văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Saturday, March 17, 2018

HOÀNG LONG HẢI ** Đạo Phật Trong Dòng Sinh Mệnh Dân tộc


            Người Việt có hai dòng văn học: Vãn Chương Bình Dân và Văn Chương Bác Học. Cả hai dòng văn học nầy đều mang đậm nét đạo Phật.
Ngươi ta có thể thấy triết lý đạo Phật trong Cung Oán Ngâm Khúc, Đoạn Trường Tân Thanh, Hoa Tiên truyện, Bích Câu Kỳ Ngộ,v.v… (Văn Chương Bác Học) cũng như trong truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ (Văn Chương Bình Dân).

            Điểm dăc biệt, trong bài Hương Sơn Phong Cảnh, người ta có thể thấy đạo Phật trong cả hai lãnh vực văn học nói trên. Ví dụ: Trong câu chuyện cổ tích về Bà Chúa Ba, tức sự tích “Phật Bà Quan Âm Việt Nam” và trong bài ca trù “Hương Sơn Phong Cảnh”.

            Bài ca trù thuộc Văn Chương Bác Học và câu chuyện cổ tích về Bà Chúa Ba thuộc chuyện cổ tích của Văn Chương Bình Dân.

Lịch sử.

            Chùa Hương mang dấu ấn lịch sử từ sự tích Bà Chúa Ba hóa Phật ở thắng cảnh nầy.
            Bà là con gái thứ ba của một ông vua nước Hương Lâm phía đông Tây Trúc. Tương truyền nhà vua cầu đảo mãi mà chỉ sinh được ba người con gái, không có con trai. Vua đành chọn rể để truyền ngôi cho.

            Hai chàng rể đầu chỉ là những người tham lam ích kỷ, không đáng được lên ngai vàng. Vua hy vọng ở người chồng của công chúa thứ ba, tục gọi là Bà Chúa Ba. Khi vua hỏi Bà Chúa Ba chọn người phối ngẫu, công chúa từ chối, ngõ ý muốn vào chùa.

            Ngay từ khi còn nhỏ, công chúa thứ ba đã tỏ ra là người nặng lòng từ bi. Mỗi khi cùng hai chị dạo chơi khỏi hoàng thành, công chúa thường san sẻ cơm áo của mình cho những đứa bé nghèo khổ. Giống như thái tử Tất Đạt Đa, mỗi lần ra một cửa thành là thấy một cảnh đời sanh, lão, bệnh, tử, là lòng công chúa đau xót khôn nguôi, chỉ mong tìm đường cứu người.

            Vua khuyên nhủ công chúa nhiều lần không được, vua bèn nổi trận lôi đình la mắng giận dữ, rồi cho công chúa vô ở chùa, cho ăn chay kham khổ, bắt làm việc cực nhọc, sớm hôm thức khuya dậy sớm lo kinh kệ, mục đích là để công chúa “thấm” mùi tu hành mà bỏ ý định đi tu.

            Tuy nhiên, dù gian khổ thế nào, càng “thấm” mùi tu hành thì ý chí muốn đi tu của công chúa càng thêm vững chắc. Vua ra lệnh công chúa về kinh, công chúa lại không về. Vua lại nổi cơn thịnh nộ, bèn sai đốt chùa, vây khổn tăng ni. Thấy cơn nguy biến, công chúa bèn cắn ngón tay mình, vẫy máu lên không trung. Máu biến thành mưa, dập tắt ngọn lửa.

            Bỗng có vi thiên thần, biến thành con cọp trắng, đến cõng công chúa, chạy một mạch về phương nam. Đến núi Tam Đảo nước ta, cọp trắng để công chúa lại đó. Công chúa còn mê man, bất tỉnh. Bấy giờ muông thú, chim chóc, con thì hái trái, con thì kiếm rau, đem về để quanh chỗ nằm của công chúa. Tỉnh dậy, công chúa hồi sức nhờ thực phẩm do muông thú dâng cúng.

            Thấy công chúa tỉnh dậy, chim chóc hót ca vui mừng!

            Bấy giờ hoàng tử Lý Phật Mã triều Lý đang đi săn, thấy cảnh lạ, bèn tìm tới nơi, gặp công chúa, thăm hỏi chuyện trò, rồi mời về hoàng cung, dự tính nên duyên cầm sắt. Khi hoàng tử lên ngôi, nàng sẽ là hoàng hậu Đại Việt. Công chúa thuật lại chuyện mình, tỏ ý chỉ muốn theo con đường “Ánh Đạo Vàng” của Phật Tổ mà thôi.

