Không biết từ
bao giờ, đọc thơ đã trở thành thói quen của tôi. Riêng
mình, đó là một phương pháp hay, để thêm vào cuộc
sống những giây phút an nhiên, để tâm hồn được nhẹ
nhàng. Tôi cũng thích được suy ngẫm, chiêm nghiệm ý
nghĩa cuộc đời qua từng rung cảm gói ghém trong và bộc
lộ qua những vần thơ của từng tác giả. Đọc thơ họ,
tôi như được truyền những cảm xúc, được có những
cảm nhận mới. Sâu và xa hơn nữa, được khơi lên những
dòng chảy của tư duy, được trầm lắng lại những lớp
phù sa suy nghiệm… Đôi khi tôi còn khám phá được thêm
những nét sâu kín về thế giới nội tâm của con người,
giữa thực tại và hư ảo lung linh; giữa vũ trụ vật
thể và cõi siêu nhiên huyền nhiệm… Ở đó, tác giả
đã bộc lộ qua cõi thơ của mình bằng tâm cảm hay thân
nghiệm của chính riêng họ…
Và rồi tôi có
dịp, có duyên gặp được thơ Mai Quang.
Bài thơ của anh
mà tôi đọc đầu tiên là bài “Nhớ Không”. Thật thú
vị! Về hình thức, bài gồm 3 cặp câu 6, 8 chia làm 3
khổ. Được ngắt dòng và gạch đầu dòng mang tính đối
thoại giữa hai nhân vật chủ và khách (lại mở, đóng
dấu ngoặc đơn ở khổ giữa mang tính hồi ức và phân
giải). Ngôn từ, câu cú rất bình dị, chân quê:
Người
xưa về gõ cửa thăm
Em quên tuốt luốt. Tưởng nhầm.
Em quên tuốt luốt. Tưởng nhầm.
-
Hỏi: Ai?
(Trải
qua đá nát vàng phai
Vẫn
còn đây ngọn tóc mai của Người)
-
Rằng: Do sợi vắn, sợi dài
Gây nên cớ sự, thương hoài
Gây nên cớ sự, thương hoài
Nhớ
không?
Cặp từ “tuốt
luốt” anh dùng thật bình dân, đậm sắc thái địa
phương, thật dễ thương. Tôi thấy như đang sống tại
vùng quê thân thương cũ, nơi chôn nhau cắt rốn của
mình. Điều ấy khiến tôi chú ý, tìm đọc thêm. Và rồi
nhận ra những bài thơ của anh mang ngôn, ngữ, ý, tứ,
âm, vận, thanh, điệu… không đơn giản như tôi nghĩ.
Thơ anh đã thực sự gây cho tôi hứng thú khi thưởng
lãm. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác! Ở
đó, nhận ra một hồn thơ của trí tuệ sâu vời vợi,
thắm đẫm ý nghĩa nhân sinh, qua từng con chữ cô đọng.
Tôi thích cái
“Tình” trong thơ anh bởi nó đầy nét thơ, dễ cảm
nhận, dễ nắm lấy. Tất cả được diễn tả bởi một
tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, tạo được những đợt sóng
cảm xúc lan tỏa đến người đọc. Nó rất chi là êm
đềm thoáng khoát, rất chi là quí phái tao nhã. Mà nó lại
rất chi là đơn giản như những lời tự tình, khiến tâm
hồn người cảm thụ dễ lâng lâng:
Rong
chơi
một
kiếp Ta- bà
Đong đưa ngọn cỏ
thơ sa vỡ bùng
Sương rơi
xuống
hạt vô cùng
Hay ta rơi xuống
hữu- không
cõi người
Đong đưa ngọn cỏ
thơ sa vỡ bùng
Sương rơi
xuống
hạt vô cùng
Hay ta rơi xuống
hữu- không
cõi người
(Giọt
Sương Đầu Lá Cỏ)
Tôi miên man thả
hồn theo những lời thơ ngọt lịm, hòa với ngoài kia
dòng thời gian trôi lênh đênh chút trầm buồn, chút da
diết, chút bâng khuâng. Tia nắng cuối ngày đang buông
mình trên cành cây, xuyên qua kẽ lá, đọng vệt dưới
chân chiều. Những bài thơ của thi nhân vang vọng tiết
điệu, cung bậc của âm nhạc, lắng đọng trong im vắng.
