tranh Nguyễn Văn Bảy |
Lời người chị kể sau chuyến về thăm Việt Nam: "Má yếu lắm rồi nhưng đầu óc má vẫn còn nhanh nhẹn như xưa." Chị dùng chữ "nhanh nhẹn" làm tôi vừa buồn cười vừa thấm thía cách dùng chữ của bà chị một thời nổi tiếng nàng thơ ở trường Sư Phạm Sài Gòn. Không ai dùng chữ "nhanh nhẹn" để diễn tả khả năng làm việc của bộ óc con người. Bà chị này đã từng nổi tiếng (chỉ trong gia đình thôi!) về tài dùng chữ vừa mỉa mai vừa thật lòng, vừa bóng vừa thực, vừa diễu vừa nghiêm... Mà ngay chính chị cũng không có dụng ý, đến chừng thấy chị em cười nghiêng ngửa, chị mới vỡ lẽ... chị này hơi chậm tiêu!
Chữ "nhanh nhẹn" trong trường hợp này rất thích hợp. Má chúng tôi! Chúng tôi đã từng đi từ ngạc nhiên đến giật mình vì cách suy diễn nhanh chóng, cách làm bài toán cộng trừ nhân chia trong đầu thật nhanh và chính xác của một người đàn bà chỉ học hết bằng sơ lược tại gia. Bà Tư Bê, vợ ông chồng thông thái, má của lũ con bảy đứa, lũ con thường tự hào mình là cây toán trong lớp dù trai hay gái, đã từng cho chúng tôi đo ván về tài tính nhẩm.
Là con gái lớn của một thày giáo làng Đại Nẫm, Phan Thiết, người thày dạy chữ quốc ngữ đầu tiên của làng. Sau cậu Ba là má tôi, thứ Tư, tên Bê, dì Năm tên Xê và tiếp theo đó... hai dì út lại có tên thật mỹ miều so với những người nhà quê thời đó: Xuân Lan và Thu Cúc (Làn thu thuỷ, nét thanh sơn, Xuân Lan Thu Cúc mặn mà cả hai). Người con cả của ông bà ngoại đã mất từ nhỏ, không thờ cúng gì cả và cũng là đề tài cho chúng tôi tò mò bàn cãi:
- Không biết mình có cậu Hai hay dì Hai ha.
- Chị không logic chút nào hết.
- Hả?
- Tui chắc chắn là dì Hai.
- Ngon há, mi hỏi bà ngoại hả?
- Cần gì hỏi. Ông ngoại là thày giáo dạy chữ quốc ngữ đầu tiên ở làng. Để làm gương, ông ngoại đặt tên cho ba người con gái đầu lòng là A, Bê. Xê. Suy diễn ngắn đường cũng hiểu là mình có dì Hai và chắc chắn tên A chứ không phải cậu Hai.
- Thông minh! Có nghĩa là ông ngoại còn làm một cuộc cách mạng nhằm nâng cao kiến thức phụ nữ nước nhà. Đặt tên ba người con gái là A,B,C là có dụng ý chứ đâu phải ông ngoại quê mùa, nghĩ sao thì đặt tên cho con như vậy.
- Quê mùa sao được. Các cậu đều mang tên ngon lành, ai cũng Nguyễn Chánh...
- Má biết đọc biết viết là ngon hơn đa số phụ nữ thời đó.
- Má còn biết làm thơ nữa chớ bộ.
- Không những biết làm thơ mà còn thuộc nhiều thơ nữa.
- Ông ngoại ngâm thơ, đọc thơ cả ngày, không muốn cũng thâm vô từ từ. Tụi mình còn được thâm, huống hồ chi má.
- Mê hát bộ, mê cải lương, mê phim Ấn Độ, mê phim tình cảm Tàu.
- Có mộng cải tổ xã hội.
- Nếu mùa lúa năm đó ở Dinh Điền không bị "mấy ổng" tịch thu thì má đã thực hiện được lý tưởng nâng cao kiến thức cho đồng bào thiểu số ở một buôn Thượng. Má dự định sau mùa lúa là má sẽ cho xây một trường học rồi vận động ông quận trưởng quận Tánh Linh bổ giáo viên về dạy học cho người Thượng.
- Ưa thương vay, mang cực nhọc về nhà cho con cái. Có nhớ chuyện thằng Minh Teo không?
- Ừ, thấy con người ta èo uột, tám tuổi mà nhỏ như đứa trẻ lên bốn, cả ngày không nói một tiếng. Má quyết định đem về nuôi một thời gian, bắt tụi mình đút cơm, chuyện trò với nó, chơi với nó, đi chơi đâu cũng phải dắt nó theo....
- Coi vậy mà cũng có kết quả chớ bộ. Má sư phạm lắm, cho con nít chơi với con nít thì con nít mới phát triển bình thường. Nửa năm sau là nó chạy giỡn có thua gì tụi mình đâu, còn la to hơn nữa chớ. Chừng Ba Má nó xin nó về, nó khóc, nó la... Vậy mà bây giờ học lớp đệ thất trường Phan Bội Châu, ngon lành như ai chứ bộ.
- Nhớ cái áo ấm màu nâu đẹp thiệt đẹp dì Bảy tỉ mĩ đan cho tui trước khi dì theo dượng Đệ đi tập kết không?
- Ờ, bữa tối đó tui cũng run gần chết. Đang đi, bả ngồi bệt trước nhà mình, máu me tùm lum. May mà có má ở nhà. Má đem vô nhà, cắt nhao, tắm rửa, cho em bé bú sữa, rồi lấy cái áo ấm kỹ niệm của dì Bảy, bọc thằng nhỏ, cho nó luôn cái áo.
- Cái áo ấm đẹp thiệt là đẹp.