            Tôn trong ý chí con đường theo Phật của công chúa, hoàng tử Lý Phật Mã đưa công chúa đến Hương Sơn, tỉnh Hà Tây là nơi có cảnh trí núi non kỳ vỹ để công chúa tu hành.

            Với tấm lòng từ bi, với ý chí tu luyện mạnh mẽ, sau nhiều năm tu hành, bỗng công chúa nghe tin phụ vương lâm trọng bệnh, theo lời các vị danh y, công chúa phải móc mù hai mắt, chặt bàn tay để nấu thuốc cứu cha. 

            Hiếu tâm động đến Phật Đà, và công lao nhiều năm tu luyện, Phật tổ hoá độ công chúa thành vi “Bồ Tát Quán Thế Âm người Việt Nam”, sau khi công chúa  xuống “Suối Giải Oan” để giải sạch những oan khiên khi công chúa còn sống trong cõi Ta Bà.

            Sau khi hiển Phật, “Phật Bà Quan Âm Việt Nam” thường vân du toàn cõi nước ta cứu nạn cứu khổ chúng sanh qua khỏi tai nạn... Do đó, mỗi khi, gặp cảnh hiểm nguy, tai trời ách nước, ngươi Việt thường niệm “Quán Thế Âm Bồ Tát”  để khẩn cầu.

            Người Việt Nam yêu mến, kính trọng và biết ơn Đức Quan Thế Âm Bồ Tát như là một “Người Mẹ yêu quí”.

            Trong viễn tượng đó, người Việt từ thời xa xưa, có hai người “Mẹ Việt Nam:

            “Phật Bà Quán Thế Âm” và một vị trong bốn vị “Tứ Bất Tử”.
            Tứ bất tử là bốn vị thần khởi thủy trong lịch sử người Lạc Việt. Bốn vị thần đó là

            -Thần Núi Tản Viên - thần dựng nước
            - Phù Đổng Thiên Vương - thần giữ nước
            - Chữ Đồng  Tử, Tiên Dung - thần xây dựng đất nước –
            - và Bà Chúa Liễu Hạnh - người Mẹ Dân Tộc. 

            Hiện nay, nhiều nơi, nhất là ở Bắc Việt vẫn còn nhiều đền thờ các vị thần nầy, được coi như “tôn giáo nguyên thủy” của người Việt chúng ta. Phần nhiều các đền thờ đó ở Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi khởi thủy dân tộc.

Địa Lý.

            Nước ta có hai Chùa Hương Sơn, một ở Hà Tĩnh, một ở Hà Tây cũ, nay thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

            Chùa Hương ở Hà Tĩnh không được nổi tiếng lắm, như chùa Hương ở Hà Tây, tuy hai nơi đều là danh lam thắng cảnh và có sự tích về chùa giống nhau - huyền thoại về Phật Bà Quan Âm Việt Nam - Tuy nhiên, về mặt xã hội, tôn giáo, thi ca, âm nhạc...thì chùa Hương ở Hà Tây có nhiều Phật Tử đến hành hương, nhiều du khách thăm viếng và đề tài phong phú cho tao nhân mặc khách và nghệ sĩ.

            Đi thăm Chùa Hương Tích - tức Hưong Sơn Hà Tây - trước hết, người ta đến Đền Trình. Tuy gọi là đền, nhưng ngôi đền lớn như một ngôi chùa. Ở Đền Trình có Bến Đục (“Thuyền đi, Bến Đục qua, mỗi lần có người ra, thẹn thùng em không nói “Nam mô, A-Di-Đà” – “Đi chơi chùa Hương”, Nguyễn Nhược Pháp). Đây là “Chùa ngoài”.

            Từ Bến Đục người ta xuống đi đò dọc theo suối Yến - thật ra, đây là một con sông rộng, trong bài “Hương Sơn Phong Cảnh” Chu Mạnh Trinh gọi theo cách thông thường như mọi người là “suối Yến” hay “khe Yến” - “Lững lơ khe Yến cá nghe kinh” - để đi vào “Chùa trong”, tức là vào chùa trong “Động Tuyết Quynh”. Động nầy thờ Phật, rất đẹp, màu sắc rực rỡ:

                        Ôi Chùa Trong đây rồi
                        Động thẳm bóng xanh ngời
                        Gấm thêu trần thạch nhũ
                        Ngọc nhuộm hương trầm rơi
                                     (Ng. Nh. Pháp - bài đã dẫn)

                        Này am Phật Tích, nầy động Tuyết Quynh
                        Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
                        Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
                        Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
                                   (“Hương Sơn Phong Cảnh” - Chu Mạnh Trinh)

Người Mẹ.

