Ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp
định Genève ký kết giữa chánh phủ Cộng Hòa Pháp do
thủ tướng Mandès France và ngọai trưởng nươc Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã chia đôi đất
nước VN. Chánh phủ Quốc Gia Việt Nam do thủ tướng Ngô
đinh Diệm đứng đầu đã phản đối việc chia cắt
đất nươc đã không ký hiệp định Genève khiến
cho Việt Nam trở thành hai nước , một nước VN thủ đô
là Hà nội và nước Việt Nam thủ đô là Saigon. Thời
gian này tôi làm chủ bút văn nghệ tuần báo Quê Hương
của ông Bùi Đức Thịnh một nhân vật thân tín của
chánh khách Ngô Đình Diệm, khi chánh khách Ngô đình Diệm
làm thủ tuớng chánh phủ quốc gia Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đai thì ông Thịnh đã
quyết định tham chánh ngừng xuất bản tuần báo Quê
Hương [xem chương hồi ký VT viết về giai đọan làm chủ
bút văn nghệ tuần báo Quê Hương]. Cùng với việc làm
báo thời gan này tôi còn đi học luật tại trường đai
học luật Đông Dương ở Hà nội, hiệp đinh Genève ra đời
trường này quyết định rời Hà nội vào Saigon, tôi đã
theo trường vào Saigon. Vào Saigon tôi ở trong lều bạt
của đòan sinh viên Hà nội và đi viết báo kiếm sống. Tại
Saigon tôi gặp Buttinger -một người Mỹ- là chuyên gia
nghiên cứu lịch sử VN, nói thạo tiếng Pháp mà tôi quen
biết từ hồi còn ở ngòai Hà nội . Buttinger hỏi tôi vẫn
còn viết báo chứ, tôi cho Buttinger biết tôi hiện là một
nhà báo tự do viết báo ăn tiền bài theo đơn đạt hàng
của một vài tờ tạp chí , Buttinger cho tôi biết tổ chức
phi chánh phủ của người Mỹ đó là tổ chức
IRC [International Recue Committee] mà ông là đai diện ở VN
vừa nhận lời giúp đỡ một nhóm văn nghệ sĩ di cư mà
trong đó có một người thân với tôi là Như Phong Lê Văn
Tiến xuất bản một tờ nhật báo bằng Việt ngữ
giương cao ngọn cờ báo chí tự do vậy Buttinger muốn tôi tham
gia tờ báo này. Tôi nói với Buttinger hiện Như Phong Lê
Văn Tiến là thư ký riêng của bộ trưởng thông tin Bùi
kiến Tín và tôi là người 'kỵ' giao thiệp với các
quan chức nhà nước nên từ khi vô Saigon tôi không còn
liên lạc với Tiến. Buttinger xin địa chỉ của tôi và
nói với tôi Tiến sẽ đến kiếm tôi
Tối hôm đó lúc tôi vừa về
tới lều bạt nơi tôi ngủ đêm đã thấy Như Phong Lê
Văn Tiến ngồi ngòai cửa lều chờ tôi. Thấy tôi về
Tiến nói ngay ông Buttinger bảo với mình phải mời cậu
tham gia tờ Tự Do cậu nhận lời chứ. Với tôi Như Phong
Lê Văn Tiến không phải chỗ xa lạ. Tiến là em kết nghĩa
của nhà văn Hòang Đạo Nguyễn Tường Long, đươc nhà văn
Hòang Đao không những bồi dưỡng cho nghề văn ,nghề báo
mà còn giới thiệu với bạn văn người Nhật là ông
Komasu một nhà văn Nhật bản có tiểu thuyết được dịch
ra tiếng Pháp, từng đươc nhà thơ Nguyễn Giang con trai nhà
văn Nguyễn Văn Vĩnh, anh nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp chuyển
ra tiếng Việt. Như Phong Lê vănTiên đươc nhà văn Komasu
- người mà giới trí thưc ở Hà nội đồn rằng ông ta
là một đảng viên Đảng Hắc Long thuộc lọai vai vế ở
Hà nội dạy không những nghề văn còn nghề tình báo