- Đến giờ mi còn tiếc sao?
- Tui có tiếc bao giờ đâu, tui phục má lanh trí cứu người, thương người.
- Má còn bao bộc nuôi dưỡng bà Hai Mù vì bà không có con cháu, cho đến khi bà chết.
- Tui là chuyên viên tiếp tế gạo, nước mắm, than củi... cho bà Hai Mù đây chớ ai.
- Có máu làm cách mạng.
- Tại mê ba, ba bỏ về thành, làm má phải theo, nhưng trong bụng còn ấm ức lắm, kể chuyện trong chiến khu hoài.
- Bởi vậy mới bị "mấy ổng" lừa cho một trận, thâu mua hết trơn mùa gặt năm đầu ở dinh điền Tánh Linh rồi chỉ trả bằng tờ giấy chứng nhận.
- Bao nhiêu vốn liếng tiêu tan, nợ nần chất đống. Tụi mình cũng lao đao nghiêng ngửa theo. Có khi nhà ăn cơm với cá nục kho và canh bí rợ suốt mùa, ngán tận cổ.
- Nếu không vì ba chị là má đi tập kết hồi năm năm mươi tư mất tiêu rồi.
- Thì tui được bú sữa Gi-Gô
- Ở đó mà bú sữa Gi-Gô. Bú nước cháo pha đường cho lớn không nổi luôn. Một mình ba làm sao nuôi nổi ba đứa con thơ con dại.
- Thì đâu có thằng con trai đầu to lưng bự, tay chưn thòng lòng.
- Ba ém tài má.
- Hay là ba có khả năng dung hoà được cái máu làm cách mạng và máu nghệ sĩ của nhà ngoại trong má, biến thành máu kinh doanh, máu cầu tiến.
- Lý thuyết này nghe sao mơ hồ, không có căn.
- Má có máu kinh doanh nhưng không có máu bà nội trợ đảm đang như dì Năm, dì Bảy, dì Chín .
- Quần áo chồng thì bỏ tiệm giặt ủi.
- Nấu ăn cũng không điêu luyện.
- Không biết thêu thùa đan may như mấy dì.
- Cần gì làm bà nội trợ đảm đang. Có người làm, có thì giờ dẫn con đi coi xi nê, đi coi cải lương... và có thì giờ làm thơ... bắt con cháu học thuộc. Đứa nào thuộc một bài thì cho tiền.
- Có thì giờ mê đánh bài tứ sắc nữa chớ.
- Cũng lạ há! Ba với má mỗi người một tánh, một đam mê, thế mà sống thiệt là thuận hoà. Người thì cầu an sống đời công chức, chỉ biết vui thú với sách báo, bàn cờ. Người thì xông xáo ngoài thương trường, không bao giờ chịu bằng lòng với công ăn chuyện làm đang có, lúc nào cũng tìm cách cải tiến, đổi mới.
- Bởi vậy nhịp sống kinh tế nhà mình lên dốc xuống dốc đều đều, làm cuộc sống tụi mình cũng lao đao theo mà má là chủ chốt.
- Nhưng có khi nào mi xin tiền mua sách, mua truyện, đóng tiền học thêm, đi xi nê... mà má không cho chưa? Dầu cho nhà đang hồi thất bại. Má chịu chơi ở chỗ đó.
- Má còn có mộng cho con học cao nữa chớ.
- Ba học cao hơn má nhưng không có mộng cao bằng má. Đứa thì má muốn cho học dược sĩ để mở tiệm thuốc tây, đứa thì học bác sĩ để mở phòng mạch, đứa thì học làm giáo sư để mở trường học... bất kể gái hay trai.
- Má có ý định đầu tư vô lủ con mà. Không biết ai sẽ đạt được ước nguyện cho má đây, không phải tui à nhen.
- Tui thấy má tiến bộ lắm về phương diện nam nữ bình quyền.
- Cái này ta nghĩ má bị ảnh hưởng ông ngoại, ba mình. Con gái nhà ngoại ai cũng được cho đi học đâu có thua gì con trai.
- Ngoại trừ má vì má là con gái lớn, phải phụ bà ngoại buôn bán.
- Còn chủ trương của ba là "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", dù trai hay gái đều phải có một nghề để tự nuôi thân, nhất là con gái, sẽ không bị lệ thuộc vào chồng. Mình có bao giờ nghe ba hay má nói "con trai của mình...." lần nào đâu.
- Bởi vậy ông Hoàng, con trai trưởng mà không được ưu tiên cái gì hết. Nhóc Hưng nhà mình cũng đâu có được cưng chiều hơn ai.
- Mà lạ lắm nghen. Tui để ý thấy ba không bao giờ chở má đi dạo trên cái xe mô-bi-lếch cà bịch cà tang của ba há!
- Không đi chung chớ nói chi đi dạo chung.
- Vậy chớ mi có thấy vợ chồng bác Chỉnh, vợ chồng chú Sáu Sang, vợ chồng cô Ba, có ai đi chung nhau ra đường lần nào chưa?
- Hi...hi... chắc thời đó còn mắc cỡ.
Má chúng tôi đại khái là như vậy đó, người đàn bà phong phú đa tài đa dạng, nhất là óc tổ chức và tài suy diễn, tính nhẩm. Cái tài tính nhẩm thần khốc, đã từng cho lủ con giỏi toán, ông chồng thông thái đo ván.
Công việc mua lúa từ xe này đến xe kia ("Xe" là đơn vị để chỉ số lượng lúa, chừng một trăm giạ thì phải, khoảng tám bao bố), trử lúa ở nhà máy để xay gạo bán dần quanh năm, tính toán lời lãi để định giá lúa, giá gạo... thế mà bà không hề dùng bút giấy.
