Trong
3 năm sẽ có 70 lô chung cư cũ được di dời, tháo dỡ
(ảnh hưởng lớn tới hơn 7,250 gia đình dân), trong đó 3
lô được sửa chữa và 61 lô được khởi công xây mới
trong giai đoạn 2013- 2015. Đây là các lô chung cư đã xây
dựng trước năm 1975, có nguy cơ sụp đổ cao.
Đó
là dự thảo kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu
nhà ở cũ bị xuống cấp ở thành phố Sài Gòn vừa được
Sở Xây dựng TP Sài Gòn đưa ra lấy ý kiến các sở
ngành liên quan. Cụ thể, theo kế hoạch này, trong năm
2013, TP Sài Gòn sẽ hoàn thành bồi thường, “giải phóng
mặt bằng” 20 lô chung cư, ảnh hưởng tới gần 3,000
gia đình dân (xin nói rõ giải phóng mặt bằng có nghĩa
là phá dỡ hết nhà cửa cùng các công trình xây dựng cũ
thành khu đất trống trơn như sân đá bóng để lấy đất
làm công việc khác); khởi công xây mới 7 lô chung cư với
quy mô 1.850 căn nhà (hay còn gọi là căn hộ).
Năm
2014, hoàn thành bồi thường 18 lô chung cư (ảnh hưởng
tới 465 gia đình dân); khởi công xây mới 22 lô chung cư,
quy mô 3.287 căn nhà. Năm 2015, hoàn thành bồi thường 32
lô chung cư, ảnh hưởng tới 3.789 gia đình dân; khởi
công xây mới 32 lô chung cư, quy mô 4.734 căn nhà.
Những
chung cư sẽ bị di dời
Tôi
nghĩ nhiều bà con ở nước ngoài có thể có nhà bà con
anh em bạn bè ở Sài Gòn, biết rõ hơn rất cụ thể về
từng lô chung cư sẽ được tháo dỡ, dân sẽ phải di
dời đến khu tái định cư mới. Xin “kê khai” rõ ràng
rành mạch như sau:
Trong
năm nay (2013) sẽ di dời xong một số chung cư và khởi
công xây dựng 14 chung cư gồm: chung cư 72-86 Trương Quyền,
chung cư số 2 Nguyễn Gia Thiều, 148 Nguyễn Đình Chiểu -
125 Pasteur (Q.3), chung cư Trúc Giang, lô Y chung cư Hoàng
Diệu, Ngô Văn Sở (Q.4), chung cư 489-509 Gia Phú, chung cư
73/18G/17 Hồng Bàng (Q.6), lô K-L-M-N-O Nguyễn Kim, lô A-F-G
Ngô Gia Tự (Q.10), lô chữ và lô số chung cư Thanh Đa
(Q.Bình Thạnh), chung cư 350 Hoàng Văn Thụ (Q. Tân Bình),
chung cư 231/9 Lê Văn Sỹ (Q.Phú Nhuận).
Trong
năm nay cũng sẽ hoàn tất di dời các gia đình dân để
tháo dỡ bảy chung cư: 128 Hai Bà Trưng (Q.1), 206/1-34 Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Văn Sửu (Q.5), lô A-B-C Phạm Thế Hiển
và Bình Đông (Q.8), 319 Lý Thường Kiệt (Q.11), 40/1 Tân
Phước (Q.Tân Bình); bồi thường và di dời các hộ dân
tại bảy chung cư khác: bốn lô tại chung cư Cô Giang,
chung cư Quốc Thanh (Q.1), 8/11 lô tại chung cư Nguyễn Thiện
Thuật (Q.3), lô A-B-C chung cư Tôn Thất Thuyết (Q.4), 194 Đỗ
Ngọc Thạnh, 3/1-13 và 23/1-17 Phù Đổng Thiên Vương (Q.5),
lô K-T-S-U-V-X-Y chung cư Ngô Gia Tự.
Riêng
hai chung cư 481 Lê Văn Sỹ và 18 Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình)
thì năm 2013 sẽ hoàn tất di dời các gia đình dân để
tháo dỡ.
Có
làm được không?