Nó nhẹ nhàng và tự nhiên như nhịp thở vào ra, giao
tiếp, hoán lưu giữa chủ thể và khách thể, giữa con
người và không gian, giữa đất và trời:
Khởi
từ sinh tử rong chơi
Hoang mang mấy độ luân hồi
nhớ trăng
Thủy tinh vỡ hạt sóng hằng
Tinh khôi giọt tuyết
hiện thân
lõa
Hoang mang mấy độ luân hồi
nhớ trăng
Thủy tinh vỡ hạt sóng hằng
Tinh khôi giọt tuyết
hiện thân
lõa
lồ
(Tinh
Khôi Giọt Tuyết)
Tôi chợt hình
dung những ngón tay điêu luyện thanh thoát đang lướt trên
phím ngà dìu dặt. Những nốt nhạc vang lên lã lướt,
ngân trầm trong không gian. Dư âm mê luyến không dứt
khiến tôi như đang rơi vào trạng thái chơi vơi, bồng
bềnh giữa dòng chảy tâm tình đầy sắc màu cuốn hút:
Thõng
tay rơi
vỡ lời kinh
Vào khe nhật nguyệt
nhân sinh
khẽ
vỡ lời kinh
Vào khe nhật nguyệt
nhân sinh
khẽ
khàng
(
Khẽ Khàng )
Ý thơ sống động
và linh hoạt, trưng ra những ngăn ngách của con tim, bộc
lộ nét trí huệ thấp thoáng ẩn hiện, vang vọng tiếng
vẫy gọi của nỗi lòng. Âm ba lưu chuyển, ngân nga khi
thì ngậm ngùi trăn trở, khi thì man mác bâng khuâng, lúc
thì miền xa thương nhớ, lúc sầu mộng mang mang… Những
bài thơ, mà với tôi, dường như đó là những khúc nhạc
ru hồn:
… như
là chạm phải hư không
hạt
sương chạm phải tiếng lòng vỡ tan!
Tìm nhau trong cõi nhân gian
tìm nhau trong cõi địa đàng nào đây!
Tìm nhau trong cõi nhân gian
tìm nhau trong cõi địa đàng nào đây!
(Có
Và Không)
Ngôn ngữ thơ của
thi nhân rất trữ tình, diễn đạt nguyên vẹn màu hoài
cảm, kín đáo và tạo ra vọng âm vừa mênh mông, vừa
sâu lắng trong cảm quan người thưởng thức. Này đây
những nốt nhạc trầm buồn, đưa người đọc về một
thời của quá khứ đào nguyên tiền kiếp, đang ở hiện
kiếp ngoái nhìn lại chốn xưa non bồng nước nhược:
Dắt
nhau về lại cõi trăng sao
Thăm khóm hoàng lan, thăm cội đào
Bên dòng suối mơ không ngày tháng
Dưới mái nhà xưa luôn bên nhau
Thăm khóm hoàng lan, thăm cội đào
Bên dòng suối mơ không ngày tháng
Dưới mái nhà xưa luôn bên nhau
(Dưới
Mái Nhà Xưa)
Và rồi có lúc
những vần thơ ấy là khúc nhạc dìu dặt nhớ nhung, vang
âm những xa vắng khôn cùng, những xót xa buốt nhức về
sự chia ly tan tác, đợi chờ dịu vợi với giấc sầu
dài:
…Tu hú kêu
cho thêm lạnh mùa đông
Con ve rung cho ngày tháng thêm buồn
Bởi đợi chờ nên dài thân rau muống
Bởi gọi đò nên lạnh lẽo bến sông…
Con ve rung cho ngày tháng thêm buồn
Bởi đợi chờ nên dài thân rau muống
Bởi gọi đò nên lạnh lẽo bến sông…
(Từ
Năm Tháng Ấy)
Những bài thơ
không chỉ giàu ngữ điệu, tính nhạc, mà nhịp thơ còn
rất vững vàng thoải mái. Cước vận, yêu vận lại mềm
mỏng, phiêu hốt, nhẹ hẫng như làn khói, dễ vỡ như
giọt sương. Lời thơ qua đó uyển chuyển hơn, gợi cảm
hơn, tình ý sâu sắc hơn. Anh có cách dùng chữ rất
chuẩn, khéo. Con chữ như tự phát tiết ra sức mạnh của
riêng nó. Anh có lối dùng ngữ điệu làm cách diễn bày
trạng thái nội tâm, dùng cách rớt dòng, ngắt nhịp
xuống câu, làm cho thơ chuyển động ngân lên cung bậc,
phối trí hài hòa toàn mạch của bài thơ như một bản
hợp xướng. Những điều đó cho thấy cách sáng tạo
nghệ thuật điều khiển con chữ của tác giả rất già
dặn và rất đặc biệt. Tất cả vừa tinh tế vừa đơn
sơ, vừa kỳ ảo vừa giản dị, vừa nhẹ nhàng vừa
phong phú…
Em về
mặc áo tháng giêng
Mùa xuân căng cứng
hương thiền
vỡ
ra
mặc áo tháng giêng
Mùa xuân căng cứng
hương thiền
vỡ
ra
(Áo
Tháng Giêng)
Hay
trong Nguyệt Tà:
Vẫn đất
cũ
vẫn trời xưa
Hồng hoang đỏng đảnh ban sơ
nguyệt
tà.
