Thursday, December 31, 2020
Trần Vấn Lệ ** Mai Là Ngày Năm Mới
Friday, December 25, 2020
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** GIỮA BỜ SINH TỬ, HÁT KHÚC THIỀN CA
(24 khúc Thiền ca, tặng một Thiền sinh lữ hành vào 6 cửa)
Từng sát na vô nhiễm
Bỗng rực rỡ trang nghiêm
Thân tâm cõi vô lượng
Thoát bến bờ khói sương
Sunday, November 29, 2020
THY AN ** Tháng mười thắp lửa
tháng mười thắp lửa
tìm trong hang sâu ký ức
một vài phế tích cũ xưa
nỗi buồn gặm nhấm trên cành lá
đêm trăng thu nửa mảnh
thao thức cuộc đời
những câu hỏi không trả lời
trôi vào góc lòng đen tối
Wednesday, November 25, 2020
TRANG LUÂN ** CƠN LỐC THỜI GIAN
Phải! Anh là một người lính. Một người lính thật sự với đầy đủ mọi ý nghĩa giản dị và thuần túy của nó. Người lính của những năm tháng khói lửa trước đây ở miền Nam, nơi mà tuổi thơ anh đã vươn mình, lớn lên rồi trưởng thành ở tại đấy.
Làm sao anh có thể quên được từng ngôi trường mà trước đây anh thường ngồi, cho đến các bài học thuộc lòng, cùng những bài lịch sử oanh liệt, ca tụng tinh thần đấu tranh bền bỉ của dân tộc ta! Từng bài công dân nồng nàn, dạt dào. Anh đều nhớ và nhớ rõ tất cả. Chưa bao giờ anh quên! Chưa bao giờ! Anh có thể quả quyết với em là như thế. Từng khuôn mặt bạn bè, cho đến các đồng đội đã từng chen vai, sát cánh với anh trên cùng một trận tuyến trong cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua. Chưa khi nào anh phủ nhận hoặc chối bỏ về quá khứ của chính mình, mặc dù quá khứ đó chẳng có gì đáng nói cho lắm! Lúc nào anh cũng tỏ ra hãnh diện về con đường chông gai, khổ ải mà anh đã đi qua. Lương tâm không khi nào cho phép anh, cầm bất cứ mũi dao nhọn nào để đâm lại bạn bè hoặc đồng đội anh trước đây, hầu mưu cầu lấy sự sống còn cho riêng chính bản thân mình! Anh cho đấy là hành động nhơ nhớp, bẩn thỉu, đê hèn và xấu xa nhất.
Thursday, November 12, 2020
Trần Tuấn Kiệt ** Trầm tư về thơ Trần Thiện Hiệp
Ở hai ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.
Sunday, November 8, 2020
thơ Trần Vấn Lệ & Phan Đổng Lý
Trần Vấn Lệ ** Chuyện Vô Thường
Mưa nắng, ngày mai...dạo của trời
Con người, mưa, nắng, có buồn, vui
Người vui thấy nắng...lòng nghe ấm
Kẻ khổ nhìn mưa, dạ rối bời...
Thursday, November 5, 2020
Trang Luân ** CUỐI TRỜI MÙ SƯƠNG
Ngày mai chừng mấy giờ thì anh đi!”
“Bảy giờ anh phải có mặt ở bến xe Văn Thánh rồi có người dẫn đi. Họ dặn đi, dặn lại, là nhớ phải đến đúng giờ. Hình như họ chia ra làm nhiều đợt thì phải! Tuy họ không nói ra, nhưng anh cũng có thể suy đoán được như thế. Mỗi đợt theo như anh nghĩ, độ chừng mười người là cùng. Họ còn nhắc khéo, mình nên ăn mặc giản dị, giống như người đi buôn bán, làm ăn thì tốt nhất.
Tuesday, November 3, 2020
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ** BẦY TRÂU CỔ, ÂM THANH TRỐNG-BỔI VÀ LỤC-LẠC GIỮA ĐÊM KHUYA.
Trần Vấn Lệ ** Trăm Nhớ Ngàn Thương
Wednesday, October 21, 2020
Phạm Tín An Ninh ** ĐÀ LẠT TRỜI MƯA
Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình , và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc.
Tuesday, October 20, 2020
TRANG LUÂN ** LỐI XƯA TÌM VỀ
Hiền thật không ngờ! Anh lại dám ra đây một mình.”
“Có gì đâu mà không dám!”
