Giáo
sư Lê Văn Khoa đã có buổi họp mặt tại nhà hàng
Ánh Hồng ở Garden Grove với một số tác giả và
ân nhân đã giúp thực hiện quyển sách “Lê Văn
Khoa, Một Người Việt Nam” hôm Chủ Nhật
8-12-2013.
Trong buổi họp mặt, Giáó sư Lê Văn Khoa đã ký tên tặng sách tới một số tác giả chưa nhận kịp thời gian qua, và đã giải thích về tiến trình cực kỳ gian nan khi thực hiện quyển sách đầy công phu này.
GS Lê Văn Khoa giải thích rằng thực hiện sách này mất tới 4 năm trời, kể chi tiết sẽ cần tới cả tháng, bây giờ chỉ nói được ngắn gọn thôi. GS nói, tiên khởi là từ ý kiến của Trần Việt Hải, nhưng sau khi suy nghĩ, GS Lê Văn Khoa nói rằng, với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành in ấn trước 1975 với nhà xuất bản Thời Triệu, nơi GS Khoa nói rằng đã in nhiều sách đẹp nhất Sài Gòn, nên GS nắm vững nghề in trước 1975. GS Lê Văn Khoa nói, bây giờ GS phải in cuốn sách này thật đàng hoàng vì các tác giả viết cho mình thì mình cần phải in cho trang trọng.
GS Lê Văn Khoa nói, “Tui chết đi, sách sẽ còn ở lại chứ. Thêm nữa, thế hệ sau với kỹ thuật ngày một tối tân hơn, nên cuốn sách này cần làm cho tuyệt hảo ở mức có thể.”
GS Khoa cũng nói rằng, sách này sẽ khó về Việt Nam vì có nhiều bài trong sách này nói rằng Lê Văn Khoa là dân chống Cộng, mà mình muốn để lại đời sau những suy nghĩ của mình thì phải in trang trọng, “do đó, tui lãnh hết chi phí.”
GS Khoa kể về chuyện sang Arizona khảo sát giá từ một nhà in quen, giá cho là 60,000 đôla, vậy rồi làm sao có tiền. Nhờ anh bạn ở Quận Cam nghiên cứu giá, thì có giá là trên 60,000 đôla, chưa có bìa cứng, nếu có bìa cứng xong là tới 80,000 đôla. May được một nhà in ở Houston, có ông chủ cũ nhà in là người Việt gốc Hoa, cũng có lòng tốt muốn để đời, nên nói là sẽ in huề vốn, thưc ra ông này đã làm nhiều hơn, vì nhiều việc làm kỹ thuật đã không hề tính tiền.
Như
thế khỏi phải in ở Đài Loan hay Hồng Kông, vì các
nơi đó có thể cũng đưa vào cho Tàu Cộng
in.
Cũng cần mở ngoặc ghi chú rằng, GS Lê Văn Khoa trong sách có viết về âm nhạc và chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là chuyện Stalin đã giết 300 nhạc sĩ người Ukraine chuyên về đàn bandura vì sợ âm nhạc thể loại này kích động lòng yêu nước của dân Ukraine và họ sẽ chống lại sự cai trị của Liên Xô. Với bài nghiên cứu này của GS Lê Văn Khoa, chắc chắn không chế độ cộng sản nào dung dưỡng các trang giấy này.
GS Lê Văn Khoa kể về những chi tiết gửi sách từ Houston, hóa ra lại không kịp ngày cho Đêm Nhạc Lê Văn Khoa ở La Miranda hồi cuối tháng 11-2013. GS Lê Văn Khoa nói, “Mình trả tiền để họ gửi khẩn cấp 2 ngày, vậy mà họ câu tới cả tuần lễ.”
GS Lê Văn Khoa nói có nhiều ân nhân hỗ trợ in sách naỳ, trong đó có một số vị xin ẩn danh gửi 1,000 đôla, có vị gửi 7,000 đôla.
Trong buổi họp mặt có hiện diện của Nhạc Trưởng Nguyễn Khánh Hồng, GS Cao Văn Hở (thi sĩ Cao Kiều Phong), nhà văn Phạm Phú Minh, bác sĩ nha khoa cũng là nhạc sĩ Cao Minh Hưng, nhà thơ Phan Bá Thụy Dương, GS Nguyễn Xuân Vinh, vân vân.
Cũng cần mở ngoặc ghi chú rằng, GS Lê Văn Khoa trong sách có viết về âm nhạc và chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là chuyện Stalin đã giết 300 nhạc sĩ người Ukraine chuyên về đàn bandura vì sợ âm nhạc thể loại này kích động lòng yêu nước của dân Ukraine và họ sẽ chống lại sự cai trị của Liên Xô. Với bài nghiên cứu này của GS Lê Văn Khoa, chắc chắn không chế độ cộng sản nào dung dưỡng các trang giấy này.
