Sunday, August 23, 2015
Saturday, August 22, 2015
TIỂU TỬ * Tôi nằm gác tay lên trán
Hồi
nãy, nằm một mình trong phòng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi
không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên
hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện gì hay khi gặp khó khăn gì.
Và thường thì cử chỉ "gác tay lên trán" đó lâu lâu có kèm theo
tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái gì đang đè trong lồng
ngực.
Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : "Lất tay xuống! Làm vậy không nên!". Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …
Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : "Lất tay xuống! Làm vậy không nên!". Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …
Tuesday, August 18, 2015
Văn Quang * Đốt tiền dân nhiều thì ăn to
Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.
Trong tuần này dư luận VN lại bùng lên quá sôi nổi còn hơn là động đất. Đó là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi.” Dân biết nhưng nhiều quan vẽ ra những kế hoạch xây dựng “vĩ đại” làm bộ như không biết, thế nên phải nói.
ĐINH TỪ THỨC * Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên
Last Days in Vietnam là bộ phim tài liệu mới nhất về những ngày cuối cùng trước khi VNCH tan rã vào 30 tháng Tư, 1975. Trước đây đã có hai bộ phim tài liệu với nội dung tương tự: The Fall of Saigon và The Lucky Few. Bộ phim mới này đã gây tiếng vang trước khi được phổ biến rộng rãi.
Last Days in Vietnam do Rory Kennedy, con gái út của Bộ Trưởng Tư Pháp và Nghị Sĩ bị ám sát Robert Kennedy, sản xuất cho hệ thống PBS, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nam VN rơi vào tay cộng sản. Bộ phim này mới được chiếu ra mắt tại một số rạp ở California, và Washington DC vào tháng 9 và đầu tháng 10, 2014, và sẽ được cho chiếu rộng rãi vào tháng Tư, 2015. Vì nội dung tương tự, có người tưởng lầm đây là một trong hai bộ phim cũ được chiếu lại.
NGUYỄN CAO CAN * Nguyễn Bính, Nhà thơ bình dân Si Tình và Lãng Mạn
Ai
đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc
đáo của hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói
cách khác Nguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt
nam hiện đại. Ông là người đã góp công rất lớn vào nền
văn học Việt Nam, những câu thơ giản dị, bình dân đã làm
cho người đọc, khi đọc lên chỉ một lần đã thấy lòng
mình lâng lâng giao cảm, dễ đọc, dễ mến và nhất là dễ
thuộc. Nhưng có ai ngờ được rằng Nguyễn Bính lại có một
cuộc sống lãng mạn và giang hồ giống như thơ của ông.
Monday, August 10, 2015
VĂN QUANG * Cái danh hão
Cứ mỗi khi có đợt phong tặng danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân,” “nghệ sĩ ưu tú” lại có màn đấu đá tưng bừng trên khắp các mặt báo, các trang mạng. Năm nay cuộc đấu đá còn rầm rộ hơn, có lẽ bởi cái tật hám danh đã ăn sâu vào mạch máu của các ông bà được đời coi là “nghệ sĩ” ở VN.
Friday, August 7, 2015
TRẦN TUẤN KIỆT * Nhận định về thơ Tuyết Linh với gần nửa thế kỷ làm thơ
Giới văn nghệ sĩ ở nước ta vì hoàn cảnh lịch sử luôn biến động và thay đổi vô cùng lớn lao nên có những đời sống văn hóa đầy nhiễu loạn và ảnh hưởng lớn đến đời sống cá nhân của nhiều người. Có những công việc vừa thực hiện đã thay đổi nhất là ở thế hệ 20 thanh niên dở dang học hành hay công việc để vát súng xung trận chống giặc Bắc. Trong hệ lụy chiến tranh đó cái sống thác loạn và cái chết bất tử luôn gây tác động tinh thần cho giới trẻ miền Nam tự do rất mạnh mẽ.
