Có
người nói đọc làm gì những hồi ký của các chính trị
gia nổi tiếng bởi vì, họ có một dàn trợ bút có nghệ
thuật cao để làm nổi bật chính con người của họ và
sẽ rất khó kiểm chứng để có trọn vẹn niềm tin vào
những điều họ viết. Bản thân tôi có lúc cũng đọc
các hồi ký và cảm thấy có khi bị đánh lừa bởi có
nhiều tác phẩm được hoàn thành với mục đích chỉ để
biện minh hay đánh bóng cá nhân người viết. Nhưng, có
những cuốn hồi ký làm cho tôi đọc thấy thích thú. Thí
dụ như hồi ký của Thủ Tướng Churchill nước Anh chẳng
hạn. Tôi chọn đọc không phải vì ông là một nhà văn
đoạt giải Nobel văn chương vừa là một khuôn mặt lãnh
tụ của thế giới. Mà chính là vì qua bộ hồi ký này
tôi thấy được con người bình thường của ông dù sống
và trải qua những phút giây đặc biệt của lịch sử.
Những bài học kinh nghiệm không chỉ là những văn từ
lý thuyết suông mà còn có giá trị thực tế cho những
người đi sau.
Tôi đọc hồi ký Living History của bà Hillary Rodham Clinton không phải vì bà là một Đệ Nhất Phu nhân của Tổng thống Bill Clinton đã ngự trị trong Tòa Bạch Ốc hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm và sau đó là Thượng Nghị sĩ của tiểu bang NewYork và bây giờ là ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chính phủ của tổng thống đương nhiệm Obama; và cũng không phải vì cuốn sách này đã bán được hơn một triệu cuốn ở tháng phát hành đầu tiên của năm 2003. Tôi đọc bởi vì muốn rõ chân dung của một người yêu, một người vợ, một người mẹ trong những hoàn cảnh của một người bình thường có trái tim bình thường nhưng phải cư xử theo lý trí của bộ óc với trách nhiệm đè nặng trên vai. Cả trăm triệu người trên thế giới đã biết về con người chính khách Hillary Rodham Clinton kể cả những người yêu và những người ghét nhưng có lẽ ít người biết cô sinh viên trẻ ấy bắt đầu yêu thế nào, lập gia đình trong hoàn cảnh và sóng gió trong hôn nhân dữ dội mực nào hoặc đóng vai trò người mẹ yêu thương con gái ra sao. Đọc những trang hồi ký để thấy được một chân dung phụ nữ Hoa Kỳ tiêu biểu.
“Tôi sinh ra không phải là Đệ Nhất Phu nhân hay Thượng Nghị Sĩ; cũng chẳng phải là đảng viên Dân Chủ; cũng không là luật sư hay quan tòa cho nữ quyền và nhân quyền; và cũng không chỉ để làm vợ hoặc làm mẹ. Tôi sinh ra là một người Hoa Kỳ ở giữa thế kỷ 20, một nơi chốn và thời gian của cơ hội. Tôi đã tự do để chọn lựa sự không chấp nhận thế hệ phụ nữ của thế hệ trước của chính đất nước tôi và lựa chọn những người phụ nữ rất đáng chú ý tôn trọng của thế giới ngày nay. Tôi đến vào cái tuổi tác của tận đỉnh ngọn ồn ào của thay đổi xã hội và tham dự vào một trận chiến chính trị cho ý nghĩa của Hoa kỳ và vị trí của quốc gia này trên thế giới…” Hillary Rodham Clinton đã mở đầu thiên hồi ký Living History như vậy.
Chúng tôi vẫn quanh quẩn ở trong khuôn viên trường đại học nhưng chưa hề gặp nhau cho đến khi ở một buổi tối tại thư viện vào lục cá nguyệt mùa Xuân. Tôi đang ngồi học ở phòng đọc sách trong khi Bill đang đứng ngoài sảnh đường và nói chuyện với một sinh viên khác, Jeff Gleckel, người đã nài nỉ Bill viết bài cho báo Yale Law Journal. Tôi cảm nhận rằng Bill đang nhìn tôi chăm chăm và nhìn rất lâu. Rồi tôi đứng dậy bước ra khỏi bàn học đến trước mặt Bill và nói: “nếu anh còn nhìn tôi chăm chú như vậy và tôi cũng nhìn lại như thế, chúng ta coi như có một dịp tốt để giới thiệu với nhau. Tôi tên là Hillary Rodham.” Và thế là quen nhau. Đến nỗi khi Bill kể chuyện mình đã quên không nhớ chính tên mình.
Chúng tôi thực sự cũng không nói chuyện nhiều với nhau cho đến ngày cuối của lớp học vào mùa Xuân năm 1971. Cùng tình cờ đi ra khỏi lớp của giáo sư Thomas Emerson về chính trị và quyền hạn dân sự, Bill hỏi tôi đi đâu và tôi nói tôi đi đến văn phòng để ký tên ghi danh những lớp học cho lục cá nguyệt tới. Anh nói anh cũng đi đến văn phòng như tôi. Khi cùng đi chung đường anh ấy khen bộ váy hoa dài của tôi. Lúc tôi nói chiếc váy ấy do mẹ tôi may, Bill bắt đầu lân la hỏi sang chuyện gia đình và nơi tôi sinh trưởng và lớn lên. Chúng tôi cùng xếp hàng đứng đợi để ghi danh nhưng khi đến lượt thì cô thư ký sửng sốt hỏi: “Bill anh làm gì ở đây? Anh đã ghi danh rồi mà!” tôi bật cười khi nghe anh thú thực rằng ghi danh chỉ là cái cớ để được đi cùng và nói chuyện với tôi. Và chúng tôi đã đi cùng nhau một đoạn đường dài sau đó đánh dấu một ngày hò hẹn đầu tiên.
