TYT, Hồ Hửu Thủ, PBTD, Đỗ Hồng Ngọc, Huỳnh Tấn Thời, Trần Thiện Hiệp |
Bước
qua thế kỷ 21 này, nhân đọc “Lời Gọi Cỏ May”
(tuyển tập thơ văn của Phan Bá Thuỵ Dương, nxb Little
Saigon 2012), tôi chợt bắt gặp một con người khác trong
thơ anh. Một bóng dáng ngàn năm thơ thẩn đi tìm chính
mình, đi tìm khuôn mặt ngàn đời bất biến bất dịch
của mình từ trước khi sinh đến sau khi sống. Một hành
trình cho dù vận dụng cả thời gian lẫn không gian cũng
khó bề đo đếm!
Không
biết trước hay trong hành trình, Phan Bá Thuỵ Dương chợt
phát hiện sự tráo trở của chữ nghĩa văn tự. “Vất
kinh thư”, “Chôn kinh thư”…chỉ là cách diễn đạt.
Thực ra anh đã lăn lộn trên văn tự, dẫm đạp lên văn
tự rồi bỏ văn tự lại sau lưng, nương theo tự nhiên
giới, trở về cái khởi thuỷ không văn tự. Có điều,
nương theo bóng trăng thì vầng trăng chơi trò cút bắt:
ném
công án, vất kinh thư bất ngộ
theo
đường trăng-
trăng
khi tỏ khi lu
(Liên
Khúc Vô Thường)
Nương
sông về biển mong tìm cõi an nhiên, thì càng mơ mơ hồ
hồ trước thiên nhiên vô tận:
huỷ
công án, chôn kinh thư khải ngộ
nương
sông ngòi biển cả tới an nhiên
nửa
u hoài, nửa chợt nhớ, chợt quên
bỗng
tan tác cùng tiên thiên, tự ngã
(Liên
Khúc Vô Thường)
Hành
giả thời xưa khi ngộ tánh thì thỏng tay vào chợ, đánh
bạn với bợm nhậu và phường thọc huyết heo. Vì ta là
Phật mà tụi nó cũng là Phật. Còn Phan Bá Thuỵ Dương
khi thỏng tay vào chợ thì:
bụi
khói mê man,
chênh
chếch nắng gầy
lời
phố thị chập chờn như ảo giác
(Liên
Khúc Vô Thường)
Thiên
nhiên không thoả hiệp với ai, nhưng cũng chưa hề lừa
dối ai. Chẳng qua cái “cơ” và cái “duyên” chưa có
vận hội trùng phùng, hoặc không cần thiết phải trùng
phùng. Chính ở cái mấu chốt “không cần thiết” này,
Phan Bá Thuỵ Dương đã khám phá một cảnh giới ngoài
dự liệu. Đó là, ngàn xưa hay ngàn sau cũng vậy thôi.
Lầu xanh hay đạo tràng cũng vậy thôi. Hữu dụng hay vô
dụng cũng vậy thôi. Bồ đề hay kẽ chợ cũng vậy thôi.
Sở đắc hay vô sở đắc cũng vậy thôi. Cả cái “ta”
lẫn cái “người” đều đã hoà đồng trong đại ngã
từ vô lượng kiếp, thì cần gì phải biết ta là ai?
người là ai? Chi bằng cứ một mình đánh chén, để khỏi
uổng phí từng cái chớp mắt đáng giá ngàn vàng của
cuộc chơi. Còn hành trình cứ phó mặc đôi chân, mọi
cảnh ngộ cứ phó mặc cho tự nhiên giới:
rượu
độc ẩm hề, chân lạc loài đưa
mây
biến dịch, mưa chắt chiu giọt nhỏ.
(Liên
Khúc Vô Thường)
Tôi
nhớ trong “Đạo Đức kinh” có một câu đại khái như
vầy: “Kẻ khéo buôn bán thì trông vào nhà không thấy
hàng hoá. Người trí thì trông như khù khờ”. Quả thật,
nhìn vào thơ Phan Bá Thuỵ Dương, tôi cũng không thấy
hàng hoá. Và thường khi cũng…có vẻ khù khờ.
Trần
Yên Thảo.
[Văn
nghệ sĩ nhìn về tác giả: PHAN BÁ THỤY DƯƠNG]