Như
thế, bạn đọc đã có thể thấy được một núi công
việc trong ba năm. Tính riêng trong năm 2013, chỉ còn 3
tháng nữa là hết năm, với bằng ấy chung cư phải tháo
dỡ rồi bồi thường, tìm chỗ tái định cư cho hàng
ngàn gia đình, rồi xây dựng tới 14 chung cư mới. Không
hiểu các ông ở Sở Xây Dựng TP Sài Gòn, làm cách nào
để có thể hoàn thành kế hoạch ấy? Chỉ cần một vài
chung cư thôi đã là quá sức của Sở Xây Dựng rồi và
cũng là vấn đề đau đầu với cả Ủy Ban Nhân Dân
Thành phố.
Các
ông có nhìn thấy trước mắt cái chung cư ọp ẹp, nguy
hiểm nhất Sài Gòn là chung cư 727 Trần Hưng Đạo không?
Công việc làm từ gần mười năm trước, di dời một số
dân, đền bù rồi để đó, cho tới nay, chung cư 727 Trần
Hưng Đạo vẫn thế. Bao nhiêu trở ngại và bất ngờ xảy
ra, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Tôi chỉ nói
đến một thí dụ điển hình, chưa bàn tới những chung
cư khác mà các vị muốn tu bổ, sửa chữa cũng chưa làm
được.
Tất
cả đều nằm trên giấy, trên lời đồn đại, nay tháo
mai dỡ mốt đền bùa Chắc là các vị làm ra “kế
hoạch” để hỏi ý kiến các ban ngành cho vui vậy thôi,
cho có làm, ra cái điều có chú trọng tới dân chung cư
có thể chết bất đắc kỳ tử vì nhà xây dựng quá
lâu, nếu có sụt lún, vỡ toác thì các vị cũng... hết
trách nhiệm vì đã có kế hoạch rồi nhưng không ai chịu
làm, không ban ngành nào chịu giúp. Các vị khôn thật.
Nhưng các vị có hiểu được nỗi lòng của dân ở chung
cư không? Kế hoạch của các vị không thực hiện được
chỉ mang lại nỗi thấp thỏm lo lắng cho dân ở chung cư
mà quý vị liệt kê thôi.
Nỗi
ám ảnh của dân chung cư
Dân
chung cư, đầu tiên còn có nhiều gia đình bấn xúc xích
vì cảnh phải lìa bỏ nơi làm ăn sinh sống, đi lại, học
hành từ mấy đời nay. Nhưng bây giờ dường như người
ta chán rồi, đọc báo thấy vậy thì bàn tán và người
dân nghi ngờ các ông không làm nổi. Tuy vậy, đã là cuộc
sống thiết thân, cũng chẳng ai thờ ơ được, ngoài mặt
là vậy nhưng tự trong đáy lòng vẫn có nỗi ám ảnh do
những kế hoạch của các quan mang lại.
Người
dân đã không được sống yên ổn với giá cả, với suy
thoái, với xăng dầu điện nước, với cướp bóc vây
quanh, lại thêm một ám ảnh về cảnh phải bỏ nhà đi
chỗ khác. Dù từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng nữa,
nhưng biết đâu đấy, có một phép màu nào, các ông đến
dỡ nhà thật thì làm sao? Có khi dỡ nhà, đưa dân đi chỗ
khác rồi lại để đấy thì sao?
Đi
đâu, tất nhiên là không thể tái định cư giữa trung
tâm thành phố rồi, không thể lấy cái sân banh Cộng Hòa
hay sân Tao Đàn, sân Hoa Lư cho dân tái định cư được.
Tất nhiên là phải ra tuốt ngoại ô rồi. Hóc Môn, Bà
Điểm, Thủ Đức hay tuốt sau quận 7, quận 8...? Sang đó
rồi làm gì để sống? Con cái đang học hành sẽ ra sao,
điện nước sẽ thế nào, đường sá ngập lụt bao nhiêu
phân, trộm ngày cướp đêm không tránh khỏi với những
con đường tối vắng...
Nỗi
ám ảnh về những khu tái định cư, về những phiền
toái rắc rối trăm thứ đang âm ỷ trong lòng người dân
sống trong cả 70 cái chung cư mà các ông Sở Xây Dựng
đang định phá đi xây lại. Phá đi mất bao lâu và xây
lại mất bao nhiêu năm, rồi bao giờ lại được trở về
với “đường xưa lối cũ”?
