổ có. Có niềm vui của một Hân Tố Tố. Có nỗi đam mê buồn muôn thuở, tình yêu trắc trỡ, gối đêm khuya đẫm nước mắt của ni nữ Nghi Lâm. Nhưng lại có cái phóng dật đến lãng mạn của Lệnh Hồ Xung, hành xử đẫm nét Khổng giáo lẫn Lão giáo. Cũng không thiếu cái buồn đau đáu của một Kiều Phong, Du Thản Chi.
Và trên hết và tất cả là nỗi đam mê làm người. Ai cũng muốn sống ở đời thì phải thực hiện được một điều gì, phải mơ ước phải đeo đuổi một cái gì đó. Chẳng hạn để cả đời tìm kiếm cho bằng được một tịch tà kiếm phổ, hay suốt đời đeo đuổi công việc cứu nhân độ thế, hay ít ra trót cả cuộc đời đeo đuổi và yêu thương một người như ni nữ Nghi Lâm. Yêu thương mà chưa hề được đáp trả. Mà vẫn cứ yêu. Thế mới là yêu.
Phải chăng đó là nỗi đam mê đẹp nhất, là niềm mơ ước của đời người? Ai trong cuộc đời đã không một lần ước mơ, một lần đeo đuổi, một lần kiếm tìm và như thế cuộc đời đáng sống là đeo đuổi kiếm tìm hơn là tìm thấy?
Thế giới truyện của Kim Dung có thể nói là thế giới của những giấc mơ, những hoài bão lớn nhỏ. Và Lệnh Hồ Xung là kẻ buôn bán mộng?
Nếu có giấc mơ làm người Quang Trung của Duyên Anh, thì tại sao lại không có giấc mơ làm người Việt Nam không cộng sản? Hay là niềm mơ ước báo được thù nhà, nợ nước? Đó là lẽ sống làm người ở đời, để đeo đuổi, để sống còn và để thực hiện làm người-ở-đời.
Và mỗi người sẽ thực hiện giấc mơ làm người theo cách thức của mình.
Và khi làm xong được cái điều đeo đuổi ấy thì cuộc hành trình nhân thế kể như đã xong, rửa tay gác kiếm.
Và phải chăng đó là ý nghĩa đời sống - con người-ở-đời?
Đó là cái làm nên tác phẩm, làm nên vóc dáng truyện chưởng Kim Dung. Và rồi mỗi thời có một Kim Dung đáp ứng trả lời cho khát vọng làm người của thế hệ ấy.
Nếu trước đây, thời 1900, người mình mê truyện Tàu như Đông Châu Liệt Quốc, Du Long Hý Phụng, Chánh Đức Du Giang Nam và nhất là Tam Quốc Chí thì nay mê truyện Chưởng của Kim Dung. Mỗi thời mỗi thứ đam mê. Dù sao, cả hai truyện đều xuất phát từ bênTàu cả. Người mình có cái lạ là tuy ghét người Tàu nhưng không hiểu tại sao lại mê truyện Tàu đến như thế?
Từ cái mê Tam Quốc Chí đến cái mê Chưởng Kim Dung, có điều gì khác biệt?
Mê là vì nó hay, nhưng hay ở chỗ nào? Thật cũng khó trả lời. Hay ở tình tiết câu truyện, về cách dàn dựng hay về nhân vật truyện?
Truyện của Kim Dung hay như thế, vậy mà vẫn không thiếu người chê như trường hợp Vương Sóc. Vương Sóc, một nhà phê bình Trung Quốc gọi tiểu thuyết Kim Dung là một trong”Tứ đại tục”. Đó là một bóp méo thê thảm của giới phê bình Cộng Sản Trung Quốc.
Ở Việt Nam thì Phạm Quỳnh trước đây trong cuốn ký Một tháng ở Nam Kỳ, Nam Phong số 17, 1919 đã miệt thị truyện Tầu, trong đó có Tam Quốc Chí như sau:
Những tiểu thuyết Tàu từ tám mươi đời triều ấy, văn chương đã chẳng ra gì mà truyện thì toàn những truyện huyền hoặc quái đản của mấy bác cuồng nho bên Tàu đời xưa ngồi không mà bịa đặt ra để làm khoái trá bọn hạ lưu vô học.Thế mà dịch nhiều như vậy, thịnh hành như vậy, nghĩ cũng khá kính thay.
Kể là một lời kết án thô thiển, vì theo Phạm Quỳnh, đọc truyện Tàu được sắp xếp vào loại người hạ lưu vô học.
Thực tế cho thấy ở Sài gòn trước 1975, theo Vũ Đức Sao Biển, người chuyên khảo về Kim Dung kể rằng, người ta chờ đợi xếp hàng đón nhận mỗi ngày 1500 chữ của Kim Dung trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ bay từ Hồng Kông qua Việt Nam. Dịch giả Hàn Giang Nhạn dịch và đọc thẳng cho thư ký là Nguyễn Văn Tâm chép lại trên 10 tờ giấy pelure và 9 tờ giấy than kê dưới. Đã có 44 tờ báo hàng ngày ở Sàigòn đăng truyện chưởng của Kim Dung.
Trong khi đó, dưới căn gác nhà Hàn Giang Nhạn thì hàng chục ông tùy phái người An Nam ta của các tờ báo ngồi chầu chực để nhận một bản dịch Tiếu Ngạo Giang Hồ để đem về đăng trên tờ báo của mình. Giả dụ báo Hồng Không không sang kịp, tờ báo của các ông chủ báo VN dám bán ế vì không có người mua.
Đặc biệt xin nói một dòng về dịch giả Hàn Giang Nhạn. Không thiếu người dịch Kim Dung như Từ Khánh Phụng, Từ Khánh Vân, Phan Cảnh Trung, Lão Sơn Nhân, nhưng cái tài tuấn của Hàn Giang Nhạn là đã dịch thế nào để Kim Dung là Kim Dung. Phải chăng ông vốn gốc người Tàu, nhưng đã tốt nghiệp đại học, dạy toán ở Việt Nam nên đã thấm nhuần cả hai thứ ngôn ngữ một lúc? Điều mà ít người có được
Cũng một cách nào đó, ngày xưa ta có dịch giả Trương Vĩnh Ký ngồi dịch Tam Quốc Chí và đã được đăng dài dài trên tờ Nông Cổ mín đàm từ ngày 1/8/1901 mà số độc giả vỏn vẹn có 350 người mua theo lời rao của tờ Nông Cổ mín đàm. Chẳng những thế, 6 năm sau, truyện dài trên báo được in thành sách vào năm 1907.
Và đây là lần đầu tiên, một truyện dài được đăng trên báo rồi được in thành sách truyện. (1)
Thời VNCH, người ta mê truyện của Kim Dung đến như thế. Mê đến có thể nói nó làm nên sắc thái sinh hoạt văn hóa của miền Nam Việt Nam.
Bài này xin giới hạn vào cái hay của nhân vật truyện.
Thời truyện Tam Quốc Chí, cái hay của truyện ấy là ở cái tình huống lịch sử câu truyện, đến những biến chuyển, những nút thắt gỡ của thời cuộc. Và rồi cũng không thiếu những nhân vật lịch sử đã tạo ra thời thế lúc đó. Có thể nói truyện Tam Quốc Chí đã ảnh hưởng trực tiếp trên cả lối suy nghĩ, thái độ sống, cách ứng xử của con người. Ngay cả trong lối nói thường dùng của người dân giả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi lối nói, lối viết từ trong truyện. Thật vậy, trong tuần báo Nam Kỳ Địa Phận vào những năm 1899, tác giả Mai Nham, bút hiệu của Trương Vĩnh Ký, đã liệt kê ra được 162 câu nói thông dùng rút ra từ trong truyện Tam Quốc Chí. Ví dụ như : động địa chấn thiên, diệu vũ dương oai, thâm căn cố đế, trung quân ái quốc, trầm cư lạc nhạn, khử tà quy chánh, lộng giả thành chơn, chiêu hiền nạp sĩ, mại chủ cầu vinh, túc trí đa mưu v.v…
Có ai ngờ được, truyện đọc cốt giải trí mà gián tiếp ảnh hưởng tới sinh hoạt làm ăn và giải trí của người dân giả?
Còn đối với truyện của Kim Dung, ông đã tạo ra nhiều mẫu người điển hình, nhiều nhân vật truyện trở thành trung tâm của truyện. Lệnh Hồ Xung, Quách Tĩnh, Trương Vô Kỵ, Kiều Phong, Nhạc Bất Quần, Vi Tiểu Bảo, Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh vvv... Dù có hằng trăm nhân vật truyện thì ta vẫn dễ dàng nhận ra những nhân vật chính của truyện. Tôi có thể nói chắc rằng, truyện mà không có nhân vật chính hấp dẫn là chuyện không hay. Những nhân vật khác chỉ là những nhân vật ‘vệ tinh’ quay chung quanh một cái trục xoáy của nhân vật chính. Cho nên, truyện của Kim Dung hay ở nội dung đã đành, mà nó mê hoặc lòng người vì nhân vật truyện. Nó là thứ James Bond của Á Châu.
Riêng trong TNGH, Kim Dung đã đưa ra hai mẫu nhân vật truyện đối nghịch là Lệnh Hồ Xung và Nhạc Bất Quần, như một chính, một tà. Sự yêu ghét đã rõ ràng: người ta yêu LHX và ghét Nhạc Bất Quần. Đến có một cán bộ trí vận Cộng sản sau khi đọc Kim Dunh, phải thổ lộ rằng, nếu phải bị đày ra một hoang đảo, ông sẽ chỉ đem theo TNGH và để mê say LHX và để ghét Nhạc Bất Quần.
Nhạc Bất Quần, một ngụy quân tử
Kim Dung có thói quen đặt tên người theo tính nết người đó. Chẳng hạn tên Điền Bá Quan đam mê sắc dục nên có ngoại hiệu dài thòng là: Giang Dương đại đạo, thái hoa dâm tặc, vạn lý độc hành khoái đao Điền Bá Quan. Hay Dương Bất Hối có ý tỏ là không hề biết hối hận. Bất Giới Hòa Thượng có nghĩa là chẳng có gì cấm cản được.
Đúng là nghe tên biết người.
Nhạc Bất Quần có nghĩa là không chơi với ai cả. Cũng có nghĩa là tránh truyện thị phi, bè phái. Cũng có nghĩa là ăn nói chừng mực, tránh tranh biện vô ích. NBQ cư xử đàng hoàng nên có tiếng trên giang hồ, vì thế mới có ngoại hiệu là Quân Tử kiếm, có nghĩa là không thèm đánh lén. Ngoại hình thì tuấn tú, trẻ hơn tuổi rất nhiều nên người đời quen gọi hắn là Tiên sinh. Tiên sinh Nhạc Bất Quần đã được ngòi bút kỳ tài của Kim Dung tô lên đó một chân dung tiêu biểu khả kính trên chốn giang hồ. Nhưng mặt khác, ngòi bút Kim Dung cũng khéo léo để cho Nhậm Doanh Doanh, thì thầm nói nhỏ vào tai LHX nhận xét của cô về NBQ. Một nhận xét với một tên gọi mà sau này trở thành thời danh: "Hắn là một tên Ngụy Quân tử." Phải thông minh sắc bén như Nhậm Doanh Doanh mới lột được cái mặt nạ của Nhạc Bất Quần. Sau này, danh xưng đó đi liền với NBQ. Chính vợ hắn, Ninh Tung Tắc biết được chồng mình đã luyện được Tịch Tà Kiếm Phổ nên hắn đã trở thành ái nam, ái nữ. Nhưng hắn vẫn giấu. Vì thế làm gì còn có truyện gối chăn bình thường nữa? Đã thế, bà còn khám phá ra mỗi sáng ngủ dạy râu hắn rơi rụng vướng trên chăn gối và tiếng nói thì nay trở thành eo éo.