Chúng tôi đều muốn đi xem cuộc triển lãm của họa sĩ Marl Rothko (một họa sĩ phái trừu tượng người Mỹ gôc Latvia) tại phòng trưng bày nghệ thuật của đại học Yale. Tuy nhiên phòng triển lãm đóng cửa vì công nhân tranh đấu về luật lao đông. Khi chúng tôi đến, không vào bên trong được thì Bill nảy ý kiến rằng nếu chúng tôi xin tình nguyện làm công việc nhặt rác trong sân thì có thể đi vào bên trong. Nhìn anh ấy nài nỉ để được nhận lời cho vào tôi mới nhận thấy khả năng thuyết phục trong hành xử của anh ấy. Cuối cùng, chúng tôi đã vào được bên trong của phòng triển lãm. Chúng tôi đi thăm tất cả mọi nơi, nói chuyện về Rothko và hội họa của thế kỷ 20. Tôi thực rất kinh ngạc về những điều anh ấy quan tâm và ngạc nhiên về kiến thức của anh về những chủ đề văn nghệ mà thoạt lúc ban đầu tôi tưởng khó thích hợp với một chàng tuổi trẻ Viking có gốc gác từ tiểu bang Arkansas.
Sau khi hoàn tất xong công việc làm sạch sẽ sân của viện bảo tàng, tôi đến ngồi trên cái dùi lớn của bức tượng Draped Seated Women của Henry Moore và chúng tôi nói chuyện rất lâu đến sẩm tối. Tôi bắt đầu nhận thấy anh chàng sinh viên xứ Arkansas có vẻ phức tạp hơn là những ấn tượng ban đầu của tôi. Cho đến nay Bill vẫn làm cho tôi kinh ngạc vì sự kết nối và đan dệt giữa ý tưởng và ngôn ngữ cũng như cách trình bày nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Tôi yêu cách anh ấy suy tư và cách thể hiện từ hình dạng bên ngoài. Một trong những điều làm tôi chú ý ở chàng là đôi bàn tay. Cổ tay nhỏ, ngón tay thon trông giống như của một nhạc sĩ dương cầm hay một bác sĩ giải phẫu. Khi lần đầu tiên gặp nhau thời còn sinh viên đi học, tôi rất thích thú ngắm nhìn tay anh lật sách. Bây giờ bàn tay ấy đã có dấu hiệu đổi thay từ năm tháng, sau hàng ngàn cái bắt tay chào đón hay bao nhiêu lần quật banh chơi golf và hàng dặm dài chữ ký. Đôi tay ấy, giống như chủ nhân của nó đã bắt đầu nhăn nheo nhưng vẫn đầy sinh động của sự quyến rũ và biểu lộ tình cảm…”
Mùa Xuân năm 1971, Hillary bắt đầu mối tình với Bill Clinton. Mùa Hè, cô thực tập ở thành phố Oakland, tiểu bang California ở tổ hợp luật sư Treuhaft, Walker and Bumstein về luật hiến pháp, tự do dân sự và những ý tưởng cấp tiến mà trong đó một toán gồm bốn sinh viên thì đã có hai là cựu đảng viên Cộng sản. Bill Clinton hủy bỏ chương trình làm việc mùa Hè để theo Hillary Rodham qua sống chung ở Oakland và cả hai khi trở về trường luật thì ở chung với nhau ở New Haven. Mùa hè sau thì cả hai tình nguyện sang Texas để tham gia vận động cho ứng cử viên tổng thống George Mc Govern.
Thế là “nàng“ đã yêu “chàng và “nàng” mang ý trung nhân của mình trình diện gia đình: “Sau Giáng Sinh, Bill lái xe từ Hot Springs đến Parl Ridge thăm gia đình tôi. Cha mẹ tôi đã gặp anh ấy mùa Hè trước nhưng tôi vẫn sợ vì cha tôi có tật hay chỉ trích phê bình không khoan nhượng các bạn trai của tôi. Tôi tưởng tượng ông sẽ nói gì khi gặp một gã theo khuynh hướng đảng Dân Chủ với mái tóc dài rậm như kiểu Elvis Presley. Mẹ tôi thì có vẻ có cảm tình nhiều nhất là khi anh tình nguyện phụ bà rửa chén. Tuy nhiên, mẹ tôi đã bị Bill chinh phục khi bàn về quyển sách triết mà mẹ tôi học hồi ở trung học. Còn với cha tôi thì tình thế diễn ra chầm chậm hơn nhưng sau đó được hâm nóng khi cả hai chơi bài hoặc xem trận đấu football trên màn ảnh truyền hình. Anh của tôi cũng có biệt nhãn với Bill và bạn bè tôi cũng vậy. Khi tôi giới thiệu chàng với Betsy Johnson, thì mẹ của cô ấy là bà Roslyn đã kéo tôi vào góc phòng và nói: “bác không quan tâm tới việc cháu sẽ làm gì nhưng đừng để vuột mất cơ hội. Anh ta là người duy nhất mà bác thấy có thể làm cho cháu cười”
Có lần Bill Clinton cầu hôn vừa lúc hoàng hôn buông xuống ở vùng hồ tuyệt đẹp District of England khi hai người ngồi bên nhau cạnh bờ hồ Ennerdale:
“Tôi rất yêu anh ấy nhưng tâm trạng ngổn ngang những lo nghĩ về tương lai và cuộc sống. Vì vậy tôi đã trả lời: “Không, không phải là thời điểm này” ý tôi muốn nói: “cho em thêm một thời gian nữa”. Đời mẹ tôi đã chịu nhiều đau khổ bởi cuộc hôn nhân đổ vỡ dẫn đến ly dị của ông bà ngoại tôi và thời niên thiếu cô đơn đầy buồn tủi của mẹ đã in đậm trong ký ức tôi. Tôi biết rằng khi quyết định kết hôn cuộc hôn nhân của tôi phải là cuộc sống lứa đôi tốt đẹp của gia đình ăn đời ở kiếp với nhau. Nhìn quay lai thời điểm đó và cũng nhìn lại chính bản thân mình, tôi nhận ra rằng tôi đã thật hoảng sợ thế nào về tội lỗi nói chung và tình yêu mãnh liệt của Bill dành cho tôi nói riêng. Với tôi, Bill là hiện thân của sức mạnh tự nhiên và tôi tự nghĩ mình có thể chịu đựng được nỗi khó khăn phải trải qua khi trực diện với sự thay đổi của từng thời kỳ cái sức mạnh tự nhiên ấy. Bill sẽ chẳng có một chút giá trị nào nếu không kiên trì. Anh đã coi tôi là một mục tiêu và quyết định phải đoạt được mục tiêu ấy. Anh cầu hôn tôi một lần, rồi một lần nữa và lần nữa nhưng lần nào tôi cũng từ chối. Cuối cùng Bill nói: “Anh sẽ không hỏi để cưới em lần nữa nhưng nếu em quyết định lập gia đình với anh thì em phải nói ra…”