Tình
cảnh hiện tại của người dân sống ở chung cư cũ
Tôi
là một người dân sống trong cái chung cư cũ từ hơn hai
mươi năm nay, chắc nhiều vị đã biết. Trong số 8/11 lô
được “giải phóng” chắc sẽ có lô tôi đang ở. Tôi
không kể lể nhiều về cái sự mất nhà, mất tất cả
ở cư xá Chu Mạnh Trinh xưa, phải về ở căn nhà trên
chung cư. Trải qua vài năm ở chung cư, tôi lại thấy mình
may mắn hơn khi còn phải lang thang đi ở trọ hết xóm
chợ Bàn Cờ đến khu chợ An Đông và còn hơn nhiều
người chui rúc trong những khu nhà lá, khu ổ chuột, khu
gầm cầu.
Được
ở chung cư đã là “sang” rồi, tôi chẳng mong gì hơn
nữa. Tôi không kêu ca, phàn nàn gì vì những tiện nghi
quanh mình. Tôi chỉ nói đến những mối hiểm nguy rình
rập cho tất cả bà con xung quanh mình, có lẽ cũng phản
ảnh được một phần tình trạng chung của những người
dân đang sống trong các chung cư có tên trong 70 chung cư có
tên trong “sổ đoạn trường” của các ông trong Sở
Xây Dưng Sài Gòn như đã liệt kê ở trên.
Chung
cư tôi đang sống được chính phủ Sài Gòn xưa xây dựng
từ năm 1968, sau Tết Mậu Thân, xóm nhà bên kia đường
Phan Đình Phùng, nay đổi tên thành đường Nguyễn Đình
Chiểu bị cháy hết. Chính phủ bèn xây chung cư này bên
đường Nguyễn Thiện Thuật, và chung cư mang cùng tên ở
trong khu gọi là Khu Bàn Cờ. Những gia đình bị cháy được
mua nhà trả góp ở chung cư này.
Căn
nhà tôi đang ở là của ông chú tôi đã mất, năm 1975
các con đều “ù té” chạy qua Mỹ. Ngay từ khi tôi mới
được dọn về đây ở, đã thấy tường vách, trần nhà
loang lổ vì thấm nước từ các căn nhà lầu trên xuống.
Vài năm sau, đôi khi vôi trên trần nhà rớt lộp độp
xuống giữa nhà. Tôi đã phải tốn công sửa lại, làm
một lớp nhựa che kín trần nhà và ông Đằng Giao cho thợ
lên dán giấy quanh tường, trông cứ như vách gỗ, cũng
“coi được” lắm.
Nhà
thường chỉ có 2 người nên cũng “rộng rãi” chán.
Nhưng cứ đóng cây đinh vào tường treo tranh ảnh là thấy
xi măng mủn ra như cát. Thỉnh thoảng nhà trên lầu để
quên nước, chảy lênh láng, nước tí tách nhỏ xuống
nhà, tường lại thấm nước ướt sũng. Nhưng nguy hiểm
nhất là ngay trên lối đi lại hàng ngày ngoài hành lanh
trước cửa, từng mảng bong tróc, thỉnh thoảng một đống
vôi vữa xi măng rớt xuống ầm ầm, cái đầm hành lang
bằng xi măng cốt sắt, nay đã lỗ chỗ, lắm chỗ há mồm
rộng hoác khoe vài cái cọc sắt đen sì bị thời gian ăn
mòn như ghẻ Tàu. Cái miệng xi măng lúc nào cũng có thể
rớt xuống từng mảng lớn, đe dọa mọi người qua lại
thường xuyên và nhất là lũ trẻ nhỏ vẫn thường chơi
đùa trong hành lang. Nó đã từng rớt vài lần giữa ban
ngày, nhưng tôi không hiểu tại sao vẫn chưa có ai bị
thương hoặc lăn ra “đi tàu suốt.”
Mỗi
lần ra cửa hóng gió, mọi người đều phải cẩn thận
chú ý đứng vào khoảng nào tạm coi là an toàn nhất. Chỉ
cần nhìn vào cây lõi sắt đã hoen rỉ, có chỗ thanh lõi
sắt chỉ còn lại một nửa cũng có thể biết toàn bộ
cốt lõi của chung cư này như thế nào. Chúng tôi thường
ví nó long lay như hàm răng ông lão tám mươi.