nữa. Như Phong Lê Văn Tiến không chỉ là em kết nghĩa của
nhà văn Hòang Đao mà còn là thư ký riêng của nhà văn
này.Năm 1945 chính nhà văn Hòang ĐạoNguyễn Tường Long
đã giới thiệu với bác sĩ Luyện chủ nhiệm báo Tin Mới
để bác sĩ Luyện dùng Như Phong Lê Văn Tiến làm phóng
viên chánh trị của báo Tin Mới. Khi bác sĩ Nguyễn Tiến
Hỷ khai sinh ra trường Lục quân Yên Bái của Quốc dân
quân nhà văn Hòang Đạo đã gửi Như Phong Lê Văn Tiến
đi học trường Lục quân Yên Bái. Như Phong Lê Văn Tiến
sau này nổi tiếng là nhà báo ngươi Việt trong làng báo
tiếng Anh là người thông thạo nhất về nội tình Đảng
Cộng Sản Việt Nam. Như Phong Lê Văn Tiến không chỉ là
nhà báo có hạng mà còn là nhà văn kiệt xuất với bút
hịệu Lý Thắng Như Phong Lê Văn Tiến đã viết cuốn
trường giang tiểu thuyết Khói Sóng đăng trên nhật báo
Tự Do nhiều năm. cuốn tiểu thuyêt trường giang Khói Sóng
này được giới thưởng ngọan văn chương nhận định là một
trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của văn chương
Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi
Sau khi nhà văn Hòang Đạo đột tử
ở Qủang Châu [Trung Quốc] thì Như Phong Lê Văn Tiến về ở
hẳn với gia đình nhà văn Hòang Đạo và được đưa vào
Nha Thông Tin Bắc Việt làm biên tập viên. Tiến thân với
nhà văn Măc Thu Lưu Đức Sinh, kich tác gia Vũ Khắc Khoan và
nhà văn Chu Tử Chu Văn Bình. Do đó khi kịch tác gia Vũ
Khắc Khoan làm chánh văn phòng cho tổng trưởng bộ thông
tin là bác sĩ Bùi Kiến Tín họ Vũ đã đưa Như Phong Lê Văn Tiến
làm thư ký riêng cho tổng trưởng Bùi Kiến Tín. Như Phong
Lê Văn Tiến làm tình báo làm chánh trị và từng là cố vấn chuyên môn cho bác sĩ
Trần Kim Tuyến ông trùm tình báo của chế độ Ngô Đình
Diệm, làm chánh trị Như Phong Lê Văn Tiến từng là ủy
viên Ủy ban hành pháp trung ương [tương đương bộ
trưởng] và là người vẽ sơ đồ tổ chức cho mấy tay
tướng trẻ nắm chánh quyền [giữa năm 1976 thế kỷ hai
mưoi khi cùng ở chung phòng giam ký hiệu B với tôi tại
trại giam sở công an TPHCM nơi mà thiên hạ lúc đó
gọi 'khách sạn cây mít' Như Phong Lê Văn Tiến trả lời
câu hỏi của tôi về chuyện thiên hạ nhiều lời về
mối quan hệ giữa cậu em kết nghĩa của chồng và bà
chị dâu vừa góa chồng ở chung nhà với nhau. Như Phong Lê Văn Tiến cười sòa rồi nói rằng Như Phong
Lê Văn Tiến nghe rác tai những lời đàm tiếu của thiên
hạ về mối quan hệ giữa Tiến và chị Long nhưng thiên
hạ quên một điều quan trọng là Tiến ở nhà anh chị
Long từ khi Tiến chưa đầy hai mươi tuổi và lúc anh Long
lưu vong đã ký thác vợ con cho Tiến chăm sóc thời gian
này chị Long đã cẩn thận đón mẹ đến ở cùng. Tiến
công nhận chị Long là người đẹp vào lọai 'quốc sắc
thiên hương ' và Tiến rất là' thần tương' chị Long có
lẽ vì vậy mà tới khi chị qua đời Tiến vẫn chưa lập
gia đình. Đời Tiến có hai mối hận là không kiếm đươc
người bằng nửa thần tượng để cưới làm vợ nhưng
vì Tiến đối xử với các con anh Long như con Tiến nên
họ lúc nào cũng coi Tiến như cha nuôi, dù gọi Tiến là
chú, nỗi ân hận thứ hai là lập kế họach và dựng mô
hình đưa đám tướng trẻ lên cầm quyền đám này làm