Chưa ai và chính tác giả cũng không giải thích được tại sao luyện kiếm phổ thì có thể thay đổi giới tính? Như thế thì kiếm pháp có một liên hệ hữu cơ, máu mủ với cơ thể? Luyện đến độ nó nhiễm vào người, thay đổi cả tính nết, liên hệ luyến ái? Biết hệ quả như thế mà người ta vẫn đâm đầu vào luyện tập? Gớm thay cái đam mê kiếm pháp đến hy sinh vì nó? Nó có khác gì các lực sĩ ngày nay uống các thuốc cho tăng cường thể lực? Nhưng dù không được giải thích thì ta vẫn đương nhiên tin điều đó là tự nhiên và có thật? Sau này, Lâm Bình Chi cũng rơi vào số phận y hệt Nhạc Bất Quần khi lấy Nhạc Linh San mà hắn cũng nằm trơ thổ địa trong đêm tân hôn?
Và cũng từ khi nhận ra được bản chất mất nhân tính, bỏ vợ con, rượt đuổi theo danh vọng mà Lệnh Hồ Xung sau này hết còn đem lòng kính phục sư phụ của mình.
Nhạc Bất Quần tuy bị người đời hận ghét lại càng là cái cớ cho người ta nhắc nhở đến hắn. Nhắc tới Nhạc Bất Quần là nhắc tới một thứ ngụy quân tử. Nhiều người ghét. Nhung càng ghét thi nhân vật càng trở thành mẫu mực, điển chuẩn cho những phán đoán của thiên hạ. Đến độ phán đoán về nhân cách một người, thay vì nói tánh nết người ấy. Ta gọn gàng gọi y là một ngụy quân tử, một Nhạc Bất Quần.
Nhạc Bất Quần nói cho cùng chỉ là mặt trái của xã hội mà mỗi ngày chúng ta đang sống và phải đối diện từng ngày?
Lệnh Hồ Xung, một gã lãng tử
Giữa hằng trăm nhân vật truyện ấy nổi bật lên một con người, từ trong bóng tối truyện vốn chỉ là một con người với gốc rễ ti tiện, mồ côi cha lẫn mẹ, rồi đầu quân vào phái Hoa Sơn và tôn Nhạc Bất Quần như sư phụ, coi Nhạc Linh San như em gái. Gã ấy chính là Lệnh Hồ Xung.
Và cứ thế mà gã lãng tử ấy lớn lên và cứ thế mà hắn nổi danh trên chốn giang hồ để sống một cuộc đời phiêu lưu kỳ thú trọn vẹn. Gã giang hồ đó sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp, mê rượu và mê gái cũng có, kết giao rộng rãi có. Chàng không tham lam, không màng danh lợi, vì thế không cúi đầu nịnh bợ để rồi lê gót chân phiêu bạt đi theo tiếng gọi giang hồ.
Lệnh Hồ Xung sau đó đã sẵn sàng rũ áo bỏ đi theo tiếng gọi giang hồ đúng với cái nghĩa của bài hát: Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Ta mê Tiếu Ngạo Giang Hồ là mê Lệnh Hồ Xung, mê phong thái, cách sống, mê cái bạt mạng đến lãng mạn, mê cái tài hoa, cái kỳ tài, mê cái nhún nhường để rồi được đời đưa lên. Không muốn làm chưởng môn mà đời cứ dí vào tay, hết chưởng môn phái Hằng Sơn lại đến trưởng môn ma giáo mà LHX thà chết không chịu nhận, thà phận bạc với Doan Doanh, khước từ cả tình yêu. Cuộc đời của Lênh Hồ Xung có thể tóm trong chữ khước từ. Càng muốn khước từ, nhún nhường và dè dặt thì lại được đời kính nể, tôn sùng và đặt lên ngôi.
Cái pha cuối cùng, gay cấn và gây xung động nhất là ở chỗ LHX hai lần khước từ vai trò lãnh đạo trong Ma giáo mà Nhậm Ngũ Hành giăng ra buộc sống chết LHX phải nhận. LHX đã không nhận. Và cái hình ảnh rất lãng mạn, rất đẹp, khi LHX dẫn đoàn ni nữ kéo nhau xuống núi trong khi Nhậm Ngũ Hành nấc lên thổ máu ra mà chết vì tuyệt vọng.
Nó quá là đẹp khi nghĩ tới cái phong cách ấy, hình ảnh ấy.
Lệnh Hồ Xung, một thứ lãng mạn tôn giáo
Trong Tiếu Ngạo giang hồ cũng như trong 12 pho truyện của Kim Dung, người ta nhận rõ một điều nổi bật là truyện nào cũng bàng bạc tôn giáo, nói rõ hơn là tam giáo đồng môn. Tôn giáo bàng bạc trong Thiên Long Bát Bộ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký và nhất là trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Nhưng đạo Phật tỏ ra ưu thế hơn cả. Đó là hình ảnh đạo Phật thông qua các nhà sư chùa Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự.
Cũng cần phân định cho rõ, người Tàu nói chung và người Việt cũng vậy, tôn giáo mang tính cách thực tiễn như cầu đảo, khấn vái, van xin, cầu phúc lợi, cầu sống lâu trăm tuổi mà không bệnh tật..Ít chú trọng tới chiều kích tâm linh, siêu việt của tôn giáo. Nói khác đi, đó là một thứ tôn giáo thực dụng vì lợi ích con người. Từ đó đi dến chỗ dễ lạm dụng mua chuộc thần thánh, rồi tiến đến phiếm thần, thần nào cũng cầu nếu có lợi và cầu lấy được. Vì thế, không lạ gì ở trong Nam, Phật giáo và Thiên Chúa giáo thật ra chỉ là thiểu số so với các đạo thờ tổ tiên, ông bà, Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Dừa và đủ thứ đạo khác nữa. Vì thế, không thiếu trường hợp bị đả kích bởi các nhà nho như trong thời kỳ Minh Tân, đúng hơn thời Duy Tân với khẩu hiệu: "Chống Chệch, Chống Chà, trả Thích Ca về Thiên Trước, trả Quan Công về Tàu."
Truyện chưởng Kim Dung dù sao đi nữa cũng đã dẫn dắt người đọc làm những cuộc hành trình đi về cội nguồn tư tưởng phương Đông, nơi của Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, nhưng là một thứ Phật giáo, Lão giáo phóng khoáng “cởi trói” như mây trời bay bổng, thong dong thoải mái mà tôi gọi là một thứ lãng mạn tôn giáo.
Có thể nói Phật giáo trong Võ Lâm là thứ Phật giáo bang hội giữa chốn quần hùng, dao kiếm chứ không phải bất cứ thứ Phật giáo chính thống nào? Hình ảnh các nhà sư ở đây là hình ảnh các nhà sư Thiếu Lâm Tự giữa chốn máu tanh hung hiểm vẫn ngồi điềm nhiên tọa thị.
Điều khác biệt cốt tủy là tôn giáo trong truyện Kim Dung vượt quy pháp, không vụ hình thức bề ngoài. Chẳng hạn, mục đích của Bất Giới hòa thượng đi tu là để lấy cho bằng được ni cô, rồi từ đó hai người đẻ ra Nghi Lâm. Nghi Lâm cũng đi tu, nhưng lại yêu thầm nhớ trộm LHX. Biết được điều đó, Bất Giới hòa thượng đi tìm LHX và ép buộc chàng phải lấy con gái mình là Nghi Lâm. Và còn gì xứng đôi vừa lứa hơn ông sư mà cưới bà vãi?
Đã hẳn không thể đòi hỏi truyện của Kim Dung phải có cái căn tính Phật pháp 100%, thật ra Phật mà không Phật đến phản Phật, phản quy môn. Đó là biểu tượng qua nhân vật Bất Giới hòa thượng (hòa thượng mà không theo một giới luật nào).
Đó cũng không phải là thứ tôn giáo tuyệt đối hóa, coi mình là nhất, mình là chính, kẻ khác là tà. Bởi vì sự tuyệt đối hóa chỉ là dấu hiệu bắt đầu của sự sa đọa. Nói cách khác, tôn gíáo cũng như đạo đức đã bị Kim Dung đánh tụt giá và từ đó nó gần con người, mang tính người với đầy đủ ham muốn, yêu thương và giận ghét.
Và đấy lại chính là nét đẹp của Tiếu Ngạo Giang Hồ, mà chính những người con Phật đọc cũng không thấy dị ứng, đôi khi còn mỉm cười rộng lượng khi đọc những tình tiết chướng tai gai mắt trong truyện như sư tăng gì mà rượu thịt thả cửa, thích đủ thứ.
Phải chăng, đó cũng là nét đẹp và thành công của Kim Dung?
Kim Dung đã làm thế nào để tránh được tất cả những búa rìu dư luận khen chê ấy? Kim Dung đã giải hóa được tất cả những mâu thuẫn, những tình huống căng kẹt, khó xử giữa thuyết lý Phật giáo và đời sống? Và ông luôn luôn có những nút gỡ làm thế nào để giải thoát nhân vật truyện ra khỏi những tình huống coi như bí lối, không lối thoát.
Chẳng hạn, Kim Dung đã đặt để câu truyện bắt đầu bằng ni nữ Nghi Lâm. Ni nữ là người tu hành, nương nhờ cửa Phật, nhưng nét đẹp con gái lồ lộ, tuổi 18 xuân thì đã yêu thầm nhớ trộm LHX. Có lần, giữa đêm sao sáng, cô đã quyết định cởi dải áo ra để hoàn thành ước nguyện hoàn tục, nhưng rồi cũng chính cô sợ hãi về những quyết định của chính mình.
Phải nói đây là một đọan văn tả tình rất lãng mạn và rất tới.
Bất Giới hòa thượng, cha đẻ của ni nữ, biết được tấm lòng của con nên bắt tên Điền Bá Quang đi bắt LHX về cho con gái mình. Chuyện đã không thành mà còn bị tên dâm tặc ĐBQ động lòng dâm dục muốn hãm hiếp cô. Đã cho ni nữ đi tu thì tại sao không để ni nữ xấu một chút, ai lại để một ni cô mà xuân thì lộ liễu quá? Không có Điền Bá Quang này thì cũng sẽ có ĐBQ khác. Rắc rối từ chỗ đó. Đã có ĐBQ thì cũng lại phải có một Lệnh Hồ Xung. Điều đó dẫn đưa đến chuyện Lệnh Hồ Xung liều mình cứu ni nữ, một ni nữ trong trắng đến tinh tuyền, như chất ngọc.
Tôi tự hỏi giữa cái nguy hiểm bị ĐBQ hãm hiếp và cái nguy hiểm bị LHX tới tiếp cứu, đường dài cái nào nguy hiểm hơn? Tránh được cái trước một lần thì lại hệ lụy cái sau là cả một đời người? Cái nào là cái khổ, cái bi lụy? Và chính ở chỗ đó mà câu chuyện trở thành lý thú? Tác giả Kim Dung đưa ra hình ảnh đối chọi nhau, một đằng là một một ni nữ chắc là đạo hạnh, nhưng đằng kia hé lộ cho thấy một cô gái xuân thì hứa hẹn, tuổi mà nụ hồng vừa mới hé nụ, cỏ non đồi tình còn mềm nhung lụa? Đó một bãi chiến trường xảy ra cuộc giao tranh giữa những đòi hỏi của đạo và tiếng gọi của bản thể người, của tình yêu lứa đôi. Rồi cô gái đó bị đẩy đưa vào những hoàn cảnh bi kịch. Cô bị xô đẩy vào nơi ô tạp là động điếm Quân Ngọc, nằm dưới chân rặng núi Hành Sơn. Trong khi đó thì tên lãng tử LHX vì ni nữ mà đã bị đâm mười mấy nhát dao chí mạng. Từ nơi đó, bằng cách nào ni nữ phải cứu bằng được cái mạng của Lệnh Hồ Xung? Rồi bất kể chuyện trai gái cận kề mà quy môn nào cũng cấm ngặt, bồng bế Lệnh Hồ Xung lãng tử đến vùng hoàng sơn dã lĩnh. Ni nữ mà bồng bế một trang nam tử như thế thì còn gì là quy pháp? Ni nữ cảm thức được cái tình thế lưỡng nan ấy mà rồi vẫn cứ làm. Vừa sung sướng, vừa e thẹn, vừa bối rối. Rồi nàng phạm giới tiếp là đã ăn cắp dưa hấu để nuôi tên lãng tử. Và cái nghịch lý tiếp tục là vừa tụng kinh cứu khổ cứu nạn Quan Thế âm Bồ Tát nhưng lại vừa ham muốn cầu cho chàng tai qua nạn khỏi. Phật chính thống nào mà chứng giám cho đây? Nhưng chính thái độ một lòng, một tâm cảm tốt lành, rất người mà cũng rất mùi đạo đến con người cũng như thần thánh cũng phải mủi lòng.
