văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Tuesday, June 18, 2013

NGUYỄN AN BÌNH * sao em không là... em của anh


Sao em không là … hoa ô môi? - Tím phớt tình anh giữa chợ đời - Để mai có rụng theo dòng nước - Vẫn vương vấn hoài cánh thư rơi - Quên mất tuổi thơ thời cút bắt - Quê người hiu hắt ánh trăng trôi.

Sao em không là … mây đỉnh cao? - Đưa anh về mãi tận phương nào - Lang thang lạc giữa miền cổ tích - Nghe ngẩn ngơ lòng giọng ca dao - Ngậm ngải tìm người nơi chớp biển - Mưa nguồn rơi trắng mộng chiêm bao.

Sao em không là … nụ tầm xuân? - Để được yêu nhau chỉ một lần - Bước xuống vườn cà chưa kịp hái - Một vùng mây nổi đã cách ngăn - Đâu hay trời đất bao la quá - Sông dài biển rộng cá biệt tăm.

Sao em không là … cánh phượng hồng? - Trên cành hạ nhớ nắng mênh mông - Ngói đỏ đi qua thời áo trắng - Trường xưa xa ngái có chạnh lòng? - Không dưng lạc bước con đường cũ - Ngỡ vẫn còn ai đứng đợi trông.

Sao em không là … vầng trăng xưa? - Dõi bóng tìm nhau dẫu cuối mùa - Người xa khuất nẻo đi không tới - Vẫn lặng lẽ chờ trong tiếng mưa - Tóc ơi có còn bay theo gió - Theo bước ai về, ánh sao thưa.

Sao em không là … em của anh? - Trên cành lá vẫn mướt chồi xanh - Hương mật len theo từng gân nhánh - Quấn quít bên nhau dứt chẳng đành - Xe qua dốc núi không dừng trạm - Mất dấu chân nhau giữa bụi trần.

18/06/2013

HỒ TRƯỜNG AN * phương triều, người lữ hành đi vào bí nhiệm cuộc sống qua tập thơ “Xương Rồng Đen”

Phương Triều

Sa Đéc là một tỉnh nhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm đềm, một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi không nghĩ rằng đây là một chốn địa linh nhân kiệt. Nhưng về nghệ thuật sân khấu, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc được vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từ bộ môn hát bội, rồi hát cải lương, sau hết là ở lãnh vực thoại kịch và điện ảnh. Bà là kiện tướng của nghệ thuật trình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệ thuật diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩ tới nữ nghệ sĩ Françoise Rosay của Pháp, hay nữ nghệ sĩ Marguerith Rutherford của Anh, Judith Anderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào đầu thế kỷ 20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luật sư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu văn Lang (xuất thân từ trường Đại Học Bách Khoa Trung Ương tại Pháp). Về văn chương trước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệt nổi tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị Linh Trang (tác giả tập truyện Mưa Chiều) và Phương Triều. Nhưng lúc đó công việc sáng tác của họ chỉ như hoa chớm nụ, trăng vừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chí nhiều hơn.

ĐỖ HỒNG NGỌC * Trên sông khói sóng


Năm năm không về thăm Phan Thiết
Năm năm dù hẹn đã trăm lần
Những gốc me già xưa nhớ quá
Những con đường nhỏ rất quen thân

Ơi những con đường ta đã đi
Gia Long Đồng Khánh mượt xuân thì
Chân run rẩy cát bờ Thương Chánh
Gió ở đâu về thơm bước khuya

Ơi những chiều vàng trên bến xưa
\Trên khoang đò là dáng em vừa
Những buồm những lái về đâu đó
Lầu nước còn nghiêng nghiêng bóng soi

Ơi những bạn bè thuở tóc xanh
Những cô thiếu nữ ngỡ riêng mình
Một hôm xao xuyến tin người chết
Một sáng bàng hoàng người sang sông

Và mái trường xưa nữa nhớ không
Rêu xanh còn ngún ở trong lòng
Những ngày bỡ ngỡ chim xa đến
Nghe khói hoàng hôn mờ mi trông

Còn chuyến tàu nào say sân ga
Người về Mường Mán về Sông Pha
Người ra Mũi Né về Đại Nẫm
Thương giọt chuông chiều Lạc Đạo xa

Năm năm không về thăm Phan Thiết
Năm năm đã hẹn trăm lần về
Nghe nói người xưa chừng lỡ bước
Nghe nói lòng ta chừng chưa nguôi…

Đỗ Hồng Ngọc (1971)




Monday, June 17, 2013

HUY PHƯƠNG * Sự Trả Ơn


Hãy cố gắng ghi lên cát những gì mình bị tổn thương và khắc lên đá những điều mình chịu ơn.