Cuộc
sống chung cư ban đầu còn sống chung với mấy anh xì ke
ma túy, chích choác ngay đầu lối đi, trộm cắp vặt cũng
xảy ra thường xuyên. Nhưng mấy năm sau này, các nhà ở
cùng khu phố, chung tiền lại mắc đèn sáng choang ngoài
hành lang nên mọi tệ nạn cũng đỡ dần. Trên những con
đường nhựa vào chung cư thì bị lấn chiếm vô tội vạ.
Lấn hết phần hè đường chưa đủ, lấn chiếm luôn
xuống đường, đủ các thứ hàng quán mọc lên, cuộc
sống trở nên hỗn độn.
Trong
nghị định của chính phủ cấm ngặt việc này, nhưng
nghị định chỉ là những trang giấy, người thi hành
“vướng mắc” gì đó không thi hành cũng huề cả làng.
Chỉ cần đi từ cửa Trụ sở Ủy Ban ND Phường xuống
vài chục thước là quý vị có thể thấy ngay những cảnh
nhếch nhác này. Nhà ôm cột điện, ngã ba đường là
quán cà phê, hàng quán lấn ra tới giữa đường, có khi
chiếc taxi đi không lọt, đành xuống đi bộ...
Mặc
dù nhiều gia đình đã phản ảnh tình trạng nguy hiểm
này đến phường xã từ nhiều năm qua rồi, nhưng mọi
chuyện đều trôi vào lãng quên, cho đến nay vẫn vậy.
Có lẽ cơ quan có trách nhiệm còn đợi đến khi nào có
người bị mảnh trần rơi trúng đầu nằm lăn quay ra mới
chú ý đến chăng? Cũng như ngay trong tuần này một vụ
sát hại người dã man đã đã xảy ra tại chung cư Nguyễn
Kim. Kẻ giết người và người bị hại cùng ở trong một
chung cư. Một chung cư chẳng khác gì chung cư tôi đang ở.
Cái
chết được báo trước ở chung cư Nguyễn Kim
Một
cô gái đang độ tuổi trăng tròn là nạn nhân của kẻ
cuồng sát tại chung cư Nguyễn Kim, P7 Q10 TP Sài Gòn vào
chiều ngày 4/10 vừa qua. Hung thủ là Nguyễn Quang Mạnh
(26 tuổi) một thanh niên lêu lổng, nghiện ngập ở căn
nhà số 324 của chung cư. Mạnh nghiện đã nhiều năm.
Không việc làm, nhà nghèo cha mẹ suốt ngày bù đầu vào
cuộc mưu sinh, Mạnh sống như thú hoang giữa rừng. Kiếm
được tiền, Mạnh mua thuốc để “phê.” Bà con chung
cư Nguyễn Kim rất phiền lòng về Mạnh. Nếu không có
biện pháp cách ly, đưa Mạnh vào trung tâm cai nghiện chắc
chắn sẽ có ngày xảy ra án mạng. Và cái ngày đó đã
đến...
15g30 chiều ngày 4/10 vừa qua, chị Lê Thị Hồng Liên (34 tuổi) nhà ở tầng 2 chung cư, đi làm về Trong lúc đang sum họp cùng gia đình, có tiếng gõ cửa. Ngỡ là người mang hủ tíu, chị mở cửa thì bất ngờ Mạnh xuất hiện với con dao nhọn trên tay. Mạnh uy hiếp đòi chị đưa cho hắn 500,000đ.
Chị Liên chưa kịp phản ứng, hắn đã vung dao đâm chị. Nhát đầu hụt, nhát sau ngang thắt lưng nhưng chưa gây thương tích. Chị Liên chụp vội chiếc ghế thủ thế cũng vừa lúc con chị sợ quá khóc thét lên. Mạnh bước ra không quên buông lời đe dọa , “không được báo công an, tao sẽ trở lại để lấy tiền.”
Mạnh bỏ đi được một lúc lâu rồi quay lại. Cả nhà chị Liên cùng nhau chặn cửa. Mạnh vừa đập cửa vừa đòi tiền. Chị Liên năn nỉ đừng xô cửa nữa và đưa qua khe cửa 400.000đ. Chị Liên kể, “Nó không lấy.” Nó nói phải đủ 500.000đ mới được, tôi lại phải xuống nước năn nỉ, “chị chỉ còn bấy nhiêu thôi.” Thế là nó cầm tiền và không quên...“ghi nợ.” Còn 100 đó hôm nào phải trả. Cấm không được báo công an. Nếu báo tao giết cả nhà...