Tôi muốn hỏi rằng chỗ nào là chỗ của một ni nữ lòng Bồ Tát hay là chỗ của trái tim dậy thì 18 tuổi mê say một báu vật trên đời là tình yêu?
Giải thoát ni nữ ra khỏi những tình huống bi kịch ấy mà không cần một lời biện giải, không một lời phê phán, người đọc tự hiểu và thấy nhẹ người, thở phào như chính mình là người trong cuộc được giải phóng. Mùi đạo không bị hoen ố, mà trần thế thì vẫn hân hoan, hạnh lạc?
Đó là thứ bi kịch vẫy gọi nhau, có ái ố, có sầu bi, có ham muốn, có thúc đẩy, nhưng cũng có chối từ trong cùng một con người. Nét đẹp tôn giáo không thiếu, nhưng cái cốt chính là con người nguyên vẹn hình thù với đam mê, với dạt dào tuổi trẻ vẫn có mặt.
Bởi thế mà trong văn chương Việt Nam, đã có những nhà văn thi vị hóa, tạo ra được những nét đẹp trong đời sống tu trì. Như hình ảnh cao trọng của sư cụ chùa Long Giáng mà nhiều người không thể quên và không thể không yêu mến và không thể không nhắc tới. Người như tôi, không phải Phật tử, cũng cảm nghiệm đạo Phật qua những nét đẹp văn chương, qua mẫu hình sư cụ, đức cao trọng vọng phi thường hơn là qua Kinh Pháp Hoa hay Kinh Kim Cương hay Niêm Hoa Kinh.
Nghĩ như thế thì Kim Dung là người hoằng dương đạo hơn ai hết?
Nhưng hẳn là có nhiều nét đẹp: cái đẹp trong phong cách của sư cụ chùa Long Giáng là một lẽ và cũng có nét đẹp của phong thái của các nhà sư trong Thiếu Lâm Tự. Nét đẹp trong những chiếc tăng bào mầu vàng hay mầu xám tung lượn, múa gậy, hay ung dung ngồi tọa thiền giữa chốn máu tanh khí sát hừng hực?
Sự nghịch lý của cái khung cảnh bát nháo quần hùng ấy và cái uy dũng của các nhà sư Thiếu Lâm Tự như một truyền thống bất khuất nói lên một vẻ đẹp của những người đức cao trọng. Cái mà Kim Dung thường gọi là những “Núi Thái sơn, sao Bắc đẩu, tinh luyện thành công 72 tuyệt kỹ được gọi là Thất Thập Nhị Huyền Công” (1)
Cái nét đẹp ấy đi ra khỏi cái khuôn khổ thông thường của đời sống tu trì thì tôi gọi nó là lãng mạn.
Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, có 5 môn phái là: Thái Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn, Hoa Sơn và Hành Sơn. Nhưng chỉ có Hằng Sơn là theo Phật giáo mà đặc biệt toàn là đệ tử nữ ni cầm đầu môn phái.
Cái trớ trêu là các nữ ni này chấp nhận cả tục gia cho vào môn phái và rắc rối cũng từ đó mà ra.
Câu chuyện bắt đầu từ tên Nhạc Bất Quần với Tịch Tà Kiếm Phổ muốn bá chủ quần hùng. Hắn đã dùng thủ đoạn một mình giết chết các ni nữ Định Tính, Định Nhàn và Định Dật, những người cầm đầu phái Hằng Sơn. Vấn đề là trước khi chết, ba lão ni cô này đã quyết tâm truyền lại chức chưởng môn Hằng Sơn cho Lệnh Hồ Xung.
Thật không thể hiểu được, bằng vào lý chứng nào mà cả ba ni cô này cùng đồng thuận, hầu như không ai bảo ai đã đưa đến quyết định đến ngạo ngược và táo bạo đến như thế? Cứ tưởng tượng ra một bầy ni nữ xinh đẹp, tình tuyền trong trắng, xử nữ còn nguyên vẹn, quây quần chung quanh một chưởng môn đa tình không kém, ngày đêm sớm tối lại cận kề, hầu cận làm sao tránh khỏi chuyện nam nữ thường tình?
Điều mà Kim Dung muốn nhắn gửi là vượt lễ giáo và quy môn? Phải chăng đó là khát vọng tự nhiên của con người?
Và làm thế nào một tên ngụy quân tử như Nhạc Bất Quần đã bị đền tội dưới bàn tay nhỏ bé của ni cô Nghi Lâm? Xét về mặt tâm lý ở dạng vô thức, việc sát hại Nhạc Bất Quần là nguyên cớ thầm kín để cho nhân vật Lệnh Hồ Xung phải được xuất hiện? Cái chết đó chỉ là cái cớ để cho Lệnh hồ Xung có mặt?
Và đây là những tình huống trớ trêu bầy ra làm khó Nghi Lâm. Nghi Lâm đã được Lệnh Hồ đại ca cứu sống và hắn đã bị thương nặng dưới tay Điền Bá Quang. Sau đó, Nghi Lâm đã nâng Lệnh Hồ đại ca dạy và lấy thiên hương đọan tục giao để cứu sống y. Nghi Lâm đếm cả thảy có 13 vết thương lớn nhỏ trên mình Lệnh đại ca. Tội quá. Chưa hết, lại đến lượt La-Nhân-Kiệt muốn đánh Lệnh Hồ Xung. Ni nữ Nghi Lâm đưa người ra cản. Dám đem cái sống của mình đánh đổi lấy cái sống của người mình yêu trộm nhớ thầm? Còn có hy sinh nào cao quý hơn? Nhờ cái chết đó mà nói ra lời, gián tiếp thú nhận một điều không thể nói ra được? La Nhân Kiệt hiểu ra lẽ thầm kín ấy mới tức mà mắng rằng: "có phải tiểu ni cô thấy hắn bảnh trai mà động lòng phàm tục? Nếu tiểu ni cô không tránh ra thì ta đánh cả ngươi nữa."
Khi hắn mắng xối xả như thế thì hẳn có phần nào nói đúng sự thật chăng? Hình như hắn đi guốc trong bụng ni nữ Nghi Lâm vậy? Cuối cùng thì Lệnh Hồ Xung bị La Nhân Kiệt đâm cho một phát thấu ngực. Nghi Lâm kể đến đây cho sư phụ nghe xong thì những giọt lệ trong như ngọc rớt xuống má. Giọt lệ rớt xuống là bằng chứng của cái gì? Kể xong thì ni nữ lảo đảo ngất đi. Thế này thì quá lắm rồi chỗ nào là chỗ Thần Phật và chỗ nào là chỗ của nhi nữ thường tình? Nào đã hết, khi cùng với Lệnh Hồ Xung nơi chỗ đê tiện kỷ viện thì chẳng may:
Sư phụ đến cứu mình mà mình lại không thưa, cứ ngồi trong kỹ viện với một chàng trai trẻ giữa lúc đêm khuya thì còn ra thế nào? Tuy y vì mình mà bị trọng thương, nhưng bọn đàn ông phái Hành Sơn và phái Thanh-Thành bao nhiêu người ùa vào thì dù mình có đến trăm miệng cũng không rửa được tiếng nhơ, lại còn làm liên lụy cả đến thanh danh phái Hằng Sơn. Thế thì mình còn mặt mũi nào trông thấy sư phụ cùng các vị sư thư nữa?
Nghĩ như thế rồi thì ni nữ thò tay rút kiếm ở sau lưng ra toan đâm cổ tự tử. Khúc Phi Yến xoay tay trái lại nắm lấy cổ tay nàng khẽ quát: Làm thế không được, tiểu muội cùng tỷ tỷ xông ra đi.
Tình tiết cứ thế mà thêm bi kịch đẩy hai người vào con đường cùng. Canh khuya, quần hùng muốn bắt LHX vì hắn đã bị thương. Nghi lâm không còn con đường nào khác bèn
quyết định lấy chiếc khăn đơn, quấn người LHX, ôm xốc lên, thổi tắt đèn, nhẹ nhàng chuồn ra cửa. Cứ thế mà chạy đến trời sáng thì đến một hoang sơn, thạch động âm u...cúi xuống, nhìn LHX thì hắn đã tỉnh dậy, nhoẻn miệng cười. Phần Nghi Lâm thì bối trối, người run lên, sẩy tay đánh rớt người gã xuống. NL phải dùng đến chiêu kính phủng tam bảo mới đỡ được hắn. Rồi nghĩ lại đã ôm gã mà chạy. Rồi hai má ửng đỏ, ửng hồn bẽn lẽn.
Hắn bị thương như thế mà còn nhoẻn miệng cười, tức là hắn đã tỉnh và hắn thích thú với cái tình huống được bế như thế và hắn đã lợi dụng?
Hai má ửng đỏ là một lời thú nhận, không tiện nói ra. Phải chăng, truyện của Kim Dung là những bản tình ca tuyệt vời, tình yêu trai gái nồng thắm ở vào một cái thời như ở Việt Nam, những mối tình trai gái đó là một điều cấm kỵ?
Tôi mê cái bẽn lẽn này và cũng ghen với gã Lệnh Hồ Xung này sao hắn tốt số đến thế? Và còn nhiều lần nữa, đôi má tuổi dạy thì này có dịp ửng hồng. Như khi Điền Bá Quang chớt nhả yêu cầu Lệnh Hồ Xung lấy tiểu ni cô: Nghi Lâm cặp mắt mơ màng, mặt ửng hồng kể. Rồi Nghi Lâm nói tới đây hai má ửng hồng, cúi đầu xuống. Rồi nàng nằm mơ thấy mình mặc bộ áo hoa lệ như một vị công nương tới một tòa cung điện huy hoàng. Đứng bên nàng là một chàng thanh niên tuấn tú đang dắt mình, thanh niên này hao hao giống Le6.nh Hồ Xung.. Tiếp theo nàng thấy dưới chân có đám mây ùn ùn nổi lên cơ hồ đẩy hai người lơ lửng bay lên lưng chừng trời. Nàng cảm thấy trong lòng khoan khoái khôn tả. Đột nhiên một vị nữ ni già trừng mắt giận dữ, chống kiếm đuổi tới. Nghi Lâm giật mình kinh sợ. Nàng nghe rõ tiếng sư phụ quát: Quân tiểu súc sinh nầy. Mi thật là lớn mật, dám giả làm công chúa, lại cùng môt tên lãng tử kề cận với nhau. Mụ nắm lấy tay nàng kéo mạnh một cái. Mắt nàng tối sầm lại, không nhìn thấy Lệnh Hồ Xung đâu nữa. Còn nàng thì lơ lửng trong đám mây đen đang lộn nhào xuống. Nghi Lâm sợ quá la thất thanh: Lệnh Hồ đại ca. Lệnh Hồ đại ca.