Đong lúa xong, nhà một nông dân ở Ngã Hai, bà bắt đầu tính cho nhà nông:
- Một xe giá ba ngàn sáu, năm nay nhà chú được hai xe bốn chục giạ, vị chi là... ba ngàn sáu, ba ngàn sáu, ba trăm sáu, ba trăm sáu, ba trăm sáu, ba trăm sáu...
Trong khi anh con trai của chú thím nhà nông tìm giấy viết, chưa kịp ghi thì bà nói:
- Tám ngàn sáu trăm bốn chục. Chú thím mượn trước hai ngàn rưỡi, còn lại sáu ngàn một trăm bốn chục.
Chú thím nhà nông nhìn, chờ cậu con trai thông thái loay hoay tính, mười phút sau, gật đầu.
Mỗi tối, chị em chúng tôi thường quây quần ở nhà trong vì phòng này rộng, thoáng mát, đủ chỗ cho bộ ván ngựa, cái giường, cái bàn ăn, cái võng vải bố... cả chỗ giặt đồ và hồ nước. Người nằm trên bộ ván gõ đọc truyện, người đu đưa chiếc võng hát vu vơ, người ngồi co rút chân ở góc gường đọc truyện hình, vài ba người chơi cờ cá ngựa... Ba ngồi dựa lưng ở cái ghế bố đọc báo, má ngồi bệt ra nền nhà xi măng soạn vá mấy cái bao bố để ngày mai xay gạo ở nhà máy lớn. Chị Hai Cao đang bớt lửa nồi chè đậu xanh hột nấu với đường tán ở phía sau bếp. Con Tư ngưng đọc truyện hình, nói trống không:
- Lạ há, má với chị Ba cùng tuổi con rồng, cách đây mười hai năm, hồi má mới sanh chị ba, tuổi má gấp tuổi chị Ba hai mươi bốn lần. Bây giờ mười hai năm sau, tuổi má chỉ gấp ba lần tuổi chị Ba.
Chưa ai kịp nuốt trôi ý tưởng bất chợt khá rắc rối của con Tư thì má lên tiếng:
- Mười hai năm sau, tuổi má chỉ gấp hai tuổi con Ba thôi.
- Hở ?
- Hả ?
- Ờ há !
Ba cười cười, tiếp chuyện:
- Theo cái đà này, mười hai năm sau nữa, má mày bằng tuổi con Ba.
- Ông nói sai bét. Chừng đó tuổi tui gấp năm tuổi con của nó.
- Trời ! ! !
Và óc tổ chức thì cho đến nay tôi vẫn tự phụ là tháo vát những lúc gia đình có tiệc tùng, những lúc nhận chịu trách nhiệm tổ chức này nọ ở sở làm..., nhưng so với má tôi, trong thời buổi không có điện thoại, không tự lái xe, không có chuyện đặt hàng, bà có bảy đứa con, tôi chỉ có hai nhóc tì..., tôi thua xa Bà. Cứ mỗi dịp Tết, đám giỗ ông nội bà nội là chúng tôi phải phục má, ba tôi cũng vậy. Từ khi bà nội mất, ba tôi lãnh phần cúng giỗ. Tiếng là ba tôi nhưng má tôi lãnh trọn bộ, hình như ba không đụng tới móng tay, chỉ tiếp trà các ông các bác từ Đại Nẫm xách dù xuống ăn giỗ nhà tôi và trong bụng bao giờ cũng chờ một gói xôi vị nếp than đặc biệt do má tôi nhét vô giỏ làm quà buổi chiều trước khi về. Mỗi lần có giỗ, giỗ ông nội, giỗ bà nội là má tôi chuẩn bị một cách âm thầm đủ mọi thứ, nếp, rượu nếp, đậu, mượn người nuôi heo chia đôi từ sáu tháng trước, gà vịt mua về nuôi cho mập cả mười ngày. Trước ngày cúng tiên, mấy người mối lúa của má tôi từ Ngã Hai, Phú Hội mang trái cây, rau cải, bông hoa... để từng rổ ở nhà sau, như má đã đặt từ lâu. Tiệc giổ năm nào, bà con nội ngoại từ Đại Nẫm, láng giềng hàng xóm làm đầy dãy bàn ngoài phòng khách, hai bộ ván và bàn ăn nhà sau.
Còn Tết thì khỏi nói. Mọi sự được chuẩn bị chu đáo, bánh tráng, nếp nổ, rượu nếp than, heo nuôi chia, gà vịt... rộn rịp từ giữa tháng chạp... cho tới những phong bì lì xì lớn nhỏ theo tuổi cũng đã được nằm sẵn trong túi áo má tôi trước ngày mồng một. Quần áo mới cho chúng tôi cũng được đặt may cùng lúc, cất trong tủ, từ tháng mười một. Cúng giao thừa xong thì coi như chỉ việc ngả lưng ăn tết. Bánh, mứt, cốm, măng kho, thịt kho, bánh tét, củ cải chua, củ kiệu chua, rượu nếp than, cơm rượu, cây mai, chậu cúc, chậu vạn thọ... đâu ra đó, tươm tất cho đến mười giờ khuya đêm ba mươi bà mới yên tâm ngủ để chờ cúng giao thừa. Không những sắp xếp từ trong ra ngoài cho cái gia đình với lủ con bảy đứa, cộng thêm vài đứa cháu, má tôi còn chu cấp cho nhà nội, nhà ngoại món này thứ kia để ăn Tết. Ngay cả tiền cho ông ngoại đánh bài mấy ngày Tết, năm nào cứ đến trưa ba mươi là má tôi sai chị Ba đạp xe đem lên cho ông có mà vui chơi.