ăn quá tệ đến nỗi phe quốc gia tan đàn xẻ nghé như
ngày nay
Theo nhà văn Tạ Quang Khôi thì
cuối đời Tiến làm cố vấn cho đài Á Châu Tự Do và
viết báo Wallstreet nhưng dành nhiều thời gian sang Paris
tìm đọc tiểu thuyết Khói Sóng trong thư viện Pháp để
sửa chữa và viết tiếp . Tiến đã hòan thành trường
giang tiểu thuyết Khói Sóng trươc khi qua đời
Tôi nhận lời Như Phong Lê Văn
Tiến về tòa sọan báo Tự Do làm phóng viên chánh trị
nhưng nói với Tiến rằng tôi là anh viết văn làm thơ
tôi không muốn rời anh em sinh viên Hà nội lúc đó đang
làm tờ nguyệt san Lửa Việt. Nhóm sinh viên này không xa
lạ gì với Như Phong Lê văn Tiến đó là những sinh viên
như luât sư Trần Thanh Hiệp sinh viên cao học luât, nhà
giáo Nguyễn Sỹ Tế sinh viên cao học luật, nhà giáo Dõan
Quốc Sỹ con rể nhà thơ Tú Mỡ sinh viên văn khoa, nhà
giáo Thanh Tâm Tuyền sinh viên luât, nhà giáo Lữ Hồ sinh
viên Cao Đẳng sư phạm.
Nhóm Trần Thanh Hiệp Thanh Tâm
Tuyền lúc đó cộng tác với Vũ Ngọc Các làm tờ nhật
báo Hòa Bình. Trần Thanh Hiệp phụ trách phần chánh trị
coi như chủ bút, Thanh Tâm Tuyền coi mảng văn nghệ coi như
chủ trương trang văn nghệ cuối tuần. Một bữa Thanh
TâmTuyền nhận đươc thư độc giả gửi một truyện
ngắn tựa đề Đêm gĩa từ Hà nội ký tên tác giả là
Mai Thảo một tên lạ hoắc Tuyền định xếp xó nhưng
đọc qua dòng đầu tiên của truyện ngắn thì sửng sốt
văn hay quá cứ như thơ vậy. Tuyền đọc xong truyện ngắn
thấy phía dưới đề đia chỉ liên lạc với tác giả
là Nguyễn Đăng Qúy bèn gọi điện thọai cho Nguyễn Sỹ
Tế chủ bút nguyệt san Lửa Viêt báo tin mình vừa khám
phá ra một thiên tài và yêu cầu Nguyễn Sỹ Tế xếp chỗ
cho truyện ngắn Đêm Gĩa Từ Hà nội trên Lửa Viêt số
sắp ra
Sự ra đời của nhà văn Mai Thảo
và tác phẩm Đêm Gĩa Từ Hà Nội là như thế đó
Sau đó tôi gặp Nguyễn Đăng Qúy
tôi mới biêt Qúy là em Nguyễn Đăng Viên và trưóc khi
Qúy là nhà văn Mai Thảo , Qúy làm thơ ký bút hiệu Nhị
Qúy là dân Thổ Khối, một xã trong làng Bát Tràng anh em
họ với nhà văn hóa Nguyễn Đăng Thục em ruột Nguyễn
Đăng Viên mà Viên thì lại chẳng xa lạ gì với tôi . Viên
là đệ tử nhà văn Chu Tử. Viên học giỏi và là bạn cùng học
với một tên tướng Pháp khi tên này làm tư lệnh quân
đội Pháp ở Bắc Việt. Viên đã được tên này đề bạt
môt lúc làm tỉnh trưởng ba tỉnh Hưng Yên Thái Bình Ninh
Bình. Viên từng đươc cố Đảng trưởng đảng Đai Việt
Trương Tử Anh kết nạp Đảng cùng thời với bác sĩ
Đặng Văn Sung, cố đảng trưởng Trương Tử Anh rất tin
tưởng Viên. Nguyễn Đăng Viên có tài nhưng phải tật tếu
táo thích đùa rỡn. Viên từng dùng trung úy Nguyễn văn
Thiệu làm sĩ quan hầu cận. Khi ông Thiệu làm Tổng Thống
có mời Viên tham chánh. Viên đã từ chối với lý do làm
giám đốc khách sạn Palace của Pháp ở đường Nguyễn
Huệ luơng to hơn lương bộ trưởng. Có lẽ vì cái tính
tếu táo mà có lúc Viên đã bị thủ tướng Ngô Đình Dịệm
nhốt vào khám Chí Hòa. Lúc Nguyễn Đăng Qúy đăng quang
cái tên nhà văn Mai Thảo thì Nguyễn Đăng Viên cùng với
nhà văn Chu Tử mở trường trung học tư thục Thăng Long
ở số 207 Bùi Viện.