Cả đoạn văn này là một bài học sống động, thực tiễn về tâm lý vô thức của Sigmund Freud về 3 tầng lớp của ý thức: Đó là ý thức, tiềm thức và vô thức thông qua sự thể hiện diễn hành của những giấc mơ. Giấc mơ là tầng vô thức, trồi thóat ra khỏi sự khống chế, kiểm soát của ý thức. Mụ nắm lấy tay nàng biểu tượng của tầng ý thức với những luật lệ ngăn cấm
Lệnh Hồ Xung, người tình muôn thuở
Cứ nghĩ đến nhân vật Lệnh Hồ Xung, tôi nghĩ đến Quách Tĩnh. Hai người khác nhau như nước với lửa. Quách Tĩnh thuộc loại gà chết. Bởi vì anh ta thiếu cái hùng tính, thiếu cái tính đàn ông, cái làm đàn ông là đàn ông.
Chính cái nét đẹp nam tính nơi Lệnh Hồ Xung với tính khí ngang tàng, thông minh và đảm lược, hào khí mà đa tình, mê rượu cũng như mê gái, làm cho nhiều cô gái say mê Lệnh Hồ Xung
Cho nên không thể quên được những trang tả tình vừa lãng mạn, vừa ngây thơ say đắm giữa Lệnh Hồ Xung và Nghi Lâm. Chẳng hạn, có lần trong một đêm sao sáng, Lệnh Hồ Xung thấy những ngôi sao đổi ngôi, chàng đã nói với Nghi Lâm là trong vài giây phút vắn vỏi đó, Nghi Lâm phải có một ước nguyện gì? Ni nữ Nghi Lâm đã mơ ước về mối tình si của mình, nhưng chưa kịp ước mơ xong thì ngôi sao sáng đã vụt tắt.
Quả là đẹp cho một mối tình si, có si mê mà cũng có tủi phận.
Lệnh Hồ Xung trở thành người tình lý tưởng của nhiều thiếu nữ vì cái chất nam tính ấy. Trước hết là Nhạc Linh San, mê mà nhẹ dạ đã bỏ đi theo trai. Nhưng không có Nhạc Linh San thì có những cô gái khác như Nhậm Doanh Doanh và nhất là Nghi Lâm
Nhậm Doanh Doanh, một cô gái cực kỳ xinh đẹp, giỏi âm nhạc mà võ công thì cao cuờng, mưu trí hơn người lại đứng đầu bọn bàng môn tả đạo. Kim Dung đã tạo cơ hội để đã có lần Nhậm Doanh Doanh liều mình cứu Lệnh Hồ Xung trong khi hắn bị thương, mất hết công lực. Thoạt đầu, cô tiếp Lệnh Hồ Xung qua một tấm rèm để cho chàng trai lãng tữ này không thấy mặt. Lệnh Hồ Xung đã tặng nàng bộ nhạc phổ nhạc Tiếu Ngạo Giang Hồ và Nhậm Doanh Doanh đã thật sự cảm động khi Lệnh Hồ Xung đã kể lể mối tình phụ và nỗi đau của chàng khi Nhạc Linh San bỏ đi lấy Lâm Bình Chi.
Cũng giống y như hoàn cảnh Nghi Lâm, Nhậm Doan Doanh phải cõng hắn lên chùa Thiếu Lâm để nhờ các nhà sư cứu mạng cho hắn, nhưng đồng thời Nhậm Doanh Doanh phải chịu để các nhà sư bắt cầm tù. Nghĩ đến tình cảnh ngày xưa không có cái cáng mà hay, có cáng thì còn làm gì có những mối tình đẹp nảy sinh ra từ việc cận kề thân xác này.
Khi khỏi bệnh, hiểu được tấm lòng của Nhậm Doanh Doanh đã hy sinh cứu mình, Lệnh Hồ Xung đã huy động toàn thể bọn bàng môn tả đạo lên chùa Thiếu Lâm đòi các nhà sư phải thả Nhậm Doanh Doanh.
Câu chuyện thật hấp dẫn, đầy tính giang hồ. Thấy nguy mà cứu, thấy đúng thì không nề hà xả thân. Tính chất của hành hiệp giang hồ là như thế. Quy luật nơi chốn giang hồ là những quy luật bất thành văn, không nệ vào văn từ, không gò bó khe khắt, không cứng nhắc, xét nét từng câu từng chữ.
Cái xã hội khép kín của xã hội người chúng ta đang sống, tưởng chừng như tốt đẹp thì bên trong lại để lộ ra sử giả hình, ngụy quân tử, nhằm biện minh và phê phán hơn là hành động nghĩa hiệp. Nó lộ ra sự ích kỷ, sự yếu kém và hạ thấp nhân phẩm mà không biết. Điển hình là những giai tầng quý tộc, trưởng giả xã hội xưa và giai tầng trí thức của xã hội hôm nay.
Sau này, Nhậm Doanh Doanh còn thừa tấm lòng nhân, lòng từ bi, mẫn cảm không hề ghen tức với người tình cũ của chàng là Nhạc Linh San. Chính Doanh Doanh đã cứu Nhạc Linh San và còn yêu cầu Lệnh Hồ Xung đến bên giường người chết để nghe Nhạc Linh San giải bày tâm sự
Tình huống còn trở thành một bi kịch tình lụy khi sư phụ hắn bày kế cho hắn để lấy Nhạc Linh San. Nhưng lòng đã định, hắn nhất định phải cứu bằng được cái mạng của Nhậm Doanh Doanh. Về phần Doanh Doanh thì đã nhường ngôi giáo chủ cho Hướng Vân Thiên để có thể làm đám cưới với Lệnh Hồ Xung. Phần Lệnh Hồ Xung thì từ chức chưởng môn phái Hằng Sơn. Sau đó hai vợ chồng đã song tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Cả hai đã chọn lựa dứt khoát cho tự do thay vì vinh quang và quyền lực.
Từ chối vinh danh và quyền lực, phải chăng cả hai tìm cho bằng được cuộc sống hải hồ lang bạt, thỏa mãn khát vọng một tự do vốn tiềm tàng nơi con người? Một khát vọng tự do trong đó bàng bạc tư tưởng giải thoát của Phật giáo hay, một khát vọng vô vi của Lão giáo
Lúc ấy, hai con người, hai tâm hồn, lòng không vướng bận, không ưu tư phiền muộn, không tranh chấp tỵ hiềm. Thong dong và nhẹ tênh.
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung? Và dấn đi xa chút nữa, Tiếu Ngạo Giang Hồ chứa chất tâm sự tác giả hơn bất cứ tác phẩm nào khác của ông?
Bởi vì chính tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ tấu lên bởi chính tay của Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã trở thành khoát hoạt, nguồn cội của hạnh phúc con người ở đời là cuộc sống tự do?
Hình ảnh đôi vợ chồng Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh là những hình ảnh quá đẹp, vừa lý tưởng, vừa lãng mạn, dám từ bỏ tất cả danh vọng, vật chất để nghe theo tiếng gọi của tình yêu?
Còn gì có thể đẹp hơn thế nữa? Nay thì những giấc mơ của Lệnh Hồ Xung, kẻ buôn bán mộng, trở thành hiện thực
Chỉ còn một điều là khi đọc xong TNGH: tiếc thay cho số phận hẩm hiu của ni nữ Nghi Lâm. Và đối với Nghi Lâm, nàng sẽ mãi mãi là kẻ… thương hoài ngàn năm...Còn Lệnh hồ Xung phải chăng hắn chỉ là một tên buôn bán phù du ?
Nguyễn văn Lục
Thursday, April 26, 2012
Nguyễn Mạnh Trinh * Chuyến xe buýt và khúc hát người lính mù
Sài gòn, năm 1980. Lúc đó, cuộc “cách“ cái ”mạng” ngày 30 tháng tư đã năm năm. Nhưng xem ra không khí chiến tranh vẫn còn bao phủ. Đời sống càng ngày càng đi vào bế tắc. Hè đường đầy những người đi kinh tề mới trở về hoặc vượt biên mất nhà sinh sống. Họ trở thành những người không nhà không hộ khẩu sống lây lất trong một thành phố đầy đe dọa. Những trại giam đầy áp người tù, tù chính trị và tù hình sự. Đêm đêm là thời gian của kiểm tra hộ khẩu, của bắt người, của đe dọa chập chờn ngoài cánh cửa. Với người dân thường còn như vậy. Huống chi những người tù bị gọi là “cải tạo” trở về. Đời sống lại càng bị đe dọa hơn biết bao nhiều. Tôi cũng bị ảnh hưởng trong thời thế ấy. Sống bất hợp pháp trong nhà của mình và trong đầu óc lúc nào cũng chờ đợi một chuyến vượt biển ra đi. Cột đèn mà cũng muốn xuất ngoại, huống chi…
Lúc ấy, phương tiện giao thông đi lại hầu như chỉ có xe buýt ở trong thành phố và xe đò đi xa ngoài thành phố. Ở bến xe, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Như ở Xa Cảng Miền Tây lúc nào cũng đầy người mà số đông là những người chờ đợi một chuyến xe. Có người phải ngủ đêm chầu chực nhiều ngày. Nhưng nếu có tiền mua vé chợ đen, thì được đi ngay. Bao nhiêu con buôn đi hàng ngày mà còn chở theo hàng hóa cồng kềnh mà đâu có chờ đợi gì đâu. Còn xe buýt, thì là chỗ hỗn tạp. Đi xe luôn phải coi chừng, ăn cắp móc túi như ranh. Chỉ một loáng thôi, dù đã giữ gìn nhưng bị mất mát ngay một cách nhãn tiền. Thời mạt pháp, ai có thân thì giữ…
Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què thì dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đã rách te tua bạc phếch nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó hình ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc dàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đã tàn nhưng còn nhiều hậu quả nhức nhối. Những bản nhạc đã vinh danh những anh hùng như “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc“ hoặc ”Người Ở Lại Charlie”. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt. Đi lần qua những hàng ghế, cũng có những người cho tiền, mặc dù họ không phải là những người khá giả trong xã hội này. Và nếu có một vài chú bộ đội phê bình nào là nhạc phản động, nào là nhạc vàng bị cấm thì họ lại bào chữa bảo vệ ”Người ta tàn tật đi kiếm ăn mà còn làm khó!”…
Trong không khí đe dọa, họ vẫn cất tiếng hát. Hình như, họ đang chiến đấu với tiếng hát của mình. Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…Hay : Anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương… Hay Anh Quốc ơi từ nay trong gió ra khơi từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi. Ơi những tiếng hát nhắc lại một thời binh lửa mà những người bây giờ đang hát đã hiến dâng cho đất nước những phần thân thể của mình. Tự nhiên, tôi cảm thấy mình xúc động quá. Những người lính thời trước chịu bao nhiêu điều thua thiệt mà bây giờ vẫn còn cất tiếng hát bất chấp đe dọa bất chấp công an để vẳng lên tâm sự của mình. Và qua từng chuyến xe này qua chuyến xe khác, họ vẫn hát dù có khi bị bò vàng bắt hoặc đánh chửi. Những lời hát vẫn cất lên, mặc kệ bạo lực mặc kệ ngục tù.