15g30 chiều ngày 4/10 vừa qua, chị Lê Thị Hồng Liên (34 tuổi) nhà ở tầng 2 chung cư, đi làm về Trong lúc đang sum họp cùng gia đình, có tiếng gõ cửa. Ngỡ là người mang hủ tíu, chị mở cửa thì bất ngờ Mạnh xuất hiện với con dao nhọn trên tay. Mạnh uy hiếp đòi chị đưa cho hắn 500,000đ.
Chị Liên chưa kịp phản ứng, hắn đã vung dao đâm chị. Nhát đầu hụt, nhát sau ngang thắt lưng nhưng chưa gây thương tích. Chị Liên chụp vội chiếc ghế thủ thế cũng vừa lúc con chị sợ quá khóc thét lên. Mạnh bước ra không quên buông lời đe dọa , “không được báo công an, tao sẽ trở lại để lấy tiền.”
Mạnh bỏ đi được một lúc lâu rồi quay lại. Cả nhà chị Liên cùng nhau chặn cửa. Mạnh vừa đập cửa vừa đòi tiền. Chị Liên năn nỉ đừng xô cửa nữa và đưa qua khe cửa 400.000đ. Chị Liên kể, “Nó không lấy.” Nó nói phải đủ 500.000đ mới được, tôi lại phải xuống nước năn nỉ, “chị chỉ còn bấy nhiêu thôi.” Thế là nó cầm tiền và không quên...“ghi nợ.” Còn 100 đó hôm nào phải trả. Cấm không được báo công an. Nếu báo tao giết cả nhà...
Tiếp
tục gây án mạng ngay sau đó
Mạnh
bỏ đi đến một căn nhà gần đó. Gõ cửa. Thấy là
người quen ở chung cư, trong nhà mở cửa. Cánh cửa vừa
mở, Mạnh chĩa dao vào bụng cô gái đòi tiền. Cô gái –
là nạn nhân Lê Mỹ Nguyệt – nói “nhà không có tiền.”
Thế là hắm đâm nhiều nhát vào người Nguyệt. Bé Lê
Mỹ Phụng sợ quá chạy vào buồng trong đóng cửa trốn.
Sau khi bị đâm, chị Nguyệt chạy ra phía cửa sổ tri hô.
Máu tuôn xối xả rơi xuống cả tầng dưới.
Tên sát nhân lôi Nguyệt vào trong đâm thêm nhiều nhát cho đến chết rồi ung dung trở về căn nhà của hắn trốn trên gác lửng. Lúc này cả chung cư náo loạn. Công an xuất hiện, tóm gọn tên giết người.
Mọi người vào nhà Nguyệt. Không ai cầm lòng được khi được biết Nguyệt đang trong thời kỳ ở cữ vì mới sinh con được 19 ngày.
Cái chết được báo trước chẳng may rơi vào Nguyệt. Hung thủ không phải người xa lạ mà chính là cư dân trong chung cư. Người dân nơi đây hết sức bàng hoàng. Điều họ lo lắng, tại chung cư này vẫn còn ít nhất 2 con nghiện đang nhởn nhơ. Liệu máu có còn tiếp tục đổ ở các chung cư khác nữa hay không? Thật ra tình trạng này cũng vẫn có ở các chung cư khác, nếu không là con nghiện thì cũng là những người mang bệnh tâm thần, những đại ca, đầu gấu, những đàn anh giang hồ hảo hớn cát cứ lộng hành, người dân sợ bị trả thù nên đành ngậm miệng làm ngơ cho yên.
Tên sát nhân lôi Nguyệt vào trong đâm thêm nhiều nhát cho đến chết rồi ung dung trở về căn nhà của hắn trốn trên gác lửng. Lúc này cả chung cư náo loạn. Công an xuất hiện, tóm gọn tên giết người.
Mọi người vào nhà Nguyệt. Không ai cầm lòng được khi được biết Nguyệt đang trong thời kỳ ở cữ vì mới sinh con được 19 ngày.