Sau ngày 30 tháng tư Nguyễn Đăng
Viên bị tù cải tạo tại trại Xuyên Mộc hút thuốc lào
sòng sọc xuốt ngày, ra tù Viên vươt biển đăm tầu sác
chôn bụng cá Thái Bình Dương [muốn biết thêm về Nguyễn
Đăng Viên đọc hồi ký Vương Tân chương Nguyễn Đăng
Viên]
Khi cái tên Mai Thảo đươc Thanh
Tâm Tuyền 'đánh bóng' thì Nguyễn Đăng Qúy nghĩ ngay tới
chuỵện kinh doanh gom các truyện ngắn đã viết lại
thành một tập lấy tên là tập truyện ngắn Đêm Gĩa Từ
Hà nội in thành sách đem bán. Thời đó lọai truyện như
Đêm Gỉa Từ Hà nội phát hành tác gỉa muốn có lời
chỉ có hai nơi tiêu thụ ngon lành là Bộ Thông Tin và
Phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Bộ Thông Tin thì Nguyễn Đăng Qúy
nhờ sư quen biết của Nguyễn Đăng Viên nên bộ này đã
nhận lời mua một nghìn cuốn. Phòng Thông Tin Hoa Kỳ qua
Viên Qúy gặp Từ Ngọc Bích phó phòng Thông Tin Hoa Kỳ
nơi này không những chịu mua cho Mai Thao tới hai nghìn
cuốn Đêm Gĩa Từ Hà nội mà Bích còn giới thiệu với
Mai Thảo một ngươi Mỹ gốc Ý tên Tucker lúc đó là
trưởng phòng Thông Tin Hoa Kỳ tại Saigon nói thạo tiếng
Pháp. Gặp Mai Thảo Tucker gợi ý Mai Thao nên xuất bản
một tạp chí văn chương ra hàng tháng với điều kiện
tạp chí này cổ võ cho xu hướng văn chương hiện đại
và văn chương tự do. Phòng Thông Tin Hoa Kỳ có thể yểm
trợ Mai Thảo bằng cách mua cho mỗi kỳ hai ngàn số để
Mai Thảo không bị lỗ vốn có thu nhập đủ chi phí cho
tòa sọan và trả tiền nhuận bút. Mai Thảo đã nhận lời
đề nghị của Tucker. Trong khi đó Đòan Sinh Viên Hà nội
hết nhiệm vụ lịch sử tờ Lửa Viêt ngưng xuất bản,
nhóm Lửa Việt xuất bản tờ Người Việt đưa nhà văn
Dõan Quốc Sỹ làm chủ nhiệm nhà văn Nguyễn Sỉ Tế làm
chũ bút
Khi Lửa Việt đổi thành Người
Việt, họa sĩ Lữ Hồ tốt nghiệp trường Cao Đẳng sư
phạm Saigon về Huế lấy vợ rời cây cọ, thành ra Người
Việt không có họa sĩ trình bầy, tôi đã giới thiệu cho
Người Việt họa sĩ Duy Thanh một họa sĩ nổi tiếng từ
Hànội là truyền nhân của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung để
minh họa và trình bầy Người Việt [muốn biết thêm về
họa sĩ Duy Thanh đọc hồi ký Vương Tân chương viêt về
họa sĩ Duy Thanh]
Tuần báo Ngươi Việt ra ít số
thì Nguyên Sa Trần Bích Lan [vương tân dành một chương
hồi ký viết về Nguyên Sa] từ Pháp về tìm tôi nói về
nền văn học hiện sinh và đưa tôi bài thơ viết về Nga
vợ Nguyên Sa in trên một tấm thiếp báo hỉ cùng mấy
bài thơ. Tôi đã mang tấm thiếp báo hỉ và mấy bài thơ
của Nguyên Sa đưa cho Thanh Tâm Tuyền đọc. Thanh Tâm Tuyên
đọc xong mấy bài thơ Nguyên Sa đã bảo tôi đưa Thanh
Tâm Tuyền một bài thơ tôi mới sáng tác để Thanh Tâm