            Ai cũng có Mẹ. Ông Trời cũng có Mẹ. Mẹ là “nhu cầu” bức thiết của con ngươi - của muôn loài muôn vật - không chỉ mỗi cá nhân mà còn là một tập thể, một dân tộc và cả nhân loại. Cho nên hầu hết các tôn giáo đều có Mẹ. Mẹ Ma-ri-a của người theo đạo Thiên Chúa, Phật Bà của tín đồ đạo Phật.

            Dân tộc Việt Nam có những hai bà Me, Bà Chúa Liễu Hạnh, như trong “Tứ Bất Tử” và Phật Bà Quan Âm Việt Nam của Hương Sơn; một bà Mẹ từ Trời, như trong truyền thuyết về một công chúa con của Trời xuống giúp người Lạc Việt ở hạ giới và một từ phép Phật như trong câu chuyện công chúa thứ Ba Diệu Thiện về Phật Bà Quan Âm của Hương Sơn.

            Câu chuyên “hai bà Mẹ” nói lên điều gì?
            Có phải đó là một biểu trưng cho “tam giáo đồng nguyên” theo quan điểm đặc biệt về tôn giáo của người Việt chúng ta?

            Trong viễn tượng đó, hai bà đều cùng là Mẹ, chăm sóc, giúp đỡ và cứu độ chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn , khổ nạn.

Đạo Pháp và Dân Tộc Bồ Tát của chúng ta!.

            Đạo Phật có bao nhiêu Quan Thế Âm Bồ Tát?

            Mục Kiền Liên của Ấn Độ, Quan Thế Âm của Trung Hoa. Công Chúa Ba từ một quốc gia nào đó từ bên Tàu qua? Nước Hương Lâm ở đâu? Nào ai biết. Nhưng Bồ Tát Quan Thế Âm chùa Hương Sơn là vị Bồ Tát Việt Nam. Sao phải là vị Bồ Tát Việt Nam?

            Một ngàn năm Bắc thuộc vẫn giành lại được quyền tự chủ là tinh thần độc lập của người Lạc Việt. Phải chăng không có cái gì “ngoại lai” mà có thể tồn tại “cách biệt” trong cộng đồng người Việt. Đạo Phật phát xuất từ Ấn Độ, nhưng khi đã đến xứ sở nầy thì đó là Đạo Phật của Việt Nam. Đi với dân tộc Việt là đạo Phật của người Việt. Trong viễn tượng đó, mới có thể là Đạo pháp với Dân tộc là một. Cũng trong ý nghĩa đó, vị Bồ Tát của chúng ta là Bồ Tát của chúng ta, không phải của ai khác.

            Văn hoá và tôn giáo của người Việt, cũng giống như cái “Melting Pot” của người Mỹ. Văn hoá ấy, tôn giáo ấy, là của Người Việt, nhưng vẫn không mất đi cái bản sắc của nó vậy.

Đất nước thiên nhiên và triết lý đạo Phật.

'SỰ MÂU THUẪN TRONG KINH SÁCH ĐẠI THỪA
(Trích nguồn sách: PHẬT TỬ CẦN BIẾT tập2 trang116/ http://thuvienthaythonglac.net/index.php/kinh-sach/item/249-phat-tu-can-biet-tap-2#2-tài-liệu-dạng-html-unicode)

