văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Friday, December 31, 2021

Huỳnh trung Chánh ** ÂN OÁN CHẬP CHỜN



“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi. Mới chiều hôm qua, hai chàng đến ngôi chùa Hàn San(1) lễ Phật, đồng thời cũng dự định thỉnh giáo học Phật, hành thiền với sư cụ Hải Tịnh. Lần nầy, khi đôi bạn vừa xá thầy, chưa kịp vấn an trước khi nêu vấn nạn thỉnh giáo, thì bỗng nhiên sư cụ lên tiếng kể ngay giai thoại thiền về cá nhảy khỏi lưới, như sau:

Vào đời Tống, hai Thượng tọa Thâm và Minh nhân có duyên sự cùng qua đò sang sông Hoài, vô tình chứng kiến cảnh giăng lưới bắt cá, thình lình trong đám cá sa lưới, có con cá to nhảy khỏi lưới thoát ra ngoài. Thượng tọa Thâm vỗ tay khen: "Hay thật! Hay như Thiền sư!" Thượng tọa Minh không đồng ý bảo: "Phải ở ngoài lưới mới hay, đợi vào lưới rồi mới nhảy là muộn rồi!" Thượng tọa Thâm đáp: "Huynh Minh chưa hiểu đâu?" Đi hơn dặm đường, Thượng tọa Minh bỗng nhận ra chỗ sai, liền xin sám hối.” Dứt lời, sư cụ bỗng vặn hỏi: “Hai con nghĩ sao?”. Cả hai còn đang ngần ngừ chưa mở lời, thì thầy đã khoát tay xua đuổi: “Không đáp được ngay là hỏng to rồi! Còn muốn đắn đo suy xét cho vọng càng thêm vọng nữa sao?” Mẩu chuyện thiền nầy cứ ám ảnh Hiển mãi, chàng ngơ ngẩn như kẻ mất hồn. Có lẽ, Phước cũng đang khắc khoải một suy tư đặc biệt nào đó, nên tuy tỏ vẻ trầm lặng vô tư, mà lòng dạ bồn chồn lộ rõ ra ngoài.

Hà Thúc Sinh ** Phía có nắng



Đại dịch bùng nổ thì như mọi nơi trên thế giới, thành phố nơi quận hạt nhỏ này cũng sập cửa lại. Mọi hàng quán, cửa tiệm, chợ búa và các nơi sinh hoạt, ngay ngôi thánh đường cũng đều khóa trái và nhạt dần hơi người. Tất cả như bị một tấm màn bao la vô hình trùm kín, không một sinh vật nào dù nhỏ nhất thoát được ra ngoài.


Nhà tôi nằm trong giáo phận Chúa Thánh Linh, nơi có ngôi thánh đường  hơn hai trăm tuổi lọt giữa những con đường trồng toàn thông kim và sồi.

Và từ khi như mọi người thất nghiệp nằm nhà, tôi quen mặt ông cụ. Ngày nào cũng thế, khi nắng mười giờ leo lên hai phần ba tháp chuông thì, với tờ báo cũ bọc cái gì đó kẹp nơi nách, cụ đi qua nhà tôi và tiến về phía ngôi thánh đường. Nhìn bề ngoài cụ gầy nhưng có nét đạo mạo của một cụ già người Á đông với bộ râu bạc ba chòm. Nhưng tôi không đoán được quốc tịch của cụ.

Mạc Phương Đình ** Mộng Ảo




Chùm hoa nắng nở vàng trên cửa sổ

em đi qua, bỏ lại một mùi hương

tà áo lụa như tấm lòng trinh bạch

gọi mời ta theo dấu mở con đường

hoa nắng nhỏ long lanh theo vị ngọt

nở trong lòng lặng lẽ mối tơ vương

TRẦN THIỆN HIỆP ** Tóc che nửa mắt ngập ngừng



Có người ngậm ngải tìm trầm

Riêng ta tìm nhịp thanh âm ru nàng

Nhị, hồ, tiêu, phách tình tang

Nửa khuya lệ nến rơi hàng rưng rưng


Tóc che nửa mắt ngập ngừng

Nét môi ta kẻ xin đừng nhạt phai

Hạ tàn thu sớm mốt mai

Tinh sương quét lá em hài nhớ mang

TRANG LUÂN ** CUỐI TRỜI MÙ SƯƠNG



Ngày mai chừng mấy giờ thì anh đi!”