Trước ngày khai trường mỗi năm chừng nửa tháng là tập vở đã được chất từng chồng cao trên bàn học chung. Mỗi đứa hai bộ quần áo mới để đi học, một bộ để bận ở nhà đã được đặt may cùng lúc.
tranh Hải Xuân |
Mùa Tết Trung Thu thì dây sóng lá, hồ, giấy màu... một chiều nào đó được má bày trên bàn học, thế là cả tuần đó tụi tôi mặc sức mà trổ tài làm lồng đèn. Năm nào má tôi cũng hợp tác với gia đình chú sáu Sang, bác Sắc để lũ con nít chúng tôi gần hai chục đứa cứ đến đêm Trung Thu sau khi đi diễn hành lồng đèn với trường ở vườn bông lớn, tụ họp lại để được chia bánh kẹo và một màn văn nghệ bỏ túi do lũ nhỏ chúng tôi tự biên tự diễn với sự khuyết khích của người lớn đang ngồi uống trà ăn bánh trung thu, loại bánh đắt tiền nên chúng tôi mỗi đứa chỉ được một góc tư cái bánh.
Đó là những chuyện lớn. Còn biết bao chuyện nhỏ hàng ngày trong gia đình mà má tôi, một người rất bận rộn ngoài thương trường, đều được má chuẩn bị đâu ra đó. Không biết má tôi có hiểu thấu đáo chữ "tập thể" hay không nhưng mọi sinh hoạt gia đình tôi đều mang bóng dáng tập thể, có lẽ vì con đông, má tôi bận rộn mà lại rất chu đáo, nên phải làm chung được cái gì thì làm. Ngay cả chuyện đánh đòn, tụi tui cũng bị ăn đòn tập thể, lủ con nhớ đời. Nghĩa là một ngày đẹp trời nào đó, má kêu sáu đứa con lên nằm xếp hàng trên bộ ván gõ ngoài phòng khách, mặt úp xuống. Má bắt đầu nhịp nhịp cái roi, với giọng thật bình tĩnh ngọt ngào, bà kể tội từng đứa, răn dạy kèm theo vài cái roi làm đứa nào đứa nấy nước mắt ròng ròng mà tai thì vễnh nghe lời kể tội hấp dẩn cho "nạn nhân" kế tiếp, ngay cả "nạn nhân" cũng không nhớ là mình bị tội gì. Đánh đòn chung cho đỡ mất thì giờ và chắc cũng để nhắc nhở lũ con cái quyền lực của bà, vì công ăn việc làm, bà phải giao hết chuyện ăn học, giáo dục lũ con cho ba tôi. Biết bao nhiêu chuyện.... Khả năng tổ chức của bà được thi thố từ ngày thường cho tới ngày giỗ, ngày Tết, lễ hội...
Đó là những chuyện lớn. Còn biết bao chuyện nhỏ hàng ngày trong gia đình mà má tôi, một người rất bận rộn ngoài thương trường, đều được má chuẩn bị đâu ra đó. Không biết má tôi có hiểu thấu đáo chữ "tập thể" hay không nhưng mọi sinh hoạt gia đình tôi đều mang bóng dáng tập thể, có lẽ vì con đông, má tôi bận rộn mà lại rất chu đáo, nên phải làm chung được cái gì thì làm. Ngay cả chuyện đánh đòn, tụi tui cũng bị ăn đòn tập thể, lủ con nhớ đời. Nghĩa là một ngày đẹp trời nào đó, má kêu sáu đứa con lên nằm xếp hàng trên bộ ván gõ ngoài phòng khách, mặt úp xuống. Má bắt đầu nhịp nhịp cái roi, với giọng thật bình tĩnh ngọt ngào, bà kể tội từng đứa, răn dạy kèm theo vài cái roi làm đứa nào đứa nấy nước mắt ròng ròng mà tai thì vễnh nghe lời kể tội hấp dẩn cho "nạn nhân" kế tiếp, ngay cả "nạn nhân" cũng không nhớ là mình bị tội gì. Đánh đòn chung cho đỡ mất thì giờ và chắc cũng để nhắc nhở lũ con cái quyền lực của bà, vì công ăn việc làm, bà phải giao hết chuyện ăn học, giáo dục lũ con cho ba tôi. Biết bao nhiêu chuyện.... Khả năng tổ chức của bà được thi thố từ ngày thường cho tới ngày giỗ, ngày Tết, lễ hội...
Có một điều làm tôi bận tâm nhất khi tôi đã làm mẹ, biết chăm sóc cái gia đình nhỏ bé của tôi, là nhớ lại những lần ba dẫn chúng tôi đi chơi hoặc ở Đá Ông Địa, hoặc ở Rạng, không bao giờ có mặt má tôi. Lúc đó chúng tôi coi đó là một điều tự nhiên.
Sáng chủ nhật đẹp trời nào đó, ba tuyên bố buổi nay cho mấy đứa nhỏ đi tắm biển ở Đá Ông Địa. Thế là chúng tôi rộn rã thay cái quần phồng, hai chị lớn thì mặc thêm áo cánh ở trong. Má tôi mướn xe lam từ lúc nào không biết, xịch xịch đậu trước nhà, chúng tôi dành nhau ngồi ngoài, không ai quan tâm là má có đi hay không. Buổi trưa, tắm, chơi, rượt bắt cua bắt còng đã đời, chị Hao Cao dọn cơm vắt ăn với muối mè hay thịt ram mặn.