Hỏi: Kính bạch Thầy! Trên bình diện hữu sắc và vô sắc: Về hữu sắc thực tế trong nhân loại hiện nay không còn con đường nào khác là phải xây dựng cho mỗi người có một nền đạo đức nhân bản - nhân quả trên cơ sở bốn đế (khổ, tập, diệt, đạo). Vậy pháp hành là Tứ Chánh Cần ly dục ly ác pháp. Thật là tuyệt vời!
Bởi lẽ thế gian hiện nay, đã hầu hết làm mất đi nền đạo đức nhân bản này. Thế mới có chuyện mua bán chức quyền, tranh giành tổng thống, làm từ thiện thì bớt xén cả của những người khuyết tật, cả những người hoạn nạn do thiên tai, v.v..
Tất cả vì dục vọng mà họ đã làm mất đi bản chất làm người để đi vào thú tính, xét cho cùng ngay những con thú họ cũng không bằng. Vì bản chất loài thú, nó ăn no rồi thì thôi, nằm ngủ, nhưng con người hiện nay no vẫn chưa đủ mà còn phè phỡn tìm kiếm thật nhiều, để rồi vào tù còn giở trò sám hối.
Thật là đau lòng cho những vị Thánh Minh muốn cứu đời trước thực tại này.
Bốn câu kệ trong kinh Kim Cang:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai...”
Liễu nghĩa được bốn câu này thì làm gì có kinh Phổ Môn, kinh Địa Tạng, kinh Di Đà, chuyện Bà Thanh Đề (kinh Vu Lan Bồn) là một sự lừa dối phi đạo đức và phi nhân quả, mà HT đã phải dằn giọng kêu lên, một tiếng sét cho những ai còn mê muội.
..
Đáp: Tại sao kinh Kim Cang nằm trong hệ thống kinh sách phát triển mà lại mâu thuẫn đập phá lại kinh sách phát triển, bởi vậy chúng ta mới thấy hệ thống kinh sách phát triển không nhất quán. Cuốn kinh nào cũng tự ca ngợi nó là đệ nhất hơn các cuốn kinh khác, kinh Kim Cang ca ngợi kinh Kim Cang là đệ nhất, kinh Pháp Hoa cũng ca ngợi kinh Pháp Hoa là đệ nhất, kinh Lăng Già, kinh Viên giác, kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng vậy. Vì thế câu:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”
Bốn câu kệ này nó thể hiện qua trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật tánh không cho một hành tinh chết trong vũ trụ này, chứ không phải áp dụng cho hành tinh sống của chúng ta. Vì vậy, nó là chân lý của Long Thọ sản xuất, nó đang áp dụng trên cung trăng, mặt trời và trên những hành tinh chết khác, còn ở địa cầu thì nó là chân lý ảo tưởng, vì địa cầu là môi trường sống nên mọi vật ở đây không thể là cục đá gốc cây được (không có ngã, không có ta, không có cái của ta).
Nếu bảo rằng lấy bốn câu kệ này làm pháp tu quán chiếu thì không đúng, vì bốn câu kệ này không phải là pháp hành, nó chỉ là một lý luận suông của Bát Nhã phát triển mâu thuẫn lại chính bản thân của sự phát triển, tức là mâu thuẫn lại Tịnh Độ tông và Mật tông. Còn nếu lấy câu:
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc, như điển
Ưng tác như thị quán”.
Nếu dùng câu này tác ý tu tập để chúng ta trở thành cây đá trong môi trường chết thì có thể được, chứ pháp môn này không có mang tánh chất ly tham đoạn ác pháp để được giải thoát như kinh sách Nguyên Thủy.
Do biết các pháp hữu vi như giấc mộng, như huyễn ảo, như sương mù, như điện chớp, thì nó trở thành là pháp môn tránh né, pháp môn tránh né là pháp môn ức chế tâm, pháp môn ức chế tâm thì không bao giờ ly dục ly ác pháp được, không ly dục ly ác pháp thì không bao giờ có giải thoát.'             

 Khác với các tôn giáo khác, đạo Phật là một tôn giáo tĩnh, thiên về trầm tư, tư duy, chuộng sự tĩnh lặng để tỉnh tâm, nghiên cứu, suy nghiệm về triết lý của Phật Tổ, nên người theo Phật cần có sự im lặng. Do đó, nơi tu học của người Phật Tử cần xa cách nơi ồn ào thị tứ. Đó là nói theo quan niệm thông thường.

             Trong viễn tượng đó, chùa - nơi tu tập của người Phật Tử, ngoài Chùa Làng, ở ngay trong làng để dân làng dễ lui tới chiêm bái Phật Tổ, các ngôi chùa khác thường được dựng lên ở nơi thanh vắng, trên sườn núi, sườn đồi, có “phong thủy”, dùng các hang động làm nơi thờ phượng, tu hành. Vì vậy, nước ta có nhiều hang động trở thành chùa. Ngoài động Hương Tích ở Hà Tây, người ta còn biết chùa Phật ở Ngũ Hành Sơn, Chùa Hang ở Hà Tiên, đó là chưa kể những “cốc”, am ở vùng Thất Sơn thuộc Châu Đốc.