Tuyền làm một trang thơ bạn giới thiệu thơ tôi và thơ
Nguyên Sa như một hiện tượng thi ca mới xuât hiện trên
bầu trời thi ca Việt Nam do Thanh Tâm Tuyền viết lời
giới thiệu đăng vào Ngươi Viêt số Xuân 1956 [số báo
này còn lưu giữ nơi các thư viện ở Saigon Paris
Washington]
Báo Ngươi Việt ra đươc mấy số
thì hết tiền đình bản. Nguyên Sa Trần Bích Lan bỏ tiền
tục bản với điều kiện cho NGUYÊN Sa phần lựa bài
đăng nhưng Người Việt ra hai số với sự lựa bài của
Nguyên Sa thì Thanh Tâm Tuyền đã yêu cầu Dõan Quốc Sỹ đòi
lại báo vì không thích đuờng lối văn nghệ hiện sinh
và nói Nguyên Sa Trần Bích Lan lấy tiền của bác sĩ Trần
KimTuyến [trùm mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm
] xuất bản báo Người Việt. Dõan Quốc Sỹ đã làm theo
yêu cầu của Thanh Tâm Tuyền
Trong khi Mai Thảo xuất bản tạp
chí Sáng Tạo anh em Người Viêt không ai tham gia bài vở dù
có đi ăn nhậu và khiêu vũ với Mai Thảo vì ai cũng ngại
mang tiếng viết tờ báo nhận tài trợ của Phòng Thông
Tin Hoa Kỳ
Nhưng Sáng tạo ra mấy số thấy
không có mầu mè gì của Mỹ cả vì Mai Thảo được tòan
quyền lựa bài vở theo hướng đứng về phía cái mới
làm mới văn chương Việt Nam hiện đại hóa văn chương
Việt Nam thì anh em Người Việt mới bắt đầu viết cho Sáng Tạo
Tờ Sáng Tạo đã đưa ra được
những nhà văn mới như Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu,
Lý Hòang Phong những nhà phê bình hội họa Nguyễn Trung,
Thái Tuấn [hai nhân vật này từ phê bình sang sáng tác đã
trở thành những danh họa]
Thiên hạ thường ba điều bốn
chuyện về chuyện tại sao Nguyên Sa là người bên cạnh
Mai Thảo từ khi Sáng Tạo sửa sọan ra đời và cũng
chính Nguyên Sa đã giới thiệu Nguyên Văn Trung tham gia
viết Sáng Tạo ban đầu với bút hiệu Hòang Thái Linh thế
mà chẳng bao lâu Nguyên Sa và Sáng Tạo lại lạnh nhạt
với nhau. Có người như Du Tử Lê chẳng hạn quả quyết
chuyện Mai Thảo lạnh nhạt với Nguyên Sa là vì một bài
phỏng vấn Nguyên Sa của Vương Tân trong bài này Nguyên
Sa nói hơi nhiều về luật bằng trắc trong thơ và thơ tự
do 'đụng' tới Thanh Tâm Tuyền khiến Thanh Tâm Tuyền áp
lưc Mai Thảo 'nghỉ chơi' với Nguyên Sa..Mai Thảo được
hỏi về chuyện này thì lại bảo rằng chuyện hơi tế
nhị nên Mai Thảo không muốn tiết lộ. Thật ra chuyện tế
nhị đó là mối quan hệ của Nguyên Sa với bác sĩ Trần
Kim Tuyến trùm mật vụ của chế độ Ngô đình Diệm, bác
sĩ Tuyến muốn nắm tờ Sáng Tạo sau khi đã nắm tờ Tự
Do chứng cớ là khi Sáng Tạo ngưng xuất bản bác sĩ
Tuyến đã tài trợ cho nhà thơ Nguyên Sa xuất bản tạp
chi Hiện Đại với ý đồ trám chỗ tạp chí Sáng Tạo