Món cơm vắt của má tôi lúc bấy giờ ngon không thể tưởng. Món này bao giờ cũng tự tay bà làm. Cơm gạo dẻo có trộn chút muối, một cái khăn trắng mỏng đủ ướt. Bà trải khăn ra mâm, đổ cơm nóng lên khăn, cuốn nhanh lại, dằn, bóp chặt cho đến khi ổ cơm vắt tròn đều dài độ gang tay, đường kính độ sáu centimet. Mỗi ổ bánh được gói chặt bằng lá chuối đã được hơ nhanh qua bếp nóng. Đến chừng ăn thì cắt ra từng lát như bánh tét. Đôi lúc, bà nổi hứng, bà vắt cho mỗi đứa con một vắt, gói riêng cho từng đứa. Đó là lúc chúng tôi sung sướng nhất khi được chị Hai Cao đưa chia những ổ cơm vắt nho nhỏ xinh xinh, chỉ của riêng mình.
Ăn ngon, tắm mát, đùa giỡn thoả mãn nhưng không ai trong chúng tôi thắc mắc là: Má đâu? Sao má không ra đây nghỉ ngơi như chị em mình, như ba? Má không cần những ngày nghỉ ngơi sao? Mặc dù mọi việc đều do bàn tay sắp xếp của má! Âm Thầm! Làm sao má chúng tôi có thì giờ tham gia vào những giây phút vui chơi của các con? Cả ngày! Nhưng mọi điều kiện để cuộc vui được toàn mỹ đã do má tôi chuẩn bị chu toàn. "Lòng Mẹ" của bà là thế đó! Một đề nghị của ba tôi dành cho lủ con là bà nhanh chóng chuẩn bị, hưởng ứng hết lòng... chỉ cần giúp lũ con học giỏi thêm, tẩm bổ đầy đủ hơn, vui chơi thoải mái hơn, phát triển toàn diện hơn là bà không ngại khó nhọc, không ngại tốn kém.
Sáng chủ nhật đẹp trời nào đó, ba tuyên bố buổi nay cho mấy đứa nhỏ đi tắm biển ở Đá Ông Địa. Thế là chúng tôi rộn rã thay cái quần phồng, hai chị lớn thì mặc thêm áo cánh ở trong. Má tôi mướn xe lam từ lúc nào không biết, xịch xịch đậu trước nhà, chúng tôi dành nhau ngồi ngoài, không ai quan tâm là má có đi hay không. Buổi trưa, tắm, chơi, rượt bắt cua bắt còng đã đời, chị Hao Cao dọn cơm vắt ăn với muối mè hay thịt ram mặn.
Món cơm vắt của má tôi lúc bấy giờ ngon không thể tưởng. Món này bao giờ cũng tự tay bà làm. Cơm gạo dẻo có trộn chút muối, một cái khăn trắng mỏng đủ ướt. Bà trải khăn ra mâm, đổ cơm nóng lên khăn, cuốn nhanh lại, dằn, bóp chặt cho đến khi ổ cơm vắt tròn đều dài độ gang tay, đường kính độ sáu centimet. Mỗi ổ bánh được gói chặt bằng lá chuối đã được hơ nhanh qua bếp nóng. Đến chừng ăn thì cắt ra từng lát như bánh tét. Đôi lúc, bà nổi hứng, bà vắt cho mỗi đứa con một vắt, gói riêng cho từng đứa. Đó là lúc chúng tôi sung sướng nhất khi được chị Hai Cao đưa chia những ổ cơm vắt nho nhỏ xinh xinh, chỉ của riêng mình.
Ăn ngon, tắm mát, đùa giỡn thoả mãn nhưng không ai trong chúng tôi thắc mắc là: Má đâu? Sao má không ra đây nghỉ ngơi như chị em mình, như ba? Má không cần những ngày nghỉ ngơi sao? Mặc dù mọi việc đều do bàn tay sắp xếp của má! Âm Thầm! Làm sao má chúng tôi có thì giờ tham gia vào những giây phút vui chơi của các con? Cả ngày! Nhưng mọi điều kiện để cuộc vui được toàn mỹ đã do má tôi chuẩn bị chu toàn. "Lòng Mẹ" của bà là thế đó! Một đề nghị của ba tôi dành cho lủ con là bà nhanh chóng chuẩn bị, hưởng ứng hết lòng... chỉ cần giúp lũ con học giỏi thêm, tẩm bổ đầy đủ hơn, vui chơi thoải mái hơn, phát triển toàn diện hơn là bà không ngại khó nhọc, không ngại tốn kém.
Sau năm bảy mươi lăm, chỉ là một công chức nhỏ, ba chúng tôi không phải đi ở tù như những người khác, nhưng ông xin nghỉ việc, không muốn cộng tác với chính quyền mới. Với ông chồng chán thời, với lũ con học hành bấp bênh, má chúng tôi một mình lèo lái nhịp sống gia đình trong cơn sóng gió chung của toàn miền Nam. Mặc cho ông chồng mang nặng tư tưởng phản động tránh né chính quyền, tránh né hội họp. Mặc cho lũ con bất bình ngấm ngầm chống đối, tưởng không thể đội trời chung với quan thày Cộng Sản. Một mình má tôi bắt tay làm hoà với những hống hách theo thời của người hàng xóm bỗng chốc trở thành tổ trưởng, tổ phó. Một mình bà thu xếp trả công cho hàng xóm đi làm thuỷ lợi thay lũ con sáu đứa. Một mình chạy chọt cho thằng con trai út không bị đi nghĩa vụ qua Campuchia...
Má chúng tôi âm thầm ôm nỗi buồn thế sự của ông chồng đã một mình về quê dùng bàn tay thư sinh biến ruộng hoang thành mảnh vườn làm căn bản cho lũ con tìm đến nương thân khi tình thế đi vào đường cùng. Âm thầm cưu mang những ý tưởng phản động ngấm ngầm của lũ con trước bao bất bình. Âm thầm tìm mọi phương cách chống đỡ, xoay trở, bao che để chồng mình, con mình không phải trực tiếp đối đầu với chính quyền mới.