Sau đó Bill Clinton tốt nghiệp và trở về tiểu bang Arkansas dạy luật còn Hillary Diane Rodham đến thủ đô Washington DC nhận công việc trong Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện lúc đó đang thụ lý công việc điều tra tổng thống Richard Nixon trong vụ tai tiếng Watergate. Ngày tổng thống Nixon tuyên bố từ chức là ngày 9/8/1974 cũng là ngày Hillary bị thất nghiệp. Và cô đã theo tiếng gọi của tình cảm hơn là lý trí nên đến Arkansas nhận lời mời dạy luật tại trường đại học ở đây. Bạn bè đã hỏi phải cô mất trí hay không khi đến Arkansas, Sara Ehrman đã hỏi: “Tại sao bạn lại quẳng tương lai của mình đi?” và cô thú nhận: “Đôi lúc tôi phải lắng nghe một cách rất khó khăn cảm giác đơn độc một mình khi quyết định điều gì nên làm điều gì không. Khi có quyết định một mình, cho dù người thân hay bạn bè và có thể cả dư luận công chúng và báo chí truyền thông sẽ vặn hỏi tra vấn sự lựa chọn và có khi hoài nghi những động cơ thúc đẩy quyết định của bạn…Tôi yêu Bill ở trong trường học và muốn chung sống với anh ấy. Tôi biết mình sẽ hạnh phúc khi có Bill ở bên cạnh và chỉ cần như vậy thôi tôi tin mình sẽ sống một cách mãn nguyện ở bất kỳ nơi chốn cư ngụ nào. Do đó tôi lái xe một mình tới một thành phố mà tôi chưa từng sống, chẳng có bạn bè và xa gia đình. Tuy nhiên trái tim tôi xác quyết một điều là tôi đang đi đúng hướng…” Bill Clinton đã cầu hôn một lần nữa và bây giờ cô sinh viên của trường Luật đại học Yale ngày nào trở thành bà Hillary Rodham Clinton: “sau tất cả những gì xảy ra từ đó đến nay, người ta hay hỏi lý do nào tôi và Bill lại gắn bó với nhau. Tôi không thích lắm những câu hỏi cật vấn tò mò ấy nhưng nếu nhận xét ở cái nhìn ơ góc độ bản chất của dư luận công chúng với thói quen cố hữu hiếu kỳ muốn tìm hiểu cuộc sống của chúng tôi thì câu hỏi ấy cứ được lập đi lập lại nhiều lần. Tôi biết nói gì để trả lời, giải thích một tình yêu bền bỉ sau bao nhiêu năm tháng ròng rã để từ đó nảy nở từ những chịu đựng chia sẻ trong việc chăm sóc và dạy dỗ đứa con gái cũng như hoàn thành công việc của một người con với cha mẹ, cũng như gìn giữ tình thân ái bằng hữu với các gia đình bè bạn, một thân hữu gắn bó suốt đời với một niềm tin tưởng nhất quán thủy chung với một thề nguyền cho đất nước chúng tôi? Tất cả những gì tôi đã khẳng định là không có ai hiểu được tâm can gan ruột của tôi cũng như không một ai có thể làm tôi cười ngoài Bill. Thậm chí là qua một thời gian dài như thế Bill vẫn là người mạnh mẽ tràn đầy sinh lực và thú vị nhất mà tôi đã từng gặp. Bill và tôi bắt đầu nói chuyện với nhau vào mùa Xuân năm 1971 và kéo dài hơn 30 năm sau chúng tôi vẫn còn kéo dài cuộc trò chuyện cùng nhau…”
“Tôi biết rằng tôi và Bill vẫn phải tiếp tục các công việc hàng ngày. Những nhân viên của West Wing trong Tòa Bạch Oc đã xì xầm bàn tán trên điện thoại di động và cả sau những căn phòng đóng kín cửa. Chuyện về Monica Lewinsky bị đồn đãi đến mức nghiêm trọng. Một điều cấp thiết cần làm là phải trấn an mọi người đang làm việc là chúng tôi sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng và sẵn sàng để phản công lại những âm mưu như chúng tôi đã làm trong quá khứ. Điều tốt nhất tôi có thể làm cho chính mình và cho những người quanh tôi là tiến thẳng lên phía trước.
… Bill đã bị bịt mắt và đối xử bất công trong vụ việc này khiến tôi quyết định đứng cạnh anh ấy thực hiện cuộc chiến chống lại những lời buộc tội. Tôi biết rõ thiên hạ có người đang tự hỏi: “Làm sao bà ấy có thể thức dậy vào buổi sáng và xuất hiện trước công chúng được? Ngay cả khi không tin tưởng vào những điều cáo buộc nhưng chỉ một việc nghe những lời bàn tán của thiên hạ thôi cũng đủ làm bà ta suy sụp tinh thần rồi. Giống như tôi, Bill không hủy bỏ các cuộc gặp gỡ đã hẹn trước và chuẩn bị cũng như dự trù những cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh quốc gia Hoa Kỳ.