Có một bài thơ, đã được viết từ cảm xúc đó. Bài thơ ”Chuyến xe bus và khúc hát người lính mù”
Chuyến xe bus và khúc hát người lính mù
Trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời ca nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa lúc xa xưa
Khói mịt mù đường chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thưở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giầy buồn còn vết giữa sình lầy
Ôi tiếng hát nhớ những người gục ngã
Ngồi chuyến xe sao vang vọng nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn tim gỗ đá
Thúc hồn người theo nhịp thở chưa quên
Ôi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói trong mắt đời cầu nguyện
Để lỡ làng không chĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây tàn hơi còn sót lại một đời
Đây ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Vẳng không gian chợt héo một nụ cười
Ta nghe rực cuối hồn trăm bó đuốc
Một đời hoài tìm kiếm ánh đèn soi…”
Bài thơ đó tôi viết ở Sài Gòn năm 1980. Bây giờ năm 2010, như vậy đã ba chục năm. Tôi đã rời thành phố thân yêu và cũng đã định cư ở Hoa Kỳ 30 năm. Hôm nay ngồi đọc tin về Đại Nhạc Hội tổ chức ở ngoài trời “Cám Ơn Anh” để gây quỹ cứu giúp thương phế binh của QLVNCH còn kẹt lại ở quê nhà bỗng dưng sinh ra nhiều hồi tưởng. Bài thơ dắt tôi trở về những ngày tháng năm năm 1975, khi Cộng sản đã chiếm được đất nước đã thẳng tay dã man đuổi tất cả thương bệnh binh trong quân y viện ra ngoài bất kể tình trạng nguy hiểm hay không. Nạn nhân nặng nề nhất ngay lập tức chịu ảnh hưởng thua trận chính là những người thương binh. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra. Không hiểu họ đã xoay sở thế nào để sống còn trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy.
Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, trước khi quyết định tự sát đã đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối vì ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tử tiết, ông đã đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đã não lòng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện : ”Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em !”. “Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu”. Phải, mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông không còn giúp đỡ gì được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau.
Gần đây tôi có đọc một lá thư của một người lính bị tàn phế gửi cho một người bạn từ Việt Nam. Bức thư có nhiều đoạn làm tôi suy nghĩ:
“… Các anh ạ! Bây giờ thì buồn quá! Các anh – những sĩ quan QLVNCH, những người anh của chúng tôi, những Đại Bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường… các anh đã có một thời quang vinh và một thời nhục nhã, giờ đây sau 30 năm vẫn lặng lẽ, các anh cũng nhòa đi hình ảnh của ngày xưa?
Các anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng quên những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các anh gửi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhã mất nước! Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không? Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc. Họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gửi vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đã từng uống với các anh chung rượu ân tình ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của QLVNCH.
Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rõ một Việt Kiều yêu nước. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính VNCH đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”
Đọc lá thư ấy, lòng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu thẳm của những người lính cũ còn có những nỗi niềm như thế. Sự phân cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nhìn ngắm khác nhau, đã có những khác biệt cho từng hành động…
Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đã không quên các anh, những thương phế binh VNCH. Dù có một số ít vô ý thức trở về nước vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và tri ân những người lính đã mang xương máu và thân thễ hiến dâng cho đất nước. Ở đại nhạc hôi “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán gỉa đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính VNCH. Dù số tiền thu được lên tới cả triệu đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít tình nhiều, điều đó mới là đáng quý. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sỹ, cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá nhân, thì đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Cám ơn anh! Những thương phế binh đã hiến dâng đời mình cho đất nước…
Nguyễn Mạnh Trinh
Lúc ấy, phương tiện giao thông đi lại hầu như chỉ có xe buýt ở trong thành phố và xe đò đi xa ngoài thành phố. Ở bến xe, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Như ở Xa Cảng Miền Tây lúc nào cũng đầy người mà số đông là những người chờ đợi một chuyến xe. Có người phải ngủ đêm chầu chực nhiều ngày. Nhưng nếu có tiền mua vé chợ đen, thì được đi ngay. Bao nhiêu con buôn đi hàng ngày mà còn chở theo hàng hóa cồng kềnh mà đâu có chờ đợi gì đâu. Còn xe buýt, thì là chỗ hỗn tạp. Đi xe luôn phải coi chừng, ăn cắp móc túi như ranh. Chỉ một loáng thôi, dù đã giữ gìn nhưng bị mất mát ngay một cách nhãn tiền. Thời mạt pháp, ai có thân thì giữ…
Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què thì dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đã rách te tua bạc phếch nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó hình ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc dàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đã tàn nhưng còn nhiều hậu quả nhức nhối. Những bản nhạc đã vinh danh những anh hùng như “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc“ hoặc ”Người Ở Lại Charlie”. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt. Đi lần qua những hàng ghế, cũng có những người cho tiền, mặc dù họ không phải là những người khá giả trong xã hội này. Và nếu có một vài chú bộ đội phê bình nào là nhạc phản động, nào là nhạc vàng bị cấm thì họ lại bào chữa bảo vệ ”Người ta tàn tật đi kiếm ăn mà còn làm khó!”…
Trong không khí đe dọa, họ vẫn cất tiếng hát. Hình như, họ đang chiến đấu với tiếng hát của mình. Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…Hay : Anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương… Hay Anh Quốc ơi từ nay trong gió ra khơi từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi. Ơi những tiếng hát nhắc lại một thời binh lửa mà những người bây giờ đang hát đã hiến dâng cho đất nước những phần thân thể của mình. Tự nhiên, tôi cảm thấy mình xúc động quá. Những người lính thời trước chịu bao nhiêu điều thua thiệt mà bây giờ vẫn còn cất tiếng hát bất chấp đe dọa bất chấp công an để vẳng lên tâm sự của mình. Và qua từng chuyến xe này qua chuyến xe khác, họ vẫn hát dù có khi bị bò vàng bắt hoặc đánh chửi. Những lời hát vẫn cất lên, mặc kệ bạo lực mặc kệ ngục tù.
Có một bài thơ, đã được viết từ cảm xúc đó. Bài thơ ”Chuyến xe bus và khúc hát người lính mù”
Chuyến xe bus và khúc hát người lính mù
Trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi
Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lãng quên
Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác
Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời
Chuyến xe vang lời ca nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa lúc xa xưa
Khói mịt mù đường chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thưở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giầy buồn còn vết giữa sình lầy
Ôi tiếng hát nhớ những người gục ngã
Ngồi chuyến xe sao vang vọng nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tròn tim gỗ đá
Thúc hồn người theo nhịp thở chưa quên
Ôi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói trong mắt đời cầu nguyện
Để lỡ làng không chĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ
Đây tàn hơi còn sót lại một đời
Đây ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Vẳng không gian chợt héo một nụ cười
Ta nghe rực cuối hồn trăm bó đuốc
Một đời hoài tìm kiếm ánh đèn soi…”
Bài thơ đó tôi viết ở Sài Gòn năm 1980. Bây giờ năm 2010, như vậy đã ba chục năm. Tôi đã rời thành phố thân yêu và cũng đã định cư ở Hoa Kỳ 30 năm. Hôm nay ngồi đọc tin về Đại Nhạc Hội tổ chức ở ngoài trời “Cám Ơn Anh” để gây quỹ cứu giúp thương phế binh của QLVNCH còn kẹt lại ở quê nhà bỗng dưng sinh ra nhiều hồi tưởng. Bài thơ dắt tôi trở về những ngày tháng năm năm 1975, khi Cộng sản đã chiếm được đất nước đã thẳng tay dã man đuổi tất cả thương bệnh binh trong quân y viện ra ngoài bất kể tình trạng nguy hiểm hay không. Nạn nhân nặng nề nhất ngay lập tức chịu ảnh hưởng thua trận chính là những người thương binh. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra. Không hiểu họ đã xoay sở thế nào để sống còn trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy.
Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, trước khi quyết định tự sát đã đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối vì ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tử tiết, ông đã đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đã não lòng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện : ”Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em !”. “Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu”. Phải, mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông không còn giúp đỡ gì được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau.
Gần đây tôi có đọc một lá thư của một người lính bị tàn phế gửi cho một người bạn từ Việt Nam. Bức thư có nhiều đoạn làm tôi suy nghĩ:
“… Các anh ạ! Bây giờ thì buồn quá! Các anh – những sĩ quan QLVNCH, những người anh của chúng tôi, những Đại Bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường… các anh đã có một thời quang vinh và một thời nhục nhã, giờ đây sau 30 năm vẫn lặng lẽ, các anh cũng nhòa đi hình ảnh của ngày xưa?
Các anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng quên những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các anh gửi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhã mất nước! Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không? Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc. Họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gửi vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đã từng uống với các anh chung rượu ân tình ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của QLVNCH.
Nhưng chính các anh đã làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễnh chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rõ một Việt Kiều yêu nước. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính VNCH đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hãy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rõ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đã biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ Quốc và rõ ràng nhất các anh đã phản bội lại chúng tôi…”
Đọc lá thư ấy, lòng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu thẳm của những người lính cũ còn có những nỗi niềm như thế. Sự phân cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nhìn ngắm khác nhau, đã có những khác biệt cho từng hành động…
Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đã không quên các anh, những thương phế binh VNCH. Dù có một số ít vô ý thức trở về nước vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và tri ân những người lính đã mang xương máu và thân thễ hiến dâng cho đất nước. Ở đại nhạc hôi “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán gỉa đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính VNCH. Dù số tiền thu được lên tới cả triệu đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít tình nhiều, điều đó mới là đáng quý. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sỹ, cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá nhân, thì đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Cám ơn anh! Những thương phế binh đã hiến dâng đời mình cho đất nước…
Nguyễn Mạnh Trinh
Trần Vấn Lệ * Gửi Theo Phan Bá Thụy Dương
Bạn đã về chưa? Bạn đã về?
Đến nơi chưa vậy mà im khe!
Hỏi ai, chẳng biết ai han hỏi
Đợi bạn, không nghe bạn nói gì…
Tôi độ rày sao hay tức thở
Bạn hồn nhiên nhỉ vẫn ham đi
Tuổi người, chớp mắt, tôi thường chớp
Chắc khó có ngày ngó lại quê…
Thôi bạn về đi! Chúc bạn vui…
“Bình yên thượng lộ” cuộc rong chơi…
Bao nhiêu người rất mong chờ bạn
Thiếu một người thôi – vĩnh viễn: Tôi!
Bạn nhớ hái ăn chùm khế ngọt
Tôi quên để héo trái sim còi…
Quê Hương nhớ thuở lưng lưng chén
Không biết chừ răng những chảo, nồi…
Bạn nhận thư này, xem, xé, bỏ
Đời đâu cần nữa cuộc chia tay!
Trần Vấn Lệ
phan bá thụy dương * trên nỗi tình người 5
cơn gió thổi mộng hồn bay lả bóng
trời hoang vu mấy độ phủ hồn em
ôi mắt ngọc của ngày xưa hiển hiện
ta ngẩn ngơ thao thức những canh huyền
sao thương nhớ những nụ sầu giông bão
sao u tình dằn vặt suốt đêm thiêng
ta mệt mỏi ghi vào trang giấy máu
nụ hôn đầu trong ký ức trinh nguyên
phan bá thụy dương
Wednesday, April 25, 2012
mhhoàilinhphương * Bài Alpha Đỏ Cuối Cùng
Em muốn gọi hoài tên anh ngàn năm – đông hải
Dù bây giờ mỗi một phương trời biệt dạng trông nhau
Dấu chân người hùng mãi miết nơi núi thẳm, rừng sâu
Em thành phố bụi mù, mắt môi chợt buồn trong nắng hạ.
Miền nào anh đi?
Màu mũ nâu bỗng thành người xa lạ…
Khi từ biệt quân trường, xa cổng Nam Quan
Quên đường vòng Lâm Viên, quên màu phấn thông vàng…
Gió đồi Bắc chập chùng se sắt lạnh!
Khúc tình ca năm năm – em hứa một đời câm lặng
Thôi viết tên người – những nguyên âm, phụ âm vụn vỡ tiếng kêu..
Nhưng buổi chiều trong màu nắng hắt hiu
Cầu vai đỏ bỗng về qua… giữa phố
Em dấu mặt trong vùng tóc trơ buồn xanh xao, lá cỏ
Mưa đổ bao giờ, sao ướt mắt em anh?