Cái chết được báo trước chẳng may rơi vào Nguyệt. Hung thủ không phải người xa lạ mà chính là cư dân trong chung cư. Người dân nơi đây hết sức bàng hoàng. Điều họ lo lắng, tại chung cư này vẫn còn ít nhất 2 con nghiện đang nhởn nhơ. Liệu máu có còn tiếp tục đổ ở các chung cư khác nữa hay không? Thật ra tình trạng này cũng vẫn có ở các chung cư khác, nếu không là con nghiện thì cũng là những người mang bệnh tâm thần, những đại ca, đầu gấu, những đàn anh giang hồ hảo hớn cát cứ lộng hành, người dân sợ bị trả thù nên đành ngậm miệng làm ngơ cho yên.
Hãy
nhìn lại những gì xảy ra ở chung cư 727 Trần Hưng Đạo
Người
dân ở chung cư Sài Gòn, không ai không nhớ tới cái chung
cư có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào, một chung cư
thuộc loại nguy hiểm nhất thành phố. Thế mà từ mười
năm nay, các ông “nhà nước thành phố” dù đã tốn
rất nhiều công phu cũng vẫn hoàn toàn “vũ như cẩn.”
Tôi nhớ cách đây khoảng 7-8 năm, tôi đã đến chung cư
này để tìm một ông đánh vi tính thuê cho mấy cuốn
sách tôi không làm kịp.
Ông này vốn là thứ công chức quèn, “ăn theo giải phóng” từ Bắc vào Nam, làm thư ký cho một sở rồi vài năm sau về hưu. Cho nên tôi không rõ là căn nhà của ông được nhà nước lúc đó “phân” cho ở hay ông cũng là dân đi “vồ,” cứ thấy nhà không chủ là nhào vô ở hay nhà ông thuê lại của một anh cha căng chú kiết nào đó. Nhà ông ở trên lầu 3. Là dân ở chung cư đã quá quen với cái sự nhếch nhác rồi, vậy mà vừa bước chân vào đây tôi đã thấy sợ, cứ như lạc vào căn nhà ma. Ở mặt tiền, nhiều hạng mục đã bong tróc xi măng, lòi cả lõi sắt. Bên trong chung cư là cảnh hoang tàn, xập xệ, cầu thang sắt thoát hiểm từ lâu hoen rỉ, mục nát không ai dám đi. Càng lên càng thấy khung cảnh lờ mờ, chỗ nào cũng loang lổ vết bong tróc. Tôi đã từng tường thuật với bạn đọc từ những ngày đó. Đến nay mọi thứ còn tồi tệ hơn. Tôi không dám bén mảng đến chung cư này nữa, chỉ xin trích dẫn một đoạn ngắn của một người dân sống trong chung cư đó kể lại:
Chị Bùi Thị Vân, sống ở tầng ba, cho biết trần nhà và tường trong căn nhà của chị nhiều chỗ bị nứt, bê tông rớt liên tục. Hệ thống thoát nước cũng bị hư hỏng. Chị ngao ngán cho biết, “Sống ở đây không chỉ sợ nhà sập mà còn bất an vì những người nghiện thường xuyên vào chích ma túy công khai. Ban đêm tụi tôi chẳng dám ra khỏi nhà, thậm chí ban ngày cũng hạn chế đi một mình lên các tầng cao hơn, nơi phần lớn hộ dân đã di dời.”
Theo Công ty Công ích quận 5, chung cư 13 tầng trên được xây dựng từ năm 1960, vốn là khách sạn cao cấp. Sau năm 1975, đây là nơi sinh sống của 530 gia đình dân. Đến năm 2008, khi chung cư xuống cấp trầm trọng, UBND TP chỉ thị cho các đơn vị liên quan khẩn trương di dời dân ra khỏi chung cư. Nhưng đến nay vẫn còn hơn 100 gia đình dân đang sống tại đây, chưa kể một số hộ đã di dời lại quay trở lại “tái chiếm.” Ngoài ra còn nhiều người bên ngoài cũng vào thuê ở tạm.