… Đúng là một trò tra tấn như khi tôi và Bill bị cùng giam chung một chỗ và thật lòng khó mà thoát ra được hoàn cảnh ấy. Báo chí và các cơ quan truyền thông đã bao vây chúng tôi như bủa quanh một hòn đảo và chỉ chực chờ đổ bộ vào khi chúng tôi xuất hiện trước công chúng. Thoạt đầu chúng tôi không muốn xuất hiện Nhưng Walter và vợ anh, chị Betsy, đã có thái độ chia sẻ khi đề cập đến những người đang đòi hỏi cái thủ cấp của Bill và chỉ trích tôi vì đã không tha thứ cho anh ấy. “Thật không thể tưởng tượng được. Tại sao những người chống đối ấy không thông hiểu về cuộc đời nhỉ? Chị biết không tôi đã sống đủ già để hiểu rằng những cuộc hôn nhân tốt đẹp đều phải có lúc giông bão. Có một ai hoàn toàn tốt đẹp cả đâu. Phải giông buồm mà tiến lên vượt qua sóng gió chứ!
… Bill phó mặc số phận chính trị của mình cho người dân Hoa Kỳ. Anh ấy cầu xin sự thông cảm để có thể làm việc với tất cả sự tận tụy hết mình qua nhiệm kỳ ở tòa Bạch Ốc. Và chúng tôi tiếp tục những phiên họp tham mưu thường xuyên, buộc chúng tôi phải đặt ra những vấn nạn phải giải quyết mà thời gian vận động tranh cử không ngừng nghỉ đã làm chúng tôi trì hoãn. Giờ đây tôi muốn cứu cuộc hôn nhân của chúng tôi nếu có thể được.”
Nguyễn Mạnh Trinh
Tôi đọc hồi ký Living History của bà Hillary Rodham Clinton không phải vì bà là một Đệ Nhất Phu nhân của Tổng thống Bill Clinton đã ngự trị trong Tòa Bạch Ốc hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm và sau đó là Thượng Nghị sĩ của tiểu bang NewYork và bây giờ là ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chính phủ của tổng thống đương nhiệm Obama; và cũng không phải vì cuốn sách này đã bán được hơn một triệu cuốn ở tháng phát hành đầu tiên của năm 2003. Tôi đọc bởi vì muốn rõ chân dung của một người yêu, một người vợ, một người mẹ trong những hoàn cảnh của một người bình thường có trái tim bình thường nhưng phải cư xử theo lý trí của bộ óc với trách nhiệm đè nặng trên vai. Cả trăm triệu người trên thế giới đã biết về con người chính khách Hillary Rodham Clinton kể cả những người yêu và những người ghét nhưng có lẽ ít người biết cô sinh viên trẻ ấy bắt đầu yêu thế nào, lập gia đình trong hoàn cảnh và sóng gió trong hôn nhân dữ dội mực nào hoặc đóng vai trò người mẹ yêu thương con gái ra sao. Đọc những trang hồi ký để thấy được một chân dung phụ nữ Hoa Kỳ tiêu biểu.
Hillary Clinton
viết lúc thì đầy cảm xúc nhưng có khi lại tỏ ra hóm
hỉnh khi mô tả về một cuộc sống của một cô bé lớn
lên ở vùng ngoại ô trong một gia đình trung lưu sinh vào
năm 1947 khi mà chính trị xã hội và kinh tế Hoa Kỳ đang
ở trong một cuộc thay đổi mạnh mẽ. Bắt đầu từ năm
2000, ròng rã trong hai năm, bà họp hành bất kể giờ giấc
từ sáng sớm đến nửa đêm với bộ ba phụ nữ trợ
bút là Maryanne Volters, Ruby Shamir và Lisa Muscatine để hoàn
thành tác phẩm này. Hillary Clinton đã phát biểu quyết
định thông minh nhất của bà là đã mời cả ba người
bỏ ra hai năm để làm việc và hoàn thành cuốn sách.
Lisa có trách nhiệm về những ngôn từ của các bài diễn
văn của Đệ Nhất phu nhân và trong cuốn sách, Maryanne là
quà tặng quý hiếm để có thể thông hiểu được làm
sao cho các tiếng nói khác hòa hợp, Ruby có công việc tìm
tòi và tích chứa lại cũng như cân nhắc hài hòa hàng
triệu ngôn từ viết về Hillary Clinton. Tuy nhiên, cả ba
phụ nữ này không được nêu tên là đồng tác giả trên
bìa sách khác với những trường hợp của các chính trị
gia đồng thời khác như thượng nghị sĩ John Edwards đã
nêu tên nhà văn trợ bút John Auchard trong tác phẩm Four
Trials; hay thượng nghị sĩ John McCain nêu tên người phụ
tá bỉnh bút Mark Salter trong các tác phẩm Faith of My
Father, Worth the Fighting For, Why Courage Matters, và Character is
Destiny.
“Tôi sinh ra không phải là Đệ Nhất Phu nhân hay Thượng Nghị Sĩ; cũng chẳng phải là đảng viên Dân Chủ; cũng không là luật sư hay quan tòa cho nữ quyền và nhân quyền; và cũng không chỉ để làm vợ hoặc làm mẹ. Tôi sinh ra là một người Hoa Kỳ ở giữa thế kỷ 20, một nơi chốn và thời gian của cơ hội. Tôi đã tự do để chọn lựa sự không chấp nhận thế hệ phụ nữ của thế hệ trước của chính đất nước tôi và lựa chọn những người phụ nữ rất đáng chú ý tôn trọng của thế giới ngày nay. Tôi đến vào cái tuổi tác của tận đỉnh ngọn ồn ào của thay đổi xã hội và tham dự vào một trận chiến chính trị cho ý nghĩa của Hoa kỳ và vị trí của quốc gia này trên thế giới…” Hillary Rodham Clinton đã mở đầu thiên hồi ký Living History như vậy.