Hồn chợt mềm đi như mỗi lần nhìn theo đoàn lính di quân
Những mũ sắt, ballot, giày saut , áo chiến…
Từ tiềm thức đớn đau nào thoáng hiện?
Hồn ngỡ quên rồi, mà nhớ … rất xa!
Anh làm thân Kinh Kha
Góc núi, đầu non ngày đêm chống giặc.
Rồi một hôm…nhận tin ngựa hồng ngã gục
Trên chiến trường khói súng ngút ngàn bay
Em khóc trong tay…
(Dù đã thưc sự mất nhau từ những ngày tháng đó)
Anh hôm nay…
Một chân gửi chiến trường mù xa, lửa đỏ
Một chân trở về với chiếc nạng gỗ cô đơn
Không dám nhìn người tình cũ năm năm
( Cô bé ngày xưa viết hoài một khúc tình ca trọn đời yêu trai võ bị)
Lời chung tinh em ngàn năm vẫn giữ
Vẫn yêu riêng người, vẫn nhớ mũ nâu
Dù anh tật nguyền,
Dù hiện tại không thể quay mặt lại nhìn nhau
Bằng những muộn màng…
Tình nào dành cho hạnh phúc gia đình – vợ hiền, con dại?
Tình nào năm năm, anh gửi về em gái?
Hai mươi tuổi buồn tóc xõa mù sương
Còn đau đớn nào hơn?
Một trăm, một ngàn lần cô bé cúi đầu xin lỗi anh – người xưa đông hải
Lần cuối cùng, những câu thơ vụng dại
Một thoáng giận hờn, em kể chuyện ngày xưa…
Vĩnh biệt nhau rồi, nên mắt nhỏ giăng mưa
Alpha đỏ… mũ nâu – màu biệt động…
Tháng Hạ 1970
M.H.HOÀI LINH PHƯƠNG
( thơ mhhoailinhphuong – saigon, việt nam xb 1971)
Thursday, April 12, 2012
HOÀNG LONG HẢI * Nếu ngày ấy....
Hôm ông cựu thiếu
tá Trang tổ chức lễ sinh nhựt cho ông đại tá Bill, sau
khi ăn uống no say, tặng quà cho ông Bill xong thì đến
phần phụ diễn văn nghệ. Nói cho xôm trò như thế, nhưng
“phụ diễn văn nghệ” có nghĩa là ai biết hát thì lên
hát. Phòng SB có cây đờn ghi-ta của ai đó, ai biết thì
cầm đờn phụ họa, ai không biết đờn thì cũng có
người đánh xịch xèng hòa theo. Ai may mắn thì được
ông Hải Quân thiếu tá Nguyễn Thìn, tức nhạc sĩ Trường
Sa, phụ đàn cho.
Ông cựu thiếu tá
Cao Dai, hát một bài tiếng Tây quen thuộc, hồi xưa rạp
Tân Tân ở đường Trần Hưng Đạo Huế hay cho phát trên
loa, trước giờ “vô phim”. Có lẽ hồi đó ông cựu
thiếu tá Cao Dai còn là học trò, dạo phố hay đi học
ngang qua đường Trần Hưng Đạo, nghe riết thành quen hay
ông tập tành bài hát nầy vào một dịp nào đó, riết
thành quen, ai mà biết.
Không bàn hát hay hay
dở, nhưng thường thì không những dở mà lại còn là dở
ẹt, khi hát, ông cựu thiếu tá Cao Dai hướng mặt về
phía ông đại tá Bill, ngồi bên cạnh ông cựu thiếu tá
Trang. Đó là lịch sự. Ông Dai hát chào mừng sinh nhựt
ông Bill thì mặt ông ta hướng về ông Bill. Còn ngoài ra,
vì vui mà hát, hay hát để bốc thơm ngày sinh ông Bill một
chút, như người ta thường hát để “ca ngợi ngài giáo
tổ” trong ngày Phật Đản hay ngày Chúa Giáng sinh, ai
biết được.
Có điều, tôi ngồi
với ông cựu đại úy Cảnh Sát Tống Văn Thừa, ông kỹ
sư Bửu Tộ, ông kỹ sư Nguyễn Dương Hảo và ông cựu
trung úy Hồ Đắc Liệu, - thường bị tôi đùa, gọi trại
là “lẹo” -, phía sau lưng ông Cao Dai, thấy rõ ông Cao
Dai vừa hát vừa run. Ông Bửu Tộ chỉ vào cái chân co
của ông Cao Dai cho chúng tôi thấy mà cười. Không cười
sao được! Cái chân ông Cao Dai lẩy bẩy như cái càng con
châu chấu bị ngứt đầu như người ta thường làm để
đút cho con sáo con ăn vậy.
Còn nhạc sĩ Trường
Sa, vốn là nghệ sĩ đa cảm đa tình, thấy người ta tiễn
nhau đi định cư ở cầu tầu jetty, là nơi tầu “Suma
Tăng Cát” đến đón người đi, mà viết một bài hát
mới, nhan đề là “Tiễn Em Ra Cầu Nhung Nhớ”. Nhạc
Trường Sa thì hay, nhưng giọng ông Trường Sa thì ồ ề,
nên trước khi hát, nghe ông giới thiệu bài ca mới sáng
tác, mọi người ai nấy vỗ tay hoan hô dữ lắm, nhưng
khi nghe ông ta hát, ai ai cũng thất vọng. Giọng hát ông ồ
ê, tôi gọi đùa là “giọng độ-ma-jờ”, hát hỏng cái
gì được!
Mấy bữa trước,
sáng tác xong, ông kêu tôi giới thiệu bài hát mới, tôi
đã nói với ông ta rồi: “Nhạc anh hay lắm. Cần giới
thiệu, anh nhờ cô Lệ Thu hát cho. Anh hát, không những
không hay mà người ta còn cười đấy.” Lệ Thu mà hát
nhạc Trường Sa thì cũng giống như Khánh Ly hát nhạc
Trịnh Công Sơn. Có lẽ nhạc sĩ Trường Sa cũng biết vậy
thật đấy, nhưng ở trên đảo Bidong nầy, kiếm đâu ra
cô Lệ Thu. Có thể có một Lệ Thu nào đó ở đảo, gốc
là thị Mít, thị Xoài nào đấy, biết ca cải lương hơn
là biết hát nhạc cải cách. Khi đến đảo, cô Mít, cô
Xoài bỗng thấy mình lột xác, bèn đặt cho mình một cái
tên mới, Lệ Thu hay Lệ Xuân, cũng có thể là Thanh Lan,
Thanh Điệp. Tên thì giống nhưng mà hát thì làm sao giống
danh ca được. Tiếng con chim quạ, đâu phải đầu hôm
sớm mai mà thành con chim hoàng oanh.
Bây giờ tới phiên
ông cựu thiếu tá Trang đứng lên trổ tài mừng sinh nhựt
ông đại tá Bill. Ông làm ra dáng vẻ một nghệ sĩ, tay
ôm đàn, gục đầu xuống, cất giọng: “Ngày xưa có
kẻ từ quan, lên non tìm động hoa vàng...”
Vốn tính hay đùa,
mới nghe chừng đó, ông Bửu Tộ lên tiếng: “Ở đây
không có động như ở Ngã Ba Chú Ía. Ông Trang lên núi
Bidong.”
Ông Liệu lại chen
một câu khác:
- “Rán mà hát cho
hay, bắt giò cho chặt, hát dở, ông Bill hỏi tại sao
thiếu tá mà cải tạo mới có 4 năm rưởi mà đã được
tha về, bỏ mẹ luôn! Mục đảo như không!”
Liệu nói thế vì
theo “tiết lộ bí mật” của ông Hảo, - bí mật nhưng
mà ai cũng biết -, rằng ông Trang khóa 18 Đà Lạt, phó
phòng 3 Sư Đoàn Dù, tù cải tạo chỉ có 4 năm rưởi thì
được tha.
Hảo khoe với tôi:
“Em là vua thuốc Tây chợ trời Saigon. Mỗi sáng em ngồi
ở quán càphê mà định giá thuốc cho ngày đó. Thằng
nầy (tức là ông cựu thiếu tá Trang), mỗi sáng chạy
cái xe Yamaha Dame ra ngồi xớ rớ gần chỗ em họp. Chờ
em ra giá xong, báo cho y biết. Y chạy đi thông báo kiếm
chút tiền còm về nuôi vợ con. Nó vượt biên với thằng
Khoai, đại úy Dù, thằng nầy lại không đi cải tạo, về
xứ sở tổ chức vượt biên ở “quê hương Đồng Khởi”
đấy. Mẹ vợ bé của ông cựu thiếu tá Trang là thiếu
tá Công An Dziệt Cộng nằm vùng. Tôi nói: “Hèn chi thấy
ông qua đây, nó gọi ông lên làm phòng SB để trám miệng
ông.” Hảo kéo thêm hai người bạn cùng vào làm SB, một
là Bửu Tộ, ông kia là ông Liệu. Hai ông Tộ và Hảo đều
là kỹ sư Canh Nông làm cho bộ Canh Nông trước 1975. Cựu
trung úy Hồ Đắc Liệu là bạn học cũ của ông Hảo hồi
ở trường Quốc Học Huế.
Nghe ông Trang hát
xong, tôi nói: “Ông ta hát có cảm xúc đấy!”
Tộ lại cười: “Lý
thuyết và thực tế không đi với nhau. Nhiều ông thầy
chùa giảng “đời là hư vô”, nhưng ông nào ông đó
vàng tính bằng cây. Tài sản đất ruộng ông Ngô Đình
Thục ở Saigon, ở Vĩnh Long nhiều lắm. Hát “Lên non tìm
động hoa vàng” nhưng tranh nhau cái chức trưởng phòng
SB.”
Tôi cũng tin ông Tộ nói đúng. Ông Tộ người Huế. Ở Huế người ta biết tài sản ông Thục gồm những gì. Chỉ một cái lầu Jira (?) mà thôi, người ta cũng đã ngán cho một vị tu hành. Tộ cũng phụ trách việc truất hữu chính sách “Người cày có ruộng” của “tông tông” Thiệu, ông ta phải biết chủ điền là những ai chứ! Ở Vĩnh Long “đức cha” cũng có ruộng vậy!!!
Sở dĩ Tộ nói câu
“tranh nhau cái chức trưởng phòng SB” là vì mấy hôm
trước, tôi kể cho cả đám ông Hảo nghe rằng hôm ông
Trang gọi tôi lên phỏng vấn để nhận vô làm phòng SB,
ông Trang tự giới thiệu: “Tôi là trưởng phòng.” Tôi
hỏi: “Còn ông Khánh sao?” Ông Trang trả lời: “Ông
Khánh cũng trưởng phòng.” Vậy là phòng SB có tới 2
trưởng phòng. Đời thuở nhà ai có chuyện lạ đời
không?!
Ông Khánh cũng lên
hát một bài. Dĩ nhiên, ông Khánh cũng như mọi người
hát không hay, nhưng tôi để ý câu sau đây, khi hát, trông
ông có vẻ buồn lắm: “Nếu ngày ấy mình đừng quen
nhau thì ngày nay có đâu buồn đau...”
Tiệc tùng xong, tôi
tính đi tắm. Ở phòng SB, có nước ngọt, tắm “thả
dàn”, nhưng vì hôm đó tập trung ăn tiệc nên khi tiệc
xong, nhiều người cùng đi tắm nên phòng tắm kẹt. Tôi
ôm khăn áo, ngồi chờ trên cái ghế đặt ngang hai gốc
dừa ở phòng chờ. Phòng chờ là một cái sàn hơi cao, có
mái che, không có vách, rộng bằng nửa cái sân bóng
chuyền.