“Bảy giờ anh phải có mặt ở bến xe Văn Thánh rồi có người dẫn đi. Họ dặn đi, dặn lại, là

nhớ phải đến đúng giờ. Hình như họ chia ra làm nhiều đợt thì phải! Tuy họ không nói

ra, nhưng anh cũng có thể suy đoán được như thế. Mỗi đợt theo như anh nghĩ, độ chừng

mười người là cùng. Họ còn nhắc khéo, mình nên ăn mặc giản dị, giống như người đi

buôn bán, làm ăn thì tốt nhất.

Sở dĩ họ muốn mình làm như vậy, là để tránh sự chú ý của dân chúng địa phương.

Nói như thế, có nghĩa là họ không muốn mình tỏ ra quá ngang nhiên, quá lộ liễu. Họ

muốn mình là phải cải trang. Phải làm thế nào cho hợp với màu sắc lam lũ của người dân

ở dưới đấy. Phải dè dặt trong khi đi đứng. Phải đề cao cảnh giác. Phải nhìn trước, ngó

sau để phòng ngừa những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào! Nói tóm lại, họ

bảo mình làm thế nào, thì mình cứ làm đúng y như lời người ta dặn là được rồi.”

“Thế họ có đề cập đến vấn đề ăn ở không anh! Dù muốn dù không, xuống dưới đấy, anh

cũng phải nằm chờ ít nhất là đôi ba ngày, chứ đâu có lý nào mà đánh liền ngay trong đêm

mai được!”

“Chuyện đó thì bà chủ tàu có nói với mẹ anh ngay từ buổi đầu tiên mới gặp mặt ở tại nhà.

Anh vẫn còn nhớ rất rõ, hôm ấy, hai người có vẻ tương đắc và nói chuyện với nhau đến

gần cả tiếng đồng hồ. Cách đây không lâu, nhân tiện có dịp xuống thăm người bạn thân

ở dưới khu ông Tạ, anh có nghe người ta xầm xì, bàn tán rất nhiều về cái tổ chức này.

Chẳng cứ gì ở khu ông Tạ, mà ngay đến cả bên Xóm Chiếu cũng thế. Đâu đâu người ta

cũng khen nức, khen nở, cho đấy là chỗ đàng hoàng, tử tế, chứ không giống như mấy tổ

chức lừa đảo, xa lạ khác!

Wednesday, December 29, 2021

CAO MỴ NHÂN ** MÂY NỞ HOA.

 

 

Em lại có tình yêu

Từ phương xa về tới

Anh xoá nỗi quạnh hiu

Cho em yêu đời mới 

 

Năm hết tháng, hết ngày

Em có anh tất cả

Tất cả từng phút giây

Tình yêu về hối hả

Đọc báo dùm các bạn ** Một cỗ máy tạo củi hoàn hảo!


Các vị lãnh đạo hô hào chiến dịch đốt lò nghe rất hoành tráng, rất quyết liệt nhưng thực chất sẽ không bao giờ đi đến đâu, sẽ mãi không hết củi bởi lẽ chính bộ máy này là một cỗ máy làm ra củi hoàn hảo.


Người dân, cán bộ trong hệ thống, tóm lại tất cả người Việt đều không ngạc nhiên khi việc đội giá test Covid-19 lên nhiều lần bởi trò ấy đã diễn ra quá lâu, quá tràn lan ở xã hội này. Anh biết, tôi biết, thằng kia biết nhưng tất cả đều giả vờ như không, đều chấp nhận coi như một phương thức kiếm sống, một cách vận hành của xã hội, một chuyện “thường ngày ở huyện”.


Việc khui ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nhưng sở dĩ nó chấn động bởi đúng lúc đồng bào đói kém nhất, rách rưới nhất, khi tinh thần “lá lành đùm lá rách” cần tới nhất thì cũng là lúc họ bị những người trong hệ thống bóc lột tàn bạo nhất. Đấy là nỗi cay đắng, nỗi nhục, một sự bẩn thỉu đáng ghê tởm.

thơ TRẦN VĂN SƠN



NGỌN NẾN


Mù mịt trùng dương sóng bủa vây 

quê che bóng núi khuất bờ mây

khói hun mái rạ thời gian giục

ngọn nến nhân sinh thắp có ngày


ĐÔNG PHONG


Thoáng hồn qua cửa sổ

chợt thấy bóng xuân hồng

nâng ly trăng biến mất

còn lại mảnh tình không

Tuesday, December 28, 2021

Trần Vấn Lệ ** Quà Tết



Hôm nay ông Trời mệt sẽ không mưa trọn ngày.  Tin thời tiết nói mai mưa trở lại dai dẵng...