nhưng vì không mời được Mai Thảo cũng như anh em nhóm
Ngươi Việt tham gia bộ biên tập nên Hiện Đại không
vô được đất đứng của Sáng Tạo nơi bạn đọc
Sáng tạo cả hai thời kỳ xuất
bản không nhiều số thời kỳ đầu từ 1956 tới 1960 do
Phòng Thông Tin Hoa Kỳ yểm trợ rồi thời kỳ thứ hai
năm 1964 do một tổ chức văn hóa Hoa Kỳ yểm trợ qua bác
sĩ Lý Trung Dung đã tạo đươc một vị trí tầm cỡ
trong văn học nghệ thuật Việt Nam trong những thập niên 50 và
60. Sáng Tạo nổi đình đám nhờ phất ngọn cờ làm mới
văn học nghệ thuật VN có sự tham gia của nhóm Người
Việt chứng cờ là sau Sáng Tạo Mai Thảo từng chủ
trương các tờ Nghệ Thuật rồi Văn nhưng không có sự
tham gia đông đảo của nhóm Ngươi Việt nên các tờ này
đâu thay thế được tạp chí Sáng Tạo
Tạp chí Sáng Tạo thời kỳ 1956
-1960 so với thời kỳ 1964 cũng hòan tòan khác thời kỳ
1956-1960 dấu ấn của nhóm Người Việt đậm hơn thời
kỳ 1964
Những đặc sắc của Sáng Tạo
là phất ngọn cờ đổi mới văn học nghệ thuật nỗ
lực cổ động cho phong trào sáng tác và đọc thơ tự do
và mở rộng cửa đón những văn tài mới.
Cái làm nên bản chất của tạp
chí Sáng Tạo là nhà văn Mai Thảo cộng với sự hợp tác
của nhóm Người Việt. Phải công bằng mà nói một Ngươi
Việt không chẳng thể làm nên tạp chí Sáng Tạo, chứng
cớ là sau năm 1963 Vũ Khắc Khoan ra tạp chi Vấn Đề đưa
Thanh Tâm Tuyền làm thư ký tòa sọan lôi kéo nhóm Ngươi
Việt tham gia viết nhưng Vấn Đề vẫn không thay thế
được Sáng Tạo trong khuynh hướng thưởng ngọan văn
chương của bạn đọc và Mai Thảo làm báo Nghệ thuật
rồi Văn thiếu sự góp mặt của nhóm Người Việt cũng
không tạo đươc vị thế của Sáng Tạo trong giới đọc
cũng như giới thưởng ngọan văn chương.
Sáng Tạo tuy phất ngọn cờ đổi
mới văn học nghệ thuật dứt khóat đứng về phía cái
mới chủ lưc là nhóm Người Việt nhưng là diễn đàn
mở có sự tham gia của các nhà thơ tiền chiến Đinh Hùng,
Vũ Hoàng Chương và nhà văn nhóm Quan Điểm Mặc Đỗ, nhà
văn quân đội Tạ Tỵ nhà văn công chức đài phát thanh
Saigon Lý Hòang Phong nhà thơ thuộc nhóm Đời Mới Hòang
Bảo Việt
Vị trí của Sáng tạo trong văn
học sử Việt Nam như thế nào nay đã rõ vì ngay những
nhà nghiên cứu văn học ở miền Bắc những người có
tầm nhìn khá khắc khe và hạn chế về nền văn học
miền Nam trong hai thập niên 50,60, của thế kỷ hai mươi
cũng phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của tạp chí
Sáng Tạo đã đem lại không khí đổi mới cho văn chương
Việt Nam, đưa văn chương VN ra khỏi những hạn chế của
su hướng văn chương tiền chiến với những Tự Lưc Văn
Đòan Tiểu thuyêt thư bẩy thứ năm hay Xuân thu nhã tập
Thanh Nghị.
VƯƠNG TÂN