Ông này vốn là thứ công chức quèn, “ăn theo giải phóng” từ Bắc vào Nam, làm thư ký cho một sở rồi vài năm sau về hưu. Cho nên tôi không rõ là căn nhà của ông được nhà nước lúc đó “phân” cho ở hay ông cũng là dân đi “vồ,” cứ thấy nhà không chủ là nhào vô ở hay nhà ông thuê lại của một anh cha căng chú kiết nào đó. Nhà ông ở trên lầu 3. Là dân ở chung cư đã quá quen với cái sự nhếch nhác rồi, vậy mà vừa bước chân vào đây tôi đã thấy sợ, cứ như lạc vào căn nhà ma. Ở mặt tiền, nhiều hạng mục đã bong tróc xi măng, lòi cả lõi sắt. Bên trong chung cư là cảnh hoang tàn, xập xệ, cầu thang sắt thoát hiểm từ lâu hoen rỉ, mục nát không ai dám đi. Càng lên càng thấy khung cảnh lờ mờ, chỗ nào cũng loang lổ vết bong tróc. Tôi đã từng tường thuật với bạn đọc từ những ngày đó. Đến nay mọi thứ còn tồi tệ hơn. Tôi không dám bén mảng đến chung cư này nữa, chỉ xin trích dẫn một đoạn ngắn của một người dân sống trong chung cư đó kể lại:
Chị Bùi Thị Vân, sống ở tầng ba, cho biết trần nhà và tường trong căn nhà của chị nhiều chỗ bị nứt, bê tông rớt liên tục. Hệ thống thoát nước cũng bị hư hỏng. Chị ngao ngán cho biết, “Sống ở đây không chỉ sợ nhà sập mà còn bất an vì những người nghiện thường xuyên vào chích ma túy công khai. Ban đêm tụi tôi chẳng dám ra khỏi nhà, thậm chí ban ngày cũng hạn chế đi một mình lên các tầng cao hơn, nơi phần lớn hộ dân đã di dời.”
Theo Công ty Công ích quận 5, chung cư 13 tầng trên được xây dựng từ năm 1960, vốn là khách sạn cao cấp. Sau năm 1975, đây là nơi sinh sống của 530 gia đình dân. Đến năm 2008, khi chung cư xuống cấp trầm trọng, UBND TP chỉ thị cho các đơn vị liên quan khẩn trương di dời dân ra khỏi chung cư. Nhưng đến nay vẫn còn hơn 100 gia đình dân đang sống tại đây, chưa kể một số hộ đã di dời lại quay trở lại “tái chiếm.” Ngoài ra còn nhiều người bên ngoài cũng vào thuê ở tạm.
Không
đủ năng lực tài chính cũng nhào vô thực hiện dự án
Nguyên
nhân chậm di dời dân khỏi chung cư 727 Trần Hưng Đạo
để xây mới là do chủ đầu tư không đủ tiền thực
hiện dự án. Ông Nguyễn Thành Phương, Giám đốc Công ty
Công ích quận 5, cho biết: Ngoài dự án này, công ty
(trước đây là Công ty Phát triển Nhà quận 5) còn được
giao đầu tư xây dựng chung cư Soái Kình Lâm và hai chung
cư thương mại (dự án Tản Đà - Hàm Tử và dự án
107-107B Trần Hưng Đạo). Tổng mức vốn đầu tư của cả
bốn dự án lên tới 4.091 tỉ đồng. Theo tính toán của
Sở Tài chính, để thực hiện bốn dự án này, Công ty
Công ích quận 5 phải có hơn 600 tỉ đồng, vượt quá
vốn điều lệ hiện có (chỉ hơn 90 tỉ đồng)!
Bỏ qua những chi tiết lỉnh kỉnh của chủ đầu tư và nhà nước, chỉ biết toàn bộ cái gọi là dự án đó “đánh trống bỏ dùi.” Ra lệnh cho người dân di dời rồi lại để đấy nên mới có chuyện nhiều gia đính đã ra đi nhưng thấy nhà mình vẫn chưa bị tháo dỡ, nhiều người dân cũng còn ở lại nên lại trở về “tái chiếm.” Tình trạng lơ lửng đó kéo dài từ mười năm nay, cái “răng bà lão” của thành phố vẫn cứ long lay như cũ. Chưa biết bao giờ nó rụng. Ấy vậy mà các ông ở Sở Xây Dựng Thành Phố lại mới đưa ra cái kế hoạch làm lại tới 70 cái chung cư từ nay đến năm 2015 thì đáng sợ thật. Các ông làm kế hoạch thật hay đùa với dân đây?