Nắng!  Ít nhiều cũng nắng.  Vui.  Một chút cũng vui.  Xe hút rác qua thôi.  Những lòng đường lại sạch...

Nắng đỏ ngời viên gạch, khói bốc hơi lên xanh.  bầy chim chuyền trên cành hót những lời nhí nhảnh...

Nhưng mà trời vẫn lạnh, người đi đường còn run... Mẹ nâng tay con hôn.  Mẹ con cười thật đẹp...

HÀ THÚC SINH ** Chiều Qua Thanh Hoá



Những nhịp cầu như những lưng còng

Gánh sức nặng suốt buổi chiều ảm đạm

Ngó sang sông mờ nét tiêu hao

Tây thành cũ hay là thôn bản?


Tự hỏi mãi. Đến chưa? Chưa đến?

Hay chỗ này Thanh Hóa ngày xưa

Ngó lên mây bạch y thương cẩu

Nhìn xuống dòng bóng cũ mù mưa

Monday, December 27, 2021

Hải Phương ** Dạ tiệc tháng chạp ở san francisco gió



Dạ tiệc tháng chạp

ở san francisco gió

cây cầu treo giấu trăm ngàn nút rối

gởi lại thông điệp của thế kỷ hai mươi lãng mạn sắc mầu

và giọt lệ trắng trong veo hồ mắt em

râm ran ngân lên

âm thanh vỡ vụn cảm xúc trừu tượng

mặt trời chín ngọt

ngôn ngữ đỏ lửng mê muội.

Phan Lạc Phúc ** NGÀY GIỖ

 
Sydney ngày...tháng…năm…

 

Vũ Đức Vinh thân,
Hôm nay viết thư cho bạn cũng là một ngày rất đáng nhớ của tôi. Ngày 20 tháng 10 âm lịch. Bà nó nhà tôi (bây giờ lên chức bà rồi không còn là mẹ cháu như trước nữa) đang thổi xôi, nấu chè. Chiều hôm nay bà ấy cũng làm thêm mấy món chay nữa…Hôm nay là ngày giỗ hết một ông bạn tù già của tôi.. Ông Thượng tọa nguyên Giám đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Thích Thanh Long. Có thể nói trong những năm đi tù, người tôi kính trọng nhất là ông Thượng tọa này. Ông như một ông già nhà quê, không bao giờ nói một lời ”đạo đức”, cứ từ từ, cười cười “đừng có lo”, “rồi đâu có đó” mà ở gần ông mình thấy “vững“ ra nhiều. Có lẽ ông đạt đến mức “vô úy” nên không thấy ông lo lắng, sợ sệt cái gì bao giờ. Tôi ở chung với nhiều vị tu hành nhưng theo con mắt tôi và cũng theo số đông những người tù khác nữa thì không ai được trọng bằng ông Thượng tọa “nhà quê”này. Mấy vị linh mục Công giáo sồn sồn chừng trên 40 tuổi, mỗi khi gặp Thượng tọa “nhà quê” này đều cúc cung “Lạy bố, hôm nay bố có cần gì con lấy”( đại loại như bó rau, bó củi…).

TRẦN TUẤN KIỆT ** HẠC THIÊNG



Tặng Phan Bá Thuỵ Dương


Thơ bay vàng cánh hạc chiều

Núi sông trăng mới bên triều biển xanh


Mươi năm lỡ bước thị thành

Mộng đời ủ lại mái tranh sau vườn

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG ** Qua “Ô CỬA” của Trần Hoài Thư, Nghĩ Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam Trước 4/1975





Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đã nói: “Giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1]


Chiến tranh đã tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nhìn từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đã sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.


Tuy nhiên, để có thêm hương vị, khai triển chủ đề rộng hơn đôi chút, người viết sẽ đề cập, dẫn trích thêm một số ít thơ về chiến tranh của các văn thi sĩ Việt, Mỹ khác – những người đã trực tiếp cùng THT tham dự cuộc chiến “ý thức hệ” trong giai đoạn đầy nhiễu nhương đó. Nếu thấy cần thiết, sau này người viết sẽ trở lại, bàn về đề tài sâu rộng hơn, với nhiều thi sĩ tiêu biểu cho cả 2 miền Nam Bắc, cùng những cảm nhận, khuynh hướng đối kháng… hay quan điểm tương đồng.

