văn hữu vườn tao ngộ

Nơi lưu trữ tác phẩm của PBTD và thân hữu. Liên lạc: phanbathuyduong@gmail.com

Showing posts with label Văn học. Show all posts
Showing posts with label Văn học. Show all posts

Tuesday, May 26, 2015

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN ** Viết Về Hoàng Hải Thủy


NĐT
Hoàng Hải Thủy là một trong những nhà văn đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông nổi tiếng trước nhất như một người viết phóng sự, sau đó, như một dịch giả và một người viết tạp văn.
Từ tạp văn ở đây hiểu theo nghĩa, gặp gì viết nấy, trộn lộn cả phóng sự, văn chương, trích dẫn thi ca, âm nhạc, những ngôn ngữ do ông sáng tạo, bịa đặt ra.

Monday, May 25, 2015

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH *** Đỗ Hồng Ngọc, lang thang nghìn dặm trái tim


(Bài viết này như một chia vui cùng Nhà Văn Đỗ Hồng Ngọc với tác phẩm vừa xuất bản, Có Một Con Mọt Sách).
Trong Lời Ngỏ sách Nghĩ Từ Trái Tim, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (ĐHN) có nói, tôi viết bằng cảm xúc, bằng sự thể nghiệm đời sống chứ không phải bằng suy luận lý trí. Theo tôi, không chỉ với cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, mà tất cả tác phẩm của ông từ thơ, văn, bàn về kinh sách, hay những đề tài có vẻ chuyên khoa (tôi nói có vẻ vì ngay trong những đề tài ấy, ông viết không đơn thuần là khô khan của khoa học, mà đầy tính văn chương), đều được chữ ông chuyên chở những cảm xúc thực từ trái tim.

Sunday, December 22, 2013

HOÀNG TRÚC LY * Cháy Hoài Dáng Xưa

HTL qua Đinh Cường 

HTL mất ngày 23 tháng 12 năm 1983 tại SG, tính đến nay đúng 30 năm.
Để tưởng niệm người thi sĩ tài hoa này, VTN xin giới thiệu cùng quí vị 
thủ bút của anh qua bài CHDX. Được biết hôm nay tại Q.3 - SG, em gái 
của anh là cô Đinh Hương cũng tổ chức Ra Mắt lại nguyên bản 
tuyển tập thi ca Trong Cơn Yêu Dấu, nhưng đặc biệt kèm thêm 
2 bài nhận định của Đặng Tiến và Phan Bá Thụy Dương về thơ HTL.

Tuesday, December 10, 2013

PHAN BÁ THỤY DƯƠNG ◙ bài tâm ca vô niệm

gởi các bạn gái cũ thời áo trắng: Đ, TP, BN...
1-

kìa ai, bên suối ươm ảo tượng
mắt dã hoang vu bụi lốc huyễn mờ
vũ trụ chết -
tầng âm thanh lắng đọng
tay ơ hờ vuốt gió hát bâng quơ

tâm niệm lặng, lững lờ sương ốc đảo
gánh càn khôn u uẩn tiếng mưa khơi
tóc khô kiệt kết tinh mùi thủy thảo
thoáng mờ xa từng lượn sóng rã rời

PHAN TẤN HẢI * GS Lê Văn Khoa Kể Chuyện: Những Gian Nan In Sách

Hàng trên, GS Lê Văn Khoa và phu nhân cũng là ca sĩ Ngọc Hà. Hàng dưới, hình trái, GS Lê Văn Khoa ký tên vào sách; hình giữa, GS Nguyên Xuân Vinh; hình phải, BS nha khoa/nhạc sĩ Cao Minh Hưng đang ngồi ký tên cho ca sĩ Ngọc Hà (đứng). (Photo PTH)

Giáo sư Lê Văn Khoa đã có buổi họp mặt tại nhà hàng Ánh Hồng ở Garden Grove với một số tác giả và ân nhân đã giúp thực hiện quyển sách “Lê Văn Khoa, Một Người Việt Nam” hôm Chủ Nhật 8-12-2013.