        Hương Sơn, còn gọi là Hương Tích, Động Hương Tích hay Chùa Trong là nơi danh lam thắng cảnh, có mây núi, sông nước êm đềm, kỳ vĩ... “Kìa non non, nước nước mây mây...” – “Hương Sơn Phong Cảnh” - Chu Mạnh Trinh - được Chúa Trịnh Sâm sắc phong là “Thiên Nam Đệ Nhất Động” – (thuộc hàng “đệ nhất” dưới trời Nam) thì nơi nầy phải là nơi có một lịch sử hay đẹp, là nơi có sự tích kỳ lạ, huyền bí, phải là nơi sản sinh một “nhân vật” đầy những huyền thoại phép tắc linh thiêng, “địa linh nhân kiệt”, là nơi ra đời, “hiện thế” của một “Bà Mẹ Việt Nam” để cứu độ dân tộc.

        Trong Ý nghĩa đó, một thắng cảnh bậc nhất của đất nước, “giao hòa” với một tôn giáo bậc nhất của dân tộc để tạo thành một câu chuyện truyền kỳ về một vị Phật hết lòng cứu độ dân tộc thì câu chuyện cổ tích đó hay mà không lạ, bởi vì hành trạng của Bà Chúa Ba, đâu phải phát tích từ một đất nước nào ở phía Đông Tây Trúc mà câu chuyện ấy, cội nguồn của nó là từ tinh chất đạo Phật trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam vậy.

        Tính cách ấy làm cho nhiều người phải ngạc nhiên. Chu Mạnh Trinh tự hỏi, mà cũng chính ông xác nhận: “Đệ Nhất Động hỏi rằng  đây có phải?!” (Chu Mạnh Trinh – “Hương Sơn Phong Cảnh”).

            a)- Cái đẹp của Hương Sơn Phong Cảnh vừa là Thiên tạo vừa Nhân tạo: Núi non hùng vĩ, hang động màu sắc lung linh rực rỡ, hình thù kỳ lạ của thạch nhũ là thiên tạo.

            b)- Tượng Phật, đền chùa (Đền Trình, Đền Thiên Trù (do Chu Mạnh Trinh đứng ra trông coi và xây dựng) là Nhân tạo.

            Đây là sự kết hợp giữa Thiên nhiên và Con người, tạo nên cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ, khiến bao nhiêu người mơ ước, ít nhất một lần trong đời được hành hương vãn cảnh nơi nầy.

        Lòng ao ước ấy, cũng là ao ước của Chu Mạnh Trinh:

                        “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay”
                                      (Chu Mạnh Trinh - bdd)

Phật trong lòng ai?

         Dĩ nhiên, như người ta thường nghĩ, đạo Phật lừ trong tâm hồn những người thông hiểu kinh Phật.

         Không hoàn toàn như thế!

         Đối với da số người Việt, giới bình dân, người ta hiểu đạo Phật một cách đơn giản, đơn giản như một món ăn tinh thần hằng ngày. “Làm lành tránh dữ”, “ăn hiền ở lành”.... Và nếu có một điều gì đấy, khó khăn gì đấy thì người ta “gọi Phật”, “kêu Phật”, hay “niệm Phật”, đơn giản như người ta “gọi mẹ”, “kêu mẹ”, “mẹ ơi!” vậy:

                   Me bảo: “Đường còn lâu
                    Cứ vừa đi, vừa cầu,
                   “Quan Thế Âm Bồ Tát
                   Là tha hồ đi mau…
                              (Ng. Nh. Pháp - bdd)

         Cái “ tâm Phật” của người đi Chùa, không chỉ ở trong lòng họ, mà ở ngay cả trong loài muông thú chim chóc, không hẳn chỉ là “nhân cách hoá” mà muông loài chim thú đều là sinh linh, đều có “tâm Phật”, có “Phật tính” như là một “chúng sanh”: 

                   Thỏ thẻ rừng mai, chín cúng trái,
                    Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh!
                                  (Ch. Mh. Trinh - bài dd)

            Có ba yếu tưởng chính yếu trong bài thơ của Chu Mạnh Trinh. Một là Giải oan, hai là Tang hải, ba là “giấc mộng”. Này Suối Giải Oan, khách Tang hải, giật mình trong Giấc mộng

        Sống là tự tạo cho mình một cái nghiệp. Nghiệp nặng hay nhẹ là do mỗi người. Nghiệp là oan khiên của đời. Muốn giải thoát, người ta phải giải nghiệp.
           
            Công Chúa Ba có những nghiệp gì, oan trái gì?
            Hy sinh một phần thân thể mình cho cha, có phải đó là “oan nghiệt” của Công Chúa Ba? Công Chúa phải “giải” cái oan nghiệt ấy ở “Suối Giải Oan” trước khi được Phật Tổ hóa độ.