Trần Vấn Lệ ** Cái Hình Cái Bóng Lung Linh



Ôi em thương quá là thương
nhìn Quê Hương chỉ thấy đường chân mây,
thấy em nguyệt tụ chân mày
thấy em tiếng gió vọng đầy hoàng hôn...

Tiếng hồi âm, tiếng hoảng hồn
tiếng em nói nhớ cái tròn nụ môi,
đóa hoa nâng tưởng cái hồi
người đi kẻ ở sao rồi lại xa?

Friday, December 24, 2021

Hồ Công Tâm, Chung Văn ** thơ xướng hoạ


TUỔI HẠC

 

Mới đó mà nay đã tám-tư,

Lưu vong từ ấy đến bi chừ.

Quê hương tù ngục bao đời nhỉ?

Đất khách đọa đày mãn kiếp ư!

Tuổi hạc thảnh thơi không vướng bận,

Thân già an phận sống nhàn cư.

Thi ca xướng hoạ vui bầu bạn,

Trẩy hội non sông, viếng thảo lư.

Thursday, December 23, 2021

MH. HOÀI LINH PHƯƠNG * Phương Khúc


Đỗ Duy Tuấn
Tôi đã qua tuổi mười lăm, mười bảy
Áo lụa vàng, chân sáo nhỏ đường mưa
Tôi đã hết mơ mộng nào ấp ủ
Sao gặp người….. tôi xúc động.. buồn chưa?

Có phải mắt người nồng nàn, bão nổi?
Co phải môi người nhắn gửi thiêng liêng?
Tiếng đàn người ru một đời tưởng tiếc
Cho tôi tìm về kỷ niệm bình yên

Wednesday, December 22, 2021

MINH NGUYỄN ** Thảo nguyên

 


Buổi sáng. Trên con đường dẫn tới bìa rừng, bọn trẻ mục đồng thức sớm, lùa đàn gia súc đi chăn thả trên cánh đồng cỏ.Đêm qua sau cơn mưa giông tầm tã, sáng ra, bầu trời hé lộ đôi chút ánh sáng, báo hiệu một ngày nắng ấm.Vào những ngày như thế, thảo nguyên nổi lên như một quần thể xanh biếc giữa sắc màu lộng lẫy với vô vàn sim mua,cỏ ống,cỏ đuôi chồn cùng với đám quì dại lui dần về phía cuối thung.

 

Đang khi còn ngầy ngật bởi cơn ngái ngủ, bọn trẻ chợt sững sờ nhìn lên con đường dốc cao trước mặt. Nơi đang hiện ra một hình thù kỳ quái nửa hư nửa thực, chưa thể định hình.Không một đứa trẻ nào dám lên tiếng, hé môi hỏi han nhau lấy một lời. Chúng cảm thấy đang có sự sợ hãi đè nặng lên lồng ngực; khiến chúng đùn đẩy nhau, cố chọn cho mình chỗ nấp an toàn. Cuối cùng,cái đám lộn xộn tưởng chừng gan dạ kia đã lẩn trốn sau bụi cây dại, len lén vạch kẽ lá ra để được nhìn tận mắt, cảnh tượng mà chúng cho rằng khá lạ lùng.

Thursday, December 16, 2021

Hà Thúc Sinh ** Đất ma


Năm nay cụ Tam bảy lăm tuổi, cái tuổi “ruồi bâu không thèm đuổi” đối với rất nhiều người. Nhưng giống một võ sĩ nhà nghề, ngã xuống đứng lên đấm tiếp, về một phương diện nào đó, cụ tự thấy mình cũng còn phong độ.

Tháng trước, thực mà nói, cụ khá nản lòng khi nhận tấm ảnh một cụ bạn văn bên quê nhà gửi qua. Trong tấm ảnh ấy có cả chục người, và nếu không có phần ghi chú phía sau, cụ không cách nào biết được đó là những người bạn vô cùng thân mến của cụ, trong có vài người bạn Hướng Đạo, người nào người nấy tóc vài sợi, răng vài cái, sườn sáu khúc, chân hai que… đại khái thế. Nhưng nhìn kỹ, cả đám giống nhau ở một điểm: trên những khuôn mặt héo hắt, ít râu hay rậm râu, họ đều hờm những đôi mắt lăm lăm ngó về phía trước. Chính những đôi mắt này báo cho cụ biết họ còn sống và còn chờ, dù cụ không biết họ sống cách nào và chờ cái gì.

Nhưng, cũng chính những đôi mắt đó làm cụ mất ngủ.