Năm 1969,
Hillary Diane Rodham tốt nghiệp B.A. với thứ hạng danh dự
về môn chính trị học tại đại học Welleley College. Là
sinh viên nhưng cũng là khuôn mặt được truyền thông để
ý, như xuất hiện trên chương trình talk show trên TV của
Irv Kupcinet’s, có bài đăng trên Life Magazine trong đó có
đoạn phê bình Thượng nghị sĩ Edward Brooke. Mùa hè, cô
nữ sinh viên này làm việc tại Alaska, rửa chén tại
Mount McKinley National Park, và làm trong hãng cá salmon đóng
hộp ở Valdez nhưng bị đuổi vì tố cáo trong dây chuyền
sản xuất có sự mất vệ sinh, không an toàn thực phẩm.
Sau khi tốt
nghiệp cử nhân, cô được cả hai trường luật của
Havard và Yale nhận nhưng cô chọn trường Yale vào khóa
mùa Thu năm 1969 và trong khi học, cô được chọn vào
trong ban biên tập của Yale Review of Law and Social Action. Lý
do cô không chọn Havard là cô biết rằng trường luật
của đại học Havard vẫn có thiên kiến với phụ nữ
trong thời gian đó và một giáo sư Luật ở đây đã
thẳng thắn thừa nhận rằng Havard không niềm nở lắm
với các nữ sinh viên dự tuyển. Và như vậy cô là một
trong 27 nữ sinh viên luật trong tổng số 237 sinh viên cùng
niên khóa ở đại học Yale. Trong thời gian học ở đây,
cô gặp một sinh viên tên Bill Clinton, một nhân dáng nổi
bật như một ngôi sao sáng của trường đại học này.
Hillary Diane Rodham kể: “Bill Clinton là một khuôn mặt khó
mà không để ý tới vào khóa mùa Thu năm 1970. Anh đến
học trường Yale và có nhân dáng của một chàng người
Viking xứ Bắc Âu hơn là một sinh viên đã nhận được
học bổng Rhodes trở về Mỹ sau khi đã học hai năm tại
đại học Oxford bên Anh Quốc. Cao lớn, đẹp trai đặc
biệt với bộ râu nâu đỏ và mái tóc rậm quắn, tràn
đầy sức sống toát ra từ vẻ trầm tư. Khi tôi gặp anh
lần đầu tiên tại hành lang của sinh viên trường luật,
anh đang nói chuyện với một đám sinh viên bạn bè đang
xúm quanh lắng nghe một cách thích thú. Lúc đi ngang qua,
tôi nghe anh nói: “… và không phải chỉ có vỏn vẹn
như thế mà thôi, chúng tôi còn trồng được những quả
dưa hấu lớn nhất thế giới”. Tôi hỏi người bạn:
“Ai thế?” Người bạn trả lời: “Ồ, đó là Bill
Clinton đến từ tiểu bang Arkansas và tất cả những
chuyện anh ấy nói từ trước tới giờ chỉ là chung
quanh câu chuyện ấy mà thôi!”
Chúng tôi vẫn quanh quẩn ở trong khuôn viên trường đại học nhưng chưa hề gặp nhau cho đến khi ở một buổi tối tại thư viện vào lục cá nguyệt mùa Xuân. Tôi đang ngồi học ở phòng đọc sách trong khi Bill đang đứng ngoài sảnh đường và nói chuyện với một sinh viên khác, Jeff Gleckel, người đã nài nỉ Bill viết bài cho báo Yale Law Journal. Tôi cảm nhận rằng Bill đang nhìn tôi chăm chăm và nhìn rất lâu. Rồi tôi đứng dậy bước ra khỏi bàn học đến trước mặt Bill và nói: “nếu anh còn nhìn tôi chăm chú như vậy và tôi cũng nhìn lại như thế, chúng ta coi như có một dịp tốt để giới thiệu với nhau. Tôi tên là Hillary Rodham.” Và thế là quen nhau. Đến nỗi khi Bill kể chuyện mình đã quên không nhớ chính tên mình.
Chúng tôi thực sự cũng không nói chuyện nhiều với nhau cho đến ngày cuối của lớp học vào mùa Xuân năm 1971. Cùng tình cờ đi ra khỏi lớp của giáo sư Thomas Emerson về chính trị và quyền hạn dân sự, Bill hỏi tôi đi đâu và tôi nói tôi đi đến văn phòng để ký tên ghi danh những lớp học cho lục cá nguyệt tới. Anh nói anh cũng đi đến văn phòng như tôi. Khi cùng đi chung đường anh ấy khen bộ váy hoa dài của tôi. Lúc tôi nói chiếc váy ấy do mẹ tôi may, Bill bắt đầu lân la hỏi sang chuyện gia đình và nơi tôi sinh trưởng và lớn lên. Chúng tôi cùng xếp hàng đứng đợi để ghi danh nhưng khi đến lượt thì cô thư ký sửng sốt hỏi: “Bill anh làm gì ở đây? Anh đã ghi danh rồi mà!” tôi bật cười khi nghe anh thú thực rằng ghi danh chỉ là cái cớ để được đi cùng và nói chuyện với tôi. Và chúng tôi đã đi cùng nhau một đoạn đường dài sau đó đánh dấu một ngày hò hẹn đầu tiên.
Chúng tôi đều muốn đi xem cuộc triển lãm của họa sĩ Marl Rothko (một họa sĩ phái trừu tượng người Mỹ gôc Latvia) tại phòng trưng bày nghệ thuật của đại học Yale. Tuy nhiên phòng triển lãm đóng cửa vì công nhân tranh đấu về luật lao đông. Khi chúng tôi đến, không vào bên trong được thì Bill nảy ý kiến rằng nếu chúng tôi xin tình nguyện làm công việc nhặt rác trong sân thì có thể đi vào bên trong. Nhìn anh ấy nài nỉ để được nhận lời cho vào tôi mới nhận thấy khả năng thuyết phục trong hành xử của anh ấy. Cuối cùng, chúng tôi đã vào được bên trong của phòng triển lãm. Chúng tôi đi thăm tất cả mọi nơi, nói chuyện về Rothko và hội họa của thế kỷ 20. Tôi thực rất kinh ngạc về những điều anh ấy quan tâm và ngạc nhiên về kiến thức của anh về những chủ đề văn nghệ mà thoạt lúc ban đầu tôi tưởng khó thích hợp với một chàng tuổi trẻ Viking có gốc gác từ tiểu bang Arkansas.