MANG VIÊN LONG * chiều vơi bớt khổ
Trương Thị Thịnh |
Tôi rất tâm đắc khi đọc câu Pháp Cú sau đây trong Phẩm Ngàn (Sahassavaggo): “Tụng đến ngàn câu vô nghĩa, chẳng bằng một câu có nghĩa lý, nghe xong tâm liền an vui, tịch tịnh”. Từ lời giáo huấn trên của Đức Phật, tôi nghĩ - chỉ
cần nhớ và làm theo một câu trong muôn ngàn lời dạy của Đức Phật thôi,
trong suốt cuộc đời mình, cũng sẽ mang lại cho ta, cho người nhiều niềm
an lạc, lợi ích - ở đời nầy và đời sau rồi! Đâu cần đọc tụng, thuộc
lòng, muôn ngàn câu, mà chẳng thực hành miên mật, tinh tấn?
ĐỖ HỒNG NGỌC ** chân không
Gửi Nguyễn Bắc Sơn
Thơ ngươi hào khí ngất trời
Hơi men ngất đất hơi người ngất ngây
Từng phen ta đọc mà cay
Thương người thơ sống một đời cực Đông
Một gùi đầy ắp chân không
Lênh đênh xuống núi giữa mênh mông người…
Đỗ Hồng Ngọc
Thursday, August 6, 2015
Wednesday, August 5, 2015
HẢI PHƯƠNG ** Lục bát hậu chăn trâu ở Hoàng Liên Sơn
NGUYỄN ĐẠT * Hương Đêm
Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi, cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang. Nhưng tôi đâu dám chắc bốn người đều say, mặc dù cả bốn người đều ngồi hoặc nằm nghiêng ngả. Anh Giang thì đã ngã lăn kềnh trước mắt tôi, trên chiếc chiếu cói trải ở hiên nhà, vẫn nằm bất động trên chiếc chiếu ấy lúc anh Chinh, Lý và tôi thức dậy một lượt như có hẹn trước với nhau.
HÒA ĐA * Xóm Cầu Ngang
Dân miền Nam dễ dãi trong việc đặt tên người và địa danh. Cha tên Khỏe, con là Mạnh. Cha tên Lúa, đặt cho các con: Dun, Đầy, Bồ, Mừng, Dui... Cứ nghĩ sao, đặt vậy; cũng là cách biểu thị lòng mơ ước của người bình dân. Địa danh cũng vậy, cái gì chỉ ra được cái chung cho nơi đó thì họ gọi tên như vậy: Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình...Tên "chữ" chỉ nằm trên giấy tờ hành chánh. Thành thử trong miền Nam có bao nhiêu chỗ có tên Giáp Nước, Ngọn Miễu, Xóm Đình...? - Nhiều lắm, không chừng tỉnh nào, làng nào, xã nào cũng có. Cho nên câu chuyện tôi kể về Xóm Cầu Ngang này cũng có thể giống như bất kỳ Xóm Cầu Ngang nào khác, ở một làng một xã nào đó trong miền Nam, nơi sông rạch chằng chịt. Chỉ cần một cây cầu, bằng xi-măng kiên cố hay chỉ miếng ván, thân cau, cây tre... lung lay, nối hai xóm ở hai bờ con rạch hay con sông nhỏ, cũng có thể làm cư dân quanh đó chấp nhận cái tên "Xóm Cầu Ngang".1-
Tuesday, August 4, 2015
PHÂN ƯU ** v/v Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn
Vườn Tao Ngộ vừa nhận được
tin buồn:
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn
tên thật Nguyễn văn Hải [1944-2015]
tác giả tập thơ "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi",
vừa qua đời ngày 4-8-2015 tại nhà riêng tại
thành phố Phan Thiết. Trang Văn Học Nghệ Thuật
Vườn Tao Ngộ và nhóm văn thi hữu Bình Thuận
xin chân thành chia buồn cùng tang quyến. Xin cầu
nguyện hương linh Nguyễn Bắc Sơn sớm về Miền Cực Lạc.