Wednesday, December 15, 2021

Tô Kiều Ngân ** NHÀ THƠ LỚN ! THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG VÀ ĐINH HÙNG

                

                                                VHC                                     ĐH        


Những thiên tài bạc mệnh của Sàigòn xưa

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…


Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.

Trần Vấn Lệ ** Thơ Mãi Là Tổ Quốc

 


Cơn bão đã đứt đuôi / nằm yên trên núi tuyết!

Núi hết run vì rét.  Rừng ngước đầu đứng lên...

Cơn bão sẽ được quên / khi thành phố sạch lại,

khi xe cộ được chạy / êm ru như thường khi...


Bão đổ bộ Cali / là những cơn bão rớt...

Mưa theo bão rắc hột, nắng xuống hóa thành hoa...

Bão là chuyện hôm qua!  Hôm nay, ngày đổi khác!

Hồ nào cũng ngập mặt...vui lắm, nước đã thừa!

Monday, December 13, 2021

Trần Kiêm Đoàn ** Tiên học lễ, hậu học văn - đạo lý hay tiêu cực


Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở   giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ Lễ trong bài này xin được viết hoa khi nhấn mạnh đó là tiêu đề của toàn bài và viết thường khi hiểu theo nghĩa quy ước.)

Sunday, December 12, 2021

Giới thiệu sách: Tuyển tập Hồi Sinh của TRẦN VĂN SƠN


Như những lời ru êm đềm, tuyển tập thơ văn Hồi Snh của Trần văn Sơn đã vượt thoát, vươn lên từ vực thẳm vắng lặng bằng những thanh âm diệu vợi, ngọt ngào. Cũng như Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa -thi tập trước của tác giả– sự ra đời của Hồi Sinh vừa rồi cũng đã được giới thưởng ngoạn thi ca tại miền Nam California và các trung tâm sinh hoạt Văn học Nghệ thuật hải ngoại ưu ái tiếp nhận với nhiều thiện cảm. 


Tác phẩm này dày hơn 340 trang. Riêng phần thơ đã chiếm 252 trang với 152 bài thơ. Tranh bìa là một họa phẩm màu của hoạ sĩ Nguyễn Đình Thuần. Phụ bản gồm 2 bức tranh của họa sĩ Bé Ký, Lương Trường Thọ… 

Cảm giác đầu tiên đến với tôi khi đón nhận Hồi Sinh là vẻ mỹ thuật, sự trang nhã qua lối trình bày và kỹ thuật ấn loát, do chính tác giả vã Nhà xuất bản Bạn Văn Nghệ sắp xếp chăm sóc. 

TIỂU TỬ ** Thằng Dân



Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !

Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !

Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc.

Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.

Saturday, December 11, 2021

Phan Bá Thụy Dương ** Trong cõi an nhiên


tặng Nguyễn Hòa [VCV] nhân ngày ghé thảo trang của bạn cạnh chân núi Trường Sơn

 

1-

Người từ độ về sơn trang quán chiếu

đá rong rêu chưa khóc đã nghẹn lời

con suối bạc lung linh trời ảo diệu

với nắng vàng biển động vọng xa xôi

Thuyền thanh tịnh xuôi theo dòng lặng lẽ

ánh từ dung rực rỡ lửa an nhiên

triền núi hư hao, âm thầm quạnh quẽ

bến đò ngang cũng hiu hắt đôi miền

Nguyễn Đình Toàn ** Khúc Ca Phạm Thái



Ta tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm,

Ta anh hùng hề, sự nghiệp có đầy đôi mắt Trương Quỳnh Như.

Chí nhỏ lòng kiêu, đổ thừa vận rủi,

Tài sơ sức mỏi, trách với thời cơ.

Lòng chua cay uống mãi rượu giang hồ,

Nâng chén lửa đốt tàn dần năm tháng.

Hồn đau thương những đêm trường bốc cháy,

Ngựa ngông cuồng khua gót nhớ quan san.

Trời mưa buồn hay nhỏ lệ nhân gian,

Men ứa lạnh trên đầu tay giá buốt.

Chợp năm canh gà chừ tóc hồ điểm bạc,

Thù nhà chưa trả chừ nợ nước vai mang.

Thẹn mặt làm ngơ chừ tủi thân hồ hải,

Gục đầu lên gươm chừ, máu đổ chứa chan.

Ta là sao tinh đẩu,

Cao vút trời cô đơn.