Sau khi hoàn tất xong công việc làm sạch sẽ sân của viện bảo tàng, tôi đến ngồi trên cái dùi lớn của bức tượng Draped Seated Women của Henry Moore và chúng tôi nói chuyện rất lâu đến sẩm tối. Tôi bắt đầu nhận thấy anh chàng sinh viên xứ Arkansas có vẻ phức tạp hơn là những ấn tượng ban đầu của tôi. Cho đến nay Bill vẫn làm cho tôi kinh ngạc vì sự kết nối và đan dệt giữa ý tưởng và ngôn ngữ cũng như cách trình bày nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Tôi yêu cách anh ấy suy tư và cách thể hiện từ hình dạng bên ngoài. Một trong những điều làm tôi chú ý ở chàng là đôi bàn tay. Cổ tay nhỏ, ngón tay thon trông giống như của một nhạc sĩ dương cầm hay một bác sĩ giải phẫu. Khi lần đầu tiên gặp nhau thời còn sinh viên đi học, tôi rất thích thú ngắm nhìn tay anh lật sách. Bây giờ bàn tay ấy đã có dấu hiệu đổi thay từ năm tháng, sau hàng ngàn cái bắt tay chào đón hay bao nhiêu lần quật banh chơi golf và hàng dặm dài chữ ký. Đôi tay ấy, giống như chủ nhân của nó đã bắt đầu nhăn nheo nhưng vẫn đầy sinh động của sự quyến rũ và biểu lộ tình cảm…”
Mùa Xuân năm 1971, Hillary bắt đầu mối tình với Bill Clinton. Mùa Hè, cô thực tập ở thành phố Oakland, tiểu bang California ở tổ hợp luật sư Treuhaft, Walker and Bumstein về luật hiến pháp, tự do dân sự và những ý tưởng cấp tiến mà trong đó một toán gồm bốn sinh viên thì đã có hai là cựu đảng viên Cộng sản. Bill Clinton hủy bỏ chương trình làm việc mùa Hè để theo Hillary Rodham qua sống chung ở Oakland và cả hai khi trở về trường luật thì ở chung với nhau ở New Haven. Mùa hè sau thì cả hai tình nguyện sang Texas để tham gia vận động cho ứng cử viên tổng thống George Mc Govern.
Thế là “nàng“ đã yêu “chàng và “nàng” mang ý trung nhân của mình trình diện gia đình: “Sau Giáng Sinh, Bill lái xe từ Hot Springs đến Parl Ridge thăm gia đình tôi. Cha mẹ tôi đã gặp anh ấy mùa Hè trước nhưng tôi vẫn sợ vì cha tôi có tật hay chỉ trích phê bình không khoan nhượng các bạn trai của tôi. Tôi tưởng tượng ông sẽ nói gì khi gặp một gã theo khuynh hướng đảng Dân Chủ với mái tóc dài rậm như kiểu Elvis Presley. Mẹ tôi thì có vẻ có cảm tình nhiều nhất là khi anh tình nguyện phụ bà rửa chén. Tuy nhiên, mẹ tôi đã bị Bill chinh phục khi bàn về quyển sách triết mà mẹ tôi học hồi ở trung học. Còn với cha tôi thì tình thế diễn ra chầm chậm hơn nhưng sau đó được hâm nóng khi cả hai chơi bài hoặc xem trận đấu football trên màn ảnh truyền hình. Anh của tôi cũng có biệt nhãn với Bill và bạn bè tôi cũng vậy. Khi tôi giới thiệu chàng với Betsy Johnson, thì mẹ của cô ấy là bà Roslyn đã kéo tôi vào góc phòng và nói: “bác không quan tâm tới việc cháu sẽ làm gì nhưng đừng để vuột mất cơ hội. Anh ta là người duy nhất mà bác thấy có thể làm cho cháu cười”
Có lần Bill Clinton cầu hôn vừa lúc hoàng hôn buông xuống ở vùng hồ tuyệt đẹp District of England khi hai người ngồi bên nhau cạnh bờ hồ Ennerdale:
“Tôi rất yêu anh ấy nhưng tâm trạng ngổn ngang những lo nghĩ về tương lai và cuộc sống. Vì vậy tôi đã trả lời: “Không, không phải là thời điểm này” ý tôi muốn nói: “cho em thêm một thời gian nữa”. Đời mẹ tôi đã chịu nhiều đau khổ bởi cuộc hôn nhân đổ vỡ dẫn đến ly dị của ông bà ngoại tôi và thời niên thiếu cô đơn đầy buồn tủi của mẹ đã in đậm trong ký ức tôi. Tôi biết rằng khi quyết định kết hôn cuộc hôn nhân của tôi phải là cuộc sống lứa đôi tốt đẹp của gia đình ăn đời ở kiếp với nhau. Nhìn quay lai thời điểm đó và cũng nhìn lại chính bản thân mình, tôi nhận ra rằng tôi đã thật hoảng sợ thế nào về tội lỗi nói chung và tình yêu mãnh liệt của Bill dành cho tôi nói riêng. Với tôi, Bill là hiện thân của sức mạnh tự nhiên và tôi tự nghĩ mình có thể chịu đựng được nỗi khó khăn phải trải qua khi trực diện với sự thay đổi của từng thời kỳ cái sức mạnh tự nhiên ấy. Bill sẽ chẳng có một chút giá trị nào nếu không kiên trì. Anh đã coi tôi là một mục tiêu và quyết định phải đoạt được mục tiêu ấy. Anh cầu hôn tôi một lần, rồi một lần nữa và lần nữa nhưng lần nào tôi cũng từ chối. Cuối cùng Bill nói: “Anh sẽ không hỏi để cưới em lần nữa nhưng nếu em quyết định lập gia đình với anh thì em phải nói ra…”