Người đàn bà trạc ngoài năm mươi, có mái tóc ngả màu cùng gương mặt tái nhợt quay sang giải thích:
“Em thấy Việt kiều về nước, đi đâu cũng đều có người nhà sát cánh ở bên cạnh. Chứ đừng nói tới chuyện đi xa như anh! Riêng! Có anh thì ngoại lệ. Dầu sao anh cũng nên cẩn thận thì hay hơn. Đi xa anh nên bảo Hòa hoặc ai nấy tháp tùng với anh cho an toàn. Anh đừng tưởng người ta không biết đâu! Người ta tinh lắm đấy. Nhất là màu da cùng cách xử dụng tiền bạc. Vả lại, anh về cũng đâu có giống như mọi người khác! Về là để lo công việc, chứ chẳng phải là để đi chơi, hoặc đi thăm danh lam thắng cảnh chẳng hạn. Nhiều đêm khó ngủ, em nghiệm lại, mới thấy lời của ông thầy bói ở chợ Cồn đoán cho anh chẳng sai tý nào! Bốn mươi mấy năm trôi qua rồi đấy anh. Thế mới biết tốc độ thời gian đi qua đời người thật quá nhanh, anh nhỉ! Nhắc đến lão thầy bói, em lại liên tưởng đến buổi sáng chủ nhật ngày hôm ấy. Sau khi xem xét kỹ càng mấy đường chỉ tay cho anh, lão ta còn hỏi anh về giờ giấc cùng ngày, tháng, năm sinh, rồi lẩm nhẩm đối chiếu theo phương pháp tử vi. Cuối cùng, lão mới ngẩng lên, gật gù phán cho anh bằng mấy câu hết sức thật chắc nịch.
Saturday, October 17, 2020
TRẦN VẤN LỆ ** Diogène Hậu Truyện
Có người đi kiếm một niềm vui
thấy lá Thu bay bỗng ngậm ngùi
nghĩ đến bà con cơn bão lụt
rồi miên man nghĩ chuyện luân hồi...
Friday, October 16, 2020
BÙI MINH QUỐC ** Mấy kỷ niệm làng văn bị trói
Vào thượng tuần tháng 11 năm 1978, mấy anh em nhà văn chúng tôi (Thu Bồn, Nguyễn Chí Trung và tôi) đang theo một đơn vị thuộc Quân đoàn 4 tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam, tình cờ được đọc trên báo Nhân Dân một tin ngắn đăng trang trọng ở góc đầu trang nhất: Ban Bí thư trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Trong Đảng đoàn, ngoài các nhà văn nhà thơ vốn là cán bộ lãnh đạo chủ chốt quen thuộc của Hội bấy lâu, còn có thêm các gương mặt mới: Nguyên Ngọc, Giang Nam, Nguyễn Khải. Bí thư Đảng đoàn là nhà văn Nguyên Ngọc. Chúng tôi vui mừng bảo nhau: Quyết định của Ban Bí thư đã đáp ứng một yêu cầu khách quan của việc xây dựng Hội sau khi nước nhà thống nhất, tuy có hơi chậm.
Từ những năm còn chiến tranh, nhiều anh chị em hoạt động văn nghệ ở Hà Nội lần lượt vào chiến trường Khu 5, mỗi khi ngồi với nhau, nói đến Hội Nhà văn thường cứ gọi mỉa mai là Hội của mấy nhà văn, và lại đọc cho nhau nghe một đoạn ca dao rất phổ biến cả trong và ngoài giới cầm bút:
Thursday, October 15, 2020
TRẦN THIỆN HIỆP ** HƯ ẢO
tặng Phan Đổng Lý
mấy ngả đường xưa
đưa tôi về gặp lại
dòng sông hiền cồn cát đồi dương
trên thành phố hải âu thơ mộng
thành phố có em
ngày xưa phương nào về trọ học
áo trắng thiên thần
trời xanh biển sóng
đêm đêm tôi nằm mộng
theo bước chân chim
Wednesday, October 14, 2020
TRẦN VẤN LỆ ** Một Bài Thơ Trong Mùa Thu
Tuesday, October 13, 2020
TRANG LUÂN ** VÌ SAO CHỢT TẮT
Viết cho một người nằm xuống:
Nhạc sĩ: NGUYỄN VĂNĐÔNG
Gần đây anh có nghe tin gì ở Việt Nam không!”
“Cả tuần lễ nay tôi bận quá nên chẳng có thì giờ để theo dõi tin tức! Còn anh! Chắc anh có nhiều tin mới lạ lắm thì phải!”
“Có chứ! Nhiều lắm. Nhưng! Sốt dẻo nhất vẫn là tin nhạc sĩ Nguyễn văn Đông mới vừa qua đời ở Sài Gòn.”
“Anh nghe tin này ở đâu vậy!”
“Cần gì phải nghe ở đâu anh! Tôi cứ vào youtube thì chuyện gì mà chẳng có ở trong đấy.”
Monday, October 12, 2020
THIẾU KHANH ** CHỮ QUỐC NGỮ DƯỚI MẮT MỘT NHÀ CAI TRỊ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX
Gần một tuần nay không khoẻ, không ngồi làm việc được, bèn nhân đó nghỉ ngơi và đọc hết cuốn sách CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TẠI NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ 19 do anh Lại Như Bằng vừa gởi tặng.