vẫn trời xưa
Hồng hoang đỏng đảnh ban sơ
nguyệt
tà.
Từ ngữ anh dùng
thường rất nhẹ nhàng, gợi hình, gợi thanh. Chỉ vài
từ bình dị đã vẽ nên một bức tranh sinh động, dung
chứa cả trời mây non nước, tĩnh động, tương tác,
tương duyên. Lại bao hàm sự liên quan giữa hình tượng
và âm vận, xen kết đến mức hòa tan giữa hữu và vô,
thành một thể thống nhất, mơ hồ, ảo diệu, thực
thực, hư hư:
Mây
tải thời gian nhẹ hẫng
Rót thuở bình yên xuống mặt hồ
Con cá giật mình
Rót thuở bình yên xuống mặt hồ
Con cá giật mình
đớp
động
Sóng xao vài gợn
Sóng xao vài gợn
lô
nhô
(Đớp
Động)
Thi nhân đã đưa
tôi đi từ hình ảnh cụ thể đến cảm giác mơ hồ trừu
tượng bằng những vần thơ điêu luyện mang sóng âm diệu
vợi. Ở đó là hình ảnh của dòng sông lưu chuyển bất
tận tuyệt. Thác ghềnh của dòng chảy trong mạch thơ là
cách ngắt câu, rơi chữ xuống, đã tạo ra được tiếng
ngân của đàn, tiếng nhịp của phách đang hòa với tiếng
lòng đầy xúc cảm:
Trăng lay
Lá mỏi
rơi
vèo
Chao ôi vô tận trong veo
đất
trời
Lá mỏi
rơi
vèo
Chao ôi vô tận trong veo
đất
trời
( Trong
Veo )
Thơ anh thường
ghi lại cảnh quan thiên nhiên quanh cuộc sống thường
nhật. Khá nhiều bài thơ ẩn chứa những tư duy, chiêm
nghiệm, được bày bố một cách dung dị, không nặng
thuật ngữ tôn giáo mà lại nêu bật lên được cái tinh
túy, huyền mật của lý đạo, làm hiển lộ ra những
điều ẩn dụ được vũ trụ xoay chuyển bài trí trong
cảnh vật thường ngày xung quanh chúng ta. Tôi vừa đắm
trong cảnh giới tâm linh đó, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp
cõi Thiền. Cảm giác như đã thoát khỏi cái thế giới
mộng mị trần ai để hòa nhập vào cõi lung linh hư
huyền. Văn từ của thơ thì vừa cô đọng, thâm thúy vừa
bay lượn thênh thang, lại được sử dụng khá đắc địa,
đắc thể. Nó cưu mang nhiều chiều của hình, thái; dáng,
vẻ; thực, hư; không, có… lại mang nhiều tính nhạc,
vừa vút cao như cánh hạc tung trời, vừa uyển chuyển,
vấn vương tình ý như lẻ mây, như tơ khói len lỏi,
quyện đan vào lưng chừng núi thẫm, vào cành nhánh, lá
tàn mượt mà của cội xuân, khiến cho cõi thơ càng sinh
động, bay bổng mà lại sâu lắng lạ thường:
Nếu không liễu
ngộ bờ bên ấy
Sao đóa hoa kia chúm chím cười
Một thoáng thời gian qua kẽ lá
Trổ một mầm xuân – xanh thắm tươi
Sao đóa hoa kia chúm chím cười
Một thoáng thời gian qua kẽ lá
Trổ một mầm xuân – xanh thắm tươi
(Hoa)
Và
đây:
Phải chăng là
vĩnh cửu
Đong đầy một sát na
Và càn khôn vũ trụ
Tròn một giọt mưa sa
Đong đầy một sát na
Và càn khôn vũ trụ
Tròn một giọt mưa sa
(Viên
Dung)
Qua thơ, thấy
thấp thoáng bóng dáng một cư sĩ ẩn dật, dáng vẻ trầm
ngâm hướng cái nhìn của mình về tử sinh trước mắt
của kiếp người. Phong thái của cư sĩ ấy: khi chén rượu