Friday, November 15, 2013

TRẦN VIỆT HẢI * Đôi nét về Lê Văn Khoa



Âm nhạc làm tan biến những nỗi cô đơn, vơi đi mọi ưu phiền… Hãy để những giai điệu đầy cảm xúc dắt ta rong rủi khắp nơi trong cái vô hạn của không gian và thời gian... Tôi cảm được điều ấy và xin được nói về người đã gợi ý cho tôi.
Tôi đã phỏng vấn Giáo sư Lê Văn Khoa về nhiều khía cạnh vì tôi muốn biết và muốn viết về ông. Trong bài này tôi chỉ đề cập đến một vài phương diện nổi bật nhất của ông là âm nhạc và nhiếp ảnh.         
Lục ký ức trong giai đoạn tiền "Lục thập như bất tùng kê", tôi nhớ lại đôi nét về ông:

Wednesday, November 6, 2013

VÕ THẠNH VĂN * hịch sông núi


Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng.
Đánh cho sử tri: Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ!”
(Hịch Tây Sơn)

Bài 1.
(1) Cha ông dựng nước giữ thành
Chí cao trấn ải. Tài lành yên dân
Mấy phen phạt Bắc kinh thần
Mưa rơi. Sương rớt. Mây vầng. Sao băng

Tuesday, November 5, 2013

T.VẤN : Giải Nobel về Văn Chương 2013

Cuối cùng thì nhà văn nữ 84 tuổi người Canada, Alice Munro ,cũng đã được trao giải thưởng cao quý nhất về văn chương. Khởi sự viết năm 37 tuổi, và chỉ viết truyện ngắn, gia tài chữ nghĩa gần 50 năm của bà gồm 14 tuyển tập truyện ngắn, đã được hội đồng chấm giải xưng tụng là “ bậc thầy về truyện ngắn hiện đại “. Tuyển tập truyện ngắn thứ 14 , xuất bản năm 2012, có tên “ Dear Life “ , như lời bà tiết lộ trước khi biết mình nhận giải thưởng, sẽ là tập truyện ngắn cuối cùng . Nhưng có lẽ bà sẽ đổi ý. Một giải thưởng có tầm cỡ như giải Nobel về Văn Chương, có khả năng làm thay đổi nhiều thứ.

Wednesday, October 30, 2013

NGUYỄN LỆ NHÂN QUYỀN * VĂN BÚT QUỐC TẾ HỌP ĐẠI HỘI THẾ GIỚI Ở REYKJAVIK THỦ ĐÔ ISLANDE ĐỒNG THANH LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI


          Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 79 của Văn Bút Quốc Tế vừa diễn ra tại Reykjavik, thủ đô nước Islande từ ngày 9 đến 13 tháng 9 năm 2013. Chủ đề của Đại Hội là Biên giới Kỹ thuật số - Quyền Ngôn Ngữ và Quyền Tự Do Ngôn Luận. Có 70 Trung tâm Văn Bút gởi đại biểu tới ‘’Thành Phố Văn Chương của UNESCO’’. Phái đoàn Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ gồm có nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, đệ nhứt phó chủ tịch (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù), nhà văn Zeki Ergas, tổng thư ký (Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình), nữ tiểu thuyết gia Fawzia Assaad, cựu chủ tịch, đại diện Văn Bút Quốc Tế tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và nhà văn nữ Clara Franceschetta (Ủy Ban Nhà Văn Nữ).

Friday, October 11, 2013

ĐẶNG TIẾN * thi giới ĐINH HÙNG

ĐT qua Đinh Cường

          ĐINH HÙNG sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Trung Phụng, ngoại vi thành Hà Nội (chánh quán làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đông), Bắc Việt.

Thuở nhỏ, học trường Sinh Từ. Đậu tú tài khi học xong trường Bưởi, Hà Nội.

Tham gia sinh hoạt văn nghệ từ rất sớm, từ trước 1945, nhưng chỉ chính thức sống bằng nghề văn báo ít lâu trước khi di cư vô Nam (1952-54). Tại Sài Gòn, ông viết truyện dài dã sử (ký Hoài Điệp, Thứ Lang), làm thơ trào phúng (ký Thần Đăng), vẽ tranh, soạn kịch thơ và phụ trách mục thi ca Tao Đàn trên các luồng sóng phát thanh. Năm 1962, ông được trao tặng giải thưởng Văn chương Toàn quốc (về Thơ).

Thursday, October 10, 2013

PHAN XUÂN SINH * Nguyễn Đình Toàn – một nhân dáng lớn của sinh hoạt văn nghệ Sàigòn


Rất nhiều người nói về ông, viết về ông. Ông là một nghệ sĩ đích thực đã để lại trong lòng người đọc, người nghe một ấn tượng khó quên từ nhiều thập niên trước cho đến bây giờ. Trong chương trình phát thanh tối Thứ Năm của đài Sài Gòn mọi người chờ nghe Nhạc Chủ Đề của Nguyễn Đình Toàn. Ông có một lối dẫn nhập rất lạ và rất hấp dẫn lôi cuốn người thưởng ngoạn. Cho đến bây giờ lớp tuổi trên dưới 60 vẫn không quên lời dẫn vào bài hát như thỏ thẻ với người yêu, nó nhẹ nhàng trầm lắng với giọng đọc rất điêu luyện của chính ông, đã làm say mê biết bao con tim thuở đó. Nội trong lãnh vực nầy ông đã chiếm trọn vẹn người thưởng thức. Tôi còn nhớ lúc đó ngoài chiến trường với chiếc radio transistor nhỏ bằng bao thuốc, một cái ecouteur gắn vào tai. Chúng tôi có những giây phút chìm vào chương trình nhạc Chủ Đề của Nguyễn Đình Toàn. Ông đã mang lại cho chúng tôi những giờ nghỉ ngơi thật tuyệt vời khi đối đầu với chiến trường.