Sống với Cộng Sản, sống với bất bình, gây gổ với cấp trên, chống đối, cứng đầu,... chẳng làm được gì, chẳng dám có ước mơ vượt biên như mọi người vì lũ con hiểu rõ hoàn cảnh kinh tế gia đình. Để rồi một cuối tuần, lũ con như thường lệ, về nhà để được tẩm bổ, bà tuyên bố: "Má lo được một chỗ đi vượt biên, các con ai muốn đi trước? Đi được một đứa là lần lượt đứa này lo cho đứa kế."
Chuyến đó không thành, nhưng ý tưởng vượt biên tìm đường thoát đã mở đầu cho chục chuyến về sau, bao nhiêu vốn liếng làm ăn của bà mất hết đợt này sang đợt khác. Cuối cùng thì lũ con trốn thoát. Lũ con ra đi, không một quay lưng nhìn lại để nhận mang theo hình ảnh má mình đứng dựa gốc cây me nhà ngoại, cố nhón chân nhìn theo bóng ba đứa con gái mất dần mất dần trên đường xuống bãi chiều hôm đó, mất và không bao giờ còn gặp được nữa. Lũ con ra đi không một vấn vương về sự mất mát đớn đau mà ba má mình sẽ nhận chịu.
Bây giờ, trong những lần quay quần bên nhau đốt lò hương cũ, nhìn lại những sinh hoạt trong cái tiểu gia đình của chính mình, chị em chúng tôi thường lắc đầu bái phục má chúng tôi, thắc mắc không hiểu làm sao bà có thể đảm đương nhiều chức vụ cùng một lúc: Bộ trưởng bộ Kinh Tế, bộ trưởng bộ Ngoại Vụ, bộ trưởng bộ Nội Vụ, bộ trưởng bộ An Sinh, bộ trưởng bộ Y Tế, bộ trưởng bộ Xã Hội.... Ba tôi tiếng là thủ tướng nhưng chỉ được tài đề ứng, tài bàn... sau đó là má tôi lãnh hết, thu xếp hết, không cần bàn tới bàn lui, trong sự tin tưởng tuyệt đối của thủ tướng và toàn dân. Hai cánh tay vươn những ngón thon dài của bà vẫn mãi mãi cố gắng thu xếp mọi ước muốn nhỏ lớn của lủ con đã thành gia thất, sống xa bà ngàn dặm, cho đến ngày hôm nay, mọi sự. Thế mà chúng tôi, không ai thực hiện nổi, không ai cố gắng tận lòng để những ước mơ của bà được hoàn mỹ, không ai thành bác sĩ, dược sĩ, giáo sư để bà mở phòng mạch, tiệm thuốc tây, trường học.
Sống trong ngành giáo dục lâu năm, tôi mới nhìn nhận rằng má chúng tôi là một nhà giáo dục thật là thực tiễn, không cần tốt nghiệp một trường Sư Phạm nào, không cần nghiên cứu, không cần tham khảo một quyển sách nào. Cùng với chồng, bà biết tạo đủ mọi điều kiện để lũ con được lớn lên trong không khí gia đình thuận hoà êm ấm, tuổi trẻ phát triển vững bền và tự tin, một nền tảng căn bản cho mọi đứa trẻ bất cứ giàu nghèo.
Bà không giỏi đan thêu, bánh mứt, nhưng chúng tôi, bốn người con gái của bà khéo léo chuyện nội trợ không kém một người bạn nào. Học nữ công ở trường, học lóm bạn bè, học qua dì Chín, chúng tôi muốn làm món bánh, đan cái áo, thêu cái khăn bàn, móc cái màn cửa, may cái áo kiểu mới... chỉ cần xin tiền là bà sốt sắng cho, không hỏi tới hỏi lui. Tôi nhớ hồi năm học lớp chín, tôi mới học may trong những giờ nữ công với cô Nhan, tôi tìm lục trong tủ ra một sấp vải má tôi mua để dành may áo Tết. Tôi loay hoay cắt may một cái áo bà ba cho má, vạt áo dĩnh ra ngoài, cỗ áo chật phải sửa tới sửa lui thành rộng tênh... vậy mà bà mua thêm hai xấp vải nữa biểu tôi may cho bà. Quả thật, đến cái áo thứ ba thì áo đẹp không thua gì đưa tiệm may. Và tôi trở thành thợ may của gia đình, đồ bộ, áo dài, quần tây, pyậm... cỡ nào tôi cũng thử tài, xấu có, đẹp có, nhưng ai ai cũng thoả mãn. Kinh tế gia đình có xuống dốc đến độ nào đi nữa thì cái máy may hiệu Singer bao giờ cũng hiện diện trong gia đình chúng tôi. Sau năm bảy mươi lăm, tình hình kinh tế cả nước xuống tận cùng, nhờ cái khéo léo may vá tự học và cái máy may Singer, có lần tôi dự định mở tiệm may kiếm sống qua ngày. Cái khéo léo của chị em chúng tôi không do má dạy bảo nhưng do má tạo điều kiện tốt để phát huy và phát triển.
Có một lần, tôi và người chị kế than với nhau:
- Bác Chỉnh gái ở nhà, tụi Minh Thảo, Minh Thu, có chuyện gì cũng hỏi ý má nó. Bà Minh Thảo rả đám với bồ, bác Chỉnh gái dỗ dành. Má mình đâu có thì giờ như vậy.
- Còn Thím Sáu Sang thì đan thêu thiệt đẹp. Ước gì mình cũng có một người mẹ khéo léo, thân mật lo cho con như vậy.