Cuốn sách là bản dịch các tập tài liệu: “Tiếng Pháp và Nền Học Chính taị Đông Dương (La langue française et l’enseignement en Indo-chine), gồm những “thông tri” của Etienne Francois Aymonier, Giám đốc Trường Thuộc địa tại Paris được đọc trong hai Hội nghị Thuộc địa tổ chức tại Paris vào hai năm 1889 và 1890, và bài phản biện của Emile Roucoules, hiệu trưởng Trừờng Trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gỏn: “Tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và nền học chính tại Đông Dương – trả lời ông Aymonier” (La langue française, le quốc ngữ et l’enseignement en Indo-chine - Réponse à M. Aymonie,r” và một bài viết khác cũng của Emile Roucoules, “Nghiên cứu về giáo dục công ở Nam Kỳ (Etude sur l’instruction publique en Cochinchine.”
Thursday, October 8, 2020
NGUYỄN AN BÌNH ** KHI TA VỀ
Khi về trú dưới hiên mưa
Soi đèn bạch lạp đêm vừa sang canh
Dưới trăng nghe trống trường thành
Dặm xa ngựa mỏi cũng đành buông cương.
Tuesday, October 6, 2020
THY AN ** Độc thoại tháng 8
đùa với mặt trời như một trò chơi
nhắc nhở thuở xưa giỡn nắng
niềm vui hiện ra trong phút giây
gió mát tấm lưng gầy
giật mình bàn tay chạm
ừ nhỉ còn bên nhau
lời ca của chim rưng rưng
buổi sớm mai thật ngọt
CMoney : Không để ý, không tranh cãi, không tức giận
Trong thời đại hiểm ác này, cuộc sống lúc nào cũng đầy rẫy những con người xấu xa và những chuyện tồi tệ. Bạn không làm hại người khác cũng tự nhiên có người chủ động đến làm hại bạn. Gặp phải những người ngang tàng không nói lý lẽ như vậy, cách đối phó tốt nhất chính là học hỏi triết lý nhân sinh từ con rùa.
Monday, October 5, 2020
Trần Vấn Lệ ** Thưa Dần Tiếng Chim Hót Ở Sài Gòn*
Vườn Tao Đàn hẹp dần. Thảo Cầm Viên cũng vậy.
Màu xanh còn chút ấy, ngày từng ngày thớt thưa...
Những đàn chim báo mùa/ lâu rồi đi đâu hết?
Nhiều loài chim bị giết...nên dĩ nhiên hết kêu!
Tuesday, September 15, 2020
TRANG LUÂN ** LÁ THƯ MÙA ĐẠI DỊCH
Trần Mạnh Hảo ** PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
Monday, September 14, 2020
Hoàng Hương Trang ** MINH OAN TRẦN KHẮC CHUNG VÀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA”
Friday, September 4, 2020
GS LÊ ĐÌNH THÔNG ** GS VŨ QUỐC THÚC VỮNG VÀNG TRẢI QUA THỜI BIẾN
Khí hạo nhiên chí đại chí cương
Friday, August 28, 2020
MANG VIÊN LONG ** Bên Tách Trà Khuya
NGUYỄN AN BÌNH ** NHƯ LOÀI CHIM DI TRÚ
TIỂU TỬ ** VỌNG CỔ BUỒN.
Wednesday, August 26, 2020
thơ LÊ VĂN TRUNG
Hạt lệ vỡ như nửa vành trăng khuyết
Mắt hoàng hôn chìm đắm lụa sương mù
Em có thấy hồn tôi mây ngũ sắc
Những gam màu diễm tuyệt của thương đau
Friday, August 7, 2020
NGUYỄN AN BÌNH ** CHO SÓNG BẠC ĐẦU NHỚ THƯƠNG NHAU
Tuesday, August 4, 2020
Uyên Sơn ** Ý NIỆM “CƯ AN TƯ NGUY” ĐỐI VỚI HIỆN TÌNH NƯỚC MỸ
Tiểu luận của Uyên Sơn
Cựu SVSQ/K17 SQTBTĐ
Là một Sĩ Quan Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có lẽ không ai trong chúng
ta không nhớ đến một “ý niệm” được in trên phù hiệu của Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức: “CƯ AN TƯ NGUY”. Theo tài liệu của Wikipedia, khi Đại tá Lam Sơn Phan Đình Thứ được cử về làm Chỉ Huy Trưởng Trường SQTBTĐ vào năm 1962 để bắt đầu chương trình huấn luyện cho các thanh niên có bằng Tú Tài trở lên được gọi động viên để trở thành những Sĩ quan Trừ Bị của QLVNCH, mà khóa mở đầu là Khóa 12 SQTB, ông đã thêm vào bốn chữ “Cư An Tư Nguy” vào phù hiệu của quân trường Thủ Đức.