            Người đời biết thế, vì đời nầy, như Bà Nữ Oa nói vậy: “Thương hải biến vi tang điền”. Cuộc đời là “tang thương”, là “tang hải” là biển xanh biến thành ruộng dâu, danh lợi chỉ là “giấc mộng”, là giấc Nam Kha. “Giấc Nam Kha khéo bất tình, Bừng con mắt đậy thấy mình tay không!” (“Cung Oán Ngâm Khúc” - Nguyễn Gia Thiều), “Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín”.

            Qua các giải thích nói trên, nhìn chung, bài “Hương Sơn Phong Cảnh” là sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, hài hòa và bền chặt giữa Đất nước, Dân tộc và Đạo pháp vậy.

Bối cảnh lịch sử của Chu Mạnh Trinh.

            Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862, mất năm 1905. Thực dân Pháp xâm lăng nước ta từ 1857, đến năm 1884 thì đặt xong nền đô hộ. Vậy bối cảnh lịch sử thể hệ Chu Mạnh Trinh là thời kỳ “nước mất, nhà tan” vì thực dân Pháp. Từ vua, quan tới dân, biết bao nhiêu cuộc kháng Pháp đều thất bại.

            Chu Mạnh Trinh, là một sĩ phu, ông ở đâu trong cuộc kháng chiến đầy máu và nước mắt đó?

            Ông từng tham gia và thất bại, và “giải tỏa” nỗi đớn đau trong tiếng kinh câu kệ của nhà Phật. Trong viễn tượng đó, vai trò của đạo Phật là như thế nào trong tâm hồn ông? Giúp Chu Mạnh Trinh “thoát tục”, giải tỏa nỗi oán hận mất nước trong một tôn giáo tiêu cực như người ta từng phê phán tôn giáo nầy, hay Chu Mạnh Trinh chỉ mượn Cửa Thiền - với cảnh nước non hùng vĩ, với đạo Phật là tôn giáo của dân tộc để giữ cho lòng yêu nước thêm bền vững, mà không như bao nhiêu người khác, vì vinh hoa phú quí mà hợp tác với Tây!

            Đạo Pháp ở trong Dân Tộc. Chính vì sự kết hợp chặt chẽ đó mà biết bao nhiêu người giữ lòng son sắt với đất nước mà không theo kẻ thù cướp nước. Chính vì lẽ đó mà đạo Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong các phong trào kháng Pháp giành độc lập. (Điều nầy chúng ta cũng được thấy trong phong trào chống lại cuộc xâm lược của Trung Cộng ở Tây Tạng dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma)

Kết luận.

            “Hương Sơn Phong Cảnh” là một bài ca trù, còn gọi là hát nói trong Văn Chương Việt Nam hậu bán thế kỷ 19, của một tác giả, cũng cùng là tác giả “Bài Tự Truyện Kiều”, được coi là lãng mạn bậc nhất của thi ca nước ta thời kỳ ấy.

            Bài ca trù nầy được nhiều người ưa thích, được đưa vào chương trình giáo dục bậc trung học từ chương trình giáo dục thời kỳ Giáo Sư Hoang Xuân Hãn trong chính phủ Trần Trọng Kim.
          
            Các nhà giáo dục, văn học nghĩ gì khi đưa bài ca trù nầy vào chương trình giáo dục?

            -Bởi vì là một bài thơ hay?
            -Bởi tác giả bài thơ là một người nổi tiếng trong văn học, nhất là về tính cách lãng mạn của người làm thơ?
            -Bởi vì bài thơ có giá tri về thi ca và tính cách triết lý sâu sắc của một tôn giáo lớn của nhân loại?
            -Bởi vì bài thơ ca ngợi Đất nước và Dân tộc trong tinh thần chống ngoại xâm?

            Không có cái gì là một!
            Tất cả kết hợp lại một cách nhuần nhuyễn và khéo léo để người học sinh thấy rõ quê hương trách nhiệm của mình.

            Trong ý nghĩa đó, “Hương Sơn Phong Cảnh” không giống như “Chơi Chùa Hương” của Hồ Xuân Hương, của Vũ Phạm Hàm, bài hát “Chùa Hương” của nhạc sĩ Hoàng Quí, lại càng không phải “Đi Chơi Chủa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp./

Cali tháng 2/ 2018 
Nguyễn Khắc Tuý Sen

hoànglonghải