Thật bất công với má tôi! Chúng tôi không biết rằng thím Sáu Sang khéo léo đan thêu nhưng hai người con gái của Thím chẳng quan tâm gì đến chuyện nữ công gia chánh, vua diện của phố Ba Mươi Căn. Thím khéo nhưng thím không tạo điều kiện cho con cái học hỏi, tập tành. Chúng tôi không quan tâm đến cảnh vợ chồng bác Chỉnh gây gổ nhau ngày này qua ngày kia đến nổi tụi con bác phải qua chơi lì nhà tôi, không muốn về nhà. Tụi nó đâu được má nó dẫn đi xi nê, đi coi cải lương. Đâu được má nó cho đi Sài Gòn chơi, lên dinh điền Tánh Linh nghỉ hè, lên Ma Lâm nghỉ hè,... hưởng những mùa hè tràn ngập tiếng cười trong tình thương gia đình, khi ở núi rừng Núi Ông Tánh Linh, khi ở miền biển ngọt Hoà Đa. Đâu được má tìm đủ mọi cơ hội để lũ con có một tuổi thơ hoa mộng bình an... ngay cả những khi nền kinh tế gia đình đang xuống dốc trầm trọng. Tôi tin là những người con của chú thím Chỉnh không ai học hành tới nơi tới chốn, người bỏ đi tu, người uống thuốc độc tự tử hụt, người thất tình bỏ nhà ra đi, vợ chồng đổ vỡ vì tuổi thơ của họ không được lót bằng hoa thơm, bằng sự bình an tâm tư.
Như thế đó, hợp tâm với chồng, má tôi đã cho chúng tôi một tuổi thơ an bình, chúng tôi được nuôi dưỡng bằng tình thương chân thật và tận tuỵ. Chúng tôi tin tưởng rằng tình thương chân thật và tận tuỵ chúng tôi được thừa hưởng đó, là một gia tài to lớn vô hình, vô giá, làm hành trang cho cuộc đời chúng tôi. Những người con của Ông Bà đang cố gắng san sẻ cái diễm phúc đó với cái gia đình nhỏ bé của mình để tuổi thơ của các con cũng được lót bằng hoa thơm. Thật đúng như Sidney Hái đã nói: "Ngoài những lề lối, nề nếp sống ra, kỷ niệm đẹp (tốt) là những gì tốt nhất, ta có thể truyền đạt cho con cháu". Và thành ngữ "đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn" cũng rất đúng trong nhịp sống gia đình chúng tôi. Vợ chồng đâu cần phải có chung sở thích, học vấn đâu cần phải ngang ngữa nhau... chỉ cần đồng tâm đồng lực, đi cùng hướng thì khó khăn nào cũng vượt qua được.
Võ Thị Điềm Đạm
Má chúng tôi âm thầm ôm nỗi buồn thế sự của ông chồng đã một mình về quê dùng bàn tay thư sinh biến ruộng hoang thành mảnh vườn làm căn bản cho lũ con tìm đến nương thân khi tình thế đi vào đường cùng. Âm thầm cưu mang những ý tưởng phản động ngấm ngầm của lũ con trước bao bất bình. Âm thầm tìm mọi phương cách chống đỡ, xoay trở, bao che để chồng mình, con mình không phải trực tiếp đối đầu với chính quyền mới.
Sống với Cộng Sản, sống với bất bình, gây gổ với cấp trên, chống đối, cứng đầu,... chẳng làm được gì, chẳng dám có ước mơ vượt biên như mọi người vì lũ con hiểu rõ hoàn cảnh kinh tế gia đình. Để rồi một cuối tuần, lũ con như thường lệ, về nhà để được tẩm bổ, bà tuyên bố: "Má lo được một chỗ đi vượt biên, các con ai muốn đi trước? Đi được một đứa là lần lượt đứa này lo cho đứa kế."
Chuyến đó không thành, nhưng ý tưởng vượt biên tìm đường thoát đã mở đầu cho chục chuyến về sau, bao nhiêu vốn liếng làm ăn của bà mất hết đợt này sang đợt khác. Cuối cùng thì lũ con trốn thoát. Lũ con ra đi, không một quay lưng nhìn lại để nhận mang theo hình ảnh má mình đứng dựa gốc cây me nhà ngoại, cố nhón chân nhìn theo bóng ba đứa con gái mất dần mất dần trên đường xuống bãi chiều hôm đó, mất và không bao giờ còn gặp được nữa. Lũ con ra đi không một vấn vương về sự mất mát đớn đau mà ba má mình sẽ nhận chịu.
Bây giờ, trong những lần quay quần bên nhau đốt lò hương cũ, nhìn lại những sinh hoạt trong cái tiểu gia đình của chính mình, chị em chúng tôi thường lắc đầu bái phục má chúng tôi, thắc mắc không hiểu làm sao bà có thể đảm đương nhiều chức vụ cùng một lúc: Bộ trưởng bộ Kinh Tế, bộ trưởng bộ Ngoại Vụ, bộ trưởng bộ Nội Vụ, bộ trưởng bộ An Sinh, bộ trưởng bộ Y Tế, bộ trưởng bộ Xã Hội.... Ba tôi tiếng là thủ tướng nhưng chỉ được tài đề ứng, tài bàn... sau đó là má tôi lãnh hết, thu xếp hết, không cần bàn tới bàn lui, trong sự tin tưởng tuyệt đối của thủ tướng và toàn dân. Hai cánh tay vươn những ngón thon dài của bà vẫn mãi mãi cố gắng thu xếp mọi ước muốn nhỏ lớn của lủ con đã thành gia thất, sống xa bà ngàn dặm, cho đến ngày hôm nay, mọi sự. Thế mà chúng tôi, không ai thực hiện nổi, không ai cố gắng tận lòng để những ước mơ của bà được hoàn mỹ, không ai thành bác sĩ, dược sĩ, giáo sư để bà mở phòng mạch, tiệm thuốc tây, trường học.