Bỏ qua những chi tiết lỉnh kỉnh của chủ đầu tư và nhà nước, chỉ biết toàn bộ cái gọi là dự án đó “đánh trống bỏ dùi.” Ra lệnh cho người dân di dời rồi lại để đấy nên mới có chuyện nhiều gia đính đã ra đi nhưng thấy nhà mình vẫn chưa bị tháo dỡ, nhiều người dân cũng còn ở lại nên lại trở về “tái chiếm.” Tình trạng lơ lửng đó kéo dài từ mười năm nay, cái “răng bà lão” của thành phố vẫn cứ long lay như cũ. Chưa biết bao giờ nó rụng. Ấy vậy mà các ông ở Sở Xây Dựng Thành Phố lại mới đưa ra cái kế hoạch làm lại tới 70 cái chung cư từ nay đến năm 2015 thì đáng sợ thật. Các ông làm kế hoạch thật hay đùa với dân đây?
Đến
chung cư cao cấp cũng khổ
Nói
về chung cư cấp cao và chung cư cấp thấp ở TP Sài Gòn
và Hà Nội thì còn khối chuyện để cười ra nước mắt.
Ngay chung cư cao cấp cũng khổ, bài báo có hạn, tạm thời
tôi chi xin nêu một ý kiến của ông Trần Tiến đang ở
chung cư cao cấp thổ lộ trên báo VNNet:
“Tôi ở căn hộ Sky Garden 3 Phú Mỹ Hưng, phải nói là rất tệ, hệ thống cửa từ không hoạt động, người ra vào tự nhiên, ngày nào về cũng phải thu gom các tờ quảng cáo đút qua khe cửa, rất nhiều người nuôi chó từ chó to (berge) đến chó nhỏ, chúng sủa và đi “vệ sinh” vô tư ở công viên, không khác gì trại nuôi chó. Lỡ để quên đồ trên xe khi gởi tầng hầm như nón bảo hiểm, áo mưa...là bị bốc hơi, mỗi block có hai thang máy, nhưng có khi cả hai thang máy đều gặp trục trặc hay mất điện, phải cuốc bộ lên mấy chục tầng, còn một thang máy trục trặc hỏng hóc là chuyện thường xuyên.Thôi chán quá không muốn kể nữa!.”
Ông Trần Tiến đã chán không muốn kể thì chắc độc giả của tôi cũng chán, nên tôi không dám kể thêm dù căn nhà tôi đang ở cũng nằm trong kế hoạch được tháo dỡ, di dời trong năm nay hoặc hai năm nữa, tức là năm 2015, là hạn cuối cùng. Nhưng tôi vẫn cứ tin rằng cho đến khi tôi “hai năm mươi” vẫn còn “ngồi nhìn nải chuối và con gà khỏa thân” ở cái chung cư này.
Văn Quang
(11-10-2013)
“Tôi ở căn hộ Sky Garden 3 Phú Mỹ Hưng, phải nói là rất tệ, hệ thống cửa từ không hoạt động, người ra vào tự nhiên, ngày nào về cũng phải thu gom các tờ quảng cáo đút qua khe cửa, rất nhiều người nuôi chó từ chó to (berge) đến chó nhỏ, chúng sủa và đi “vệ sinh” vô tư ở công viên, không khác gì trại nuôi chó. Lỡ để quên đồ trên xe khi gởi tầng hầm như nón bảo hiểm, áo mưa...là bị bốc hơi, mỗi block có hai thang máy, nhưng có khi cả hai thang máy đều gặp trục trặc hay mất điện, phải cuốc bộ lên mấy chục tầng, còn một thang máy trục trặc hỏng hóc là chuyện thường xuyên.Thôi chán quá không muốn kể nữa!.”
Ông Trần Tiến đã chán không muốn kể thì chắc độc giả của tôi cũng chán, nên tôi không dám kể thêm dù căn nhà tôi đang ở cũng nằm trong kế hoạch được tháo dỡ, di dời trong năm nay hoặc hai năm nữa, tức là năm 2015, là hạn cuối cùng. Nhưng tôi vẫn cứ tin rằng cho đến khi tôi “hai năm mươi” vẫn còn “ngồi nhìn nải chuối và con gà khỏa thân” ở cái chung cư này.
Văn Quang
(11-10-2013)