Sau đó Bill Clinton tốt nghiệp và trở về tiểu bang Arkansas dạy luật còn Hillary Diane Rodham đến thủ đô Washington DC nhận công việc trong Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện lúc đó đang thụ lý công việc điều tra tổng thống Richard Nixon trong vụ tai tiếng Watergate. Ngày tổng thống Nixon tuyên bố từ chức là ngày 9/8/1974 cũng là ngày Hillary bị thất nghiệp. Và cô đã theo tiếng gọi của tình cảm hơn là lý trí nên đến Arkansas nhận lời mời dạy luật tại trường đại học ở đây. Bạn bè đã hỏi phải cô mất trí hay không khi đến Arkansas, Sara Ehrman đã hỏi: “Tại sao bạn lại quẳng tương lai của mình đi?” và cô thú nhận: “Đôi lúc tôi phải lắng nghe một cách rất khó khăn cảm giác đơn độc một mình khi quyết định điều gì nên làm điều gì không. Khi có quyết định một mình, cho dù người thân hay bạn bè và có thể cả dư luận công chúng và báo chí truyền thông sẽ vặn hỏi tra vấn sự lựa chọn và có khi hoài nghi những động cơ thúc đẩy quyết định của bạn…Tôi yêu Bill ở trong trường học và muốn chung sống với anh ấy. Tôi biết mình sẽ hạnh phúc khi có Bill ở bên cạnh và chỉ cần như vậy thôi tôi tin mình sẽ sống một cách mãn nguyện ở bất kỳ nơi chốn cư ngụ nào. Do đó tôi lái xe một mình tới một thành phố mà tôi chưa từng sống, chẳng có bạn bè và xa gia đình. Tuy nhiên trái tim tôi xác quyết một điều là tôi đang đi đúng hướng…” Bill Clinton đã cầu hôn một lần nữa và bây giờ cô sinh viên của trường Luật đại học Yale ngày nào trở thành bà Hillary Rodham Clinton: “sau tất cả những gì xảy ra từ đó đến nay, người ta hay hỏi lý do nào tôi và Bill lại gắn bó với nhau. Tôi không thích lắm những câu hỏi cật vấn tò mò ấy nhưng nếu nhận xét ở cái nhìn ơ góc độ bản chất của dư luận công chúng với thói quen cố hữu hiếu kỳ muốn tìm hiểu cuộc sống của chúng tôi thì câu hỏi ấy cứ được lập đi lập lại nhiều lần. Tôi biết nói gì để trả lời, giải thích một tình yêu bền bỉ sau bao nhiêu năm tháng ròng rã để từ đó nảy nở từ những chịu đựng chia sẻ trong việc chăm sóc và dạy dỗ đứa con gái cũng như hoàn thành công việc của một người con với cha mẹ, cũng như gìn giữ tình thân ái bằng hữu với các gia đình bè bạn, một thân hữu gắn bó suốt đời với một niềm tin tưởng nhất quán thủy chung với một thề nguyền cho đất nước chúng tôi? Tất cả những gì tôi đã khẳng định là không có ai hiểu được tâm can gan ruột của tôi cũng như không một ai có thể làm tôi cười ngoài Bill. Thậm chí là qua một thời gian dài như thế Bill vẫn là người mạnh mẽ tràn đầy sinh lực và thú vị nhất mà tôi đã từng gặp. Bill và tôi bắt đầu nói chuyện với nhau vào mùa Xuân năm 1971 và kéo dài hơn 30 năm sau chúng tôi vẫn còn kéo dài cuộc trò chuyện cùng nhau…”
Năm 1976, Bill
Clinton đắc cử vào chức vụ Attorney General của tiểu
bang Arkansas. Rồi năm 1978 đắc cử Thống đốc tiểu
bang. Năm 1980 Hillary Clinton sanh con gái Chelsea, một biến
cố trọng đại trong cuộc hôn nhân hai người. Năm 1992
Bill Clinton đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ và nắm quyền
hành pháp trong hai nhiệm kỳ. Đã có nhiều biến cố xảy
ra ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Hillary Clinton đã tham dự
vào các biến cố, phụ giúp ý kiến với chồng, tiếp
các lãnh tụ của thế giới. Bà vận động để thay đổi
hệ thống bảo hiểm sức khỏe cho toàn dân Hoa Kỳ nhưng
không thành công.
Nhưng năm
1998, xảy ra vụ tai tiếng tình dục của tổng thống Bill
Clinton và cô sinh viên tập sự tại Tòa Bạch Ốc Monica
Lewinsky. Đây là một cơn bão lốc cho hôn nhân và sự
nghiệp của hai vợ chồng Bill Clinton và Hillary Clinton. Hai
người đang ở bên bờ vực của ly dị như trường hợp
của 1 triệu rưỡi người Mỹ ly dị mỗi năm. Nhưng rốt
cuộc, họ vẫn gượng đứng vững được cả đời sống
chính trị và đời sống hôn nhân. Hillary kể lại:
“Tôi biết rằng tôi và Bill vẫn phải tiếp tục các công việc hàng ngày. Những nhân viên của West Wing trong Tòa Bạch Oc đã xì xầm bàn tán trên điện thoại di động và cả sau những căn phòng đóng kín cửa. Chuyện về Monica Lewinsky bị đồn đãi đến mức nghiêm trọng. Một điều cấp thiết cần làm là phải trấn an mọi người đang làm việc là chúng tôi sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng và sẵn sàng để phản công lại những âm mưu như chúng tôi đã làm trong quá khứ. Điều tốt nhất tôi có thể làm cho chính mình và cho những người quanh tôi là tiến thẳng lên phía trước.