Sống trong ngành giáo dục lâu năm, tôi mới nhìn nhận rằng má chúng tôi là một nhà giáo dục thật là thực tiễn, không cần tốt nghiệp một trường Sư Phạm nào, không cần nghiên cứu, không cần tham khảo một quyển sách nào. Cùng với chồng, bà biết tạo đủ mọi điều kiện để lũ con được lớn lên trong không khí gia đình thuận hoà êm ấm, tuổi trẻ phát triển vững bền và tự tin, một nền tảng căn bản cho mọi đứa trẻ bất cứ giàu nghèo.
Bà không giỏi đan thêu, bánh mứt, nhưng chúng tôi, bốn người con gái của bà khéo léo chuyện nội trợ không kém một người bạn nào. Học nữ công ở trường, học lóm bạn bè, học qua dì Chín, chúng tôi muốn làm món bánh, đan cái áo, thêu cái khăn bàn, móc cái màn cửa, may cái áo kiểu mới... chỉ cần xin tiền là bà sốt sắng cho, không hỏi tới hỏi lui. Tôi nhớ hồi năm học lớp chín, tôi mới học may trong những giờ nữ công với cô Nhan, tôi tìm lục trong tủ ra một sấp vải má tôi mua để dành may áo Tết. Tôi loay hoay cắt may một cái áo bà ba cho má, vạt áo dĩnh ra ngoài, cỗ áo chật phải sửa tới sửa lui thành rộng tênh... vậy mà bà mua thêm hai xấp vải nữa biểu tôi may cho bà. Quả thật, đến cái áo thứ ba thì áo đẹp không thua gì đưa tiệm may. Và tôi trở thành thợ may của gia đình, đồ bộ, áo dài, quần tây, pyậm... cỡ nào tôi cũng thử tài, xấu có, đẹp có, nhưng ai ai cũng thoả mãn. Kinh tế gia đình có xuống dốc đến độ nào đi nữa thì cái máy may hiệu Singer bao giờ cũng hiện diện trong gia đình chúng tôi. Sau năm bảy mươi lăm, tình hình kinh tế cả nước xuống tận cùng, nhờ cái khéo léo may vá tự học và cái máy may Singer, có lần tôi dự định mở tiệm may kiếm sống qua ngày. Cái khéo léo của chị em chúng tôi không do má dạy bảo nhưng do má tạo điều kiện tốt để phát huy và phát triển.
Có một lần, tôi và người chị kế than với nhau:
- Bác Chỉnh gái ở nhà, tụi Minh Thảo, Minh Thu, có chuyện gì cũng hỏi ý má nó. Bà Minh Thảo rả đám với bồ, bác Chỉnh gái dỗ dành. Má mình đâu có thì giờ như vậy.
- Còn Thím Sáu Sang thì đan thêu thiệt đẹp. Ước gì mình cũng có một người mẹ khéo léo, thân mật lo cho con như vậy.
Thật bất công với má tôi! Chúng tôi không biết rằng thím Sáu Sang khéo léo đan thêu nhưng hai người con gái của Thím chẳng quan tâm gì đến chuyện nữ công gia chánh, vua diện của phố Ba Mươi Căn. Thím khéo nhưng thím không tạo điều kiện cho con cái học hỏi, tập tành. Chúng tôi không quan tâm đến cảnh vợ chồng bác Chỉnh gây gổ nhau ngày này qua ngày kia đến nổi tụi con bác phải qua chơi lì nhà tôi, không muốn về nhà. Tụi nó đâu được má nó dẫn đi xi nê, đi coi cải lương. Đâu được má nó cho đi Sài Gòn chơi, lên dinh điền Tánh Linh nghỉ hè, lên Ma Lâm nghỉ hè,... hưởng những mùa hè tràn ngập tiếng cười trong tình thương gia đình, khi ở núi rừng Núi Ông Tánh Linh, khi ở miền biển ngọt Hoà Đa. Đâu được má tìm đủ mọi cơ hội để lũ con có một tuổi thơ hoa mộng bình an... ngay cả những khi nền kinh tế gia đình đang xuống dốc trầm trọng. Tôi tin là những người con của chú thím Chỉnh không ai học hành tới nơi tới chốn, người bỏ đi tu, người uống thuốc độc tự tử hụt, người thất tình bỏ nhà ra đi, vợ chồng đổ vỡ vì tuổi thơ của họ không được lót bằng hoa thơm, bằng sự bình an tâm tư.
Như thế đó, hợp tâm với chồng, má tôi đã cho chúng tôi một tuổi thơ an bình, chúng tôi được nuôi dưỡng bằng tình thương chân thật và tận tuỵ. Chúng tôi tin tưởng rằng tình thương chân thật và tận tuỵ chúng tôi được thừa hưởng đó, là một gia tài to lớn vô hình, vô giá, làm hành trang cho cuộc đời chúng tôi. Những người con của Ông Bà đang cố gắng san sẻ cái diễm phúc đó với cái gia đình nhỏ bé của mình để tuổi thơ của các con cũng được lót bằng hoa thơm. Thật đúng như Sidney Hái đã nói: "Ngoài những lề lối, nề nếp sống ra, kỷ niệm đẹp (tốt) là những gì tốt nhất, ta có thể truyền đạt cho con cháu". Và thành ngữ "đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn" cũng rất đúng trong nhịp sống gia đình chúng tôi. Vợ chồng đâu cần phải có chung sở thích, học vấn đâu cần phải ngang ngữa nhau... chỉ cần đồng tâm đồng lực, đi cùng hướng thì khó khăn nào cũng vượt qua được.
Võ Thị Điềm Đạm