GS Lê Văn Khoa kể về những chi tiết gửi sách từ Houston, hóa ra lại không kịp ngày cho Đêm Nhạc Lê Văn Khoa ở La Miranda hồi cuối tháng 11-2013. GS Lê Văn Khoa nói, “Mình trả tiền để họ gửi khẩn cấp 2 ngày, vậy mà họ câu tới cả tuần lễ.”
GS Lê Văn Khoa nói có nhiều ân nhân hỗ trợ in sách naỳ, trong đó có một số vị xin ẩn danh gửi 1,000 đôla, có vị gửi 7,000 đôla.
Trong buổi họp mặt có hiện diện của Nhạc Trưởng Nguyễn Khánh Hồng, GS Cao Văn Hở (thi sĩ Cao Kiều Phong), nhà văn Phạm Phú Minh, bác sĩ nha khoa cũng là nhạc sĩ Cao Minh Hưng, nhà thơ Phan Bá Thụy Dương, GS Nguyễn Xuân Vinh, vân vân.
Hàng trên, từ trái: Phạm Phú Minh, Lê Văn Khoa, Phan Bá Thụy Dương, Nguyễn Đình Cường, Bùi Bỉnh Bân. Hàng dưới, kể chuyện thực hiện quyển sách. (Photo PTH) |
Nhà văn Trịnh Y Thư trong bài viết tựa đề "Lê Văn Khoa: Tiếng Ru Từ Đất Mẹ" trong sách này đã kết luận rằng:
"Nhạc của ông là tiếng ru từ đất Mẹ, là lòng yêu nước thương quê dạt dào, là tình yêu thiết tha đối với nét đẹp truyền thống của văn hoá giống nòi. Nhưng thật oái oăm, một người như ông lại không được sống trên quê hương mình, và đó là lí do tại sao tôi so sánh ông với Issac Albéniz. Bởi không chấp nhận sống dưới một chế độ toàn trị, ông đã chọn cuộc sống lưu vong. Và, thật đáng buồn, điều đó có nghĩa là ngày nay dân tộc Việt Nam không có cơ hội thưởng thức nhạc của ông; không có những chương trình hoà nhạc Lê Văn Khoa tại các thính đường Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ; không có những buổi nói chuyện, trao đổi giữa Lê Văn Khoa và sinh viên các nhạc viện khắp nơi trên đất nước. Có ai nghĩ đấy là một thiệt thòi lớn cho dân Việt không? Riêng tôi, tôi nghĩ thế. Nhưng lịch sử của dân tộc cho thấy là không một triều đại hoặc một chế độ chính trị nào tồn tại mãi mãi, những tranh chấp phân liệt dù tàn bạo đến đâu chăng nữa cuối cùng rồi cũng phải nhường chỗ cho lẽ phải và tình thương. Nghệ thuật— không phải chính trị—mới là cái gì trường tồn, lưu lại mãi mãi trong suốt chiều dài lịch sử và tôi tin tưởng một ngày không xa âm nhạc Lê Văn Khoa sẽ trở về kho tàng văn hoá dân tộc. (Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam, trang 245-246)
Trong buổi họp mặt, ca sĩ Ngọc Hà, phu nhân của GS Lê Văn Khoa, đã cầm một quyển sách để lấy chữ ký lưu niệm của các tác giả.
Độc giả muốn mua sách này, có thể vào trang http://levankhoa.bigcartel.com/ và trả tiền qua PayPal. Cũng có thể gửi email trực tiếp tới tác giả: levankhoa@hotmail.com
Không phải thời nào dân tộc cũng có một người đa tài như GS Lê Văn Khoa. Ông là nhân vật tiền định, trong một thời kỳ tiền định huyết nhục tương tàn của dân tộc, và nhạc của ông đã ghi lại những đau đớn, những cách ly, những trận tàn phá và cả những lượn sóng Biển Đông vùi dập hàng trăm ngàn người lên thuyền đàò thoát khỏi quê hương.
Chúng ta có thể nghe được trong nhạc của GS Lê Văn Khoa là tiếng khóc của những bà mẹ mất con, là tiếng chạy hỗn loạn trong khi tiếng đạn đạị bác vang khắp trời, là những khát vọng tự do bị ghìm tiếng nơi quê nhà để thành các nốt nhạc hốt nhiên rã rời giữa các chuỗi nhạc thơ mộng của sáo diều... Ông đã biến lòng yêu nước của ông thành những nốt nhạc rất là riêng, một kiểu của thiên tài.