ĐỖ HỒNG NGỌC, HẢI PHƯƠNG & QUẬN,
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG, PHẠM VĂN NHÀN,
PT PHẠM ĐÌNH THỪA, PHAN BÁ THỤY DƯƠNG,
THIẾU KHANH, TRẦN VĂN SƠN,
TRẦN VẤN LỆ, VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM
THIẾU KHANH, TRẦN VĂN SƠN,
TRẦN VẤN LỆ, VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM
NGUYỄN LỆ UYÊN * Nguyễn Bắc Sơn và tiếng thơ bi hài
"Chiến
tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ
trí
Lũ chúng ta sống một đời vô
vị
Nên chọn rừng sâu núi cả
đánh nhau" (NBS)
Khoảng cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, giữa những người làm thơ tự do và “làm dáng” theo thơ tự do, những người làm thơ tranh đấu theo kiểu “hiện thực nửa mùa, khẩu hiệu”,
bỗng xuất hiện lẻ loi một khuôn mặt mới toanh mang phong cách của
“trường phái” thơ ngang tàng, khẩu khí, khinh khoái đúng với chất hiện
thực phơi bày nhan nhản trong cuộc sống khốn đốn thời bấy giờ, rất không
giống ai.
NGUYỄN TRUNG DŨNG * Cánh Đồng Hoa Cúc Trắng
1 “Cánh Đồng Hoa Cúc Trắng” đi vào tâm tưởng ông kể từ khi tầu ngang qua Palo Alto, ngừng lại đón khách ở khu nhà ga nhỏ. Ngồi cạnh cửa sổ, thả mắt nhìn cảnh vật bên ngoài, ông bắt gặp một vùng trải dài và rộng đầy hoa cúc trắng. |
VÕ THỊ ĐIỀM ĐẠM * Đêm Trung Thu Phan Thiết
Trong những năm học ở trường Nữ Tiểu Học Phan Thiết (1960-1966), có ba điều tôi ao ước mà không bao giờ được toại nguyện. Thứ nhất, được cầm cái chùi gỗ để đánh ba tiếng trống thùng thùng thùng những khi vào lớp, khi ra chơi, khi tan trường, với những điệu trống dài ngắn khác nhau. Tiếng trống sao rền vang, sao oai nghiêm, chị đánh trống sao mà oai quá, mình cũng muốn được oai như chị ấy nhưng không bao giờ được cô chỉ định.
TRÚC THANH TÂM ** Thất Sơn huyền thoại
Xuống đồi Tức Dụp, cứ ngồi chờ trăng
Phụng Hoàng, điện Kín hóa thân
Gặp ta để mối nợ trần vấn vương !
Ngũ Hồ, đêm vẫn mờ sương
Ta vờ quên mất nỗi buồn đang rơi
Em nghe trộm tiếng ai cười
Từ trong ký ức vọng lời tri âm !
Monday, August 3, 2015
PHẠM TÍN AN NINH * Tiểu Thơ
Rầm!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim "Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê! Bộ ba "chàng ngự lâm pháo thủ" mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau! Đáng đời!
Tôi và hai thằng bạn vừa rà thắng xe đạp trước rạp Tân Tân để vào xem phim "Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ" thì bị một chiếc Vélo Solex húc từ đằng sau tới. Cả ba thằng ngã xuống đất. Riêng tôi còn bị cái xe của thằng bạn đè lên bụng đau muốn nín thở. Mới loi ngoi bò dậy, chưa kịp phủi bụi trên áo quần thì nghe tiếng quát tháo:
- Ê! Bộ ba "chàng ngự lâm pháo thủ" mù cả hà. Dừng ngựa mà chẳng coi chừng phía đàng sau! Đáng đời!
PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ** Giới thiệu Sách : Cuối Đời Một Người Lính của Trần Vấn Lệ
Vườn
Tao Ngộ vừa nhận được:
Tuyển tập thi ca của Trần Vấn Lệ do nhà xuất bản Chương Văn ấn hành năm cuối tháng 6 năm 2015.
Sách dày 291 trang. Bìa và trình bày Uyên Nguyên.
Cuối Đời Một Người Lính
Tuyển tập thi ca của Trần Vấn Lệ do nhà xuất bản Chương Văn ấn hành năm cuối tháng 6 năm 2015.
Sách dày 291 trang. Bìa và trình bày Uyên Nguyên.
Saturday, August 1, 2015
VĂN QUANG * Thời đại huy hoàng hay thời đại ăn cắp?
Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hay Phượng), ăn cắp tại Thụy Sĩ.