Friday, October 4, 2013

ĐỖ HỒNG NGỌC. * Thư gởi bạn xa xôi…


Sinh hoạt văn nghệ”

Kể chuyện sinh hoạt văn nghệ gần đây hả? Ừ được. Trong tháng 9 này cũng khá sôi nổi. Mình kể bạn vài “vụ” mình có tham dự thôi nhé.

* Đầu tiên là Thứ bảy 7.9, mình nói chuyện ở chùa Xá Lợi về “Vận dụng tư tưởng Kim Cang Bát Nhã trong cuộc sống”. Ủa, cái chuyện vận dụng này không phải “văn nghệ” hả? Mình lại thấy nó văn nghệ. Nếu không, sao lúc này thấy thơ bạn nhiều bài về thầy và chùa? Nào có người tự dưng mang con giao cho thầy, rồi tự dưng đến đòi lại, nào chuyện thầy quét lá trước cổng chùa gặp… tiền kiếp của mình v.v... Vậy mà không văn nghệ là gì? Chỉ cần “vận dụng” câu ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm hay “tức phi / thị danh” cũng đủ quá văn nghệ rồi? Vì nó làm cho cuộc sống đẹp hơn, bạn không thấy sao?

Monday, August 12, 2013

TRẦN TUẤN KIỆT * lục bát quốc thi việt nam


(mang thông điệp Hòa Bình thế giới)
Nhân loại trên thế giới này, mỗi dân tộc đều có thơ riêng của họ. Đó là ngọn nguồn phát nguyên, lưu trữ, và truyền tin một thứ tin lành mầu nhiệm của hữu thể. Từ ngày có Khúc ly tao của Khuất Nguyên, của giòng Bách Việt thơ mang sắc thái Đông Phương tự do và huyền ảo.

Thursday, July 11, 2013

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM ◘ Nguyễn Thụy Long – Bóng chim trên ngọn khô

Nguyễn Thụy Long (1938-2009)

 
Du nhập vào những đường hướng mới trong văn học nghệ thuật thập niên 60, quả nhiên có nhiều ngã rẽ, lập dựng cho mỗi văn nghệ sĩ thời đó một nét nhìn sáng hóa đặc biệt, giúp tác phẩm được bùng vỡ mãnh liệt. Mỗi người văn nghệ đột phát cho mình một phương hướng sáng tạo riêng biệt, không lẫn lộn vào ai, tạo cho văn chương miền Nam nhiều hướng đi mới rạng rỡ, đối chiếu không thua sút văn chương nước ngoài.

VIÊN LINH * Bến Hải, Thủy Mộ của Vũ Anh Khanh

Trong số các nhà văn, nhà thơ miền Nam (sau vĩ tuyến 17), có một thi sĩ nổi tiếng mà sử sách cả hai bên Quốc-Cộng ít nói đến, là Vũ Anh Khanh, tác giả bài thơ khét tiếng ‘Tha La Xóm Ðạo’; kẹt vì ông đang ở miền Nam thì tập kết ra Bắc năm 1954; cái kẹt thứ hai là năm 1957 ông bơi qua sông Bến Hải trở về quê hương miền Nam, và nghe nói bị miền Bắc bắn theo, ông đã nằm sâu trong lòng sông biển. Sử sách miền Bắc chắc chắn không dám nói đến ông, còn sử sách miền Nam quá ngắn ngủi, lại còn bị thiêu hủy sau này, nên nếu người hải ngoại quên ông, là tất cả sẽ lãng quên thêm nhiều năm nữa, trước khi có một Việt Nam hưng phục trong nền Văn hiến cũ và mở mang xây dựng lại từ đầu.

Saturday, June 29, 2013

TRẦN YÊN THẢO * một con người khác trong thơ Phan Bá Thụy Dương.

TYT, Hồ Hửu Thủ, PBTD, Đỗ Hồng Ngọc,
Huỳnh Tấn Thời, Trần Thiện Hiệp 
Những năm hậu bán của thế kỷ trước, tôi rất quen thuộc với một Phan Bá Thuỵ Dương của tình yêu, của lãng mạn, của thiên nhiên, của chiến tranh và thân phận làm người…Một vóc dáng khác thường trong những cảnh ngộ rất thường.