Đỗ Hồng Ngọc ** Thư gởi bạn xa xôi

                              

10 Năm, NHÓM HỌC PHẬT,

Chùa Phật học Xá Lợi Tp.HCM (Saigon).


Ngày này, 10 năm trước, nhóm bạn mình thường gặp nhau ở Chùa Xá Lợi Tp.HCM (Saigon) đã quyết định hình thành Nhóm Học Phật (NHP) để cùng chia sẻ, trao đổi, học Phật với nhau. Nhóm được Thầy Đồng Bổn hết sức ủng hộ và thậm chí nhường phòng của Thầy cho NHP sinh hoạt. Mỗi tuần chúng tôi gặp nhau vào buổi sáng Thứ tư, cùng trao đổi, tranh luận… sôi nổi những vấn đề Phật học, liên quan đến đời sống, đến tâm linh, đến những kinh nghiệm, phương cách tu tập. Nhóm chỉ có 10 thành viên, không mở rộng, có tính “chuyên sâu” một chút vì trong nhóm có người Hán học, người Pali, người triết, người y, người Nguyên thủy, người Đại thừa…

Trần Vấn Lệ ** Hỏi Thăm Đà Lạt


Không biết Đà Lạt giờ, 16 Trần Hưng Đạo, những con chim sáo sậu / còn tụ về đấy không?

Biệt thự giữa rừng thông / nghe nói giờ trống trải, lá thông rơi trên mái / gió đã bay hết rồi...


Đà Lat vậy, xa xôi / nếu tôi về đường cũ...con đường không phải phố / đã mất chiều dài xưa?

Đà Lạt vậy, hết thơ, tôi sẽ buồn biết mấy...Cái nơi, bên phải, trái, ngã ba đường dễ thương...

Friday, December 10, 2021

Phan Bá Thụy Dương ** Chuyện nhỏ thôi, Vietnam Blues

                                                   


Đã gần một năm Sơn mới trở lại thăm khu vườn hồng nổi tiếng khắp lục địa Hoa kỳ này.  Hôm nay là ngày đầu người dân tiểu bang Ohio kỷ niệm lễ hội hoa hồng thường niên tại khu Park of Rose ở Columbus.  Vì lễ hội khai trương vào các ngày cuối tuần nên khách thưởng hoa từ các nơi đổ về dồn dập.  Họ đến đây không phải chỉ vì bây giờ là thời điểm hoa hồng nở rộ và rực rỡ nhất, mà tại đây người ta còn có thể tìm thấy, chiêm ngưỡng hơn 350 loại hoa hồng rất quí hiếm khác nhau. Chẳng hạn từ thứ hoa hồng bé tí teo cho đến thứ hoa 7 sắc màu cầu vồng sang trọng mà giá trên thị trường rất đắt. Trong khu vườn rộng 13 mẫu này, khách nhàn du còn có thể tìm thấy 350 lọai hoa thủy tiên đủ màu.

BÙI NGỌC TUẤN ** Tâm sự cùng trăng



Thôi đi nhé vầng trăng kia

Đừng xui ta nhớ miền quê xa vời

Bao đêm chung chén đầy vơi

Cùng trăng than thở, ngậm ngùi xót thương

 

Trăng ơi bên kia đại dương

Có còn không một con đường bóng tre

đêm xưa trăng xuống đầu hè

Mùi hương nguyết quế mang về giấc mơ

Wednesday, December 8, 2021

TRẦN VĂN SƠN ** Đất Khổ

 

Rừng phơi xác gỗ tươm nhựa hận

suối cạn dòng hkoo sỏi đá buồn

đất khổ gầm gừ cơn đjia chấn

chim biệt tăm thú dữ xa nguồn


Kẻ loạn tâm xé núi lấp sông

biển tràn bờ ngập mặn rioojng đồng

bão tố cuồng phong và khí uất

nhuộn hồn u uẩn động huyền không

Monday, December 6, 2021

TRẦN VẤN LỆ ◙ ◙ Cũng Đành Gió Lạc Mùi Hương



Bỗng thơm như có hương ngàn 

bay qua nội cỏ tới làng xóm khuya…

Có ai trong gió đi về 

áo bay và tóc bay kìa, đêm trăng!


Chuyện này có tự muôn năm,

đêm nay lại hiện và thầm thì thơ…

Chuyện tình nào cũng rất xưa,

rất sau mà chẳng ai ngờ mới tinh…

Huỳnh Trung Chánh ** MA NỮ SI TÌNH

manusitinh-02_0

Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.