Giữa hai gốc dừa
nầy, hình chữ V., ai đó đóng một tấm ván ngang làm chỗ
ngồi. Chỗ ngồi nầy khá thoải mái, vì lưng thì dựa
vào thân dừa bên nầy, chân gác vào thân dừa bên kia,
ngó mông ra biển. Xa xa, bên kia biển là rặng núi xanh
xanh, xương sống của bán đảo Mã Lai, giống như khi tôi
còn trẻ, ngồi bên bờ sông Thạch Hãn hay sông Hương mà
ngó lên dãy Trường Sơn vậy.
Cái tấm ván làm chỗ
ngồi được nhiều người chiếu cố, láng bóng lên. Ông
Khánh đang ngồi trên đó, nhìn bâng khuâng ra biển xanh.
Tuy tôi không có chỗ
ngồi thoải mái như ông Khánh, nhưng cái ghế tôi ngồi
bên cạnh ông cũng có lưng dựa. Tôi cũng dựa lưng vào
ghế, ngó mông ra biển.
Bắt chuyện, ông Khánh nói với tôi:
- “Anh Hải thấy biển đẹp không?”
- “Biển khi nào cũng đẹp, nhưng tôi không thích biển buổi chiều, gió lộng, sóng dữ lắm. Biển hay làm cho người ta nhớ. Trịnh Công Sơn viết “Biển Nhớ” là nói nỗi nhớ mênh mông như biển hay biển làm cho người ta nhớ...” Tôi nói
- “Nghĩ sao cũng được, cũng có lý cả. Nhớ là quay về dĩ vãng.” Ông Khánh nói.
Tôi nói:
- “Hồi nãy, anh hát “Nếu ngày ấy...” thì cũng là nhớ, là quay về dĩ vãng vậy.”
- “Anh tinh thật.” Ông Khánh khen tôi. “Cải tạo về, tôi đạp xích lô kiếm ăn, thấy người ta chở vợ mình trên xe “Dream”, qua mặt mình, vợ mình ôm eo người ta, tôi tưởng như tôi có thể gục xuống ngay trên chiếc xe xích lô. Đau lắm anh ơi!...”
Tới phiên, tôi chào ông Khánh mang khăn áo đi tắm...
&
Bị ám ảnh bởi cái câu “Đau lắm anh ơi!...” nên mấy ngày sau, sau khi phỏng vấn xong một “kê” (case), tôi nghỉ mấy phút, ra ngồi ngoài phòng chờ cho thoáng mát, vừa cầm ly càphê vừa hát... cho tôi nghe. Dĩ nhiên, tôi hát dở ẹt, nhưng tôi lại là người hay hát. Sợ người ta chê hát dở, tôi thường tự an ủi “Hát hay không bằng hay hát”. Vậy là tôi cứ cái bài ông Khánh hát hôm mừng sinh nhựt ông Bill mà ngâm nga: “Nếu ngày ấy... mình đừng quen nhau.”
Lại cái ông Tộ “nhiều chuyện”:
- “Anh bị con nhỏ nào đá chưa mà cứ “nếu ngày ấy...” hoài vậy.
Tôi cười:
- “Bồ đá đâu có quan trọng! Ông có nghe bọn con gái Huế nói không? “Chẳng thà bồ đá, không bằng hỏng thi.” Tui cũng vậy. Tui con nhà nghèo, “cơm đùm gạo bới” mà đi học. Thi đậu mới là gay, còn em nào cho đi “tàu bay giấy” thì mặc cha nó.”
Nói xong, bỗng tôi nhớ tới việc Tộ bị vợ bỏ. Anh ta là kỹ sư, làm giấy tờ bồi thường truất hữu cho một ông chủ điền. Ông chủ điền cám ơn, gả con gái cho, lại cho thêm mấy triệu. Vậy mà sau 30 tháng Tư, anh ta bị vợ bỏ, buồn tình, anh vượt biên. Ở đảo, tính tình anh ta đôi khi hơi “điện chạm”. Nghĩ chuyện Tộ, tôi nói với anh ta:
- “Tui nói thiệt ông! hồi trẻ tui cũng có mấy con bồ. Khi bị con nào đá, tui cũng buồn sơ sơ. Bây giờ, nhớ lại, đôi khi lại cho là may. Giả thử như tui lấy con đó, mà không lấy vợ tui, chắc đời tui cũng tơi tả lắm!”
Vậy rồi tôi kể lại cái “Đau lắm anh ơi...” của ông Khánh cho ông Tộ và ông Hảo nghe. Khi đó, ông Hảo cũng vừa tới hóng chuyện. Hảo cười, nói to:
- “Người ta đã nói rồi. “Tái ông thất mã”. Chuyện đời biết sao được mà lo!”
Mấy hôm sau nữa, tôi phỏng vấn mọt “kê” xong hơi trễ, chỉ còn ông Trần Quốc Phụ, trưởng ban, chờ tôi giao hồ sơ lại đem cất, và tôi mà thôi, sau khi tôi cho “đối tượng” ra về rồi.
Khi tôi đi ra sân trước thì ông Khánh đang ngồi ở cái ghế giữa hai gốc dừa. Ông Khánh nói với tôi:
- “Có lẽ tôi đi sớm. Hồ sơ USCC bên Mỹ xong rồi.”
Ông Khánh, tới đảo trước ngày “cut off date”, nôm na thường gọi là ngày “đóng cửa đảo”, khỏi bị “thanh lọc”, được định cư sớm. Phái đoàn Mỹ nhận cho đi Mỹ rồi, chỉ cần cơ quan USCC tìm người bảo trợ mà thôi.
Thấy tôi đứng lại nói chuyện với ông, ông Khánh rời khỏi ghế, nói với tôi: “Anh rảnh không? mình ra ngoài kia ngồi chơi.” Tôi “ừ” rồi đi theo ông Khánh. Ra khỏi hàng rào B-40 của phòng SB là tới cái sân trước nhà máy đèn. Ở đó có cái băng dài. Ông ta ngồi xuống một đầu. Đầu kia, ông đưa tay chỉ, ý muốn bảo tôi ngồi xuống.
Tôi nói, như một lời cuối, trước khi chia tay ông ta, về câu chuyện “Đau lắm anh ạ...” của ông:
- “Anh sắp đi rồi, tôi mừng cho anh, làm lại cuộc đời. Mọi việc rồi cũng sẽ nguôi ngoai, sẽ qua đi.”
Ông Khánh nói:
- “Từ lâu, tôi đã cố quên đấy chứ. “Đành quên đi! Thôi còn thương tiếc làm gì!” Anh biết bài hát đó chứ, nhưng mà đêm đêm, nằm chờ ngủ, nhắm mắt, cố quên mà không quên được anh à.”
&
“Trước khi về Lực Lượng Đặc Biệt, tôi phục vụ trong đại đội Trinh Sát Sư Đoàn.” Khánh kể. “tôi đánh nhiều trận căng lắm, “loon” của tôi, hai lần “đặc cách mặt trận.”
“Giữa năm 1965, một trung đoàn Việt Cộng chiếm một phần chân núi Bà Đen. Phía đó, chúng nó có thể quan sát chợ Long Hoa và đường vào “tòa thánh Tây Ninh” rất rõ. Mấy ông “chức sắc” sợ, kêu cứu sư đoàn. Phe ta điều hai tiểu đoàn tới, đánh ba ngày chưa xong.”
- “Mình ở dưới, chúng nó trên, bất lợi.” Tôi góp ý.
- “Vậy thì mình phải trên đánh xuống. Lúc đó, tôi, “loon” thiếu úy mà làm đại đội phó, vì đánh giặc “chì” lắm. Ông tướng gọi tôi tới, hỏi tôi có đủ gan để chỉ huy một trung dội nhảy trực thăng, từ trên đánh xuống không? Tôi ừ liền. “Dzụ nầy dễ ẹt”. Tôi trình với ông tướng. Vậy là tôi có mấy chiếc H-34. Hồi đó mình chưa có HU-1B.
“Sau một đợt của 2 chiếc Skyraider, trực thăng xuống thấp trên sườn núi đá dốc đứng. Làm chi có bãi đáp!!!
Trong khi 2 chiếc Skyraider đè chúng xuống, không cho ngóc đầu lên, 28 người chúng tôi xuống bằng dây. Tới đất, tìm chỗ ẩn núp xong là quan sát. Bọn chúng tôi chỉ xài lựu đạn. Tên nào ngóc đầu lên, bắn lóc cóc là dộng cho nó một lựu đạn. Bây giờ thì tôi lợi thế hơn. Sườn núi dốc bảy tám chục độ, cứ lựu đạn thảy xuống là ăn, ngọt như đường. Bọn tôi xuống lúc 10 giờ, quá 12 giờ trưa, tui cho lính nghỉ xã hơi. Sau một giờ trưa, chơi tiếp đợt hai. Hai tiểu đoàn của mình ở dưới chân đồi cũng chẳng thèm nổ phát súng nào. Chiều lại, mặt trời hơi nghiêng nghiêng, ông tướng gọi tôi đầu máy: “Lựu đạn xài bao nhiêu? Cần thêm nữa không?” Tôi đáp: “Trình chuẩn tướng, còn đủ. Sáng mai còn chơi một trận nữa, xin thêm. Đêm nay chúng nó rút, chịu không nỗi đâu!”
“Tụi tôi gần ba chục đứa, mỗi đứa dộng cho tụi nó gần chục quả. Nội một ngày hôm đó, tụi nó chịu bao nhiêu lựu đạn của chúng tôi, mà trái nào trái đó quăng xuống, chắc như bắp? Chịu không nỗi, đêm đó chúng nó rút thiệt. Sáng hôm sau tình hình êm ru, ngó xuống dưới chân núi, tưởng như súng đạn chưa từng qua nơi nầy.
- “Anh lên đặc cách?” Tôi hỏi.
- “Không những thêm một mai vàng, ông tướng còn cho tôi mười ngàn, cho 3 ngày phép, du hí Saigon. Thế là tôi đến trường đón cô ta.”
Tôi nói chen vào: “Đón em tận cổng trường.”
“Vâng! Đón em tại cổng. Rồi chúng vào ăn nhà hàng Lệ Hoa ở Tổng đốc Phương, nhảy đầm ở Crystal. Vào tới nhà hàng nầy, một cô “tài pán” đến lễ phép hỏi tôi: “Trung úy chọn em nào không?” Tôi cười: “Tôi có đào của tôi rồi, số một đây.” Và tôi chỉ cô ấy. Cô “tài pán” lại chào cô ây rất lịch sự.”
“Anh biết sao không? Đi chơi với cô ấy, đi ăn, đi dạo phố, đi nhảy đầm, bao giờ tôi cũng phải mặc đồ nhà binh. Ý cô ấy muốn vậy.
- “Thần tượng. Thần tượng xã hội. “Xã hội quan văn” qua rồi với cái chết của cụ Ngô. “Xã hội quan võ” lên hương.”
- “Đúng vậy!” Khánh nói. “Người con gái thấy anh nhà binh hào hùng hơn. Thiên thần mũ đỏ, mũ nâu... Thành ra tôi có một “bộ đồ vía nhà binh”, vừa vặn, ủi thẳng, ủi hồ phẳng, huy chương, huy hiệu, lon lá không phải rực rỡ mà rõ ràng để đi phố với bồ, tôi cũng cứ mang “loon” đen, giày “saut” bóng, gỏ chân cồm cộp.
“Tới khuya, gần giới nghiêm, tôi bảo đưa cô ta về. Cô ta không chịu về. Tôi sững sờ! Con gái nhà lành, nề nếp, giàu có, lại hoa khôi của trường, bà mẹ đang chờ kỹ sư, bác sĩ đến hỏi...Tương lai tươi sáng đang chờ, sao lại đi đêm với trai, một anh sĩ quan quèn, súng đạn không chừng đâu biết được, biết có về được hay “bại tướng cụt chân”.
“Bà mẹ biết tôi và cô ta yêu nhau, bà cấm cửa. Vậy mà đêm nay, cô ta dám đi suốt đêm với tôi. Cô ta nói: “Em phải là vợ anh. Em không thể xa anh được. Em liều với anh. Mẹ không chịu cũng phải chịu...”