PHAN LẠC TIẾP * Hà Thúc Sinh
Anh Hà thúc Sinh là một người
đa tài : viết văn, làm thơ, làm nhạc, viết kịch. Là tác giả cuốn Đại
Học Máu, lừng lẫy một thời, được đón nhận nồng nhiệt cả trong thị trường
chữ nghĩa cũng như trong văn đàn. Trong mỗi trang sách đều tiết ra vẻ
cao ngạo, diễu cợt, buồn cười, khiến ngườì đọc đều thấy cái nghịch lý
rằng sự thất trận thật là kỳ cục, và kẻ thắng thật không có gì đáng
thắng.
Friday, July 31, 2015
Thursday, July 30, 2015
PHAN TẤN HẢI * Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện
Phạm Công Thiện |
Giác Ngộ
- Nhà thơ Phạm Công Thiện, pháp danh Nguyên Tánh, Tiến sĩ Triết học tại
Đại học Sorbonne - Pháp, nguyên Giáo sư Triết học tại Đại học Toulouse -
Pháp, nguyên Khoa trưởng Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn tại Đại
học Vạn Hạnh… đã xả thân tứ đại vào ngày 8-3, tại thành phố Houston,
Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 71 tuổi.
VĨNH HẢO * Bồ-tát ồn ào
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
Bồ-tát thường ẩn mặt chứ không đi nghênh ngang trước đám đông. Thường thì nép mình nơi chỗ kín đáo, nơi phòng tối, hoặc góc xó nào đó. Khi xuất hiện để “hành đạo” thì ồn ào, náo động, làm cho mọi người khó chịu, cho nên bồ-tát vẫn thích chọn những lúc vắng người mới xuất đầu lộ diện. Dù được những người giàu có trang bị cho bồ-tát bằng hình thức đẹp đẽ, gọn nhẹ nhất, và dù đã cố gắng nén tiếng dữ lắm, bồ-tát vẫn luôn là kẻ bị mang tiếng là hiếu động, ồn ào. Mang tiếng như thế, bồ-tát vẫn nhẫn nhục chẳng nói chi. Chưa hề kêu ca than oán, cũng chẳng hề giận dữ hay hờn dỗi ai.
TRẦN YÊN HÒA * Sống Ảo
tặng TP.
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò. Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại. Nghi nhớ lời hẹn hò với Hường trước khi anh đi làm, sáu giờ rưởi gặp em nghe, sáu giờ rưởi anh đi làm về là gặp em liền, đợi anh về ăn cơm với em. Nghi hạnh phúc với những lời hẹn hò kia. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, anh đều ở bên Hường, gần gủi, thân thương, trìu mến. Nhưng thật ra thì em ở xa anh đến ngút mắt.
Wednesday, July 29, 2015
NGUYỄN THỊ HÀM ANH * Tranh Thái Tuấn
Đó là một
ngày cuối năm, mùa mưa đã qua và mùa khô cũng đồng thời
bắt đầu cho hoạt động mua bán tấp nập, các hoạt động
văn nghệ chựng lại, dường như bị dẹp qua một bên nhường
chỗ cho việc sửa soạn lễ Tết. Thế nhưng trong cái hối
hả đó, một phòng tranh vẫn được long trọng khai mạc.
Tôi
đi cùng với bà quả phụ Trần Lê Nguyễn -vợ của cố nhà
thơ, kịch tác gia Trần Lê Nguyễn mà sau này là một người
rất nổi tiếng trong giới sưu tầm tranh- đến khách sạn
Festival ở số 31 Cao Thắng, quận Ba. Nơi đây hiện diện một
phòng triển lãm do đôi vợ chồng họa sĩ Lê Triều Điển
- nhà thơ Phan thị Quý chủ trì, nằm sâu sau khoảnh sân. Phòng
triển lãm trong khuôn viên khách sạn dường như càng lọt
thỏm giữa các tiệm bánh và shop quần áo chung quanh. Con đường
Cao Thắng vốn chật chội đông đúc, thế nhưng bước vào
phòng tranh khác hẳn, cánh cửa kính khép lại đã ngăn cách
khung cảnh xô bồ bên ngoài và mở ra một thế giới hội
họa, một không gian Thái Tuấn riêng biệt.