… Bill đã bị bịt mắt và đối xử bất công trong vụ việc này khiến tôi quyết định đứng cạnh anh ấy thực hiện cuộc chiến chống lại những lời buộc tội. Tôi biết rõ thiên hạ có người đang tự hỏi: “Làm sao bà ấy có thể thức dậy vào buổi sáng và xuất hiện trước công chúng được? Ngay cả khi không tin tưởng vào những điều cáo buộc nhưng chỉ một việc nghe những lời bàn tán của thiên hạ thôi cũng đủ làm bà ta suy sụp tinh thần rồi. Giống như tôi, Bill không hủy bỏ các cuộc gặp gỡ đã hẹn trước và chuẩn bị cũng như dự trù những cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh quốc gia Hoa Kỳ.
… Đúng là một trò tra tấn như khi tôi và Bill bị cùng giam chung một chỗ và thật lòng khó mà thoát ra được hoàn cảnh ấy. Báo chí và các cơ quan truyền thông đã bao vây chúng tôi như bủa quanh một hòn đảo và chỉ chực chờ đổ bộ vào khi chúng tôi xuất hiện trước công chúng. Thoạt đầu chúng tôi không muốn xuất hiện Nhưng Walter và vợ anh, chị Betsy, đã có thái độ chia sẻ khi đề cập đến những người đang đòi hỏi cái thủ cấp của Bill và chỉ trích tôi vì đã không tha thứ cho anh ấy. “Thật không thể tưởng tượng được. Tại sao những người chống đối ấy không thông hiểu về cuộc đời nhỉ? Chị biết không tôi đã sống đủ già để hiểu rằng những cuộc hôn nhân tốt đẹp đều phải có lúc giông bão. Có một ai hoàn toàn tốt đẹp cả đâu. Phải giông buồm mà tiến lên vượt qua sóng gió chứ!
Cuối tháng 8
không khí bắt đầu bớt căng thẳng. Dù vẫn không nguôi
niềm đau đớn và thất vọng về Bill nhưng sau những lúc
cô đơn cùng cực tôi nghiệm rằng tôi vẫn yêu anh. Điều
mà tôi chưa biết rõ là cuộc hôn nhân của chúng tôi khi
nào thì sẽ chấm dứt và có cần thiết không. Tôi chỉ
dám dự đoán chuyện sẽ xảy ra trong vài ngày tới thôi
hơn là trù tính cho một tương lai dài. Tôi chưa quyết
định có nên chiến đấu cho chúng tôi và cuộc hôn nhân
của tôi hay không nhưng tôi đã quyết liệt phải chiến
đấu cho tổng thống của chúng tôi. Từ cảm xúc riêng
mình đến niềm tin chính trị bị va chạm quyết liệt. Ở
vị trí của người vợ, tôi chỉ muốn vặn cổ Bill.
Nhưng anh ấy là tổng thống của tôi và tôi nghĩ dù thế
nào Bill cũng đang lãnh đạo nước Mỹ và thế giới theo
phương cách mà tôi tiếp tục hỗ trợ. Dù anh đã gây ra
những lầm lỗi nào tôi nghĩ chẳng có một ai trên đời
này phải chịu đựng nhiều đối xử thô bạo đầy nhẫn
tâm như so sánh với những điều Bill phải nhận lãnh và
đối phó. Đời sống cá nhân riêng tư của Bill, của
tôi, của Monica Lewinsky, của cả gia đình chúng tôi bị
xâm phạm thô bạo nặng nề. Tôi tin rằng những gì chồng
tôi làm là trái ngược với đạo đức. Tuy nhiên tôi
cũng tin tưởng rằng sai lầm ấy không phải là sự phản
bội tổ quốc. Nếu những người như Kenneth Starr và
những người cùng phe phái phớt lờ Hiến pháp và lợi
dụng quyền hạn cho mục tiêu xấu xa là lật đổ tổng
thống bằng cuộc đàn hặc thì đó là điều đáng buồn
cho đất nước chúng tôi. Chức tổng thống của Bill là
chức vụ hợp hiến và tính công minh chính trực của
hiến pháp bắt đầu nằm trên vị trí lửng lơ chông
chênh trên bàn cân.
… Bill phó mặc số phận chính trị của mình cho người dân Hoa Kỳ. Anh ấy cầu xin sự thông cảm để có thể làm việc với tất cả sự tận tụy hết mình qua nhiệm kỳ ở tòa Bạch Ốc. Và chúng tôi tiếp tục những phiên họp tham mưu thường xuyên, buộc chúng tôi phải đặt ra những vấn nạn phải giải quyết mà thời gian vận động tranh cử không ngừng nghỉ đã làm chúng tôi trì hoãn. Giờ đây tôi muốn cứu cuộc hôn nhân của chúng tôi nếu có thể được.”
Với tình yêu
tạo ra sự tha thứ cho chồng, Hillary Clinton đã khiến cho
dư luận cả Hoa kỳ nhìn lại tổng thống của họ với
tâm cảm thông cảm và dễ tạo ra sự tha thứ hơn…
Living History
là một quyển hồi ký cả một phần đời của Hillary
Clinton. Dù cuốn sách ghi lại theo lối biên niên từng
giai đoạn của một nhân vật lịch sử với nhiều biến
cố về chính trị, về quân sự, về kinh tế và những
cuộc hội kiến hoặc những cảm nghĩ về các nhân vật
nổi tiếng của thế giới mà những người theo dõi thời
cuộc phải để ý. Dù ở trong nội dung, đã có hàng trăm
mẫu chân dung được phác họa, nhưng với tôi, khi đọc
xong cuốn sách, điều hấp dẫn nhất vẫn là sự khám
phá ra chân dung một nhân vật lịch sử qua những vai trò
của một cô gái đang yêu, một người vợ, một người
mẹ mà tính chất nhân bản không cách biệt mấy so với
những người phụ nữ của cuộc sống bình thường.
Nguyễn Mạnh Trinh