“Tôi cười: “Em trao cái cán dao cho anh, mẹ cầm đầu lưỡi. Sao em liều vây?”
“Cô ta đáp, bình tĩnh: “Em không dành cái đẹp nhất của đời em cho một người hùng thì em dành cho ai?”
“Chúng tôi cười rúc rích và ghé qua đêm ở một khách sạn hạng sang trên đường Nguyễn Trung Trực.
“Tôi đánh vài trận nữa, không thiếu nguy hiểm và cũng ngon lành, một năm sau, lại thêm một mai và cưới cô ấy. Bà mẹ không cho cưới cũng không được. Ý chí cương quyết của cô ấy và, và... cái bụng lùm lùm!
“Bấy giờ thì tôi thấy ngại cho đời lính. Vợ đẹp, con ngoan, cầm chân mình lại. Tôi chuyển qua Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng bấy giờ, loon lá như tôi, trận mạc nhỏ cũng ít đi. Tôi chỉ tham dự những trận lớn. Trận lớn thì tính mạng mình cũng ít ngại hơn. Thế rồi 30 tháng Tư, tôi đang mang “loon” thiếu tá.
- “Anh không có bỗng lộc gì nhiều?” Tôi hỏi.
- “Không anh à. Moi đâu ra tiền? Chúng tôi sống nhờ đồng lương. Gạo, đường, sữa mả thì nhờ Quân Tiếp Vụ. Mẹ vợ tôi qua đời đột ngột, anh em ai có đời nấy, cho nên đến ngày đi tù, tôi không biết vợ tôi lấy gì nuôi con. Học trò xuất thân, vui chơi rồi chăm sóc chồng con… suốt một đời. Khi còn trẻ cũng như khi lấy chồng, cô ấy không biết xoay xở, không biết buôn bán, sống nhờ vào đồng lương của chồng. Cuối cùng, hai đứa con tôi, cô ấy cũng cho được đứa con trai vượt biên, còn chị nó, về ở với bà nội. Cô ta đi lấy chồng.”
Tôi hỏi:
- “Anh trách ai?”
- “Trách ai? Tôi biết trách ai? Trách ai bây giờ? Trách ông Thiệu? Ổng nói rồi mà: “Mất đất nước, mất tất cả.” “Tất cả” là có vợ con mình trong đó. Tôi trách vợ tôi được không?”
- “30 tháng Tư, miền Nam đã chết. Anh em mình chết trong trại cải tạo. Chết liền hay chết dần mòn, cũng là chết vậy.” Tôi nói.
- “Tôi nghĩ nhiều khi người đàn bà đáng trách. Lấy chồng là lấy ông sĩ quan, có xe Jeep, có tài xế, có tà-lọt. Ai chịu lấy một thằng tù ở tận đáy xã hội. Đối với người đàn bà, bên cạnh bao nhiêu cái cạm bẫy của đời, lại còn sách lược của chúng nó nữa. Không những cướp tài sản của “thằng ngụy” mà còn phải xé nát gia đình của “thằng ngụy” ra. Dù không giết nó, không “tắm máu” thì cái “thằng ngụy gia đình tan nát” ấy, chống phá cách mạng được cái gì, bằng cách nào? Trong cái sách lược ấy thì người đàn bà là mục tiêu của chúng nó, có muốn yên thân thì yên được hay sao? Rồi còn cơm gạo, rau cá… Họ cũng phải sống chứ. Chúng ta ở “tù trong”, có “nhà nước” lo, dù khoai mì, khoai lang, cũng đủ ngày ba bữa, năm một bộ quần áo. Họ là “tù ngoài”, - như bọn Công An thú nhận như vậy -. Họ là “tù ngoài”. Họ được cấp khoai lang, khoai mì hay tự kiếm lấy. Vậy là quỵ, ngã quỵ. Hộ khẩu là xiết bao tử lại, là người dân không có con đường nào khác. Đàn bà con gái không làm vợ bé cán bộ thì cũng làm đĩ. Cái kinh khiếp của chế độ Cộng Sản chính là ở chỗ đó. Cả cái miền Nam nầy ngã quỵ xuống, tan nát, có riêng gì một mình vợ anh hay vợ một ai khác!!!???” Tôi nói tiếp.
- “Tôi biết anh à, tôi biết anh à! Nhưng làm sao quên được người vợ cũ để khỏi đau lòng?” Khánh than thở.
- “Yêu nhau là tình, vợ chồng là nghĩa. Càng mất cái nghĩa, anh càng chua xót cho cái tình. Đời vậy thôi! Lý thuyết thì vậy, thì hay, nói thì dễ, quên đi một chuyện tình, một quãng đời lứa đôi hạnh phúc, đâu có dễ gì!!!
Một lúc sau, tôi hỏi:
“Có gặp nhau lần nào nữa trước khi đi?”“Đau lắm. Nhà tôi ở trong hẽm. Tôi ở nhà mẹ tôi. Nhà tôi trong cư xá quânđội bị lấy mất rồi. Nhà cô ấy, do anh chồng lấyđược một cái villa của một ông dân biểu chế độ cũ đầu hẽm. Mỗi ngày mấy lần tôi đạp xích lô ngang nhà cô ấy, ban đầu còn thoáng thấy. Về sau cô ấy tránh mặt. Chỉ một hai lần thấy ông cán bộ chở bà trên xe Dream, tôi đã đau lắm rồi! Sau nầy không thấy nữa. Côấy muốn tránh cái đau cho tôi hay sao? Tôi không biết.”
“Vậy thôi.” Tôi hỏi.
“Gay cấn là hôm đám cưới con gái tôi. Nó buộc tôi và cô ấy phải có mặt, bên cạnh vợ chồng nó. Nó không mời ông cán bộ, nhưng ông ta vẫn đến dự. Khi chụp hình, con rể và con gái tôi đứng giữa. Tôi bên nầy, cô ta bên kia. Và… cô ấy khóc, lấy tay áo lau giọt nước mắt, hình như cố nín. Lòng tôi như xé ra!!! Vậy rồi thôi. Tôi cũng cố tránh người cũ! Gặp nhau nữa mà làm gì?
Tôi hỏi:
“Anh có khóc không?”
“Khóc à?” Khánh nói. “Không biết hồi nhỏ tôi có
hay khóc không nhưng từ khi khôn lớn thì không. Tôi cứ nghĩmình làm mình chịu, tại sao lại khóc? Hồi Mậu Thân,đụng một trận ở ngã ba Cây Thị, tôi nghĩ là tôi có thể khóc mà không khóc được. Một trái B-40 nổ ngang tầm chân phải tôi, tôi tưởng như chân tôi đã cháy thành than, nóng kinh khủng. Tôi nằm lại, không di chuyểnđược. Trước mặt là xác hai thằng lính của tôi, sốcòn lại rút đâu mất tiêu. Dziệt Cộng đang tấn công, chạy qua chạy lại trước mặt. Chúng nó tưởng tôi chết rồi, không bắn. Tôi muốn khóc, không phải khóc vì sợmà vì cái chân đau quá. Vậy mà tôi không khóc. Sau đó, tôi được cứu thoát. Khi đó, thì mặc dù chân còn đau, nhưng tôi lại cười.
“Thế khi ở trong trại tù?” Tôi lại hỏi.
“Trong tù, một thời gian dài, khoảng hơn hai năm,
tôi nằm gần một ông “Thông Thiên Học”. Ông nầy giảng cho tôi nhiều cái hay lắm anh à. Tôi học ở nhà trường,ở đời, ít thông suốt nhiều vấn đề như khi ở với ông. Vì dụ như ông ta nói về đời, cái nhìn rất khoa học.”
Tôi đề nghị:
“Anh giải thích đi.”“Ông ta nói con người có số phận, nhưng cái số phậnấy do tự mình định đoạt ra, không phải do một đấng thiêng liêng nào định ra cho ta cả. Đó là cái mâu thuẫn trong truyện Kiều. Nguyễn Du nói: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao.” Nhưvậy thì phong trần hay thanh cao đều do ông trời địnhđoạt ra cả. Nhưng Nguyễn Du lại viết về cô Kiều “Cứtìm những chốn đoạn trường mà đi.” Vậy thì cáiđoạn trường là do cô Kiều tự tìm đến. Cô ta có thể đến, cô ta có thể tránh đi được. Như thế thì phong trần là do ông Trời định đoạt thế nào được chứ?”
Tôi
nói:
“Tui
học Kiều, dạy Kiều, đọc nhiều sách về Kiều, nhưng nhận xét về truyện Kiều như anh là mới lạ đấy. Nó gần với nhân quả như trong lời tựa của cụ Trần Trọng Kim.”“Vâng. Khổng tử bảo là “Khôn chết, dại chết, biết sống.
”Vậy thì con đường đời chúng ta đi là do chúng ta tự vạch ra, trên cái nghĩa “khôn”, “dại”, “biết”như Khổng tử nói, chứ có ai vạch ra cho mình đâu? Ông bà ta cũng nói vậy: “Khôn sống, bống chết”. Thành ra, tạo hóa chỉ cho chúng ta có một điều: Sự sống. Còn ngoài ra, sống như thế nào, là do cho chúng ta tựvạch lấy. Cái số phận, theo nghĩa đó, là chúng ta tựvạch lấy, do cái “khôn”, cái “bống” hay cái “biết”của chúng ta. Thượng đế có đày đọa hay cứu giúp gì chúng ta đâu?! Cái việc tin vào Thượng đế cho ta sốphận là do chúng ta tự vẽ vời ra.”
“Anh
có ứng dụng lời nói của ông thầy “Thông thiên học” vào đời sống của anh không?” Tôi hỏi.“Có chứ sao không? Tôi lấy vợ, chúng tôi yêu
nhau, sống với nhau, tôi đi ở tù, vợ tôi bỏ tôi là do tựchúng tôi cả.”
“Vậy
anh chỉ trách vợ mà thôi?” tôi hỏi.“Cũng không nốt. Cái mình tự vạch ra cho mình, hay một dân tộc vạch ra cho dân tộc đó, trở thành cái nạn chung. Nhân loại nầy rồi cũng vậy anh à. Nhân loại sẽsống chung với nhau trrong hòa bình, hay giết nhau để sinh tồn, là do tự cái nhân loại nầy định đoạt lấy. Chẳng có ông Thượng đế nào nhúng tay vô đây cả.”
Ngoài
kia, trời đã tối. Chúng tôi vừa thoát qua khỏi một
đoạn đời đầy gian nan, nhìn lại, mặc dù nhân loại
ngày nay có hô hào nhiều nhân đạo hơn nhân loại ngày
trước, xem ra cũng chưa thấy có một tương lai sáng lạn
gì!
Chưa đầy một tháng sau, Khánh đi định cư. Tôi và vài anh em nữa làm việc ở phòng SB, tiễn ông Khánh ra cầu jetty. Đứng bên cạnh cựu Hải Quân thiếu tá Nguyễn Thìn, tức nhạc sĩ Trường Sa, hôm ấy cũng tiễn ông Khánh, tôi hỏi đùa:
“Cây cầu nầy là cầu của anh đây phải không?”
Nhạc sĩ Trường Sa ngạc nhiên:
“Sao cầu nầy là cầu của tôi?
Tôi cười: “Đưa Em Ra Cầu Nhung Nhớ”, không phải cầu nầy của anh thì còn của ai?”
Nghe nói đùa, nhạc sĩ Trường Sa cười hề hề, như cái cười
muôn thuở của ông ta, trong khi ông Khánh đưa tay ra bắt. Có lẽ ông Khánh cũng không hiểu tại sao ông Thìn lại cười hề hề khi hai người bắt tay nhau như vậy!
hoànglonghải
Subscribe to:
Posts (Atom)