Bước qua thế kỷ 21 này, nhân đọc “Lời Gọi Cỏ May” (tuyển tập thơ văn của Phan Bá Thuỵ Dương, nxb Little Saigon 2012), tôi chợt bắt gặp một con người khác trong thơ anh. Một bóng dáng ngàn năm thơ thẩn đi tìm chính mình, đi tìm khuôn mặt ngàn đời bất biến bất dịch của mình từ trước khi sinh đến sau khi sống. Một hành trình cho dù vận dụng cả thời gian lẫn không gian cũng khó bề đo đếm!

Friday, June 21, 2013

Viên Linh * Nguyễn Ðăng Thục (1908-1999), Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam

GS Nguyễn Ðăng Thục (1908-1999).

Ðầu Tháng Sáu, 1999, gió bão cấp 10 và 11 kéo vào thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận với những trận mưa to gió lớn, thế nhưng tang lễ Giáo Sư Nguyễn Ðăng Thục, từ trần tại nhà riêng hôm mồng 2, đã diễn ra đông đảo, tôn kính chưa từng có.

Tuesday, June 18, 2013

HỒ TRƯỜNG AN * phương triều, người lữ hành đi vào bí nhiệm cuộc sống qua tập thơ “Xương Rồng Đen”

Phương Triều

Sa Đéc là một tỉnh nhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm đềm, một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi không nghĩ rằng đây là một chốn địa linh nhân kiệt. Nhưng về nghệ thuật sân khấu, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc được vang danh khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từ bộ môn hát bội, rồi hát cải lương, sau hết là ở lãnh vực thoại kịch và điện ảnh. Bà là kiện tướng của nghệ thuật trình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệ thuật diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩ tới nữ nghệ sĩ Françoise Rosay của Pháp, hay nữ nghệ sĩ Marguerith Rutherford của Anh, Judith Anderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào đầu thế kỷ 20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luật sư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu văn Lang (xuất thân từ trường Đại Học Bách Khoa Trung Ương tại Pháp). Về văn chương trước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệt nổi tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị Linh Trang (tác giả tập truyện Mưa Chiều) và Phương Triều. Nhưng lúc đó công việc sáng tác của họ chỉ như hoa chớm nụ, trăng vừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chí nhiều hơn.

Friday, May 31, 2013

VIÊN LINH * Văn học trẻ miền Nam qua bộ sách 4,000 trang


Sau 1954, khi báo chí truyền thông nói tới Miền Nam, hai chữ ấy không đồng nghĩa với Nam kỳ trong nhóm chữ Bắc kỳ Trung kỳ - vốn phát sinh từ khi vua Minh Mạng nhà Nguyễn đổi tên Thăng Long thành Hà Nội, năm 1831, cùng lúc tách Thanh Hóa một tỉnh nói giọng Bắc nhập vào Trung kỳ, và chọn 13 tỉnh phía Bắc nước ta gọi là Bắc kỳ, thì Việt Nam tự nhiên bị chia ra làm 3 kỳ như người ta đã biết - Hai chữ Miền Nam từ sau Hiệp định Geneve có nghĩa là phần đất từ vĩ tuyến 17 trở vào trong, đối nghịch với Miền Bắc phần đất từ vĩ tuyến 17 trở ra ngoài, sự phân chia ở đây không có tính địa dư hành chánh, mà mang ý nghĩa phân chia ý thức hệ.


Hình bìa điển hình cho bộ sách đã ra được 4 tập, hơn 4000 trang: Tác Giả Tác Phẩm, 
Người Ðồng Hành Quanh Tôi của Ngô Nguyên Nghiễm. (Hình: Viên Linh)

Wednesday, May 29, 2013

HỒ TRƯỜNG AN * vào vườn văn chương của Võ Thị Điềm Đạm qua tập truyện “Thiên Thanh”



Tôi được biết nhà văn nữ Võ Thị Điềm Đạm chừng hai năm qua một vài truyện ngắn đã đăng đâu đó.  Bởi tôi đọc gấp rút và lơ đễnh nên không nắm ý tình của văn chương chị bao nhiêu.  Nhưng được tin chị chiếm giải văn chương do Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do năm 2008 và tình cờ đọc một bài phỏng vấn chị do nhà báo Tô Vũ thực hiện.  Bài này đã đăng trên website Nam kỳ Lục tỉnh (www.namkyluctinh.org) nên tôi nghĩ rằng đây là nhà văn gốc Nam Kỳ nên tôi gởi vi thư chúc mừng chị.