Chiều thứ hai tuần rồi, trên đường đến phi trường Houston, Texas để lên máy bay trở lại Los Angeles, chiếc xe của người bạn đưa chúng tôi đi thình lình bị nổ bánh trên xa lộ. Phải nói  đây là lúc bối rối và lo lắng nhất, vì giờ máy bay cất cánh đã gần kề mà việc thay bánh xe trên freeway là một chuyện rất nguy hiểm. Bạn tôi đành gọi về nhà nhờ các con anh lên tiếp tay lo cho cái xe cũng như đưa chúng tôi đến phi trường, nhưng tôi nghĩ là thời gian đã quá trễ, thế nào đêm nay chúng tôi cũng phải nằm lại phi trường để chờ chuyến bay kế tiếp về nhà.

thơ NGUYỄN BẮC SƠN

NGUYỄN VĂN BẢY

QUA SÔNG

Một sáng phiêu bồng qua bên sông
Bỗng nhiên hiểu Phật cũng đau lòng
Phật cũng khổ như người khốn khổ
Cúi đầu quay lại bên này sông

TRẦN VẤN LỆ * Một Bài Thơ Không Phải Bài Thơ


Tôi hỏi nắng:  “Tại sao nắng nóng?”
Năng làm thinh.  Cái bóng tôi rung rinh.
Tôi hỏi lá trên cây:  “Sao lá chưa bỏ cành?”
Cây im lặng.  Mùa Thu xa lắm…

Cái bóng của tôi nắng soi rất đậm.
Lá trên cành xanh biếc màu xanh.
Cái mạng nhện mong manh mong manh
Con nhện đứng im lìm trong nắng.

Sunday, June 16, 2013

ĐỖ HỒNG NGỌC * Thư gởi bạn xa xôi,

ĐHN & Tường Linh [tại nhà anh TL]
Mình đến thăm nhà thơ Tường Linh trước, theo lời bạn dặn vì nghe nói anh có vấn đề về mắt, gần đây thị lực kém hẳn đi. Anh Tường Linh vẫn ở nơi cũ, nhưng bây giờ căn nhà chỉ còn 20 m2, may bên trên có tầng cao, rộng hơn chút ít. Anh chị nhắc bạn, hôm trước về thăm đã có ghé nghỉ lại một đêm, chuyện trò với nhau thiệt vui. Trông anh vẫn khỏe, chỉ có già hơn hồi xưa – 84 rồi còn gì-  nhưng vấn đề của anh là ở đôi mắt. Anh vẫn đi bệnh viện chữa trị, nhưng tình trạng không khá hơn.

Thursday, June 13, 2013

VIÊN LINH * huyền thoại và sự thật

Trần Tuấn Kiệt

Trong văn nghệ có nhiều giai thoại, mà giai thoại là những chuyện đẹp, (giai là đẹp, như trong hai chữ giai nhân, giai phẩm). Người có nhiều giai thoại đáng kể là nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, có lẽ vì ông là thổ công Sài Gòn, ngày ngày đi từ phố báo tới phố văn, gặp nhiều, quen nhiều, và cứ gặp là kéo nhau vào quán chuyện trò.

Trần Tuấn Kiệt không làm một nghề gì phải ngồi trong văn phòng nhiều giờ, cho nên nếu có làm báo nào, thì giờ làm việc của ông phần lớn cũng là nói chuyện với các văn nghệ sĩ, rồi viết ra những cuộc nói chuyện ấy. Nhưng kể lại, đúng hay sai, lại là chuyện khác. Nhiều khi kể cho vui; hay nói như một câu thơ của Vương Ngư Dương: “Nói láo mà chơi, kể láo chơi...” [Ðúng ra: Nói láo mà chơi, nghe láo chơi.]

MINH NGUYỄN * về với biển Tuy Hòa

Lâm Triết

Sau mấy ngày bay nhảy ở vùng biển Nha Trang, tôi bị người đẹp chân dài tên Nhã, từ Lạng Sơn bay vào Sàigòn trốn nắng, khích tướng: “Sao anh không tiếp tục làm chuyến xuôi ra miền Trung ghé thăm xứ ‘nẫu’ ở cách xa đây không quá một ngọn đèo”?
Ôi trời! Đáng ngạc nhiên chưa, con gái ở tận vùng cao biên giới phía Bắc, biết đến xứ “nẫu” mới là chuyện lạ? Theo dân địa phương “nẫu” là tiếng nói đặc trưng của họ dùng để chỉ người ta ( nẫu = người ta). Cũng như xứ nẫu, dùng để chỉ miền đất nằm dọc theo ven biển Nam Trung Bộ, mang tên Tuy Hòa - Phú Yên; đặc biệt, còn là nơi đón ánh bình minh sớm nhất trên đất liền, nằm về phía cực Đông của đất nước.

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM * phan bá thụy dương: đại thiên sa giới ngoại/ hà xứ bất vi gia

bìa tuyển tập thơ văn của PBTD do Little SG ấn hành

Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.