câu thơ, khi trăng thanh gió mát, không bận bịu chuyện cổ
chuyện kim, lấy cảnh vật trong kho trời vô tận làm bầu
bạn ngày ngày. Này đây, tâm trạng của một người
hiểu cuộc đời ngắn ngủi kiếp phù du, hưởng thú
thanh tao thư nhàn, thoát khỏi cảnh bộn bề trong từng
sát na cuộc sống:
Lang thang cuộc
lữ
một mình
Coi chơi
thử
cái tử sinh
ngắn
dài
một mình
Coi chơi
thử
cái tử sinh
ngắn
dài
( Độc
Hành )
Và đây nữa:
…Phất phơ
chéo áo nhật bình
Thõng tay vào chợ nhân sinh kiếp người
Thõng tay vào chợ nhân sinh kiếp người
(Thõng
Tay Vào Chợ)
Ở thi nhân, phảng
phất cái khí vị phóng khoáng tự do, cái cung cách phong
lưu, ung dung nhàn tản, tâm hồn như hòa nhập vào hành
vân lưu thủy, tan biến vào cung nguyệt cõi thơ. Nét khí
khái ấy cũng đã song hành cùng với phong thái, dáng vẻ
của núi cao chớn chở, sông dài vạn dặm:
Vỗ
đá ta say hề hạo nhiên
Lao xao nghe đất lệch trời nghiêng
Ai bận tâm chi lòng đá cứng
Quỳnh tương ơi, vỗ nhớ môi mềm
Lao xao nghe đất lệch trời nghiêng
Ai bận tâm chi lòng đá cứng
Quỳnh tương ơi, vỗ nhớ môi mềm
(Say
Theo “Người Say Vỗ Đá”)
Qua hình thức tao
nhã của văn từ, tôi thấy thấp thoáng gót vân hài tiêu
dao của một đạo sĩ hòa lẫn cung cách phóng dật của
lãng khách hải hồ:
Nghêu
ngao
hát chơi một khúc
Khúc hát vô thanh:
Đường mây hề! Ta bước.
hát chơi một khúc
Khúc hát vô thanh:
Đường mây hề! Ta bước.
Trăng
sao hề! Ta cầm
Đàn ngọc hề! Ta gẫy.
Đàn ngọc hề! Ta gẫy.
Cung bậc hề!
Vô âm
Quê hương hề! Trước mặt.
Quê hương hề! Trước mặt.
Chốn ấy hề!
Vô sanh.
(Khúc
Hát Đường Mây)
Đa phần thơ của
anh cấu trúc rất ngắn đọng, chỉ vài nét chấm phá như
tranh thủy mặc thanh nhã. Mỗi dư âm của lời thơ là
khúc nhạc ngân lên rồi khép lại khơi vơi, như điệu
sáo thiên thai với gót hài tiên trong vũ khúc nghìn năm lơ
lửng, dấy lên trong lòng người đọc cái cảm giác vừa
thanh tao xuất trần, vừa man mác vấn vương hệ lụy…
Theo tôi, thơ Mai
Quang tuy cũ về hình thức, nhưng lại thâm nghiêm và hàm
súc, kết đọng như giọt sương mai long lanh, như đóa
ngọc lan xòe cánh tỏa phô sắc hương ngọc ngà thanh
khiết. Đĩnh đạc trong cách dùng từ, gieo vận. Tứ thơ
phong kín, ý nhị, cao sang, quý phái. Ý thơ mang tính cảm
nhận và dùng ngôn ngữ chuyên chở cái linh diệu sâu kín
trạng thái giao hoan giữa người với đất trời, vạn
vật. Cõi thơ ấy đã tạo ra một thứ “âm- hưởng-
vô- âm” ngân dài, đủ để truyền tải tính rỡ ràng
thơ thới của cảnh tâm bát ngát mênh mông.
Có chút gì đó
tồn đọng vô hình trong tôi. Cõi thơ của thi nhân làm
gợn lên những sóng từ bâng khuâng, im ắng tĩnh lặng,
khơi mạch tư duy về kiếp người. Dường như thơ anh hàm
chứa một khúc ru hồn vừa lặng thinh bi tráng và vừa
ngân vang vẫy gọi sự trỗi dậy của rung động tinh
khôi.
Ca
Dao
15/11/2013