CUNG TÍCH BIỀN * Kẻ Ngoại Lai
“Để nhớ Iris, cơn bão Giáp Thìn”
I
Mãi đến buổi sáng hôm đó, nhiều tháng ngày sau Iris, trong đầu óc chú Tư khi đi ngang qua chợ Phú Nhuận, chợt thấy mụ hàng thịt ngồi với mấy cân thịt tim tím, bầy ruồi xanh bay vo ve, mùi súc vật chết dậy lên ngai ngái, mùi thích hợp nhất cho một cơn buồn nôn – một quá khứ kinh hoàng chợt thức giấc, thịt bò thức giấc. Quá khứ: người ta đã ăn toàn thịt súc vật chết từ miền núi nguồn trôi về, suốt những ngày Iris gieo thảm họa.
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN * Đặng Thế Phong
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Hà
Nội, tị nạn Cộng Sản lần thứ nhất năm 1954; trước 1975 làm việc tại Đài Phát
Thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài này, trong khi
cộng tác với các tạp chí văn học bằng các truyện ngắn, và thơ. Năm 1998 ông tị
nạn Cộng Sản lần thứ hai, qua Hoa Kỳ và trở lại hoạt động mạnh trong lãnh vực âm
nhạc, cho thực hiện hai cuốn CD ngay khi phát hành đã được đón nhận nồng nhiệt:
Hiên Cúc Vàng với chỉ một giọng ca Khánh Ly, và Tình Ca Việt Nam với Duy Trác,
Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu. Tác phẩm văn chương của ông
có thể kể: Chị Em Hải, 1961, tác phẩm đầu tay, nhật báo Tự Do xuất bản, Những Kẻ
Đứng Bên Lề, 1964, Con Đường, 1967, Ngày Tháng, 1968, Đêm Hè, 1970, Giờ Ra Chơi,
1970. Không Một Ai, 1971, Thành Phố, 1971, Tro Than, 1972. Năm 1973 Nguyễn Đình
Toàn được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc (VNCH) bộ môn truyện, với tác
phẩm Áo Mơ Phai. Ông và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Westminster,
California.
Monday, July 27, 2015
HOÀNG ÂN PHẠM LƯU VONG * Bình Thuận, Hiền Hòa Như Tên Gọi
Gia đình chúng tôi, người thì mang những mo cơm
vắt sẵn, kẻ thì khiêng những khúc bương chứa đầy nước lạnh. Nhỏ bé như anh em
tôi thì ôm những cục đường tán hoặc mật ong, âm thầm lặn lội xuống thuyền. Bố
tôi cùng những người lớn kẻ chèo, người chống cho đến khi chiếc thuyền rời khỏi
cửa Vạn Phần và kéo buồm xuôi theo cơn gió. Gần hai tuần lễ lênh đênh trên biển
cả với sóng đập gió gào, chiếc thuyền buồm mỏng manh có lúc như gần bị nhận chìm
xuống lòng biển cả. Chung quanh toàn là biển cả mông mênh, không định hướng được
đâu là bờ bến. Tất cả mọi người chỉ còn biết phú thác định mệnh cho Trời. Cuối
cùng thì cho dù chiếc thuyền bị nhận chìm ở cửa Thuận An, nhưng chúng tôi được
người dân Huế hết lòng cứu vớt lên bờ được mọi sự bình an. Từ đó chúng tôi thoát
ra khỏi vùng đất cay nghiệt Bắc Việt, nơi mà các ông Vô Thần đang tiến chiếm.
DIÊN NGHỊ * BÙI GIÁNG, GÁNH THAN LÊN BÁN CHỢ TRỜI
Gánh
than lên bán chợ Trời
Thiên
thần xúm hỏi: Em người ở đâu
Thưa
rằng em ở rất lâu
Trần
gian dưới đó dãi dầu liên miên
Bảo
rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa
rằng tên tuổi là em đây rồi
Nghĩa
là Sơn nữ đó thôi
Hỏi
rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa
rằng: cười gượng không vui
Nên
đành mím miệng một đời cho qua
Subscribe to:
Posts (Atom)